Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 - 2

3.2.1. Chế độ phụ cấp 64

3.2.2. Chế độ trợ cấp 65

3.2.3. Chế độ khen thưởng 74

Tiểu kết chương 3 85

Chương 4. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI BINH LÍNH CỦA TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1884 86

4.1. Chế độ đãi ngộ bằng lương cho binh lính 86

4.1.1.Chế độ lương cho binh lính tại ngũ 86

4.1.2. Chế độ lương đối với binh lính xuất ngũ 96

4.2. Chế độ đãi ngộ ngoài lương đối với binh lính 96

4.2.1. Chế độ phụ cấp 96

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

4.2.2. Chế độ trợ cấp 102

4.2.3. Chế độ khen thưởng 104

Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 - 2

Tiểu kết chương 4 115

Chương 5. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1884 116

5.1. Chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn trong cái nhìn so sánh lịch đại 116

5.1.1. Sự khác nhau của chế độ đãi ngộ đối với quân đội qua hai giai đoạn trước và sau năm 1858 116

5.1.2. Chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn đối với quân đội trong mối tương quan với các triều đại trước 119

5.2. Một số đặc điểm về chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn 124

5.2.1. Chế độ đãi ngộ đối với quân đội thể hiện sự phân biệt thứ bậc rõ rệt gắn với từng đối tượng cụ thể 124

5.2.2. Chế độ đãi ngộ đối với quân đội thể hiện sự quân tâm đặc biệt của triều Nguyễn đối với quân đội 127

5.2.3. Chế độ đãi ngộ đối với quân đội triều Nguyễn thể hiện sự linh hoạt nhằm đảm bảo đời sống cho binh lính (đặc biệt là đối với binh lính làm nhiệm vụ chiến đấu) 130

5.2.4. Chế độ đãi ngộ dành cho quân đội phản chiếu khách quan bức tranh xã hội và tiềm lực kinh tế của đất nước. 134

5.3.Những tác động của chế độ đãi ngộ đối với quân đội của triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 136

5.3.1. Tác động tích cực 136

5.3.2. Một số mặt trái của chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn dành cho quân đội 138

Tiểu kết chương 5 145

KẾT LUẬN 146

TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

PHỤ ỤC


MỞ ĐẦU


1. ý do chọn đề tài

Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử chế độ quân chủ ở Việt Nam. Từ khi Nguyễn Ánh lật đổ vương triều Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn (năm 1802) đến khi Bảo Đại thoái vị (năm 1945), triều Nguyễn tồn tại 143 năm với 2 thời kỳ lịch sử: quân chủ độc lập (1802 - 1884) và thuộc địa nửa phong kiến (1884 - 1945). Trong thời kỳ độc lập, dưới sự trị vì của các vua từ Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị đến Tự Đức, triều Nguyễn đã xây dựng được một bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền cao độ với tổ chức hành chính thống nhất và lực lượng quân đội khá hoàn bị. Trong đó, yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến sự vững mạnh quân đội triều Nguyễn đó chính là chế độ đãi ngộ của nhà nước dành cho võ quan và binh lính.

Được xây dựng trong thời kỳ suy yếu của chế độ quân chủ, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo dù diện tích ruộng đất ngày càng bị thu hẹp. Bên cạnh đó, thiên tai mất mùa liên tiếp xảy ra, nông dân và các thành phần khác trong xã hội liên tục nổi dậy chống lại triều đình. Trong bối cảnh như vậy, đời sống của võ quan và binh lính như thế nào? Chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với quân đội có thực sự phù hợp? Họ có thực sự được nhà nước quan tâm? Đây chính là những câu hỏi cần được giải đáp bằng những cứ liệu khách quan và khoa học.

Nghiên cứu về vấn đề này sẽ góp phần bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu về các biện pháp và chính sách đãi ngộ trong xây dựng quân đội dưới triều Nguyễn; đồng thời đánh giá cụ thể hơn chế độ đãi ngộ cho quân đội có ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức, trình độ tác chiến của các lực lượng vũ trang dưới vương triều này. Thông qua tìm hiểu vấn đề này, người đọc có thể hiểu được tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của vương triều Nguyễn. Đây là một trong những cách tiếp cận giúp chúng ta có cách nhìn đa chiều hơn về lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX.

Hiện nay, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, không ít thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách phá hoại nền độc lập và chủ quyền biên giới lãnh thổ của Việt Nam thì việc xây dựng một lực lượng quân đội chính quy tinh nhuệ có tinh thần kiên định vững vàng là vấn đề được Đảng và nhà nước rất coi


trọng. Để làm được điều đó, chính sách lương thưởng và ưu đãi dành cho quân đội, nhất là đối với chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo giúp cho họ yên tâm công tác được nhà nước đặc biệt quan tâm. Việc tìm hiểu chính sách đãi ngộ của triều Nguyễn dành cho quân đội (đặc biệt là đối với các binh lính đi làm nhiệm vụ lâu ngày, làm nhiệm vụ ở nơi khó khăn vất vả) có thể giúp người đọc rút ra được một số bài học thiết thực trong công tác tiền lương và chính sách đối với thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu chính sách đãi ngộ dành cho quân đội của triều Nguyễn sẽ là cơ sở tham khảo cho việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với chính sách đối với quân đội trong giai đoạn hiện nay nhất là chính sách đối với thương bệnh binh gia đình liệt sĩ, chính sách cho người có công với cách mạng và thân nhân của bộ đội khi mà dân tộc vẫn còn phải khắc phục những hậu quả chiến tranh do hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ để lại.

Kết quả việc nghiên cứu của đề tài cũng góp phần bổ sung nguồn tài liệu có giá trị khoa học phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu, giảng dạy và tham khảo về vương triều Nguyễn ở đại học, cao đẳng và trường phổ thông.

Xuất phát từ những lí do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn vấn đề “Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884” làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ của mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Luận án nhằm mục đích mô tả lại bức tranh về bối cảnh lịch sử cũng như nội dung các chính sách đãi ngộ của triều Nguyễn dành cho quân đội trong giai đoạn 1802-1884.

Bên cạnh đó, luận án hướng đến việc phân tích và chỉ ra được những nỗ lực, cố gắng của triều đình nhà Nguyễn trong việc thi hành chế độ đãi ngộ cho quân đội. Đồng thời, trên cơ sở tiếp cận từ mối quan hệ đa diện giữa tài chính và quốc phòng, giữa ngân sách kinh tế và tiềm lực quân đội, đề tài hướng đến việc nhận thức lại và nhận thức rõ hơn về những đãi ngộ về tài chính của vương triều Nguyễn dành cho


quân đội. Đây cũng là cơ sở nhằm góp phần đưa lại những nhận định, đánh giá khách quan và rõ ràng hơn về vương triều này.

Kết quả nghiên cứu của luận án nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc đầu tư và xây dựng nền quốc phòng an ninh quốc gia của nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nhằm giải quyết những nhiệm vụ dưới đây:

Thứ nhất, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chế độ đãi ngộ đối với quân đội của vương triều Nguyễn như: bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước, cơ cấu tổ chức quân đội của triều Nguyễn.

Thứ hai, trình bày và phân tích một cách hệ thống những nội dung của các chính sách liên quan đến chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn cho quân đội như: chế độ đãi ngộ bằng lương; chế đãi ngộ ngoài lương (gồm phụ cấp, trợ cấp và chế độ khen thưởng dành cho võ quan (gồm võ quan đương chức và về hưu) và binh lính (gồm binh lính đang làm nhiệm vụ và xuất ngũ).

Thứ ba, phân tích, so sánh và đánh giá đặc điểm, những tác động tích cực cũng như hạn chế của chính sách đãi ngộ đối với quân đội của vương triều Nguyễn trong thế kỉ XIX.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực thi chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn đối với quân đội giai đoạn 1802-1884. Hiện nay, khái niệm quân đội có thể hiểu theo nghĩa rộng tuy nhiên trong nội dung của đề tài này chỉ đề cập đến 2 đối tượng là võ quan và binh lính.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ khi vương triều được thành lập năm 1802 đến năm 1884 khi triều Nguyễn thất bại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Về không gian: Các tư liệu và nội dung đề cập trong luận án trên lãnh thổ nhà nước Đại Nam dưới triều Nguyễn.


Về nội dung:

Quân đội của một quốc gia bao gồm nhiều nhân tố như tổ chức quân đội, sức mạnh quân đội. Sức mạnh quân đội gồm yếu tố con người và trang bị vũ khí. Yếu tố con người bao gồm lực lượng chỉ huy và lực lượng chiến đấu. Dưới thời quân chủ, lực lượng này bao gồm võ quan (chỉ huy) và binh lính (tham gia thực hiện những nhiệm vụ của quân đội). Trong khuôn khổ của luận án này, tác giả chỉ đề cập đến yếu tố con người trong quân đội (tức võ quan và binh lính).

Chế độ đãi ngộ đối với quân đội có thể hiểu là những chính sách ưu đãi của nhà nước nhằm xây dựng và củng cố quân đội. Tuy nhiên, khuôn khổ của luận án này chỉ đề cập đến chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với “những lao động đặc biệt” của quân đội. Đó là các chính sách, biện pháp đãi ngộ dành cho võ quan và binh lính. Trong đó bao gồm chế độ đãi ngộ bằng lương, và đãi ngộ ngoài lương (khen thưởng, trợ cấp và phụ cấp). Một số nội hàm khái niệm liên quan đến đãi ngộ như:

Lương: Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (chủ biên), là khoản tiền công trả định kì, thường là hàng tháng cho cán bộ công nhân viên [196; 985]. Lương trong quân đội thời kì quân chủ còn được gọi bằng thuật ngữ lương hướng. Lương hướng được hiểu theo 2 nghĩa, nghĩa thứ nhất là lương thực dùng cho quân đội, nghĩa thứ hai chính là lương bổng.

Phụ cấp và trợ cấp: Nếu phụ cấp được hiểu là nguồn cấp thêm ngoài khoản chính (ví dụ tiền phụ cấp) thì trợ cấp được hiểu là khoản tiền (gồm tiền trợ cấp hàng tháng, trợ cấp khó khăn đột xuất) được cấp cho một đối tượng nào đó để giúp đỡ họ khi khó khăn. Dưới thời quân chủ, trợ cấp có nhiều loại như: cấp tuất nghĩa là thương xót mà trợ cấp như tuất dưỡng, lân tuất, tiền tuất, tử tuất; tuất dưỡng là cứu giúp mà nuôi nấng; tiền tuất là tiền trợ cấp cho thân nhân liệt sĩ hoặc thân nhân của các viên chức nhà nước bị chết khi đang làm nhiệm vụ [196;1547].

Khen thưởng: được hiểu bao gồm cả nội hàm ngợi khen và ban thưởng bằng hiện vật sao cho xứng đáng với thành tích công lao.

Với những nội hàm của khái niệm đã nêu trên, trong khuôn khổ của luận án này, tác giả giới hạn chỉ đề cập đến những nội dung sau:

Chế độ đãi ngộ bằng lương. Đây là khoản ban cấp định kỳ cho võ quan và


binh lính của triều Nguyễn bao gồm tiền, gạo, ruộng đất và quân trang.

Chế đãi ngộ ngoài lương bao gồm phụ cấp, trợ cấp và khen thưởng. Trong đó phụ cấp là khoản hỗ trợ của triều đình để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt mà chưa được tính đến hay chưa được tính đầy đủ trong mức lương. Trợ cấp là khoản hỗ trợ của triều đình cho võ quan và binh lính khi rơi vào tình trạng không hoặc tạm ngừng lao động. Khen thưởng là những khoản ban cấp ngoài lương của triều đình cho võ quan và binh lính khi họ có thành tích, công lao hay trong những dịp trọng đại của đất nước.

Trong giới hạn của một luận án, công trình này không khảo cứu về những vấn đề chi dùng ngân sách của triều Nguyễn cho quốc phòng, như chi mua sắm vũ khí trang thiết bị, chi xây dựng các công trình phòng thủ, chi cấp nuôi dưỡng chăm sóc một một số đội quân như voi ngựa của đội tượng binh và kị binh.

4. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án nghiên cứu về hoàn cảnh lịch sử, nội dung, đặc điểm và những tác động của chế độ đãi ngộ dưới triều Nguyễn đối với quân đội trong thời kỳ độc lập từ 1802 đến 1884.

Luận án được thực hiện thông qua việc kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đặc trưng của ngành Lịch sử như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu Trong đó, hai phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.

Phương pháp lịch sử: Đây là phương pháp quan trọng nhằm tái hiện lại một cách chính xác, có hệ thống hoàn cảnh, nội dung và mục đích chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn đối với quân đội trong giai đoạn từ năm 1802 đến 1884 gắn liền với thời gian cai trị của 4 triều vua: Gia Long (1802-1820), Minh Mệnh (1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883). Sử dụng phương pháp lịch sử giúp cho việc trình bày nội dung của đề tài theo đúng trình tự thời gian. Qua phương pháp này, chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn dành quân đội được đặt trong tổng thể mối tương quan giữa bối cảnh lịch sử - nội dung của chính sách - tác động của những chính sách đó tới chính trị, kinh tế và xã hội. Điều này giúp cho việc tìm hiểu


và đánh giá mỗi chính sách được triều Nguyễn ban hành một cách chính xác và khách quan.

Phương pháp logic: Đây là phương pháp sử dụng các luận điểm khoa học nhằm xem xét, nghiên cứu, khái quát, lý giải các sự kiện. Từ đó, đánh giá, rút ra kết luận, chỉ ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử. Do vậy, trên cơ sở tái hiện chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn dành cho quân đội từ 1802 đến 1884, tác giả rút ra đặc điểm, những tác động tích cực cũng như hạn chế của nó đối với việc xây dựng lực lượng quân đội và sức mạnh của nó đối với công cuộc đảm bảo an ninh của đất nước và giữ gìn độc lập dân tộc. Đây là phương pháp nhằm đảm bảo tính khoa học cho luận án.

Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như:

Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập tài liệu, xử lý chắt lọc dẫn chứng và tài liệu quan trọng. Trong chính sách của triều Nguyễn đối với quân đội, đặc biệt là chế độ ban thưởng và trợ cấp, bên cạnh định mức ban hành, trên thực tế, việc thực thi đối với mỗi triều vua và đối với những trường hợp cụ thể nhà nước lại có những đãi ngộ riêng. Do đó, phương pháp thống kê nhằm làm sáng tỏ sự mềm dẻo trong mỗi chính sách của vương triều Nguyễn cũng như mục đích hay nguyên nhân của việc khen thưởng đó là gì, đối tượng cụ thể là ai. Đây là cơ sở để khái quát nên những đặc điểm trong chính sách lương bổng và trợ cấp của vương triều Nguyễn đối với quân đội.

Phương pháp sưu tầm và xử lý tư liệu: Qua tìm hiểu nguồn sử liệu, các chủ trương, biện pháp của chế độ đãi ngộ dành cho quân đội dưới triều Nguyễn được ghi lại trong nhiều nguồn sử liệu khác nhau. Ví dụ, nội dung về định mức ban thưởng lương bổng cho quan lại nói chung và võ quan nói riêng dưới các triều vua Nguyễn được cả Thực lục Khâm định ghi lại. Tương tự như vậy, có khá nhiều sự kiện cùng được ghi chép trong Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam thực lục hay Minh Mệnh ngự chế văn Châu bản. Điều đó đòi hỏi người viết phải so sánh kiểm tra sự trùng khớp hoặc sự khác nhau của sự kiện trong các nguồn tư liệu để lựa chọn tư liệu cho luận án.

Phương pháp so sánh đối chiếu: Đây là phương pháp quan trọng giúp

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 06/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí