Vấn Đề Ghi Nhận Quyền Kết Hôn Đồng Tính Của Các Nước Trên Thế Giới Và Việt Nam

thông cảm, tế nhị và phải tránh tất cả những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ.

Phản ứng gay gắt nhất là quan điểm của Hồi giáo về những người đồng tính và hôn nhân đồng tính. Hồi giáo kịch liệt phản đối và nghiêm cấm các hành vi quan hệ cùng giới vì cho rằng đó là một hành vi sai trái vì nó làm đảo lộn quy định của tự nhiên, đi ngược lại bản chất con người, xâm hại quyền lợi của nữ giới và là nguyên nhân dẫn đến suy thoái nam tính. Trong một Hadith đã thuật lại lời của Thiên sứ rằng: “Có bốn loại người thức giấc dưới sự giận dữ của Allah và đi ngủ với sự không hài lòng của Allah; đó là những người đàn ông bắt chước những người phụ nữ, những người phụ nữ bắt chước những người đàn ông, những người quan hệ tình dục với động vật và những người đàn ông quan hệ tình dục với nhau” [23].

Vì vậy, ở nhiều quốc gia Hồi giáo như Ả rập, Iran, Sudan, chưa kể những vũng lãnh thổ do tổ chức Hồi giáo tự xưng IS kiểm soát, người đồng giới luôn phải chịu các hình thức trừng phạt hà khắc như bị đuổi khỏi xứ, đánh bằng roi hay thậm chí là tử hình.

2.1.3 Yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị ảnh hưởng không nhỏ trong việc công nhận và bảo vệ quyền kết hôn của người đồng tính. Điều này phần lớn phụ thuộc vào sự cởi mở hay không cởi mở trong suy nghĩ của những người đứng đầu về hôn nhân đồng tính và có sự tác động không nhỏ tới thái độ của người dân trong việc ủng hộ hay không ủng hộ hôn nhân đồng tính.

Nước Nga dưới thời Tổng thốg Vladimir Putin đã ra luật cấm mọi hình thức tuyên truyền về hôn nhân đồng giới. Bộ luật cấm những sự kiện cổ vũ cho người đồng tính, quy định việc cung cấp những thông tin “tuyên truyền việc về đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới” cho trẻ vị thành niên là phạm pháp, đồng thời các sự kiện cổ vũ cho quyền lợi của người đồng tính cũng bị cấm. Đây là một nỗ lực mới nhằm cổ vũ những giá trị truyền thống của nước Nga và chống lại chủ nghĩa tự do phương Tây, mà Chính phủ và Giáo hội

Nga cho rằng đang làm băng hoại giới trẻ cũng như kích động các vụ biểu tình chống lại Tổng thống Putin. Khi được đưa ra bỏ phiếu, Bộ luật cấm tuyên truyền đồng tính đã được Hạ viện Nga thông qua với số phiếu tuyệt đối 436 thuận - 0 phiếu chống, và 88% người dân Nga được phỏng vấn đã bày tỏ ủng hộ đối với lệnh cấm [21]. Ngoài ra, từ năm 2015, Chính quyền thành phố Moskva và quốc hội Nga đã đề ra Ngày tình yêu gia đình và cho rằng muốn sử dụng ngày này trong chiến dịch bảo vệ các giá trị gia đình truyền thống chống lại sự tuyên truyền của phong trào LGBT.

Với việc đưa ra đạo luật cấm “tuyên truyền đồng tính luyến ái”, nước Nga nhanh chóng trở thành quốc gia ít thân thiện với người đồng tính nhất trong toàn bộ châu Âu. Vô hình chung, đạo luật mới này đã làm cho cuộc sống của người LGBT tại quốc gia lớn nhất thế giới này trở nên vô cùng khốn khổ. Làn sóng kỳ thị, phân biệt đối xử, quấy rối, sách nhiễu và các cuộc tấn công bạo lực đối với cộng đồng LGBT và các nhà hoạt động đồng tính tại Nga kể từ sau khi đạo luật này được thông qua mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Những vụ tra tấn và giết hại người LGBT ngày càng xảy ra mạnh mẽ, đặc biệt có những vụ công khai có sự cấu kết của cảnh sát Matxcova. Điển hình là nhóm tội phạm Occupy Pedophilia gồm 9 tên chuyên dụ dỗ các thiếu niên đồng tính Nga, lừa cho họ tin rằng đang đến một "buổi hẹn hò" sau đó bắt cóc đưa đến một căn hộ hoặc một khu đất rồi tra tấn và hạ nhục, đồng thời quay chụp lại toàn bộ quá trình cùng hình ảnh các nạn nhân dính đầy máu đăng tải lên mạng. Đạo luật này đã bị các tổ chức nhân quyền trên thế giới lên án mạnh mẽ khi đã gián tiếp gây ra hàng loạt những vụ tấn công đẫm máu nhắm vào cộng đồng LGBT. Hàng loạt các cuộc biểu tình đã diễn ra tại 50 thành phố trên toàn thế giới để phản đối luật "tuyên truyền đồng tính" của Nga. Các đại diện ngoại giao cấp cao của Đức và Liên minh châu Âu, Australia, Canada... cũng lên tiếng phản đối rằng đạo luật này của Nga đi ngược lại quyền con người và củng cố phân biệt đối xử, kêu gọi Nga tôn trọng các cam kết quốc tế như Công ước Châu Âu về nhân quyền mà Nga đã ký. Uỷ ban

Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua một án lệ rằng bộ luật chống "tuyên truyền đồng tính" của Nga là bộ luật kỳ thị, vi phạm các quyền cơ bản về tự do ngôn luận và vi phạm hiến pháp, đồng thời cũng vi phạm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Nga đã ký kết, với hai tội: vi phạm quyền tự do phát biểu và phân biệt đối xử. Văn phòng cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc đã lên án đạo luật này của Nga là đạo luật phân biệt đối xử và vi phạm nhân quyền, bao gồm cả quyền của trẻ em đồng tính được tiếp cận những thông tin thích hợp. Một nhóm các chuyên gia của Liên hiệp quốc đã gửi thông báo cho Chính phủ Nga yêu cầu xem xét loại bỏ đạo luật chống "tuyên truyền đồng tính" hình thành trên cơ sở vi phạm nhân quyền. Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc cho biết: "Đạo luật "Cấm tuyên truyền đồng tính luyến ái" của Nga không chỉ trừng phạt những người tăng cường sức khỏe tình dục và sinh sản ở những người LGBT mà còn hủy hoại các quyền của trẻ em trong việc truy cập thông tin sức khỏe liên quan để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần.".

Tuy nhiên, Tổng thống Putin cho rằng: "Vấn đề của người đồng tính ở Nga đã được cố tình phóng đại từ bên ngoài vì những lý do chính trị, và tôi tin rằng, đó không phải là những mục đích tốt…”. Theo quan điểm của Tổng thống Putin thì hành vi cấm tuyên truyền đồng tính luyến ái không phải là hành vi phản dân chủ mà là vì trẻ em. Ông cho rằng mọi trẻ em đều cần thiết được sống trong yên bình để có cơ hội phát triển, nhận ra bản thân là ai và hoàn toàn có quyền đưa ra quyết định cho mình nếu đứng trước câu hỏi trẻ em muốn sống trong một cuộc hôn nhân tự nhiên bình thường hay là một cuộc hôn nhân phi truyền thống như cuộc hôn nhân giữa hai người đồng giới.

Trái ngược với quan điểm của ông Putin, ông Obama đã trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên tuyên bố ủng hộ hôn nhân đồng giới qua một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào ngày 09/5/2012. Tại thời điểm đó, việc ủng hộ hôn nhân đồng giới khiến ông Obama phải chịu sức ép chính trị lớn. "Một vài nhà phân tích chính trị cảnh báo ông Obama có thể sẽ khó có được sự ủng hộ cho

chiến dịch tái ứng cử của mình tại một vài tiểu bang trung lập lớn có tư tưởng thành kiến với hôn nhân đồng tính. Những người công giáo bảo thủ sùng đạo cũng sẽ tẩy chay ông Obama vì quyết định nói trên, và điều này có lợi cho ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney, vốn là người phản đối kết hôn đồng giới”. Những nhà hoạt động về quyền của người đồng tính đã hoan nghênh động thái này của ông Obama và điều đó có thể giúp gia tăng sự ủng hộ chính trị dành cho ông. “Tổng thống Obama đã tạo nên lịch sử khi tuyên bố thẳng thừng rằng những người Mỹ đồng tính nên được coi là một bộ phận bình đẳng và đầy đủ của xã hội Mỹ”, Joe Solmonese từ Chiến dịch nhân quyền bình luận, “Việc ông trở thành tổng thống đã cho thấy rằng đất nước chúng ta có thể vượt qua lịch sử đáng xấu hổ của sự phân biệt và bất công”.

Ngày 06/3/2015, chính quyền ông Obama chính thức ủng hộ hôn nhân đồng giới. Cho rằng việc một số bang cấm đoán hôn nhân đồng tính là “không phù hợp với hiến pháp”, chính quyền của Tổng thống Obama đã gửi kiến nghị ủng hộ vấn đề này lên tòa án tối cao nước Mỹ. Luật sư Donald B. Verrilli Jr., người đại diện cho chính quyền ông Obama, cho rằng: “Việc cấm cản các cuộc hôn nhân này đã tước bỏ quyền lợi, trách nhiệm và tình trạng hôn nhân của công dân với những cặp đôi đồng tính nam và đồng tính nữ. Nó cũng gây nhiều áp lực với họ trên mọi phương diện đời sống từ đơn giản tới phức tạp”. Ông khẳng định việc cấm hôn nhân đồng giới ở một số bang không nhất quán với sự đảm bảo cơ bản của hiến pháp về tính công bằng của luật pháp và ông cho rằng “không có bất cứ lý do thỏa đáng nào để biện minh cho sự kỳ thị đó”. Đây chính là bước đệm quan trọng trong sự kiện ngày 26-6-2015, Tối cao pháp viện Hoa Kỳ đã ra phán quyết ủng hộ hôn nhân đồng tính, và hôn nhân đồng tính trở nên hợp pháp trên khắp nước Mỹ.

Việc công nhận và bảo vệ quyền kết hôn của người đồng tính ngoài bị ảnh hưởng bởi quan điểm của người đứng đầu Nhà nước còn bị ảnh hưởng bởi đặc điểm hệ thống chính trị của những quốc gia. Chẳng hạn ở những quốc gia phương Tây được tổ chức theo nguyên tắc đa nguyên, đa đảng và nền dân

chủ kiểu phương Tây. Do vậy, xung đột lợi ích dẫn đến sự xung đột chính trị khiến cho vấn đề hợp pháp hoá các quyền của người LGBT gặp khó khăn. Nhiều ý kiến xung đột, mâu thuẫn nhau làm cho quá trình xây dựng pháp luật về quyền của người LGBT bị kéo dài. Mặc dù ở những quốc gia đó người dân được tự do tư tưởng, tự do ngôn luận để thể hiện ý chí của bản thân nhưng có nhiều đảng phái chính trị cũng khiến cho việc hợp pháp hoá một quyền nào đó đôi khi gặp khó khăn. Điều đó cho thấy yếu tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình hợp pháp hoá các quyền bình đẳng của người LGBT [16].

2.2 Vấn đề ghi nhận quyền kết hôn đồng tính của các nước trên thế giới và Việt Nam

2.2.1 Quy định pháp luật của một số quốc gia đã công nhận quyền kết hôn của người đồng tính

Hiện nay có 26 quốc gia đã hợp pháp hóa quan hệ cùng giới (phụ lục Bảng 1). Bên cạnh đó, một số quốc gia đang trong quá trình xem xét hợp thức hóa quan hệ cùng giới hoặc nâng cấp từ “kết đôi có đăng ký” hoặc “kết hợp dân sự” lên “kết hôn” với đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm.

Bảng 1: Các quốc gia đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới


STT

Tên quốc gia

Năm hợp pháp

STT

Tên quốc gia

Năm hợp pháp hoá

1

Hà Lan

2000

14

Pháp

2013

2

Bỉ

2003

15

Brazil

2013

3

Canada

2005

16

Anh và Wales

2013

4

Tây Ban Nha

2005

17

Scotland

2014

5

Nam Phi

2006

18

Luxembourg

2014

6

Na uy

2008

19

Phần Lan

2015

7

Thụy điển

2009

20

Ireland

2015

8

Iceland

2010

21

Greenland

2015

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người - 6

Bồ Đào Nha

2010

22

Mỹ

2015

10

Argentina

2010

23

Colombia

2016

11

Đan Mạch

2012

24

Đức

2017

12

Uruguay

2013

25

Malta

2017

13

New Zealand

2013

26

Úc

2017

9

(Nguồn:Grace Donnelly, Alex Scimecca – The 26 Countries that have legalized Same-Sex Marriage – And Photos of the celebrations).

2.2.1.1 Quyền kết hôn của người đồng tính tại Hà Lan

Năm 2001, Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Quyết định này khiến cả thế giới vô cùng sửng sốt. Và cho tới nay thì Hà Lan chưa chịu bất cứ thiệt hại nào vì quyết định này. Họ vẫn luôn duy trì vị thế năm trong top 10 các quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới theo xếp hạng của World Happiness Record. Tuy nhiên, quá trình hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính ở Hà Lan cũng phải qua nhiều giai đoạn.

Đầu những năm 1980, một nhóm các nhà hoạt động vì quyền của người đồng giới, đứng đầu là Henk Krol - tổng biên tập của Gay Krant, đã yêu cầu Chính phủ cho phép các cặp đồng giới kết hôn. Quốc hội đã quyết định thành lập một uỷ ban đặc biệt vào năm 1995 nhằm điều tra khả năng kết hôn đồng giới. Ủy ban đặc biệt đã hoàn thành công việc của mình vào năm 1997 và kết luận rằng hôn nhân dân sự nên được mở rộng để bao gồm các cặp vợ chồng cùng giới tính.

Ngày 01/01/1998, thuật ngữ “kết hợp dân sự” lần đầu tiên được đưa vào luật pháp Hà Lan. Hình thức này kết hợp dân sự có quyền và nghĩa vụ tương đương với kết hôn nhất là khi một số luật được được thay đổi để khắc phục sự bất bình đẳng về mặt thừa kế và một số vấn đề khác. Nói chung đây chỉ là một cách thay thế cho hôn nhân mà các cặp đôi đồng giới hay dị giới đều có thể tham gia.

Ngoài ra, luật pháp Hà Lan cũng sử dụng thuật ngữ “chung sống không

đăng ký” khi các cặp đôi đồng giới hoặc khác giới sống cùng nhau nhưng xác định là mối quan hệ không nghiêm túc, không đăng ký. Ở hình thức này thì không làm phát sinh vấn đề tài sản chung trong quá trình chung sống, tức là tất cả tài sản thuộc bên A thì bên B không có quyền hợp pháp, bất kể tài sản có được từ trước hay sau khi bắt đầu mối quan hệ này.

Ngày 12/9/2000, Dự luật về hôn nhân đồng tính đã được Hạ viện thông qua với 109 phiếu bầu. Ngày 19/12/2000, Thượng viện phê duyệt dự luật với 49/26 phiếu. Chỉ có Đảng Dân chủ Kitô giáo, nắm giữ 26 trong số 75 ghế vào thời điểm đó, đã bỏ phiếu phản đối dự luật này. Luật chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2001. Sau khi Nghị viện Hà Lan hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, cũng đã nổi lên một số tranh cãi khi Chính phủ thông báo trong chính sách rằng các quan chức phản đối hôn nhân đồng giới có thể từ chối thực hiện loại hôn nhân này. Một số hội đồng chủ nghĩa Xã hội và Tự do chống lại chính sách này, cho rằng người làm việc ở nơi đăng ký phải áp dụng đối với tất cả mọi cặp đôi, không loại trừ các cặp đổi đồng giới. Đảng đối lập cho rằng nếu một người làm ở nơi đăng ký chống lại hôn nhân đồng giới, họ không nên giữ chức vụ đó. Nhiều khu tự quản khác cũng phản ứng lại bằng cách loại bỏ chính sách này.

2.2.1.2 Quyền kết hôn của người đồng tính tại Pháp

Hôn nhân đồng tính trở thành hợp pháp tại Pháp từ ngày 17/5/2013. Đây là quốc gia thứ 14 trên thế giới cho phép các cặp đồng tính kết hôn. Tháng 5/2012, ông Hollande trúng cử Tổng thống hứa hẹn sẽ thay đổi một số điều luật, đã chọn hôn nhân đồng giới là ưu tiên hàng đầu trong các cải cách xã hội, theo đó các cặp đồng tính có thể kết hôn và nhận con nuôi hợp pháp.

Mặc dù trên 1.000 thị trưởng khắp nước Pháp lên tiếng phản đối, nhưng chính phủ ông Hollande đã thông qua một dự luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trong tháng 11/2012 và sẽ trình Quốc hội xem xét vào tháng 1/2013. Khi Quốc hội bắt đầu thảo luận dự luật hôn nhân đồng giới vào tháng 1/2013, ít nhất 340.000 người tham gia biểu tình phản đối dự luật này tại

Paris. Và đến ngày 18/5/2013, dự luật được Tổng thống Hollande ký thành luật và chính thức có hiệu lực.

Sự kiện chưa từng có trong lịch sử nước Pháp này đã thu hút rất đông người xuống đường biểu tình tại thủ đô Paris nhằm lên tiếng phản đối quyết định. Đây là dự luật chứng kiến nhiều cuộc biểu tình nhất kể từ khi cánh tả lên nắm quyền. Một số người còn bày tỏ thái độ phản đối gay gắt bằng những hành động bạo lực. Trên 100.000 người ở Pháp tham gia biểu tình phản đối chính phủ nước này hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, cho phép các cặp kết hôn đồng tính nhận con nuôi. Nhóm vận động chống hôn nhân đồng tính, được Giáo hội Công giáo và phe đối lập bảo thủ hậu thuẫn với lập luận luật hôn nhân đồng giới sẽ làm suy yếu một nền tảng thiết yếu tạo nên xã hội. Các cuộc thăm dò dư luận thì cho rằng khoảng 55-60% người Pháp ủng hộ hôn nhân đồng tính, nhưng chỉ có khoảng 50% chấp thuận cho phép người đồng tính nhận con nuôi.

2.2.1.3 Quyền kết hôn của người đồng tính tại Úc

Úc là quốc gia gần đây nhất công nhận hôn nhân đồng giới (năm 2017). Trong Đạo luật Gia đình năm 1975 đã ghi nhận mối quan hệ có thực cho cả hai giới tính có quan hệ tình dục đồng giới và khác giới. Các mối quan hệ thực tế cung cấp cho các cặp vợ chồng sống cùng nhau trên cơ sở thực sự trong nước với nhiều quyền và lợi ích như các cặp vợ chồng. Hai người có thể trở thành cặp vợ chồng thực tế bằng cách tham gia vào một mối quan hệ đã đăng ký hoặc do Toà án gia đình hoặc Toà án Liên bang đánh giá như vậy. Các cặp vợ chồng sống cùng nhau thường được công nhận là mối quan hệ thực tế và do đó có thể đòi hỏi nhiều quyền lợi và lợi ích của một cặp vợ chồng, ngay cả khi họ chưa đăng ký hoặc tài liệu chính thức về mối quan hệ của họ.

Trước khi hợp pháp, luật hôn nhân đồng tính đã bị Quốc hội Liên bang bác bỏ 22 lần giữa tháng 9/2004 và tháng 5/2017. Những cố gắng thất bại này xảy ra sau khi Chính phủ liên minh tự do-quốc gia Howard sửa đổi luật trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023