Gia Đình Là Một Tế Bào Cơ Bản Và Tự Nhiên Của Xã Hội, Cần Phải Được Nhà Nước Và Xã Hội Bảo Hộ.

khác năm 1949; Quyền của trẻ em được ghi nhận tại Công ước về quyền trẻ em (CRC); Quyền của người khuyết tật được ghi nhận tại Công ước về quyền của những người khuyết tật được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2007; … Ngoài ra quyền của một số nhóm người mới chỉ được ghi nhận trong các văn kiện mềm như các Tuyên bố, Hướng dẫn mà không có sự ràng buộc về mặt pháp lý như Quyền của người thiểu số trong Tuyên bố về quyền của những người thuộc nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo hoặc ngôn ngữ năm 1992; Quyền của người sống chung với HIV/AIDS trong các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người 1996; phong trào vận động cho các quyền LGBT trình lên Liên hợp quốc một dự thảo về định hướng tình dục và sự đồng giới năm 2008… Tuy nhiên, trong từng thời kỳ xã hội khác nhau, các đối tượng trong nhóm dễ bị tổn thương có thể bị thay đổi và có thể được bổ sung bao gồm những nhóm người gặp những nguy cơ cao về quyền con người ở trong nhiều hoàn cảnh, bối cảnh.

Như đã nói ở trên, nhóm người dễ bị tổn thương là những nhóm, cộng đồng có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyền con người. Bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác. Đối với nhóm người LGBT, thì từ trước tới nay họ cũng được xếp vào nhóm người dễ bị tổn thương do thường có ít cơ hội tác động đến các thể chế và chính sách quyết định cuộc đời họ như không thể tích cực vận động cho các quyền của họ khi mà hành vi tình dục đồng giới vẫn bị coi là phạm pháp tại rất nhiều quốc gia; phải đối mặt với các rào cản mang tính hệ thống, không đơn thuần về mặt kinh tế, mà cả về chính trị, xã hội và văn hoá. Phần nhiều trong số những văn kiện quốc tế về quyền con người được Liên hợp quốc thông qua sau hai công ước cơ bản Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR) là để pháp điển hóa các quyền áp dụng với các nhóm người dễ bị tổn thương. Liên quan đến sự phát triển về quyền của nhóm, hiện

tại, quyền của người LGBT là một trong những quyền đang được vận động để pháp điển hóa trong luật quốc tế. Đây là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trên lĩnh vực quyền con người trong vài thập kỷ gần đây. Những người ủng hộ quyền của LGBT đã lập nên các tổ chức và phát động những phong trào mang tính chất toàn cầu để vận động cho việc thừa nhận và pháp điển hóa các quyền được kết hôn giữa những người đồng giới; quyền của các cặp đồng giới nam được nhận nuôi con nuôi; và trên hết là quyền của tất cả những người LGBT không bị phân biệt đối xử do xu hướng tình dục và giới tính [10].

1.3 Quyền kết hôn trong luật nhân quyền quốc tế


Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân đầu tiên được đề cập trong Điều 16 Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền (UDHR). Theo đó thì nam và nữ khi đủ tuổi đều có quyền kết hôn và xây dựng gia đình mà không có bất kỳ sự hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam và nữ có quyền bình đẳng trong việc kết hôn, trong thời gian chung sống và khi ly hôn. Việc kết hôn chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cặp vợ chồng tương lai (Khoản 1 và 2). Khoản 3 điều này khẳng định, gia đình là tế bào tự nhiên và cơ bản của xã hội, được nhà nước và xã hội bảo vệ. Các quy định trên của UDHR sau đó được tái khẳng định và cụ thể hoá trong điều 23 ICCPR và điều 10 ICESCR.

Trong ICCPR đã có những quy định khẳng định quyền tự do kết hôn của nam và nữ khi đến tuổi kết hôn, đồng thời nhấn mạnh quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử giữa vợ và chồng trong các vấn đề gia đình. Cụ thể là tại điều 23 quy định:

1. Gia đình là một tế bào cơ bản và tự nhiên của xã hội, cần phải được nhà nước và xã hội bảo hộ.

2. Quyền kết hôn và lập gia đình của nam và nữ đến tuổi kết hôn phải được thừa nhận.

3. Không được tổ chức việc kết hôn nếu không có sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cặp vợ chồng tương lai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

4. Các quốc gia thành viên Công ước phải tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm sự bình đẳng về quyền và trách nhiệm của vợ và chồng trong suốt thời gian chung sống và khi ly hôn. Trong trường hợp ly hôn, phải có quy định bảo đảm sự bảo hộ cần thiết với con cái.

Liên quan đến Điều 23 ICCPR, HRC đã giải thích thêm về ý nghĩa và nội dung của các quyền ghi nhận trong Điều này trong Bình luận chung số 19 thông qua tại phiên họp thứ 39 năm 1990 của Ủy ban, có thể tóm tắt những điểm quan trọng như sau:

Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người - 3

Thứ nhất, Khoản 2 Điều 23 ICCPR khẳng định quyền của nam và nữ đến tuổi kết hôn thì được kết hôn và lập gia đình một cách tự do, tự nguyện. Công ước không quy định độ tuổi kết hôn cụ thể cho cả nam giới lẫn nữ giới - việc này tùy thuộc pháp luật của các quốc gia thành viên; tuy nhiên, độ tuổi kết hôn cần ở mức phù hợp để anh ta hoặc cô ta có thể thể hiện được sự tự nguyện hoàn toàn việc kết hôn trong khuôn khổ và điều kiện luật pháp cho phép. Thêm vào đó, các quy định pháp luật quốc gia về vấn đề này phải phù hợp với các quyền khác được Công ước bảo đảm, ví dụ như quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tín ngưỡng (hàm ý rằng luật pháp của mỗi quốc gia phải tạo điều kiện cho khả năng kết hôn giữa những người theo các tôn giáo khác nhau và có quốc tịch khác nhau). Việc pháp luật quốc gia quy định lễ cưới phải đồng thời được tổ chức theo nghi thức tôn giáo và đăng ký kết hôn theo luật dân sự cũng không trái với Công ước (đoạn 4).

Thứ hai, về nguyên tắc, quyền xây dựng gia đình hàm ý là nam nữ có thể sinh đẻ và sống cùng nhau một cách tự nguyện. Vì vậy, chính sách kế hoạch hóa gia đình của các quốc gia thành viên phải phù hợp các điều khoản có liên quan của Công ước và đặc biệt không được mang tính chất phân biệt đối xử hay cưỡng bức. Thêm vào đó, quyền này cũng đòi hỏi các quốc gia thành viên phải thực thi các biện pháp phù hợp, cả ở cấp độ quốc gia và hợp tác quốc tế, để đảm bảo sự thống nhất hay tái thống nhất các gia đình bị chia tách do các nguyên nhân chính trị, kinh tế hay các nguyên nhân khác (đoạn5).

Thứ ba, về quyền bình đẳng khi kết hôn, HRC đặc biệt lưu ý rằng không được có sự phân biệt đối xử về giới tính liên quan đến việc nhập hay từ bỏ quốc tịch do kết hôn. Tương tự, HRC cũng lưu ý rằng cần bảo đảm quyền của cả vợ và chồng được giữ nguyên họ của anh ta hay cô ta, hoặc được bình đẳng trong việc lựa chọn một họ mới sau khi kết hôn (đoạn 7).

Thứ tư, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng liên quan đến tất cả các vấn đề nảy sinh trong đời sống gia đình, ví dụ như việc lựa chọn nơi cư trú, tổ chức cuộc sống, giáo dục con cái, quản lý tài sản... (đoạn 8). Vì vậy, không được có bất cứ sự phân biệt đối xử nào giữa vợ và chồng trong các vấn đề như cơ sở và các thủ tục ly hôn, việc trông nom, chu cấp, nuôi dưỡng, thăm nom con cái...(đoạn 9)[5].

1.4 Người đồng tính và quyền của người đồng tính

1.4.1 Khái niệm người đồng tính

Từ trước đến nay, nhiều người nghĩ rằng đồng tính, song tính thuộc giới tính thứ ba bên cạnh giới tính nam và giới tính nữ. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Thực chất trong xã hội chỉ có hai giới tính là nam và nữ. Vấn đề đồng tính hay song tính liên quan đến một khái niệm còn khá mới mẻ, chưa được hiểu biết rộng rãi, đó là xu hướng tính dục [6,tr.13]. Tuy nhiên, nếu không làm rõ thuật ngữ này thì khó có thể hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ về đồng tính.

Tính dục người được tạo nên bởi 4 yếu tố:

(1) Giới sinh học: cấu trúc gen, ngoại hình, tuyến nội tiết… do các yếu tố sinh học quy định.

(2) Bản sắc giới: sự cảm nhận của bản thân thuộc giới tính nam hay nữ.

(3) Thể hiện giới: sự thể hiện bằng những hành vi cư xử theo kiểu nam giới hay nữ giới.

(4) Xu hướng tính dục: chỉ sự hấp dẫn về mặt tình cảm, sự lãng mạn, trìu mến và hấp dẫn về mặt tình dục giữa những người cùng giới tính (xu

hướng tính dục cùng giới) hoặc khác giới tính (xu hướng tính dục khác giới) hoặc đối với cả hai giới tính(xu hướng song tính) [3]

Xu hướng tính dục cùng giới (Homosexual) là bị hấp dẫn với người cùng giới tính, không bao giờ mong muốn mình có giới tính khác với giới tính khi được sinh ra. Những người có xu hướng tính dục cùng giới được gọi là người đồng tính luyến ái, bao gồm cả đồng tính luyến ái nữ (Lesbian) và đồng tính luyến ái nam (Gay). Nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm tìm ra căn nguyên dẫn đến hiện tượng bị hấp dẫn giữa những người cùng có biểu hiện giới tính ở một số người trogn xã hội và hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng xu hướng tính dục chịu sự chi phối của hai yếu tố sinh học và xã hội. Trường phái tâm thần học của Sigmud Freud đưa ra quan điểm: Trong khi hầu hết loài người sinh ra với khuynh hướng tính dục dị giới thì tâm sinh lý, với sự phát triển riêng của mình do các yếu tố bên trong và bên ngoài chi phối đã tạo ra hiện tượng đồng tính luyến ái. Các cuộc nghiên cứu, thống kê, khảo sát của các nhà nghiên cứu tâm thần học, nhi khoa khác đề đi đến kết luận đồng tính luyến ái không phải là sự rối loạn tâm thần mà là một hiện tượng bình thường trong tự nhiên.

Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (“American Psychological Association” – APA) – Tổ chức nghiên cứu về lĩnh vực tâm thần học lớn nhất thế giới - cho rằng đồng tính không phải là một sự rối loạn tâm sinh lý mà là một hiện tượng sinh học tự nhiên do các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường tử cung tác động qua lại lẫn nhau ở gia đoạn đầu của thai nhi [6,tr.20], hoàn toàn không phải là sự rối loạn tâm sinh lý. Vì thế người có xu hướng tính dục cùng giới không phải do chủ quan của họ lựa chọn xu hướng này. Trước khi quan điểm này được đưa ra, đồng tính đã từng bị liệt kê như một loại bệnh tâm thần trong cẩm nang về chuẩn trị và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM) cho đến tận năm 1973, APA đã đưa ra những dẫn chứng, nghiên cứu để đưa ra kết luận về sự tồn tại của xu hướng tính dục có tính chất hiển nhiên và loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các triệu chứng và bệnh rối loạn tâm

thần vào. Hiện nay, hầu hết các nhà tâm thần học, tâm lý học và các chuyên gia sức khoẻ tâm thần đã thống nhất rằng đồng tính không phải là một loại bệnh. Ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần.

Như vậy, cần khẳng định lại rằng đồng tính không phải là bệnh mà đó là một xu hướng tính dục tự nhiên. Thực tế cho thấy người đồng tính xuất hiện ở mọi nền văn hóa, mọi tầng lớp, làm việc bình thường trong mọi ngành nghề và theo báo cáo khoa học từ tổ chức y tế thế giới (WHO) của Liên hợp quốc, khoảng 3% dân số có thiên hướng đồng tính. Với số lượng không nhiều trong xã hội lại là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nên họ cần được xã hội quan tâm và đảm bảo quyền lợi chính đáng.

1.4.2 Quyền của người đồng tính

1.4.2.1 Cơ sở lý luận về quyền của người đồng tính

1.4.2.1.1 Quyền của người đồng tính bản chất là quyền tự nhiên của con người

Quyền tự nhiên là nguồn cảm hứng trong các văn kiện quốc tế và văn kiện pháp luật của các quốc gia. Trong lời mở đầu của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 tiếp cận từ góc độ quyền tự nhiên như việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả mọi người. Tại Điều 1 ghi nhận sự tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái. Bên cạnh đó, một số văn kiện chính trị - pháp lý của nhiều quốc gia cũng khẳng định các quyền con người là tự nhiên, như Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1776): “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Tuyên ngôn Dân quyền và Quyền con người của Pháp (1789):“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”; Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam

(1945): “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Chúng ta có thể thấy, trong các văn kiện quốc tế và pháp luật quốc gia luôn nhấn mạnh quyền bình đẳng và quyền không bị đối xử. Trong Luật nhân quyền quốc tế không chỉ ghi nhận “bình đẳng” và “không bị phân biệt đối xử” là quyền mà đó cũng là những nguyên tắc nền tảng của quyền con người.

Nguyên tắc không bị phân biệt đối xử được đề cập trong các văn kiện quốc tế như UDHR, ICCPR, ICESCR và lần đầu được khẳng định trong UDHR. Cụ thể, tại Điều 1 UDHR khẳng định rằng: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền….”; Điều 2 UDHR quy định về quyền được hưởng tất cả các quyền và tự do mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay bất cứ thân trạng nào khác.

Nguyên tắc không bị phân biệt đối xử được cụ thể hoá hơn trong Điều 2 ICCPR và Điều 2 ICESCR. Theo đó, các quốc gia thành viên cam kết tôn trọng và bảo đảm các quyền đã được ghi nhận trong ICCPR, ICESCR cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình mà không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hay thành phần xuất thân hay bất cứ thân trạng nào khác. Trong Bình luận chung số 20, đoạn 32, Ủy ban giám sát thực hiện Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của Liên hợp quốc khẳng định rằng sự đảm bảo không phân biệt đối xử trong ICESCR đã bao gồm xu hướng tính dục: "bất cứ thân trạng nào khác" (“other status”) được ghi nhận trong Điều 2, khoản 2, bao gồm các xu hướng tính dục. Các quốc gia phải đảm bảo rằng xu hướng tính dục của một người không phải là một rào cản đối với việc thực hiện quyền ghi nhận trong Công ước”.

Nguyên tắc bình đẳng: Tại Điều 7 UDHR quy định: “mọi người đều

bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt nào...”. ICCPR tiếp tục khẳng định nguyên tắc nêu trên tại Điều 26, đồng thời nêu rõ: “… pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho mọi người sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị khác”

Như vậy, xét về sự công bằng trong quyền được sống và quyền được tự do. Những người LGBT là những người hoàn toàn bình thường, có khả năng thực hiện được những nghĩa vụ trong xã hội và có quyền được hưởng các quyền như những người khác. Một trong những quyền đó là quyền được công nhận và tôn trọng. Sống theo xu hướng tính dục và bản dạng giới của mình là một phần của tự do. Hơn nữa, nhu cầu được công khai và được xã hội công nhận của người LGBT không ảnh hưởng hay đe doạ tới bất kỳ lợi ích hợp pháp chung nào cả. Nhưng trên thực tế, khi người LGBT công khai xu hướng tính dục, bản dạng giới của mình thì bị cản trở từ những thành kiến xã hội và những quan điểm sai lầm.

Xét về quyền mưu cầu hạnh phúc: Năm 2013, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết công bố ngày 20 tháng 3 hằng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc (International Day of Happiness) khẳng định “việc theo đuổi hạnh phúc là một mục tiêu cơ bản của con người”. Con người bằng khả năng của mình để tìm kiếm những giá trị hạnh phúc, những giá trị sống cho bản thân. Một trong các giá trị hạnh phúc đó đến từ việc kết hôn xây dựng một gia đình hạnh phúc và được Nhà nước công nhận, bảo vệ quan hệ hôn nhân đó. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ những người đồng tính ở các quốc gia đã công nhận hôn nhân đồng tính mới có được quyền chính đáng đó. Một số hình thức thừa nhận việc chung sống hợp pháp của người đồng tính như: cho phép kết hôn, công nhận dưới hình thức kết hợp dân sự, đối tác chung nhà … Họ được xem như một cặp vợ chồng dị tính nhưng thực tế lại bị hạn chế hơn

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí