Những người phản đối hôn nhân đồng tính cho rằng kiểu gia đình này không “tự nhiên” hoặc không phù hợp với các “quy luật tự nhiên”, không phù hợp với chức năng xã hội của hôn nhân và có những khiếm khuyết như: cho rằng những trẻ em có cha và mẹ thật sự sẽ trưởng thành một cách bình thường còn những những trẻ em được nuôi bởi cặp đồng tính sẽ dễ gặp tổn thương tâm lí và lệch lạc trong hành vi, hôn nhân sẽ không được bền vững và làm sụt giảm những giá trị của hôn nhân trong văn hoá xã hội, thúc đẩy tình trạng làm cha/mẹ đơn thân… Do vậy nếu công nhận hôn nhân đồng tính sẽ gây tác hại cho xã hội và trẻ em.
Ngược lại, những người ủng hộ cho rằng công nhận hôn nhân đồng tính là đang bảo vệ quyền con người, vì đó là một quyền chính đáng mà họ được hưởng, đảm bảo sự bình đẳng và quyền lợi giữa những người có xu hướng tính dục khác nhau trong xã hội. Ngoài ra, cộng đồng người LGBT cũng là người đóng thuế cho nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân với nhà nước bở vậy họ xứng đáng và cần được đảm bảo những quyền lợi chính đáng. Trong nhóm có quan điểm ủng hộ này lại chia thành hai mức độ.
Nhóm ủng hộ tuyệt đối: cho rằng cần chấp nhận hôn nhân đồng giới đầy đủ và ngang bằng với hôn nhân khác giới vì đồng tính luyến ái là hiện tượng bẩm sinh, nhu cầu kết hôn của người đồng tính là một nhu cầu tự nhiên giống như những người dị tính. Việc cấm kết hôn có thể tiếp tục dẫn tới sự kỳ thị, người đồng tính dễ có những suy nghĩ hoặc hành động tiêu cực cho chính bản thân họ, gia đình và xã hội.
Nhóm ủng hộ tương đối: Trước mắt, luật chưa công nhận quyền kết hôn giữa những người cùng giới tính theo thủ tục kết hôn của những cặp khác giới nhưng có thể công nhận bằng hình thức kết hợp dân sự hoặc quan hệ đối tác chung nhà như kinh nghiệm một số nước trên thế giới tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết hậu quả về nhân thân, tài sản và con cái nếu có từ việc chung sống giữa những người này.
Tiểu kết 1:
Như vậy có thể khẳng định, theo thời gian quyền con người ngày càng được mở rộng nhằm hướng tới một cuộc sống thực sự vì con người và vì mọi người. Những người LGBT là một trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ. Dưới góc độ pháp luật quốc tế, các văn kiện quốc tế đã ghi nhận sự bình đẳng giữa các xu hướng tính dục và bản dạng giới, chống lại các hành động phân biệt, kỳ thị. Vì vậy, vấn đề bảo vệ quyền, đặc biệt là quyền kết hôn của người LGBT đang thực sự dần trở thành một trong những mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới.
Chương 2: THỰC TRẠNG KẾT HÔN ĐỒNG TÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc công nhận quyền kết hôn của người đồng tính
Có thể bạn quan tâm!
- Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người - 2
- Gia Đình Là Một Tế Bào Cơ Bản Và Tự Nhiên Của Xã Hội, Cần Phải Được Nhà Nước Và Xã Hội Bảo Hộ.
- Quyền Của Người Đồng Tính Cần Được Ghi Nhận Và Bảo Vệ Trong Pháp Luật
- Vấn Đề Ghi Nhận Quyền Kết Hôn Đồng Tính Của Các Nước Trên Thế Giới Và Việt Nam
- Quy Định Pháp Luật Của Một Số Quốc Gia Không Công Nhận Hôn Nhân Đồng Tính
- Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người - 8
Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.
2.1.1 Yếu tố tâm lí, xã hội
Trong Nghị quyết bình đẳng hôn nhân cho người đồng tính ngày 03 tháng 05 năm 2011 của Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association, APA) – tổ chức nghiên cứu chuyên nghiệp về tâm lý học lớn nhất thế giới (với hơn 137.000 chuyên gia ngành tâm lý) tuyên bố rằng đồng tính luyến ái một biểu hiện bình thường trong thiên hướng tính dục của con người. Đồng tính luyến ái không gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, khoẻ mạnh cũng như trong khả năng tạo lập mối quan hệ bền vững với một người cùng giới hay trong việc nuôi dạy con cái sao cho tốt. Vì vậy, Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ hoàn toàn ủng hộ bình đẳng hôn nhân đầy đủ cho các cặp vợ chồng đồng tính và phản đối các chính sách, pháp luật phân biệt đối xử với họ đồng thời kêu gọi các chính phủ liên bang mở rộng công nhận đầy đủ hôn nhân giữa những người cùng giới. Ngoài ra, APA cho rằng việc nâng cao sự hiểu biết của người dân về vấn đề đồng tính là nền tảng cho việc giảm bớt thái độ thành kiến, sự kỳ thị hay phân biệt đối
xử. Do đó, APA rất khuyến khích những nhà tâm lý, những chuyên gia khác cùng nghiên cứu về vấn đề này, là cơ sở khoa học để dân chúng có cái nhìn về đồng tính đúng đắn hơn và các cơ quan chính phủ, các tổ chức xã hội can thiệp trong vấn đề cải thiện sức khoẻ, phúc lợi của người đồng tính.
APA đã ủng hộ mạnh mẽ cho quyền bình đẳng đầy đủ cho những người LGBT trong gần 35 năm dựa trên cơ sở là các nghiên cứu khoa học xã hội về khuynh hướng tình dục. Đồng thời, APA cũng hỗ trợ lợi ích hợp pháp cho các cặp vợ chồng đồng tính từ năm 1997, quyền kết hôn đối với các cặp vợ chồng đồng tính từ năm 2004 và thông qua nhiều báo cáo chính sách, vận động sửa đổi Luật hôn nhân liên bang, nộp báo cáo tóm tắt hỗ trợ hôn nhân đồng tính tại nhiều bang của Hoa Kỳ.
Trong nghị quyết của Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ (American Sociological Association, ASA) – tổ chức nghiên cứu chuyên nghiệp về xã hội học lớn nhất thế giới (với hơn 14.000 nhà xã hội học) khẳng định rằng hạnh phúc của những đứa trẻ không phụ thuộc vào việc chúng có cha mẹ cùng giới hay cha mẹ khác giới khác giới. Do vậy, sửa đổi Hiến pháp định nghĩa hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ mà không thể là giữa hai người cùng giới là cố tình phân biệt đối xử với những người đồng tính cũng như con cái của những người đồng tính bằng cách từ chối có các biện pháp bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm tự động cho các cặp vợ chồng kết hôn. Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ cho rằng, mặc dù nhiều nghiên cứu xã hội học chỉ ra rằng sự bất bình đẳng sẽ phương hại đến lợi ích xã hội và việc sửa đổi hiến pháp như vậy là dựa trên sự thành kiến hơn là những nghiên cứu thực nghiệm cho nên Hiệp hội kịch liệt phản đối đề xuất định nghĩa hôn nhân là chỉ giữa một người nam và một người nữ.
Trong kiến nghị gửi Thượng viện ban hành Luật Bình đẳng Hôn nhân sửa đổi 2010, Hiệp hội tâm lý – xã hội học Australia (The Australian Psychological Society, APS) – tổ chức của các nhà tâm lý và xã hội học tại Úc với quy mô hơn 20.000 thành viên đã tuyên bố rằng: “Không có cơ sở
khoa học cho một khẳng định rằng đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, và những người chuyển giới là ít phù hợp để kết hôn hay để trở thành cha mẹ của những trẻ em khỏe mạnh và được nuôi dạy tốt như ở những người dị tính”. Do đó, Hiệp hội luôn hỗ trợ bình đẳng hôn nhân trong khía cạnh quyền con người, sức khoẻ, an sinh xã hội cho tất cả mọi người bất kể có giới tính hay thiên hướng tính dục nào. APS đã đưa ra kiến nghị rằng chính phủ Úc cần sửa đổi luật để loại bỏ sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính hay khuynh hướng tính dục, tiến xa hơn là ban hành Luật chống phân biệt đối xử để bảo vệ tất cả người dân nước Úc trước sự phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và giới tính. Đồng thời cũng cần công nhận đầy đủ quyền kết hôn, lợi ích hợp pháp và trách nhiệm của các cặp đồng tính như các cặp khác giới tính.
Xét về thái độ xã hội của dân chúng:
Những người ủng hộ việc công nhận người đồng tính được quyền kết hôn thì cho rằng: xã hội Việt Nam đã và đang biến đổi không ngừng với muôn vàn sự đa dạng, trong đó những giá trị văn hóa cũng biến đổi theo tự nhiên, quan điểm về thuần phong mỹ tục cũng đã có sự thay đổi về nội hàm. Vì vậy, trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, đến giai đoạn hiện nay chúng ta nên chấp nhận sự đa dạng của các kiểu loại gia đình thay cho hình ảnh nhất thể hóa về kiểu, loại, cấu trúc của gia đình truyền thống [15]. Trong khi các quan ngại xã hội chỉ đang chú trọng tập trung xem liệu công nhận hôn nhân giữa hai người đồng tính sẽ gây ra những ảnh hưởng nào cho xã hội thì trên thực tế việc không chấp nhận đã gây nên những tác hại xấu cho bản thân và cả gia đình người đồng tính. Dưới sức ép của gia đình và sức ép của những “cái nhìn khác lạ” trong xã hội, nhiều người đồng tính dù không muốn nhưng vẫn phải chấp nhận kết hôn với người khác giới. Hôn nhân không được vun đắp từ tình yêu thì khó có thể bền vững, tất yếu dẫn đến nhiều hệ lụy cho mọi thành viên trong gia đình hình thức đó. Hôn nhân đồng giới không ảnh hưởng đến phát triển dân số và không ảnh hưởng xấu đến trật tự chung của công đồng, hơn thế còn thể hiện sự bình đẳng và hòa hợp xã hội… Thậm chí đây
còn là nhu cầu thực tế của đa số những người đồng tính. Việc pháp luật không thừa nhận quan hệ của cặp đôi đồng tính là quan hệ hôn nhân hợp pháp dẫn đến một số hệ lụy. Bởi, dù pháp luật hiện hành đã không coi việc kết hôn giữa hai người đồng tính là vi phạm pháp luật hay không thừa nhận quan hệ hôn nhân của họ là hợp pháp đi chăng nữa thì trên thực tế, các cặp đôi đồng tính vẫn sống chung và có mong muốn được sống chung. Từ đó tiềm ẩn sự phát sinh các tranh chấp về nhân thân, tài sản, con cái (nhận con nuôi)… các quyền thừa kế, quyền giám hộ, quyền đại diện của người đồng tính với nhau sau khi họ chung sống nhưng lại không có cơ chế pháp lý giải quyết vấn đề này và bảo vệ họ. Người đồng tính hay người dị tính có vai trò quan trọng như nhau trong xã hội loài người, do vậy pháp luật không thể chỉ bảo đảm cho quan hệ hôn nhân khác giới mà làm ngơ trong việc bảo đảm quyền của những người trong quan hệ hôn nhân đồng tính.
Với những người không ủng hộ việc thừa nhận hôn nhân của những người đồng tính cho rằng việc kết hôn của người đồng tính không chỉ chi phối cuộc sống của người đồng tính mà còn tác động ảnh hưởng đến người khác có liên quan. Chính vì vậy pháp luật chỉ nên thừa nhận quyền sống chung của họ. Khi chưa có cơ sở để hiểu thấu đáo về quan hệ tình dục của người đồng tính để phân biệt đâu là đồng tính thật đâu là đồng tính giả thì chưa nên thừa nhận quan hệ hôn nhân. Họ cho rằng kiểu gia đình này không đảm bảo chức năng xã hội là khả năng duy trì nòi giống. Nếu cha mẹ là hai người đồng tính mà nhận nuôi con nuôi thì trẻ em sống trong môi trường gia đình này dễ bị tổn thương tâm lý, dễ dẫn đến những hành vi lệch lạc làm giảm giá trị của hôn nhân trong văn hoá xã hội. Họ không coi đây là vấn đề thuộc nhân quyền, mà cho rằng đây là những tác động tiêu cực đối với xã hội, đặc biệt là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là trẻ em. Vì vậy, pháp luật không nên công nhận dạng hôn nhân này.
2.1.2 Yếu tố tôn giáo
Tôn giáo đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người và được con người mặc nhiên chấp nhận với niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng. Mỗi tôn giáo đều có một mục đích chung là khiến con người sống một cách thuần khiết, một cách khuôn mẫu và đồng thời sống một cách có đạo đức. Lấy địa ngục để minh chứng cho cái xấu, và thiên đường minh chứng cho cái tốt đối với mỗi tôn giáo nhất định. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew (PRC) Hoa Kỳ, thế giới ngày càng tăng thêm niềm tin tôn giáo hơn khi số lượng những người vô thần đang có xu hướng bị thu hẹp so với dân số toàn cầu. Do đó, quan điểm của các tôn giáo có những tác động nhất định đến sự nhìn nhận của con người về các vấn đề trong xã hội.
Hiện tượng đồng tính cũng tồn tại từ rất lâu trong lịch sử, văn hoá và tôn giáo ở mọi thời đại của xã hội loài người. Tình yêu và tình dục đồng giới được khai thác khá nhiều ở trong các tác phẩm nghệ thuật từ thời La Mã cổ đại, thời Phục Hưng, khắp từ Châu Âu sang Trung Đông, Ấn Độ sang Trung Quốc, Nhật Bản. Tại Trung Quốc còn phát hiện ra những di phẩm về chủ đề đồng tính có từ thời đồ đồng. Nói như vậy có nghĩa là vấn đề đồng tính hay tôn giáo đều đã tồn tại từ rất rất lâu trong quá trình phát triển của con người. Nhưng cho đến ngày nay, đồng tính luôn là một vấn đề gây ra nhiều tranh cãi trong mỗi tôn giáo khác nhau.
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn và có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới. Đối với Phật Giáo, đạo Phật là đạo từ bi cứu khổ, bình đẳng và không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, mầu da và giới tính. Với nguyên tắc thương yêu tất cả mọi loài chúng sinh, Phật giáo không chủ trương xét xử, không chống đối hay chỉ trích, lên án người khác, đơn thuần chỉ dựa trên tính chất của người đó, vì điều này được xem như là một sự phê phán thiên vị và không công bằng. Vì thế, xuyên qua những lời giảng dạy của Đức Phật, chúng ta không thấy Ngài phê phán hay lên án những người đồng giới tính về phương diện đạo đức. [22]
Trong mọi kinh điển của đạo Phật chưa có bất kỳ một phê phán về đạo đức nào với vấn đề hôn nhân đồng tính. Theo thuyết luân hồi, dưới góc nhìn của đạo Phật thì giới tính có thể thay đổi từ đời này sang đời khác. Một số Phật tử đã mở rộng quan niệm rằng đồng tính là kết quả của giới tính kiếp trước. Điều đó được thể hiện ngay tại cuộc sống hiện tại và vì nghiệp báo mà giới tính từ kiếp này được đổi sang giới tính khác ở kiếp sau, chẳng hạn như: Nam đổi thành nữ, nữ đổi thành nam…Những sự hoán đổi giới tính trong thuyết luân hồi đều không ảnh hưởng tới nhân cách sống, đạo đức và cách nhìn hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, dù ở giới tính nào kể cả người đồng tính đều phải sống lành mạnh, cố gắng rèn luyện và không phạm vào tội lỗi trong cuộc đời.
Như vậy, Phật giáo không coi quan hệ đồng giới, hôn nhân đồng giới là sai hay đúng. Mà dưới góc nhìn nhân văn của Phật giáo, người đồng tính cũng giống như bao người bình thường khác đều mong muốn hướng đến một cuộc sống ý nghĩa, theo đuổi đến chân – thiện – mỹ. Chúng ta dù ở bất cứ giới tính nào đều cần phải tu dưỡng những giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp. Vì vậy, Phật giáo với quan niệm vô ngã, vô thường, cuộc sống này là tạm bợ, mọi thứ chung quang đều vô thường nên mọi người cần làm điều thiện, không gây đau khổ cho người khác mà cần giúp đỡ, yêu thương họ. Giáo lý Phật vốn từ bi nên dù là nam hay nữ hay người có xu hướng tính dục đồng tính thì cũng đối xử bình đẳng, không kỳ thị với bất cứ chúng sinh nào.
Đối với Thiên chúa giáo, Thánh Kinh đã ghi lại, ngay từ thuở xa xưa khi mới tạo dựng đất trời, Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam và có nữ. Ngài đã tác thành cho họ để trở nên vợ chồng, và xây dựng một khung hình sinh hoạt mang tính cộng đồng đầu tiên của nhân loại. Cấu trúc của gia đình, theo đó, là sự kết hợp chặt chẽ và vững bền giữa một người nam và một người nữ. Sự kết hợp này phản ảnh xã hội tính, giới tính, nhu cầu tâm sinh lý, và nhu cầu bảo tồn nòi giống. Từ mô hình này, vai trò làm chồng, vai trò làm vợ, vai trò làm cha, vai trò làm mẹ, vai trò làm con, làm anh, chị, em… được
thành hình và truyền thụ cho đến ngày nay. Nó cũng là bước khởi đầu cho một mô hình xã hội phát xuất từ hôn nhân giữa người nam và người nữ. Do vậy, quan hệ giữa những người đồng giới không thể thực hiện mục đích đó và bị xem như là một điều hoàn toàn phản tự nhiên vì “việc vợ chồng kết hợp thể xác với nhau để nói lên sự kết hợp sâu xa trong tình yêu nhau và đón nhận con cái sinh ra từ tình yêu của họ là việc đúng với ý Chúa” (Sách Giáo lý Youcat, số 417). Điều ấy có nghĩa, hôn nhân và sự kết hợp thể xác giữa hai vợ chồng được thực hiện vì mục đích duy nhất và trên hết: vun trồng tình yêu giữa hai người khác giới với nhau trong tương quan hôn nhân, để cả hai thành một và để sinh sản con cái.
Trong sách Giáo lý Youcat, số 415 nêu rõ rằng Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ và thân xác họ là để trao hiến cho nhau. Hội Thánh chấp nhận những người thấy mình có khuynh hướng đồng tính luyến ái và khuyến khích không nên kỳ thị chống đối họ. Tuy nhiên, Hội thánh cũng xác định rõ rằng những quan hệ tình dục giữa những người đồng tính luyến ái trong bất cứ hình thức nào đều nghịch lại trật tự của tạo dựng. Như vậy, hôn nhân đồng giới đi ngược lại vơi quy luật tự nhiên, với luật của Chúa và của Hội thánh. Hôn nhân đồng tính không đem lại kết quả cho một sự sống mới là con cái, và việc quan hệ giữa hai người đồng tính là không thể. Không có giáo lý hay giáo luật nào cho phép hôn nhân đồng tính giữa hai người nam hay hai người nữ mà một số quốc gia – trong đó có Hoa Kỳ - đang công nhận dạng hôn nhân này. Họ cho rằng đó là một sự suy thoái trầm trọng về luân lý và mục đích của hôn nhân, một định chế đã có từ lâu trong xã hội con người thuộc mọi nền văn hóa. Định chế đó chỉ nhìn nhận hôn nhân giữa một người nam và một người nữ mà thôi.
Tuy nhiên, Thiên chúa giáo chỉ phản đối hành vi quan hệ đồng giới hay hôn nhân đồng giới mà không tẩy chay hay loại bỏ họ trong mục đích tôn thờ Thiên Chúa và tuyên xưng đức tin vào Chúa. Giáo hội Công giáo vẫn luôn kêu gọi mọi người đón nhận những người đồng giới với một sự tôn trọng,