Quyền Của Người Đồng Tính Cần Được Ghi Nhận Và Bảo Vệ Trong Pháp Luật

các cặp vợ chồng dị tính khác như trong vấn đề được hưởng các chính sách về miễn giảm thuế chung cho vợ chồng, các chế độ an sinh xã hội, bảo hiểm, trợ cấp quyền nhận nuôi con nuôi, thừa kế… và giá trị pháp lý của giấy kết hợp dân sự không đương nhiên có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc hay toàn thế giới. Điều này gây ra không ít cản trở cho các cặp đôi đồng tính khi di chuyển hoặc thay đổi chỗ ở.

Bên cạnh đó, vấn đề tôn trọng quyền riêng tư cũng cần được đề cập tới đối với người LGBT. Bởi trong quan điểm chung của xã hội, người đồng tính xem như là thành phần khác biệt với phần đông những người còn lại nên không tránh khỏi sự tò mò, soi mói thậm chí có các hành vi tiêu cực như xúc phạm nhân phẩm hoặc cản trở đời sống bình thường của họ. Xét về quyền riêng tư, về cơ bản, trên phương diện pháp luật người đồng tính được đảm bảo bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền riêng tư bị xâm phạm khá phổ biến đặc biệt đối với người đồng tính. Những tin đồn về xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới về người đồng tính thường có áp lực hơn so với người dị tính, dễ khiến họ rơi vào trạng thái khó xử, khủng hoảng tâm lý.

1.4.2.1.2 Quyền của người đồng tính cần được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật

Quyền con người trong pháp luật là việc ghi nhận các quyền tự nhiên của con người trong một cơ chế rõ ràng, minh bạch và được bảo đảm bởi quyền lực Nhà nước. Quyền con người trong pháp luật không chỉ giới hạn trong phạm vi từng quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế thông qua các điều ước ước quốc tế và các tuyên ngôn về nhân quyền. Trong phạm vi quốc gia, quyền con người được thể chế hoá và bảo vệ đầu tiên qua hiến pháp. Các quy định trong hiến pháp ghi nhận các quyền tự do của con người, tạo ra các giới hạn pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước nhằm bảo vệ chặt chẽ hơn các quyền cơ bản của con người [14]. Hiến pháp Hoa Kỳ là một ví dụ tiêu biểu trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Với vấn đề đồng

tính, Toà án Hoa Kỳ đã có những phán quyết quan trọng dựa trên các quy định của Hiến pháp. Theo đó, luật pháp Hoa Kỳ đã sử dụng các quyền con người để thừa nhận và bảo vệ các quyền lợi của người đồng tính,

Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013 có những sửa đổi, bổ sung đã kế thừa tinh thần về quyền con người của Hiến pháp 1992 và có những phát triển quan trọng về quyền con người, các quyền chính trị dân sự kinh tế, văn hoá xã hội cho công dân Việt Nam. Người LGBT là công dân của xã hội nên cũng có quyền được hưởng những quyền đó. Tuy nhiên, việc kết hôn giữa những đồng tính không được thừa nhận trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trong luật quốc tế, Văn phòng Cao uỷ nhân quyền Liên hợp quốc định nghĩa là: Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm và tự do cơ bản của con người. Chủ thể được thừa hưởng quyền con người theo Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 của Liên hợp quốc là: tất cả mọi người “không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay các quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay địa vị xã hội, cũng không có bất cứ sự phân biệt nào về địa vị chính trị, pháp quyền hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà một người xuất thân, cho dù quốc gia hay lãnh thổ đó được độc lập, được đặt dưới chế độ uỷ trị, chưa tự quản hay có chủ quyền hạn chế”. Trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá năm 1966 cũng đề cập đến quyền tự do cơ bản của con người, đó là: “việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng và bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền móng của tự do, công lý và hoà bình thế giới”. Và dĩ nhiên, người LGBT cũng là một trong những phần tử đó.

Như vậy, việc bảo vệ quyền cho người LGBT nói chung và bảo vệ

quyền của người đồng tính nói riêng chỉ mang tính khả thi khi được pháp luật chính thức hoá.

1.4.2.1.3 Công nhận và bảo vệ quyền của người đồng tính nhằm bảo đảm giá trị xã hội của pháp luật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Về mặt kinh tế, mặt trái của cơ chế thị trường đã làm gia tăng sự chênh lệch trong mức sống cũng như sự thụ hưởng quyền lợi của các nhóm người trong xã hội. Nhóm người LGBT chiếm tỷ lệ nhỏ trong dân số, dưới ảnh hưởng của sự kỳ thị, phân biệt đối xử, nhóm người LGBT có thể được xem là đối tượng yếu thế trong xã hội. Khi tham gia vào các quan hệ kinh tế như vấn đề nhà ở, tìm kiếm việc làm, cơ hội thăng tiến trong công việc… họ gặp nhiều trở ngại có thể bị đối xử bất công, tiếng nói của họ chưa được chú trọng đúng mức, khả năng chống đỡ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi bị xâm phạm còn thấp. Nên pháp luật cần có những cơ chế hữu hiệu để bảo vệ những người LGBT.

Về mặt chính trị, khi ban hành pháp luật cần chú trọng tới đại vị pháp lý, quyền và lợi ích của các bên để có những quy định phù hợp. Luật pháp khi ban hành cần phải tính đến quyền lợi chung cho cả cộng đồng trong đó bao gồm cả nhóm người thiểu số, dễ bị tổn thương. Nền luật pháp không đề cập tới quyền lợi của số ít người yếu thế thì chưa thể là nên luật pháp dân chủ. Đời sống xã hội phát triển hơn đòi hỏi các quyền tự do, quyền sống của con người cần được nâng cao hơn. Những người LGBT cần thiết được xã hội công nhận sự tồn tại của mình với sự đối xử công bằng, được kết hôn như những người khác. Đồng nghĩa với việc cần phải có những quy phạm điều hoà, duy trì trật tự xã hội và bảo vệ toàn diện các quyền cơ bản của con người mà người LGBT đáng được hưởng.

Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người - 4

1.4.2.2 Những văn bản là cơ sở của việc ghi nhận quyền của người đồng tính trên phương diện quốc tế

(1) Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945

Hiện nay, Liên hợp quốc vẫn giữ vững vai trò là một cơ quan đứng đầu về bảo vệ quyền con người. Hiến chương Liên hợp quốc là một văn kiện quan trọng nhất trong việc nâng cao luật quốc tế về nhân quyền.

Trong lời nói đầu, Hiến chương đã tuyên bố rằng: “công nhận các quyền cơ bản của con người, phẩm chất và giá trị của con người và quyền bình đẳng giữa nam và nữ…”. Điều 1 cũng quy định rằng: “ đẩy mạnh và động viên sự tôn trọng các quyền con người và sự tự do cơ bản đối với tất cả mọi người, không có bất cứ sự phân biệt nào về giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Như vậy, có thể thấy vấn đề bình đẳng bao gồm cả bình đăng giới, bình đẳng về tôn giáo và bình đẳng về dân tộc được Liên hợp quốc nhấn mạnh khá rõ.

Xét về vấn đề bình đẳng giới, như trước đây Hiến chương nhằm ngăn chặn tình trạng phân biệt về giới như trọng nam khi nữ hoặc ngược lại. Thực tế ngày nay, xu hướng tính dục đồng tính tồn tại song song với xu hướng dị tính nhưng trong Hiến chương chưa ghi nhận quyền bình đẳng cho xu hướng tính dục nên các quốc gia thừa nhận Hiến chương cũng có thể hiểu theo các chiều hướng khác nhau, gây ra nhiều tranh cãi. Tháng 6 năm 2011, Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết khẳng định: “mọi người đều có quyền bình đẳng, bất kể thiên hướng tính dục như thế nào”. Ngày 7/3/2012, Tổng thư kí Liên Hiệp quốc Ban Ki Moon đã có bài phát biểu lịch sử kêu gọi các quốc gia phi hình sự hoá đồng tính, chấm dứt kỳ thị đối với những người đồng tính, song tính, chuyển giới [6, tr.85]. Những động thái này là những thông điệp ủng hộ nhằm giải quyết vấn đề kỳ thị phân biệt đối xử đối với người LGBT nói chung và người đồng tính nói riêng.

(2) Tuyên ngôn Quốc tế về quyền con người năm 1948

Tuyên ngôn Quốc tế về quyền con người được xem như là tiêu chuẩn cho mỗi quốc gia, tổ chức, cá nhân để đạt được sự tôn trọng tự do và nhân quyền. Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn về nhân quyền cũng bao gồm sự không phân biệt đối xử và công bằng: “tất cả mọi người sinh ra đều được tự

do và công bằng về quyền và nhân phẩm” (Điều 1) và trong Điều 2 Tuyên ngôn đã ngăn cấm các quốc gia có sự định kiến cá nhân chống lại những cá nhân khác dựa vào các tiêu chuẩn “…chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hoặc các chính kiến và quan niệm khác, quốc gia và nguồn gốc xã hội, tài sản, dòng dõi và tình trạng khác”.

(3) Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị

Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) là công ước quan trọng nhất trong việc bảo vệ các quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người, đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16/12/1966 và có hiệu lực từ ngày 23/3/1976. Cụ thể, các bên tham gia ký kết sẽ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân, bao gồm quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do hội họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng và theo đúng trình tự pháp luật.

(4) Những nguyên tắc Yogyakarta

Năm 2006, trước thực trạng các vụ việc kỳ thị và phân biệt đối xử được ghi nhận ngày một nhiều hơn, các chuyên gia hàng đầu về luật và quyền con người từ khắp nơi trên thế giới đã họp mặt ở Yogyakarta, Indonesia để phác thảo ra một bộ các nguyên tắc quốc tế về xu hướng tính dục và bản dạng giớI, áp dụng cáctiêu chuẩn pháp lý quốc tế có tính ràng buộc, có thể đóng vai trò diễn giải cho các hiệp ước toàn cầu về quyền con người - Bộ nguyên tắc Yogyakarta. Quyền của người đồng tính được thể hiện rõ nhất trong ba nguyên tắc đầu tiên:

Nguyên tắc 1: Quyền được thụ hưởng mọi quyền con người trên toàn cầu : Mọi người được sinh ra tự do và bình đẳng về quyền và phẩm giá. Mọi người, bất kể khuynh hướng tính dục hay bản dạng giới đều được hưởng đầy đủ các quyền con người.

Nguyên tắc 2: Các quyền về bình đẳng và không phân biệt đối xử Mọi người đều có quyền được thụ hưởng mọi quyền con người mà không bị phân biệt đối xử vì khuynh hướng tính dụng hay bản dạng giới của

họ. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ mà không bị phân biệt đối xử vì những lý do trên, bất kể các quyền con người khác có đồng thời bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt đối xử đó hay không. Pháp luật nghiêm cấm những sự phân biệt đối xử như trên và bảo đảm rằng mọi người đều được bảo vệ một cách công bằng và hiệu quả trước những sự phân biệt đối xử đó. Phân biệt đối xử vì lý do khuynh hướng giới tính hay bản dạng giới bao gồm mọi sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc thiên vị dựa trên khuynh hướng giới tính hoặc bản dạng giới nhằm mục đích vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu sự bình đẳng trước pháp luật, sự công nhận, quyền thụ hưởng và thực thi một cách bình đẳng mọi quyền con người và quyền tự do cơ bản. Phân biệt đối xử vì lý do khuynh hướng giới tính hay bản dạng giới có thể bao gồm và thường bao gồm những sự phân biệt đối xử dựa trên những cơ sở khác như giới tính, chủng tộc, tuổi tác, tôn giáo, khiếm khuyết cơ thể, sức khỏe và tình trạng kinh tế.

Nguyên tắc 3: Quyền được công nhận trước pháp luật

Mọi người ở mọi nơi đều có quyền được công nhận là một cá nhân trước pháp luật. Những cá nhân thuộc các nhóm khuynh hướng tính dục và bản dạng giới khác nhau đều được hưởng năng lực pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống. Khuynh hướng tính dục và bản dạng giới của riêng mỗi người là một phần không thể tách rời với nhân cách của họ và là một trong những bộ phận cơ bản nhất của sự quyết tâm cá nhân, phẩm giá và tự do.

1.4.3 Hôn nhân đồng tính

Dưới góc độ ngôn ngữ học, hôn nhân không phải là cụm từ còn xa lạ. Tuy nhiên để đưa ra được khái niệm chung nhất về hôn nhân thì lại có nhiều cách giải thích khác nhau. Trong từ điển Tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên) cho rằng: “Hôn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng”. Dưới góc độ xã hội học, hôn nhân là một trong những mối quan hệ quan trọng cho việc xây dựng gia đình ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hôn nhân đem lại những quyền lợi và trách nhiệm cho những người đã trở thành vợ

chồng. Mục đích của hôn nhân là duy trì sự bền vững giữa hai chủ thể trong một mối quan hệ lâu dài, đảm bảo thoả mãn những nhu cầu về tinh thần và vật chất cả hai bên cũng như thực hiện chức năng duy trì nòi giống. Hôn nhân được xã hội ghi nhận chính thức thông qua lễ cưới hỏi được tổ chức theo đúng phong tục. Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân đầu tiên được đề cập trong Điều 16 UDHR, theo đó nam và nữ khi đủ tuổi đều có quyền kết hôn và xây dựng gia đình mà không có bất kỳ sự hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 16 khẳng định rằng gia đình là tế bào tự nhiên và cơ bản của xã hội, được nhà nước và xã hội bảo vệ. Các quy định kể trên của UDHR sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong Điều 23 ICCPR và Điều 10 ICESCR. Theo Ủy ban Nhân quyền, "khái niệm gia đình có thể khác biệt trong vài khía cạnh, giữa các quốc gia, và ngay cả giữa các tôn giáo, và vì thế không thể đưa ra một định nghĩa chuẩn mực chung”. Ngoài ra, theo Ủy ban về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc, gia đình cũng cần được xem xét dựa trên "những cấu trúc gia đình khác nhau, phát sinh từ các mẫu hình văn hóa và các quan hệ tình cảm gia đình đa dạng đang hình thành trong xã hội".

Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình nói riêng, việc đưa ra một khái niệm đầy đủ về hôn nhân có ý nghĩa quan trọng thể hiện bản chất pháp lý của hôn nhân. Trong thực tiễn khoa học Luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam và nước ngoài, nhiều khái niệm hôn nhân đã được các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu luật học đưa ra, chẳng hạn:

Ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, phổ biến một khái niệm đó là: “Hôn nhân là sự liên kết tự nguyện suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà, mà không vì mục đích nào khác”. Ngoài khái niệm trên, hiện nay, một số luật gia ở Châu âu và Mỹ quan niệm: “Hôn nhân là sự liên kết pháp lý giữa một người nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng”, hoặc: “Hôn nhân là hành vi hoặc tình trạng chung sống giữa một người nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng”. Ở Việt Nam, Luật HN&GĐ năm 2014

quy định: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” (Điều 3, Khoản 1), cùng với đó là quy định “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn” (Điều 3, khoản 5).

Có thể thấy dù có những cách lý giải khác nhau nhưng chung quy lại thì hôn nhân là một quan hệ dân sự đặc biệt và được xác lập, bảo vệ trên cơ sở các quy định của pháp luật bằng một sự kiện pháp lý, đó là kết hôn. Theo quy định của Luật HN&GĐ hiện nay, kết hôn hợp pháp khi đảm bảo được hai yếu tố, đó là:

(1) Phải xuất phát từ ý chí tự nguyện của cả hai bên

(2) Hôn nhân chỉ được Nhà nước thừa nhận khi việc xác lập quan hệ hôn nhân phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.

Hiện nay, khi nhắc đến “hôn nhân” người ta sẽ thường nghĩ ngay tới mối quan hệ hôn nhân giữa một nam và một nữ. Vậy giữa hai người cùng giới tính sinh học (nam – nam hoặc nữ - nữ) thì được gọi là gì?

Đối với những người trong cộng đồng LGBT hoặc những người ủng hộ hôn nhân của hai người có xu hướng tính dục cùng giới, họ gọi là “hôn nhân bình đẳng” hoặc “bình đẳng hôn nhân”.

Nhìn từ khách quan, hôn nhân đồng tính là hôn nhân giữa hai người có cùng xu hướng tính dục đồng giới. Việc xây dựng tình cảm giữa họ cũng tuân theo quy luật tự nhiên là: từ cảm xúc giới tính ban đầu, đến tình yêu, sau đó tiến tới hôn nhân.

Hôn nhân đồng tính là một vấn đề mang tính chính trị, xã hội, quyền con người, cũng như vấn đề tôn giáo trên thế giới. Vì vậy thuật ngữ “hôn nhân đồng tính” tuy đã xuất hiện khá lâu nhưng vẫn còn gây nhiều tranh cãi xung quanh việc có nên công nhận như quan hệ hôn nhân dị tính hay nên công nhận bằng một mối quan hệ khác (như kết hợp dân sự) hay từ chối công nhận và lợi ích, tác hại của việc công nhận hôn nhân đồng tính.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023