Một Số Đặc Điểm Về Kinh Tế - Xã Hội Có Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Áp Dụng Pháp Luật Của Tand Trong Giải Quyết Án Hôn Nhân Và Gia Đình Ở Tỉnh

Chương 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Ở TỈNH THÁI NGUYÊN


2.1. Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật của TAND trong giải quyết án hôn nhân và gia đình ở tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, dân cư, kinh tế, văn hóa, xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật của TAND trong giải quyết án hôn nhân và gia đình ở tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngò giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách Hà Nội 80km). Ở vị trí này, Thái Nguyên là điểm tiếp giáp, là cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với các tỉnh vùng núi phía Bắc. Vì thế, về mặt quân sự, Thái Nguyên vừa là cửa ngò đi vào vùng Việt Bắc, vừa là lá chắn, “là phên dậu của kinh thành Thăng Long”.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Thái Nguyên là tỉnh nằm trong căn cứ địa cách mạng Việt Bắc. Trong kháng chiến chống Pháp, Thái Nguyên trở thành thủ đô kháng chiến của cả nước. Từ năm 1956 đến năm 1976, Thái Nguyên là thủ phủ của khu tự trị Việt Bắc. Xuất phát từ yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện Nghị Quyết ngày 21/4/1965 của ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tỉnh Thái Nguyên hợp nhất với tỉnh Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái.

Ngày 29/2/1978, Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam ra nghị quyết tách hai huyện Ngân Sơn và Chợ Rã (nay là huyện Ba Bể) khỏi tỉnh Bắc Thái, sáp nhập vào tỉnh Cao Bằng. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, ngày 6/11/1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội (khóa IX) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra nghị quyết về phân chia lại địa giới hành chính một số tỉnh, Bắc Thái được tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, bám sát đường lối kháng chiến của Trung ương Đảng, Đảng bộ Thái Nguyên tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, động viên sức người, sức của trong nhân dân phục vụ sản xuất, chiến đấu, góp phần đánh thắng hai cuộc kháng chiến phá hại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chi viện đắc lực cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ thắng lợi.

Công lao và thành tích đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thái Nguyên trong hai cuộc kháng chiến đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận: 45 tập thể được tuyên dương danh hiệu “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang”, 18 cá nhân được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và “Anh hùng lao động”, 131 bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết án hôn nhân và gia đình qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 6

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ Thái Nguyên tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được trong những năm kháng chiến, biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động xây dựng quê hương đất nước.

Tỉnh Thái Nguyên hiện nay có tổng diện tích tự nhiên 3562,82km2, với

9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Vò Nhai, Định Hóa, Đại từ, Phú Lương. Toàn tỉnh có 180 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, trong đó có 125 xã vùng

cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Địa hình Thái Nguyên chia làm 3 vùng: Vùng trung du gồm: Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, các huyện Phổ Yên, Phú Bình; vùng núi gồm các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ; vùng cao là huyện Vò Nhai.

Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Mặc dù mỗi dân tộc đều có đặc điểm riêng về tiếng nói, phong tục tập quán nhưng tất cả đều có nét tương đồng, hòa nhập, tạo nên một cộng đồng đoàn kết, gắn bó trong đấu tranh chế ngự thiên nhiên, chống thù trong giặc ngoài. Bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 Trường Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động.

Là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viên Đa khoa TW, 9 Bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện; Là một nơi có những địa danh du lịch lịnh sử, sinh thái – danh thắng, có nhiều danh thắng tầm cỡ chưa được đầu tư khai thác xứng tầm như: Hồ Núi Cốc, Hang Thần Sa

– Thác Mưa bay và Hồ thuỷ lợi Văn Lăng và Khu đô thị hai bờ Sông Cầu...

Do địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác nên đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Khí hậu chia làm 2 mùa rò rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng

2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rò rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Vò Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam

huyện Vò Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.

Hạ tầng cơ sở như hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông, giao thông (kể cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi.

Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, các di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Vò Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn. Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ thống khách sạn chất lượng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế đã thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều khách nước ngoài.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần

đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực...

Từ những đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế, văn hóa, xã hội đã có những ảnh hưởng nhất định tới việc ADPL của TAND trong giải quyết án HN&GĐ như sau:

Thứ nhất, Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du Bắc bộ với những đặc điểm tự nhiên và dân cư đã phân tích ở trên đã gây không ít khó khăn cho công tác điều tra, xác minh, định giá, triệu tập các đương sự (giao thông, đi lại, công tác văn thư chuyển chậm…). Có những trường hợp rất vất vả mới tìm được đến nhà đương sự, nhưng từ xa thấy cán bộ Tòa án đến, họ lại bỏ đi không tiếp. Việc tiếp xúc lấy lời khai, điều tra ADPL đối với một số trường hợp phải tiến hành nhiều lần. Với vị trí địa lý tiếp giáp với nhiều tỉnh nên có nhiều đầu mối giao thông qua tỉnh, bên cạnh đó còn có các vùng khai thác khoáng sản vàng và các kim loại khác. Do vậy, các loại tội phạm về an toàn trật tự xã hội đều gia tăng. Khi loại tội phạm về hình sự tăng thì án HN&GĐ cũng tăng theo, ví dụ như có thêm nhiều lý do xin ly hôn xuất phát

từ việc một bên đi cải tạo, cai nghiện hoặc thụ án. Bên cạnh đó, do điều kiện sống và tập quán ở mỗi vùng khác nhau, trình độ dân trí thấp, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa tốt nên sự nhận thức về pháp luật nói chung và luật HN&GĐ nói riêng còn rất hạn chế. Bởi vậy, những vấn đề này đã ảnh hưởng đến hoạt động ADPL trong thụ lý, điều tra, thu thập chứng cứ đến giai đoạn xét xử đối với án HN&GĐ ở vùng núi.

Khác với vụ án hình sự, khi chuẩn bị xét xử, đối với các bị cáo được tại ngoại, Tòa án báo gọi mà cố tình không đến thì có thể bị bắt giam để chờ xét xử. Nhưng đối với án HN&GĐ thì pháp luật không cho phép làm như vậy, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến một số vụ án bị kéo dài.

Thứ hai, điều kiện cơ sở vật chất của ngành Tòa án ở Thái Nguyên và nguồn kinh phí hoạt động cũng ảnh hưởng tới việc ADPL của TAND trong giải quyết án HN&GĐ. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cho xây dựng lại nên trụ sở của Tòa án các huyện cũng như tòa án Tỉnh đã tương đối khang trang, các phương tiện phục vụ cho hoạt động làm việc hàng ngày, hoạt động xét xử đã được cải thiện, việc ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại, những phần mềm quản lý số liệu đã được triển khai. Tuy nhiên, nguồn kinh phí dành cho hoạt động nghiệp vụ còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt nhu cầu công việc thực tiễn. Số lượng án nói chung cũng như án HN&GĐ nói riêng ngày càng tăng về số lượng và mức độ phức tạp, song các chi phí khác như chi bồi dưỡng cho hội thẩm còn thấp, chưa tương xứng nên chưa động viên, khuyến khích họ tham gia xét xử.

Như vậy, từ những điều kiện về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và điều kiện cơ sở vật chất đã tác động ảnh hưởng đến hoạt động ADPL của TAND trong việc giải quyết các vụ án nói chung cũng như án HN&GĐ nói riêng.

2.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố cơ cấu tổ chức của hệ thống TAND ở tỉnh Thái Nguyên đến hoạt động áp dụng pháp luật của TAND trong giải quyết án HN&GĐ

Từ tháng 11/1996 tỉnh Thái Nguyên được tách ra từ tỉnh Bắc Thái, một số cán bộ và lãnh đạo chuyển lên công tác tại tỉnh Bắc Kạn. Từ đó, TAND tỉnh Thái Nguyên được thành lập và chia làm 2 cấp: Cấp huyện có 9 Toà án, trong đó có 7 TAND huyện và 1 TAND thị xã, 1 TAND thành phố, đó là: TAND thành phố Thái Nguyên, TAND thị xã Sông Công, TAND huyện Phổ Yên, TAND huyện Phú Bình, TAND huyện Đồng Hỷ, TAND huyện Vò Nhai, TAND huyện Phú Lương, TAND huyện Đại Từ, TAND huyện Định Hóa. Cấp tỉnh có TAND tỉnh Thái Nguyên.

Kế thừa và phát huy những thành quả đạt được trong các thời kỳ trước, từ sau khi chia tách đến nay, mặc dù gặp phải những khó khăn về mặt nhân sự, về điều kiện cơ sở vật chất, nhất là việc phục vụ yêu cầu của Đảng, Nhà nước và của ngành cũng như yêu cầu xây dựng của địa phương, nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo ngành TAND tỉnh Thái Nguyên đã được điều động đến các đơn vị, các ngành khác. Tuy vậy, với những nỗ lực vượt bậc nhằm hoàn thiện ngành để xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, căn cứ Luật tổ chức Tòa án năm 2002, các Nghị quyết của Đảng và Quốc Hội về tổ chức và hoạt động của ngành Tòa án, ngành TAND tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành những thay đổi quan trọng về cơ cấu tổ chức và hoạt động theo định hướng cải cách tư pháp. Trong đó thực hiện quy định của Luật tổ chức TAND năm 2002, TAND tỉnh Thái Nguyên được bổ sung và hoàn thiện cơ cấu tổ chức với 05 Tòa chuyên trách là Tòa Hình sự; Tòa Dân sự; Tòa Kinh tế; Tòa Hành chính; Tòa Lao động và 03 Phòng nghiệp vụ là Văn phòng, Phòng Giám đốc kiểm tra và Phòng tổ chức cán bộ. Đối với các Tòa án cấp huyện, tại tất cả 09 đơn vị đều có Chánh án và Phó chánh án.

Qua những năm xây dựng và trưởng thành, với sự nỗ lực đồng lòng của tập thể cán bộ công chức, ngành TAND tỉnh Thái Nguyên mà tiền thân là ngành TAND tỉnh Bắc Thái đã không ngừng trưởng thành về mọi mặt. Đó là sự cần thiết về cơ cấu tổ chức, sự lớn mạnh về năng lực chuyên môn và sự vững vàng về phẩm chất đạo đức, nhận thức chính trị của cán bộ công chức tại 05 Tòa chuyên trách, 03 phòng nghiệp vụ của TAND tỉnh Thái Nguyên và 09 TAND cấp huyện. Thông qua các hoạt động nghiệp vụ, ngành TAND tỉnh Thái Nguyên đã phát huy xuất sắc những thành quả đạt được của các thế hệ đi trước, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Qua đó đã trở thành một thiết chế không thể thiếu trong hệ thống chính trị của tỉnh Thái Nguyên, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng Thái Nguyên ngày càng văn minh, giàu mạnh.

Theo số liệu thống kê chính thức đến hết năm 2012, ngành TAND tỉnh Thái Nguyên có 181 cán bộ, trong đó có 71 Thẩm phán, 76 thư ký và các chức danh khác. Toà án tỉnh có 68 cán bộ, trong đó gồm 01 Chánh án, 02 phó Chánh án, 05 Chánh tòa, 24 Thẩm phán, 02 thẩm tra viên, 20 thư ký và các chức danh khác. TAND cấp huyện có 113 cán bộ, trong đó có 47 thẩm phán, 56 thư ký và các chức danh khác. Về trình độ học vấn: có 08 cán bộ đạt trình độ thạc sỹ, 154 cán bộ đạt trình độ cử nhân, 04 cán bộ đạt trình độ cao đẳng, 06 cán bộ đạt trình độ trung cấp. Về trình độ lý luận chính trị: có 15 cán bộ đạt trình độ lý luận cao cấp và cử nhân, 68 cán bộ đạt trình độ lý luận trung cấp. Hầu hết tất cả cán bộ đều có trình độ cơ sở về tin học và ngoại ngữ. Bên cạnh đó, có 131 cán bộ là Đảng viên đảng cộng sản Việt Nam trong đó có 88 nữ, dân tộc thiểu số là 49 cán bộ.

Ngoài ra, các TAND ở Thái Nguyên còn có 286 HTND ở cả 2 cấp Tòa án tham gia vào hoạt động xử xét theo quy định của pháp luật. Thời gian vừa qua, TAND của Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu lớn trong việc xây

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022