Quy Định Pháp Luật Của Một Số Quốc Gia Không Công Nhận Hôn Nhân Đồng Tính

tháng 8/2004 để loại trừ hôn nhân đồng tính, định nghĩa hôn nhân là "giữa một người đàn ông và một phụ nữ". Một cuộc khảo sát cho thấy thái độ của người Úc đối với vấn đề hôn nhân đồng giới thay đổi một cách nhanh chóng, công nhận thực tế rằng Quốc hội Úc đang tụt hậu so với các bằng hữu quốc tế trong vấn đề này. Chính phủ của Thủ tướng Malcolm Turnbull đã ủy nhiệm Cục Thống kê Úc (ABS) tiến hành thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý không bắt buộc về hôn nhân đồng giới vào tháng 9/2017. Theo đó, 12,7 triệu người dân đã tham gia bỏ phiếu và chiếm đến 79,5% số lượng những người đáp ứng đủ điều kiện bỏ phiếu hiện nay. Trong số đó, 61,6% đã lựa chọn "Đồng ý" và 38,4% lựa chọn "Phản đối". Thủ tướng Malcolm Turnbull cho biết: "Người dân Úc đã lên tiếng. Và tôi dự định sẽ biến nguyện vọng của họ thành luật trước Giáng sinh". Hầu hết các chính trị gia của Úc đều đã tuyên bố sẽ tôn trọng nguyện vọng của người dân. Bên cạnh đó, những người phản đối cũng sẽ bỏ phiếu thuận nếu như kết quả của cuộc trưng cầu dân ý đa số là "Đồng ý" mặc dù phe ủng hộ cho rằng đây là vấn đề về quyền bình đẳng nhưng phe phản đối lại tập trung vào định nghĩa gia đình, nêu ra những lo ngại về chuyện các vấn đề như giới tính sẽ được giảng dạy ra sao trong trường học nếu chấp nhận vấn đề này.

Ngày 15/11/2017, Úc công bố kết quả trưng cầu dân ý. Theo kết quả của Tổng cục thống kê Úc, 61,6% cử tri (7,8 triệu người) đã ủng hộ việc các cặp đôi đồng giới có thể kết hôn hợp pháp, trong khi 4,9 triệu người phản đối. Cũng theo tổng cục thống kê, số người tham gia trưng cầu vượt mức 70% tại 146 trong số 150 đơn vị bầu cử tại Úc. Ngoại trừ 17 đơn vị bầu cử phản đối, tất cả các đơn vị còn lại đều ủng hộ thay đổi luật. Sở dĩ chính quyền Úc phải tiến hành cuộc trưng cầu ý dân như vậy vì trong suốt thời gian qua, hôn nhân đồng giới trở thành vấn đề gây tranh cãi gay gắt tại nước này.

Ngày 07/12/2017, kết thúc nhiều giờ tranh luận, dự luật chính thức được thông qua. “Đây chính là nước Úc: công bằng, đa dạng, yêu thương và

tôn trọng. Một ngày tuyệt vời, khi nó thuộc về tất cả mọi người dân”. Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull phát biểu tại ngày 7/12/2017 khi Thượng viện Úc chính thức thông qua hôn nhân đồng tính.

Ngoài ra ở hầu hết các quốc gia khác như Na Uy, Anh, Mexico… đều ban hành luật cấm phân biệt đối xử, kỳ thị với người đồng tính. Các quốc gia này cũng cho phép các cặp đôi được chung sống với nhau ở các mức độ khác nhau như thừa nhận hôn nhân đồng giới tính ở Canada, Tây Ban Nha, Nam Phi, Thụy Điển… và một số quốc gia cho phép quan hệ đồng giới dưới các hình thức như kết hợp dân sự hoặc hình thức quan hệ đối tác chung nhà ở các nước như Bulgaria, Chile, Costa Rica, Cuba…

2.2.2 Quy định pháp luật của một số quốc gia không công nhận hôn nhân đồng tính

Không thể phủ nhận được lịch sử, dưới góc độ cá nhân, đồng tính luyến ái từng được ca tụng. Nhưng phần lớn, trong nhiều nền văn hoá, những người đồng tính được không được coi như người bình thường, phải chịu sự kỳ thị, xa lánh hoặc lên án của xã hội. Những nơi có quan điểm ủng hộ đồng tính, họ coi đó là một cách làm cho xã hội tiến bộ. Ở những nơi đồng tính bị lên án, những hành vi cụ thể bị coi là tội lỗi hoặc bệnh hoạn và một số hành vi đồng tính còn bị luật pháp trừng trị.

Những năm 1950, hàng trăm người bị sa thải vì là đồng tính trong một chiến dịch có tên là "Nỗi sợ hoa oải hương" của McCarthyism. Tuy nhiên, nhiều nhà chính trị đã chỉ trích một cách mỉa mai ông vì có phụ tá là người đồng tính là Roy Cohm. Vào tháng 1 năm 2001, Bộ văn hóa Ai Cập cho đốt

6.000 quyển sách thơ đồng tính thế kỷ thứ 8 của nhà thơ Ba Tư-Ả Rập Abu Nuwas để xoa dịu người Hồi giáo.

Hiện nay vẫn còn 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có luật trừng phạt hành vi đồng tính. Không ít trong số đó là các quốc gia phát triển. Danh sách 72 quốc gia hình sự hóa đồng tính luyến ái trong bản báo cáo của hiệp hội Đồng tính, Song tính, Chuyển giới và Lưỡng tính Quốc tế (ILGA):

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

- Châu Á: Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Brunei, Daesh, Ấn Độ, Iran, Iraq, Kuwait, Lebanon, Malaysia, Maldives, Myanmar, Oman, Pakistan, Palestine, Qatarm, Saudi Arabia, Singapore, Sri Lanka, Syria, Turkmenistan, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Uzbekistan và Yemen.

- Châu Phi: Ai Cập, Algeria, Angola, Botswana, Burundi, Cameroon, Comoros, Eritrea, Ethiopia, Gambia, Ghana, Guinea, Kenya, Liberia, Libya, Malawi, Mauritania, Mauritius, Morocco, Namibia, Nigeria, Senegal, Sierra Leone, Somalia, Nam Sudan, Sudan, Swaziland, Tanzania, Togo, Tunisia, Uganda, Zambia và Zimbabwe.

Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người - 7

- Châu Mỹ: Antigua và Barbuda, Barbados, Grenada, Guyana, Jamaica, St Kitts và Nevis, St Lucia, St Vincent và the Grenadines, Trinidad và Tobago.

- Châu Đại dương: quần đảo Cook Islands, Indonesia, Kirbati, Papua New Guinea, Samoa, quần đảo Solomon Islands, Tonga và Tuvalu.

Cũng theo báo cáo hàng năm của hiệp hội Đồng tính, Song tính, Chuyển giới và Lưỡng tính Quốc tế, hiện nay có 8 quốc gia sở hữu khung hình phạt cao nhất là tử hình dành cho hành vi đồng tính luyến ái bên cạnh hàng chục quốc gia khác là bỏ tù hoặc đánh đập. Cụ thể, Nam Phi, Đông Phi, Trung đông và Nam Á là những khu vực khắc nghiệt nhất đối với người đồng tính. Trong khi đó, Tây Âu và những quốc gia thuộc Tây bán cầu là khoan dung nhất.

Ở Iran, Sudan, Ả-rập Xê-út và Yemen, quan hệ tình dục đồng giới có thể bị trừng phạt bằng án tử theo luật Sharia của đạo Hồi. Việc treo cổ người đồng tính trước mặt mọi người ở Iran đã làm hình ảnh chính phủ nước này xấu đi trong mắt nhân dân thế giới. Trong phần 2 điều 117 bộ luật hình sự của Iran có ghi rõ: người thực hiện hành vi tình dục đồng giới sẽ phải nhận án tử hình. Tại 2 quốc gia Hồi giáo khác là Syria và Iraq, án tử hình được thực hiện ở những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố IS. Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất nổi tiếng trên toàn thế giới về những tòa nhà chọc trời và những thành phố có kiến trúc vô cùng tối tân, hiện đại nhưng luật

pháp của nó cũng được xây dựng dựa trên luật Sharia. Vì thế tại đây không cho phép và sẽ tử hình bất cứ ai có quan hệ tình cảm với người đồng giới.

Ở khu vực Trung Đông vốn tập trung nhiều nước đạo Hồi, dựa trên các quan điểm bảo thủ của luật Hồi giáo nên cho rằng ngoài quan hệ tình dục của những cặp vợ chồng đã kết hôn, những quan hệ tình dục khác là bất hợp pháp, không có cơ sở pháp luật nào thừa nhận các hành vi tình dục đó nên đồng tính luyến ái bị pháp luật cấm nghiêm khắc. Duy nhất ở Israel, quyền của người đồng tính được pháp luật hỗ trợ. Israel là nước có tỉ lệ ủng hộ hôn nhân đồng giới cao nhất thế giới với 61% người dân ủng hộ. Israel là nước Trung Đông đầu tiên và duy nhất cho đến nay công nhận sự chung sống không đăng ký của cặp đôi đồng giới. Mặc dù chưa công nhận hôn nhân đồng giới, Israel là quốc gia Trung Đông đầu tiên và duy nhất cho đến nay có thái độ công nhận hôn nhân đồng giới ở nước khác.

Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Chính phủ một mặt công nhận sự tồn tại trên thực tế của người đồng tính và yêu cầu xã hội tôn trọng những người này, mặt khác phản đối các đặc điểm thuộc văn hóa đồng tính phương Tây, cho đây là sự ủng hộ chủ nghĩa hưởng thụ, phân chia giai cấp và tình dục bừa bãi. Pháp luật nước này không có quy định về chống phân biệt đối xử, kỳ thị dựa trên xu hướng tình dục. Quan hệ đồng tính luyến ái không bị xem là vi phạm pháp luật nhưng cũng không được bàn tán công khai ở đất nước này. Với quan điểm hôn nhân nam nữ là nền tảng vững cho xã hội, luật pháp Triều Tiên không thừa nhận kết hôn đồng giới, kết hợp dân sự hay đối tác dân sự [20].

Như vậy, việc không công nhận đầy đủ các quyền lợi mà một người đương nhiên được hưởng, trong đó có quyền kết hôn của những người đồng giới, đó chính là sự phân biệt đối xử. Quyền con người được đảm bảo tuyệt đối chỉ khi đạt được sự bình đẳng cho tất cả mọi người thuộc mọi giai tầng trong xã hội. Quyền kết hôn là một quyền thiêng liêng trong đời sống của mỗi cá nhân. Do vậy, bảo vệ quyền kết hôn của người đồng giới sẽ đảm bảo được

giá trị xã hội của pháp luật, hướng đến tính công bằng thay vì biện minh cho sự phân biệt đối xử của mình là chính đáng.

2.2.3 Quy định pháp luật của Việt Nam

Thời gian gần đây, tình trạng công khai xu hướng tính dục của mình khá phổ biến tuy nhiên chưa có cuộc điều tra ước lượng một cách tương đối về số lượng người đồng giới tại Việt Nam. Có nhiều nghiên cứu khác nhau của các quốc gia trên thế giới về tỷ lệ những người đồng giới này nhưng cho các tỷ lệ khác nhau, dao động từ 1% đến 9% người ở độ tuổi sinh hoạt tình dục. Theo báo cáo khoa học từ tổ chức y tế thế giới (WHO) của Liên hợp quốc, khoảng 3% dân số có thiên hướng đồng tính. Nếu như tỉ lệ này áp dụng ở Việt Nam thì cả nước có khoảng hơn 1,97 triệu người đồng tính (tính theo số liệu dân số theo độ tuổi tính đến đầu năm 2017, Việt Nam có khoảng 65,82 triệu người trong độ tuổi từ 15-64 tuổi). Vì vậy, vấn đề đảm bảo quyền lợi chính đáng của họ cần được giải quyết thoả đáng.

Người LGBT nói chung và người đồng tính ở Việt Nam không phải chịu sự phân biệt đối xử gay gắt hay những quy định hà khắc như bỏ tù, đánh đập thậm chí tử hình khi quan hệ đồng giới như một số quốc gia khác mà vẫn được hưởng hầu hết các quyền như người dị tính. Nhưng hiện nay, Việt Nam chưa công nhận quyền kết hôn của người đồng tính mặc dù quyền kết hôn là một quyền nhân thân quan trọng của mỗi cá nhân, đã được pháp luật công nhận. Bộ Luật dân sự năm 2015 có quy định:

Điều 39. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.

2. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.

Luật HN&GĐ năm 2014 bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, thay vào đó là quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8). Như vậy, trong tình hình xã hội hiện nay, người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng dưới góc độ luật pháp thì họ không được coi là vợ chồng và không thể đăng ký kết hôn với Nhà nước. Vì vậy khi có tranh chấp xảy ra giữa các cặp đôi đồng tính thì sẽ không có sự bảo vệ của pháp luật. Bên cạnh đó, Điều 48 trong Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, Hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định về những hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng (mức phạt từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng) thì hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính cũng đã được bãi bỏ.

Đây là kết quả của quá trình vận động và thảo luận xã hội trong suốt nhiều năm, các nhà làm luật đã nhìn nhận tích cực hơn về quyền kết hôn, bình đẳng của người đồng tính và các cặp đôi cùng giới. Tuy luật hôn nhân và gia đình hiện hành không cấm những người cùng giới tính kết hôn nhưng cũng không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới. Tức là, những người đồng giới có thể tổ chức lễ cưới chung sống với nhau trên thực tế nhưng không thể đi đăng ký kết hôn, không được cấp chứng nhận kết hôn, hay việc chung sống của họ sẽ không được pháp luật thừa nhận, và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ như vợ chồng giữa họ. Họ sẽ không được pháp luật bảo vệ theo quan hệ vợ chồng khi có tranh chấp xảy ra. Với quy định như hiện tại thì quyền kết hôn của những người cùng giới đang ở tình trạng vô thừa nhận.

Như vậy, thực tế về mặt quyền không có gì thay đổi cả. Tuy nhiên về mặt tác động tới xã hội cũng bớt đi phần nào tâm lý bị xã hội, cộng đồng phân biệt đối xử. Hôn nhân cùng giới không còn bị coi là hành vi bị ngăn cấm hay gây nguy hại gì cho xã hội nữa và tiến tới sẽ có thể được thừa nhận trong tương lai.

2.3 Những khó khăn trong việc ghi nhận quyền kết hôn đồng tính

Thứ nhất, do hội chứng ghê sợ đồng tính luyến ái:

Đây là thái độ tiêu cực, ghê sợ, định kiến xã hội đối với nhóm người đồng tính. Xuất phát dẫn đến điều này là niềm tin tôn giáo khi tôn giáo mà mình theo có thái độ phản đối hành vi đồng tính hoặc do những cảm giác chủ quan mặc định việc căm ghét người đồng tính. Có thể lấy một ví dụ như ở Mỹ, theo FBI 15.6% vụ tấn công do thù ghét được trình báo với cảnh sát là do kì thị thiên hướng tình dục. Trong đó 61% vụ tấn công là nhằm vào người đồng tính nam. Năm 1998 một sinh viên đồng tính, Mathew Shepard, bị giết là một trong những vụ tai tiếng nhất ở Mỹ. Hội chứng nào gồm chứng tự sợ đồng tính luyến ái và chứng ghê sợ đồng tính luyến ái

Về chứng tự sợ đồng tính luyến ái: Cảm giác khi phát hiện ra mình là người đồng tính chưa bao giờ là cảm giác tích cực với họ. Khi phát hiện ra là mình là người đồng tính thì họ hoang mang, có thái độ sợ hãi, tiêu cực, hoảng sợ nếu như bị mọi người phát hiện. Nỗi sợ này lớn dần khiến họ luôn trong trạng thái mặc cảm, tự ti, cô lập. Để giải toả tâm lý họ tìm đến những chất kích thích, những lối sống không lành mạnh hay phá phách thậm chí là tự tử. Khi mắc chứng này, họ không còn ý chí phấn đấu hay đấu tranh cho quyền lợi mà lẽ ra họ đáng được hưởng.

Về chứng ghê sợ đồng tính luyến ái: những phản ứng gay gắt của xã hội, sự phân biệt đối xử trong các sinh hoạt xã hội, trong công việc, trong các hành vi bạo lực nhằm miệt thị người đồng tính hay định kiến, lăng mạ và bạo hành thể xác ở gia đình, chê cười tại trường học hay sa thải, từ chối tuyển

dụng tại nơi làm việc. Những người mắc hội chứng này đại diện cho nhóm phản đối công nhận quyền kết hôn của người đồng tính.

Cũng có thể coi chứng sợ đồng tính như kết quả của việc coi trọng quá mức giá trị của hình mẫu dị tính luyến ái. Chủ nghĩa độc tôn dị tính (heterosexism) chính là một hình thức đoan chắc sự vượt trội về mặt đạo đức, pháp lý và nhân loại học của dị tính luyến ái so với đồng tính luyến ái và cũng là tiền đề cho tâm lý bài trừ người đồng tính. Dị tính luyến ái lấn át tôn ti của giá trị tính dục do nó bảo vệ việc duy trì nòi giống. Nó nhanh chóng trở thành phương tiện, một ý thức hệ của nhà nước nhằm bảo đảm khái niệm gia đình và tính liên tục của các xã hội. Chủ nghĩa độc tôn dị tính rất dễ trở thành chứng sợ đồng tính khi nó từ chối quyền của người đồng tính được có một cuộc sống bình thường. Ngày nay, mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được nuôi nấng bởi cặp bố mẹ đồng tính đều phát triển bình thường nhưng suy nghĩ độc tôn dị tính vẫn tồn tại bởi họ cho rằng chỉ những cặp bố mẹ nam và nữ mới có đủ tư cách pháp lý để nuôi đứa trẻ.

Thứ hai, do ảnh hưởng bởi tư tưởng tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo và Hồi giáo

Như đã được đề cập ở trên, các quan điểm của hầu hết tôn giáo điển hình là Thiên Chúa giáo và Hồi giáo đều cho rằng chỉ có sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ mới được coi là hôn nhân. Vì trong Thánh Kinh đã ghi lại, ngay từ thuở xa xưa khi mới tạo dựng đất trời, Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam và có nữ. Ngài đã tác thành cho họ để trở nên vợ chồng, và xây dựng một khung hình sinh hoạt mang tính cộng đồng đầu tiên của nhân loại. Cấu trúc của gia đình, theo đó, là sự kết hợp chặt chẽ và vững bền giữa một người nam và một người nữ. Sự kết hợp này phản ảnh xã hội tính, giới tính, nhu cầu tâm sinh lý, và nhu cầu bảo tồn nòi giống. Qua ánh sáng Lời Chúa thì hôn nhân không chỉ là một thỏa hiệp, một khế ước được xã hội công nhận, nó còn mang ý nghĩa một Bí Tích, một ơn gọi. Chính Thiên Chúa đã kết hợp Adong với Evà. Tình yêu nối kết giữa hai người khắng khít

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023