Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông - Tây - 9

đang bỏ ngỏ này. Nhờ đó, tương quan giữa doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics của Việt Nam trên EWEC so với doanh nghiệp của các nước bạn đã có sự thay đổi đáng kể – trong thời điểm hiện tại Việt Nam đang có những doanh nghiệp mạnh, có khả năng cạnh tranh. Hoạt động logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây đã mang lại cho các doanh nghiệp nhiều lợi thế như:

- Giảm chi phí và thời gian: hiện nay, đa phần các doanh nghiệp giao nhận vận tải biển của Việt Nam không có hệ thống kho vận toàn cầu, nên thường mất một khoản phí lớn cho việc thuê kho để lưu trữ hàng hoá. Khi áp dụng logistics trong vận tải biển, các doanh nghiệp buộc phải có hệ thống kho của riêng mình cả ở trong nước và nước ngoài, do đó khi làm công tác giao nhận vận tải các doanh nghiệp có thể gom các lô hàng lẻ và lưu kho chờ đến khi có thể đóng thành một lô hàng lớn thì chuyển xuống tàu gửi đi. Như vậy, chi phí gửi một lô hàng lớn sẽ rẻ hơn là gửi một lô hàng nhỏ lẻ, thêm vào đó sẽ không phải mất thêm một khoản chi phí thuê kho. Ngoài ra mục tiêu của logistics là vận chuyển hàng đến đúng lúc (Just in time) và không để hàng tồn kho (zero stock), tức là phải đảm bảo tối thiểu hoá thời gian chờ đợi tại các điểm và tránh lưu kho. Do đó, người cung cấp dịch vụ logistics phải sắp xếp lịch trình phù hợp cho hàng hoá tới cảng là được bốc ngay lên phương tiện vận chuyển và khi tới cảng đích là được dỡ ngay xuống giao cho chủ hàng, nên giảm được thời gian hàng phải nằm chờ tại kho hàng hay trên phương tiện vận tải, chủ hàng cũng như người vận tải sẽ không tốn chi phí lưu kho hay chi phí phạt chậm xếp dỡ hàng, những chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành cung cấp dịch vụ giao nhận, vận tải. Tình hình tương tự sẽ xảy ra ở các tuyến đường sắt và đường ôtô, khi doanh nghiệp cũng cố gắng hết mức có thể giảm thời gian hàng hóa từ tay người gửi đến tay người nhận hay thời gian hàng lưu tại các kho đường bộ. Điển hình do EWEC là tuyến hành lang giao thông đường bộ, cho nên các hãng logistics lại càng phải chú trọng vấn đề này hơn nữa.

- Tăng sự linh hoạt và chủ động trong hoạt động của các doanh nghiệp: khi áp dụng logistics các doanh nghiệp phải có một hệ thống kho bãi, chủ động trong việc lưu kho và bảo quản hàng hoá, có đội xe hoặc đội tàu của riêng mình để chủ động về giá cước, và giành được quyền vận tải nhằm mang lại doanh thu lớn hơn. Đồng thời khi áp dụng logistics, buộc các doanh nghiệp giao nhận vận tải phải có một hệ thống quản trị thông tin với việc ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin, giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc nắm bắt thông tin kịp thời để đưa ra những quyết định đúng đắn như: nắm rõ lịch trình di chuyển của hàng hóa, tình trạng hoạt động của các cảng để có thể bố trí tàu vào cảng kịp thời, tình trạng hoạt động của các tuyến giao thông đường ôtô, có kế hoạch chủ động gom hàng để chuyển đi đúng tuyến, nắm bắt kịp thời sự biến động của giá cả và linh hoạt thay đổi cho phù hợp với thị trường chung. Hơn nữa, việc áp dụng logistics còn giúp cho việc tiến hành các thủ tục thông quan hàng hoá thuận tiện hơn. Khi hàng hoá chưa về tới cửa khẩu thì thông tin về hàng đã được hải quan nước sở tại nhận được và làm sẵn thủ tục, khi hàng về tới cửa khẩu sẽ mất ít thời gian hơn trong khâu làm thủ tục và các doanh nghiệp sẽ chủ động sẵn sàng hơn trong việc vận chuyển hàng hóa, giảm thiểu thời gian thông quan.

- Tăng khả năng cạnh tranh: như đã phân tích, khi ứng dụng logistics, các doanh nghiệp giao nhận vận tải nói chung sẽ giảm được chi phí, giảm thời gian “chết” mà hàng phải chờ đợi để được giải phóng, đảm bảo đúng lịch trình của hàng, để hàng đến nơi đúng lúc và đúng chỗ. Điều đó làm tăng chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải, giảm giá thành dịch vụ, tăng uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vì yếu tố giá cả và chất lượng của dịch vụ là hai yếu tố quan trọng nhất tác động tới chủ hàng quyết định thuê hãng logistics nào cung cấp dịch vụ cho mình. Áp dụng logistics đòi hỏi phải có hệ thống tiêu chuẩn đạt chất lượng quốc tế, như vậy thì đương nhiên chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải cũng tăng theo như một hệ quả tất yếu. Khi ứng

dụng logistics toàn cầu, người giao nhận chỉ cần nhập số vận đơn cùng với mã số chuyến hàng vào máy tính và chỉ sau 5 phút đã có thể nắm bắt được các thông tin chi tiết về ngày, giờ, địa điểm hàng đến và thông báo lại cho chủ hàng. Như vậy, doanh nghiệp càng ngày càng cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, giữ chân được những khách hàng cũ và thu hút được thêm nhiều khách hàng mới. Logistics đã thực sự trở thành một vũ khí cạnh tranh lợi hại, giúp những ai biết sử dụng giành chiến thắng.

- Tăng doanh thu và lợi nhuận: những lợi ích mà logistics mang lại cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải trên hành lang kinh tế Đông – Tây quả là không nhỏ: giảm chi phí, giảm thời gian hàng “chết”, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp… và điều này là hệ quả tất yếu cho việc tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp. Doanh nghiệp áp dụng logistics sẽ thực hiện trọn gói dịch vụ cung cấp hàng hoá “từ kho tới kho”, như vậy nghiễm nhiên có thể thu thêm các khoản phí từ phía chủ hàng, dẫn tới doanh thu của doanh nghiệp tăng lên. Thêm nữa, nếu có một doanh nghiệp nào đó đứng ra làm đầu mối cung ứng dịch vụ logistics thì sẽ thu hút được rất nhiều người giao nhận khác tham gia, trở thành các chân rết thu gom hàng để chuyên chở nhằm hưởng lợi từ hệ thống kho vận và mạng

thông tin toàn cầu của doanh nghiệp. Như vậy học thuyết kinh tế “lợi thế tăng theo quy mô” đã thể hiện đầy đủ sự đúng đắn của nó: chi phí gửi một lô hàng lớn bao giờ cũng rẻ hơn rất nhiều so với chi phí gửi nhiều lô hàng nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp giao nhận, thu phí từ các chủ hàng lẻ nhưng lại gom vào thành một lô hàng lớn và gửi cho người chuyên chở thực sự với mức phí của một lô hàng lớn và thu lợi nhuận từ phần chênh lệch đó. Như vậy thông qua việc cung ứng dịch vụ logistics thì các doanh nghiệp giao nhận vận tải càng thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Thuận lợi như vậy, nhưng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nói chung và dịch vụ vận tải giao nhận nói riêng của Việt Nam trên

hành lang kinh tế Đông – Tây đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn, có thể kể đến như:

- Khó khăn đầu tiên chính là vấn đề chi phí. Do hoạt động logistics bao gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn nên để áp dụng toàn bộ hoạt động này cần chi phí khá lớn và phức tạp hơn dịch vụ vận tải giao nhận thông thường. Doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào kho tàng bến bãi nhà xưởng, năng lực giao thông vận tải, mạng lưới thông tin liên lạc, nguồn nhân lực…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Tiếp theo là khó khăn về vấn đề nhân lực. Việt Nam hiện nay còn rất thiếu những người điều hành có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics. Trong bất cứ một lĩnh vực nào, con người và tri thức vẫn là một yếu tố quyết định. Không có hoặc thiếu người điều hành có năng lực và kinh nghiệm thì không thể thành công và đạt hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Logistics là một lĩnh vực rất mới đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của Việt nam nói riêng cho nên nguồn nhân lực còn rất yếu và thiếu. Đội ngũ cán bộ quản lý điều hành hiện đang được đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý, kinh nghiệm ngày càng được nâng cao, hầu hết đạt trình độ đại học. Tuy nhiên họ vẫn làm việc với phong cách quản lý cũ, chưa thích ứng kịp với điều kiện hoàn cảnh mới,

chưa được trang bị toàn diện kiến thức về logistics cũng như quản trị logistics. Về đội ngũ nhân viên nghiệp vụ phần lớn có bằng cấp nhưng lại chưa được đào tạo chuyên sâu về logistics, tất cả đều phải tự nâng cao trình độ. Về đội ngũ công nhân lao động trực tiếp trên thực tế trình độ học vấn thấp cho nên còn rất mơ hồ với hoạt động logistics. Công việc của họ đơn điệu chỉ là bốc xếp, kiểm đếm, coi giữ, lái xe… và sử dụng sức người nhiều hơn là máy móc.

Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông - Tây - 9

- Vai trò của mạng lưới thông tin trong quá trình tổ chức dịch vụ logistics là rất quan trọng và có thể nói nó quyết định sự thành công hay không của các nhà cung cấp dịch vụ này. Nhưng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận hiện đang ứng dụng công nghệ thông tin ở

mức độ còn hạn chế. Việt nam còn thiếu những thiết bị công nghệ cần thiết cho các hoạt động liên quan tới logistics. Trên thế giới hiện nay vai trò của công nghệ thông tin được đánh giá rất cao, nhiều người cho rằng công nghệ thông tin như vị cứu tinh đối với các nhà sản xuất kinh doanh. Logistics chỉ có thể ứng dụng và phát huy hiệu quả trên cơ sở tận dụng các ưu điểm của công nghệ tin học, bằng việc ứng dụng các luồng thông tin để giám sát theo dõi toàn bộ quá trình vận động của hàng hoá. Việc sử dụng hệ thống trao đổi dữ liệu bằng hệ thống máy tính điện tử (tiếng Anh: Electronic Data Interchange, sau đây dược gọi là EDI) với sự hỗ trợ của mạng lưới thông tin liên lạc và công nghệ xử lý đóng vai trò sống còn đối với sự di chuyển của hàng hoá và chứng từ. Như vậy có thể hiểu logistics trong toàn bộ quá trình phân phối vật chất, thực chất là sử dụng thông tin để tổ chức và quản lý chu trình di chuyển hàng hoá qua nhiều công đoạn, chặng đường, phương tiện, địa điểm khác nhau. Hiện tại ở Việt Nam số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận sử dụng các thiết bị công nghệ cao để phục vụ công việc kinh doanh còn hết sức hạn chế, chủ yếu dùng để phục vụ công việc văn phòng. Sự phát triển của mạng nội bộ doanh nghiệp trên hệ thống thông tin toàn cầu nhằm cập nhật, khai thác, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động phục vụ nhu cầu kinh doanh song chưa thật sự trở thành một nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khái quát lại, logistics là một trong những hoạt động còn mới mẻ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế thương mại trên hành lang kinh tế Đông – Tây nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, không có một hoạt động nào của doanh nghiệp lại không có nhu cầu ứng dụng logistics. Một doanh nghiệp dù là nhỏ nhất cũng cần phải có cơ sở vật chất ở một địa điểm nào đó, có hoạt động dự trữ tất cả những gì cần cho sản xuất ra sản phẩm, và có các phương thức vận tải để thu mua vật liệu sản xuất cũng như để phân phối sản phẩm cuối cùng… Hoạt động và dịch vụ logistics đã phát triển rất

nhanh chóng. Nếu giữa thế kỷ 20 rất hiếm doanh nhân hiểu được logistics là gì thì đến cuối thế kỷ 20, logistics đã được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất và dịch vụ. Chính vì thế, để tránh tụt hậu trong cơn lốc hội nhập hiện nay, việc ứng dụng logistics chính là giải pháp tối ưu và có thể xem đây như việc ứng dụng công nghệ tiên tiến để các doanh nghiệp Việt Nam khắc phục những điểm yếu của mình và thành công, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trên EWEC. Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của logistics, tất cả các doanh nghiệp – kể các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hay doanh nghiệp cung cấp dịch vụ càng cần dành nhiều sự quan tâm hơn nữa tới lĩnh vực này.‌

V. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG – TÂY

1. Thuận lợi

Việt Nam nói chung, các địa phương thuộc hành lang kinh tế Đông – Tây nói riêng có những thuận lợi nhất định để có thể phát triển hoạt động và dịch vụ logistics của mình trong thời gian sắp tới. Quan trọng là cần biến những lợi thế thành những điểm mạnh có thể tận dụng được chứ không chỉ nằm trên lý thuyết mà thôi. Có thể kể ra một số thuận lợi như:

1.1. Vị trí địa lý

Việt Nam thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nơi hoạt động kinh tế sẽ diễn ra sôi động nhất nhì thế giới trong thế kỷ XXI. Hoạt động kinh tế phát triển thì các luồng hàng hoá, thông thương trong khu vực và giữa khu vực với thế giới cũng sẽ tăng trưởng, tạo cơ hội cho logistics phát triển. Việt Nam lại nằm ở trung tâm của biển Đông, nơi có các tuyến đường biển nhộn nhịp với lưu lượng tàu bè qua lại hàng ngày từ 150 đến 200 chiếc. Theo dự báo, vào những năm đầu thế kỷ XXI, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua biển Đông của các nước khu vực Đông Nam Á có thể tăng gấp hai lần [7]. Vị

trí Việt Nam án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Việt Nam đóng vai trò là chiếc cầu nối cực kỳ quan trọng giữa các vùng, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Biển và vùng ven biển là mặt tiền quan trọng của đất nước để mở cửa ra bên ngoài. Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển nối với các khu vực sâu trong nội địa, đặc biệt là tuyến đường xuyên Á và hành lang kinh tế Đông – Tây tạo khả năng chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu tới mọi miền đất nước, đặc biệt là tới các nước trong khu vực và trên thế giới. Các địa phương của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông – Tây hội tụ một số điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển logistics, đặc biệt là trong trong giao nhận vận tải đường biển, tiếp theo là giao nhận vận tải đường bộ. Điều kiện địa lý của Việt Nam tại Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng cho phép nước ta phát triển thế mạnh của mình là giao nhận vận tải biển. Các địa phương này là cửa ngõ phía Đông của hành lang kinh tế Đông – Tây, là cửa ngõ ra biển Đông và đi tới tất cả các cảng biển khác trên thế giới. Hệ thống cảng biển tại đây Nhà nước quy hoạch nằm trên tuyến đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A, lại nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế là lợi thế so sánh vô cùng lớn trong phát triển logistics. Đồng thời hệ thống sông ngòi nhiều, liên thông với biển sẽ rất thuận lợi cho việc chuyển tiếp hàng hoá bằng đường nội thuỷ từ biển đi sâu vào đất liền giao hàng. Hệ thống đường bộ cũng sẽ giúp hoạt động logistics dễ dàng hơn nữa, hàng hóa có thể từ các địa phương này qua cửa khẩu Lao Bảo sang Lào đến thị trường tiểu vùng sông Mê – kông hay từ tiểu vùng sông Mê – kông ra với thế giới.

1.2. Thế và lực mạnh hơn so với trước

Bước vào thập kỷ 2001 – 2010, lực của Việt Nam đã khác trước rất nhiều. Các nguồn lực như lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, các loại thị trường... đều đã và đang được củng cố, sẵn sàng cho phép khai thác để phát triển kinh tế. Lực lượng lao động dồi dào với trình độ ngày càng được cải thiện, điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội ổn định, cơ chế chính sách của Nhà nước ngày càng thông thoáng theo hướng tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp sẽ là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy logistics trong nước phát triển, hơn thế thực tế còn chứng minh sự thu hút, hấp dẫn các công ty logistics quốc tế lớn đến với thị trường nước ta.

Thế của Việt Nam cũng đã khác. Ngày nay Việt Nam có quan hệ kinh tế thương mại rộng rãi với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Chính sách mở cửa và hội nhập tạo ra khả năng mở rộng thị trường, có thêm nhiều đối tác để phát triển kinh tế và tăng cường quan hệ mua bán với các nước trên thế giới. Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO, đồng thời tham gia rất nhiều tổ chức hợp tác kinh tế khu vực với vai trò tích cực. Và như vậy, khối lượng hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam và các nước sẽ tăng, thương mại hàng hóa tăng sẽ nhanh chóng kéo theo sự gia tăng thương mại dịch vụ, trong đó có giao nhận vận tải và logistics. Ngoài ra, hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng được đẩy mạnh. Họ liên doanh liên kết với các đối tác Việt Nam trong việc xây dựng khu chế xuất, nhà máy, cảng biển, sân bay cũng như nhiều công trình khác. Vì vậy hoạt động logistics cũng sẽ có cơ hội rất lớn để phát triển.

1.3. Đổi mới về nhận thức

Về nhận thức, những năm qua, Nhà nước, chính quyền địa phương trên hành lang kinh tế Đông – Tây cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics đã có những nhận thức nhất định về tầm quan trọng cũng như tác dụng của nó. Rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước về

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí