Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA: KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------------------



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Tên đề tài:


HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN TẠI VIỆT NAM


Sinh viên thực hiện

: Vũ Thị Thược

Lớp

: Anh2

Khóa

: 42

Giáo viên hướng dẫn

: Th.s Phan Trần Trung Dũng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam - 1


Hà Nội, tháng 11 - năm 2007

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................

1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI

(FUTURE) VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN (OPTION).......................


3

I. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền

chọn.........................................

3

1. Sự ra đời của các công cụ phái

sinh...........................................

3

2. Khái niệm....................................................................................

4

3. Lý do sử dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền

chọn.......

11

4. Đặc điểm.....................................................................................

15

5. So sánh.......................................................................................

19

II. Thị trường ngoại tệ và thị trường chứng khoán....................................

21

1. Khái niệm...................................................................................

21

2. Đặc điểm.....................................................................................

24

III- Vai trò của HĐ tương lai và HĐ quyền chọn......................................

27

CHƯƠNG II: HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN

CHỌN TẠI VIỆT NAM............................................................................


31

I. Thực trạng về thị trường ngoại tệ và TTCK Việt

Nam.................

31

1. Môi trường pháp lý cho hoạt động mua bán ngoại tệ và

CK......

31

2. Diễn biến trên thị trường ngoại tệ và TTCK thời gian

qua.........

38

II. Tình hình áp dụng HĐ tương lai và HĐ quyền chọn trên thị trường

ngoại tệ và TTCK tại Việt


46


Nam.................................................................


1. Môi trường pháp lý cho việc áp dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại tệ và chứng khoán tại Việt Nam.........................................................................................


46

2. Thực trạng triển khai hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam...........................................................................


50

3. Hạn chế.......................................................................................

55

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN HỢP ĐỒNG

TƯƠNG LAI VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN TẠI VIỆT NAM..........


67

I. Định hướng phát triển thị trường vốn của nhà

nước...............................

67

1. Một số đề xuất đối với cơ quan quản lý......................................

69

2. Một số đề xuất đối với ngân hàng thương

mại............................

70

3. Một số đề xuất đối với doanh nghiệp..........................................

70

III. Đề xuất đối với thị trường chứng

khoán..............................................

71

1. Một số đề xuất đối với cơ quan quản lý......................................

71

2. Một số đề xuất đối với các công ty chứng

khoán.........................

74

3. Một số đề xuất đối với các nhà đầu tư........................................

77

KẾT

LUẬN................................................................................................

78

PHỤ LỤC..................................................................................................

79


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................

83


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


- NHTM: Ngân hàng thương mại.

- NHNN: Ngân hàng nhà nước.

- NH: Ngân hàng.

- TCTD: Tổ chức tín dụng.

- NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần.

- NHĐT&PT: Ngân hàng đầu tư và phát triển.

- TTCK: Thị trường chứng khoán.

- CTNY: Công ty niêm yết.


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Thời gian qua thị trường ngoại tệ và thị trường chứng khoán trên thế giới có nhiều biến động. Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Tỉ giá ngoại tệ lên xuống thất thường theo. Trong vài năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng trở nên sôi động. Năm 2006 là năm đánh dấu sự phát triển mãnh mẽ của thị trường chứng khoán tuy nhiên cũng cho thấy sự phát triển thất thường đầy biến động của thị trường chứng khoán. Đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thì việc sử dụng các công cụ phái sinh nói chung và hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn nói riêng để phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn đầu tư và tăng lợi nhuận đang là một nhu cầu cấp thiết.

Trên thế giới giao dịch tương lai và quyền chọn đã được áp dụng từ lâu và phát triển rất mạnh mẽ. Thời gian gần đây Việt Nam đang bắt đầu tìm hiểu và áp dụng trước mắt là hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại tệ và trong tương lai sẽ phát triển hai loại hợp đồng trên thị trường ngoại tệ và chứng khoán Việt Nam. Hiện nay không chỉ về phía nhà nước mà các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, các doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng đang âm thầm nghiên cứu và chuẩn bị thực hiện hai loại hợp đồng này.

Với các lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài:


“ Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam”


2. Mục đích nghiên cứu


- Tìm hiểu về tình hình thực hiện thực tế hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại tệ Việt Nam


- Tìm hiểu và nhu cầu cũng như tiềm năng ứng dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Qua đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển hai loại hợp đồng này trên thị trường ngoại tệ và chứng khoán Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Khoá luận tập trung nghiên cứu về “hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại tệ và chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.”

4. Bố cục khoá luận


Chương 1: Một số lý thuyết về hợp đồng tương lai (future) và hợp đồng quyền chọn (option)

Chương 2: Hợp đồng tương lai và quyền chọn tại Việt Nam


Chương 3: Đề xuất phát triển hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Phan Trần Trung Dũng, khoa Tài Chính Ngân Hàng, cùng các thầy cô giáo trường đại học Ngoại Thương Hà Nội đã cho em những kinh nghiệm bổ ích trong phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như đã dành thời gian quý báu chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp.

Trong quá trình nghiên cứu, do còn nhiều hạn chế về trình độ nghiên cứu, thông tin, tài liệu nên bài khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc.

Vũ Thị Thược


CHƯƠNG I‌‌


MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI (FUTURE) VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN (OPTION)


I. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn.


1. Sự ra đời của các công cụ phái sinh.


Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả hàng hoá, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong các phi vụ mua, bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xẩy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành, đó thực chất là những hợp đồng tài chính mà giá trị cuả nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở (hay còn gọi là chính phẩm). Từ sự khởi đầu đơn giản với hợp đồng tương lai (Futures) và hợp đồng kỳ hạn (Forwards), theo một số tài liệu, các hợp đồng tương lai được ký từ sự thỏa thuận tại một hội chợ thời Trung cổ ở Flanders và quận Champagne giữa thế kỷ thứ 12 ở Châu Âu. Lúc đầu, đối tượng của các future trên thị trường là các mặt hàng tiêu dùng như đồ gốm, lúa mì hay cà phê. Các nhà đầu tư mua và bán các hợp đồng tương lai với mục đích nhằm giảm bớt sự lo ngại xảy ra những biến cố khiến giá bị đẩy lên cao hay xuống thấp trong những tháng sau đó. Hợp đồng tương lai thường được các nhà đầu tư xem là một phương thức tốt để hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Đến thập niên 80, các hợp đồng tương lai bắt đầu nở rộ và phổ biến trong các giao dịch thương mại và bao gồm nhiều loại khác nhau, như hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (index futures), hợp đồng tương lai lãi suất (interest futures), hợp đồng tương lai

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí