Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người - 8

đến độ, cũng theo Thánh Kinh, “vì thế, người nam sẽ từ bỏ cha mẹ mình và luyến ái với vợ mình. Và cả hai trở nên một”. Hình thức hôn nhân này không chỉ được nhìn thấy qua các nền văn hóa của nhân loại, dù dưới chế độ phụ hệ hay mẫu hệ, hoặc ngay cả trong chế độ đa thê trước đây. Do đó, hôn nhân đồng tính không trả lời được đòi hỏi của Thiên Chúa về sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Hôn nhân đồng tính cũng không giải thích được lý do tại sao từ ban đầu Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam, có nữ và Ngài đã nối kết họ để cả hai nên một xương thịt với nhau. Vì vậy không thể đi ngược lại lời dạy của Chúa và chấp nhận quan hệ giữa hai người cùng giới.

Hồi giáo (Islam giáo) là một tôn giáo độc thần. Sự ra đời của tôn giáo này gắn liền với một loạt nguyên nhân kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng, những biến chuyển xã hội từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ xã hội có giai cấp, trên cơ sở thống nhất các tín ngưỡng, tôn giáo trên bán đảo này. Sau khi được tiếp nhận chân lý của Kinh Qu’ran, Mohammad đã biến cộng đồng này thành một cộng đồng chính trị với hệ thống chính quyền, luật pháp và những thể chế riêng dựa trên nguyên tắc thống nhất “các tín đồ Hồi giáo là anh em”. Trong tiếng Ả rập, Islam có nghĩa là “sự phục tùng”, “sự vâng lời” nghĩa là các tín đồ phải phục tùng, vâng lời Thượng đế duy nhất là thánh Allah và không ai khác ngoài thánh Allah. Tín đồ Hồi giáo có niềm tin bất diệt rằng nếu họ tuân thủ những điều ghi trong Kinh Qur’an thì sẽ được hưởng cuộc sống vĩnh hằng trên Thiên đàng vào ngày Phục sinh, còn nếu ngược lại họ sẽ bị đày đọa ở nơi Địa ngục.

Hồi giáo coi kết hôn là việc làm cần thiết để xây dựng, gắn kết gia đình, trao đổi yêu thương, thanh lọc bản thân khỏi những điều ô uế, cân bằng nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người một cách hợp lý và đạo đức. Kết hôn là cách tốt nhất để sinh con, duy trì nòi giống, để giữ gìn, bảo vệ dòng tộc, huyết thống và tránh được nhiều bệnh tật nguy hiểm. Kết hôn mang lại sự bình yên, an lành và thanh thản trong tâm hồn, giúp mỗi cá nhân trở thành người chồng, người vợ, người cha, người mẹ thanh khiết và cao quý. Kết hôn

đối với mỗi Tín đồ vừa là trách nhiệm vừa là một hành vi thiêng liêng. Vì vậy vấn đề kết hôn được quy định rất nghiêm ngặt. Mà liên quan đến hôn nhân, theo Hồi giáo, tính dục đồng giới cũng là một hành vi sai trái vì nó làm đảo lộn quy định của tự nhiên, đi ngược lại bản chất con người nên không thể chấp nhận và dung thứ. Bên cạnh đó, Hồi giáo chỉ đạo mọi mặt của cuộc sống, mọi chuẩn mực hành vi, chuẩn mực hoạt động xã hội của mỗi công dân đều được qui định rất rõ ràng. Trong cuộc sống hàng ngày, Hồi giáo có những quy định rất cụ thể về những điều Tín đồ được phép làm và những điều không được phép làm mà không cần đặt câu hỏi tại sao lại có quy định này hay tại sao cái này được phép còn cái kia lại không được phép… mà họ chỉ có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện những quy định này.

Ở Việt Nam, việc những người có cùng giới tính chung sống như vợ chồng, có các mối quan hệ về tình cảm, tài sản chung, con cái phát sinh đã xảy ra nhiều trên thực tế. Nhưng trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Ngoài một phần lí do như đã nói, thì có nhiều quan điểm cho rằng đây là mối quan hệ trái với quy luật tự nhiên, trái với phong tục tập quán, văn hoá của gia đình người Việt và sẽ phá hoại các nền tảng hạnh phúc gia đình truyền thống.

Theo dòng lịch sử, nếp văn hoá của người Việt cho đến ngày nay vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và quan niệm về hôn nhân, về gia đình của nhiều người hiện nay cũng bị ảnh hưởng bởi các quan niệm xã hội của chế độ trước. Chính vì thế, hầu hết các gia đình truyền thống cho rằng hôn nhân giữa những người cùng giới tính là vô loạn, trái với đạo lý thường tình, đi ngược lại ý nghĩa của hôn nhân và gia đình, không phù hợp thuần phong mỹ tục, truyền thống gia đình Việt Nam, không phù hợp quy luật sinh học và không bảo đảm chức năng gia đình về duy trì nòi giống.

Ngoài ra cũng phải kể đến, việc công nhận quyền kết hôn của người đồng tính sẽ phải sửa đổi, bổ sung tất cả các quy định liên quan trong hệ thống pháp luật, như xác định quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản, xác định

cha, mẹ con… nên cần thời gian và kế hoạch cụ thể để giải quyết vấn đề này.


Tiểu kết 2:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.


Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng việc công nhận quyền kết hôn đồng tính trong pháp luật không chỉ do ý chí của các nhà lập pháp mà còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như tôn giáo, tâm lí xã hội, chính trị… Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, trong mỗi nền văn hoá, tôn giáo khác nhau, ở mỗi quốc gia khác nhau thì thái độ đối với vấn đề hôn nhân đồng tính cũng khác nhau. Mỗi nền văn hóa có những chuẩn mực riêng về hôn nhân, tình cảm hoặc tình dục riêng, có nền văn hóa tán thành tình yêu và hôn nhân giữa những người đồng tính trong khi những nền văn hóa khác không tán thành, thậm chí coi đó là điều cấm kỵ. Một số tôn giáo, điển hình là các tôn giáo Abraham lên án hành vi và quan hệ đồng tính luyến ái, nhiều trường hợp có thể bị trừng phạt rất nặng. Trong khi người ở Mỹ Latin như Mexico, Argentina, Bolivia và Brasil thì cởi mở hơn rất nhiều thì tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Trung đông và châu Phi, người đồng tính thậm chí còn không được sống thật với chính mình chứ chưa nói đến việc kết hôn hay tham gia chính trường. Tại các nước châu Á có vẻ không đồng tình với việc pháp điển hoá quyền được kết hôn đồng giới và chưa có quốc gia nào ở châu Á có quy định ủng hộ vấn đề này. Như vậy có thể thấy, hiện tượng đồng giới hầu như đã rất phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề hôn nhân đồng giới vẫn còn nhiều tranh cãi và ở mỗi nước khác nhau lại có những quy định khác nhau, tùy thuộc vào vấn đề đạo đức, thuần phong mỹ tục cũng như mức độ tiếp cận vấn đề của mỗi quốc gia. Vì vậy, con đường để dẫn đến sự công nhận hôn nhân giữa những người đồng tính là hợp pháp còn khá nhiều khó khăn.

Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người - 8


Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO VỆ QUYỀN KẾT HÔN ĐỒNG TÍNH Ở VIỆT NAM

3.1 Hệ quả khi pháp luật không công nhận hôn nhân đồng tính

Tác động gián tiếp tới tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử từ đó ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới người đồng tính

Công nhận hôn nhân giữa những người đồng tính không chỉ đảm bảo quyền kết hôn – một quyền nhân thân quan trọng của con người đã được ghi nhận mà còn có tác động mạnh mẽ tới hiện trạng phân biệt đối xử trên các mặt của đời sống với cộng đồng LGBT nói chung và người đồng tính nói riêng điển hình như trong gia đình, trong trường học, nơi làm việc…. Theo kết quả khảo sát trực tuyến do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) thực hiện trong năm 2016 [12], trong gia đình, họ là nạn nhân của các hành vi ép buộc thay đổi ngoại hình, cử chỉ (62,9%); la mắng, gây áp lực (60,2%); bị nhốt, cầm giữ, ép buộc hay gợi ý rời khỏi gia đình, bị đánh đập (13-14%)… Các hành vi phân biệt đối xử chủ yếu hướng tới việc ngăn thông tin về thành viên gia đình là người đồng tính bị tiết lộ ra ngoài, cố gắng thay đổi xu hướng tính dục và bản dạng giới của họ bằng các biện ép buộc như đi khám bác sĩ, bị ép kết hôn với người họ không mong muốn. Có thể họ cho rằng việc ngăn con cái họ không còn là đồng tính là sự yêu thương dành cho chúng. Nhưng vô hình chung, áp lực chuyển biến thành bạo lực, với nhận thức pháp luật không công nhận thì là những điều sai trái, hành động nhằm ngăn cản đó của cha mẹ hay các thành viên trong gia đình có thể vi phạm các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình như Điều 69 quy định không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới; hay các quy định trong Luật phòng chống bạo lực gia đình (như điều 2).

Trong trường học - môi trường cần hơn cả sự đề cao tính đa dạng và bao dung, nhưng các phát hiện đã chỉ ra một thực tế chưa hẳn như vậy. Dù

trong môi trường giáo dục nhưng những người đồng tính vẫn bị kỳ thị như phải chịu sự bắt nạt, quấy rối bởi bạn bè (53,8%); bị ép buộc thay đổi kiểu tóc, cử chỉ, điệu bộ (39%) thậm chí phải trốn học vì sự kỳ thị (9.8%).

Trong môi trường làm việc – một môi trường quan trọng với những người trưởng thành cung cấp nguồn thu nhập duy trì và phát triển cuộc sống, vừa là nơi tạo ra những cơ hội, kết nối và xây dựng vốn xã hội chủ yếu của nhiều người, những người đồng tính phải chịu sự phân biệt đối xử như bị từ chối nhận vào làm trong khi đủ điều kiện (29,9%); phải nhận những nhận xét, hành động tiêu cực từ đồng nghiệp (48,4%); bị hạn chế thăng tiến (22,6%).

Như vậy, hôn nhân của cặp đôi người đồng tính không được hợp pháp hoá cũng là một trong những nguồn tác động để những hành vi mang rõ sự kỳ thị trên vẫn còn tồn tại mức độ không nhỏ. Còn sự kỳ thị thì họ vẫn có thể trở thành nạn nhân của những vụ bạo lực, sức khoẻ tinh thần không được đảm bảo…khiến họ không tự tin tham gia đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngoài ra, một hậu quả không nhỏ của việc không thừa nhận hôn nhân đồng giới là đã có rất nhiều người đồng tính phải tự tạo vỏ bọc cho mình bằng cách lập gia đình và có con, sau đó mới tìm đến hạnh phúc cho riêng mình bằng cách ly dị chồng/vợ hoặc duy trì những mối quan hệ khác với người đồng giới.

Vấn đề sinh con/nhận nuôi con nuôi và thừa kế phát sinh nhưng chưa được giải quyết

Phân tích về mục đích sống chung của những người đồng tính với những người hiện trong độ tuổi kết hôn, cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường chỉ ra rằng có tới 87,5% quyết định sống chung nhằm mục đích hỗ trợ nhau về tinh thần, tình cảm tạo cảm giác cuộc sống an toàn; 81% nhằm thể hiện tình yêu cam kết chung thuỷ; 70% nhằm có kế hoạch lâu dài sau này như có con cái, tài sản, tuổi già; 65% nhằm thể hiện sự trưởng thành và độc lập; 47% nhằm chia sẻ chi tiêu, tài chính [13]. Có thể thầy, từ quyết định sống chung của những người đồng tính thể hiện khá rõ nét

mong muốn thiết lập một cuộc sống chung ổn định, có vai trò và trách nhiệm giống như mối quan hệ hôn nhân của những người nam và nữ. Về mục đích và ý nghĩa của việc có con, đa phần các cặp đôi cho rằng việc có con sẽ giúp họ tăng cường sự gắn bó cho cuộc sống đôi lứa và bản thân có trách nhiệm hơn với gia đình. Vì không thể sinh con một cách tự nhiên trong mối quan hệ đồng giới, các cặp đôi lựa chọn cho mình các hình hức đa dạng và tùy vào hoàn cảnh từng gia đình như nhận con nuôi là trẻ mồ côi, không nơi nương tựa hoặc có con đẻ nhờ vào sự phát triển của y khoa. Các cặp đôi cùng giới cho biết đa phần những khó khăn của họ đến từ việc không được sự công nhận của xã hội và cộng đồng, sự bảo hộ của pháp luật hay đôi khi là sự phản đối của gia đình. Bên cạnh đó, việc không có sự ràng buộc về mặt pháp luật hoặc không có sự tư vấn, khuyên bảo hay hỗ trợ từ gia đình khi gặp các mâu thuẫn trong tình cảm cũng khiến quan hệ của họ kém bền vững hơn.

Như vậy có thể thấy những người đồng tính thể hiện khá rõ nét mong muốn thiết lập một mối quan hệ nghiêm túc, một cuộc sống chung ổn định, có vai trò và trách nhiệm giống như mối quan hệ hôn nhân giữa người nam và nữ. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa công nhận dạng hôn nhân này nên nhưng chưa có cơ sở pháp lý để điều chỉnh các vấn đề thực tế phát sinh khi họ vẫn đang sống với nhau như vợ chồng như các quan hệ về nhân thân, tài sản, con cái như sinh con riêng hoặc cùng nhận con nuôi.

Vấn đề pháp luật quốc gia không công nhận hôn nhân đồng tính là hợp pháp sẽ có sự tác động nhất định đến thái độ của người khác tới những người đồng tính, đồng thời chưa đảm bảo được quyền kết hôn, quyền mưu cầu hạnh phúc – là những quyền chính đáng một con người cần được ghi nhận. Bên cạnh đó cũng có các vấn đề phát sinh khi cặp đôi đồng tính chung sống như vợ chồng chưa được giải quyết vì đó không phải là một cuộc hôn nhân hợp pháp.

(1) Vấn đề sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Điểm hạn chế của các cặp đôi đồng tính và được coi là thiệt thòi hơn so với những người cặp đôi dị tính là khả năng sinh con của hai người. Nên nhiều người đồng tính chỉ có thể trở thành cha mẹ bằng các cách khác như xin con nuôi hoặc con là con riêng của một người. Người đồng tính nhận nuôi con nuôi là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Nhưng nhiều kết luận khoa học đã chỉ ra người đồng tính cũng thích hợp và có khả năng làm cha mẹ như người dị tính. Không có sự liên quan giữa xu hướng tính dục của cha mẹ với sự điều chỉnh tình cảm, tâm lý và hành vi của đứa trẻ. Hôn nhân sẽ nâng cao tình trạng tâm lý, thể chất, tài chính để nuôi dưỡng một đứa trẻ bởi mộy cặp được pháp luật công nhận sẽ tốt hơn cho đứa trẻ.

Pháp luật hiện hành chỉ quy định hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Nhưng pháp luật chưa coi mối quan hệ của hai người đồng tính là hôn nhân mà vẫn bỏ lửng là “không thừa nhận”.

Trong trường hợp những người đồng tính nam muốn có con đẻ, họ phải sử dụng đến dịch vụ đẻ thuê. Rất khó để duy trì cả quyền và nghĩa vụ của hai người đồng tính với đứa con khi mà người nam đồng tính cùng chung sống thậm chí không thể nhận là bố nuôi vì pháp luật quy định khi mối quan hệ con nuôi đã được xác định thì bố mẹ đẻ không còn quyền và nghĩa vụ với người con này nữa theo khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010:

Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

Tương tự như vậy với trường hợp của một người đồng tính nữ sinh con, người đồng giới cùng chung sống cũng không thể nhận là mẹ nuôi của đứa con và do đó không thể thực hiện quyền giám hộ khi cần thiết.

(2) Vấn đề thừa kế

Nếu không phải hôn nhân hợp pháp, trong trường hợp một trong hai người qua đời đột ngột thì người này cũng sẽ không được quyền thừa kế tài

sản của người kia kể cả hai người đồng tính đã có sự sắp xếp tài sản trong quá trình chung sống. Trong trường hợp này, sẽ có những tài sản chung phải bán đi để trả phần giá trị đó cho người nhà của người đã mất mà không phải món đồ chung nào hai người cũng thực hiện thủ tục đăng ký dân sự về sở hữu chung tài sản.

3.2 Một số kiến nghị đối với các quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân đồng tính

Trong một khảo sát của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, với sự tham gia của 1.881 người đồng tính thì 72% người đồng tính cho biết họ sẽ đăng ký kết hôn và 22% cho biết họ sẽ áp dụng hình thức đăng ký kết đôi dân sự, với tình huống giả định là các hình thức đăng ký kết đôi dân sự và kết hôn đồng giới được pháp luật cho phép. Chỉ có 6% cho biết họ sẽ không đăng ký. Ngoài ra, có một số người cho biết họ sẽ cân nhắc giữa việc áp dụng kết hợp hai hình thức đăng ký để đảm bảo cho cuộc sống hôn nhân của mình được bền vững, ví dụ: đăng ký kết đôi dân sự trước, sau một khoảng thời gian nhất định thì sẽ đăng ký kết hôn. Trong một cuộc khảo sát trực tuyến khác ghi nhận đến ngày 19/4/2019, trong những người tham gia khảo sát, có 80% người ủng hộ Luật hôn nhân đồng tính, 7% người trung lập, 5% người phản đối. Mong muốn được thừa nhận quyền kết hôn là mong muốn chính đáng của người đồng tính. Bên cạnh tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, việc hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính phải dựa trên những nghiên cứu khoa học về tác động tích cực và tiêu cực nếu thừa nhận hoặc không thừa nhận hôn nhân đồng tính trên cơ sở thực trạng xã hội của quốc gia mình để bảo vệ được quyền lợi chính đáng của những người đồng tính đồng thời không gây xáo trộn tâm lý xã hội.

Từ những phân tích trên kết hợp bối cảnh Việt Nam hiện nay, em xin đưa ra một số giải pháp để đảm bảo nhu cầu, quyền lợi cũng như nghĩa vụ trong cuộc sống chung của những cặp đôi cùng giới.

Một là, cần sửa luật Hôn nhân và Gia đình theo hướng thừa nhận hình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023