Muueller... thay cho việc chỉ định các đại lý tại các cảng họ đã thiết lập chi nhánh của mình tại các quốc gia này vì luật pháp của các quốc gia này cho phép. Điều này khác so với Việt Nam, các hãng giao nhận vận tải quốc tế không được phép kinh doanh vận tải tại Việt Nam mà chỉ được phép trong giới hạn nghiên cứu, xúc tiến và phát triển thị trường. Vì vậy, phần lớn các hãng giao nhận quốc tế cũng hoạt động dưới hình thức chỉ định một doanh nghiệp Việt Nam làm đại lý cho họ hoặc thành lập công ty liên doanh, hoặc thậm chí tự đảm nhận hoạt động khi núp dưới danh nghĩa của một đại lý liên doanh là doanh nghiệp Việt Nam.
Bảng 8: Một số đại lý tại Việt Nam của các hãng giao nhận quốc tế
Hãng giao nhận vận tải quốc tế | |
Gemadept | Schenker, Birkart, BJ, Errmey, Sunil Mezario |
Vietracht | TWT, Sun Epress, ACS |
Vinatrans | Hapag Lloyd, Zim |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yếu Tố Cơ Bản Cấu Thành Hoạt Động Logistics
- Những Yếu Tố Cơ Bản Cấu Thành Hệ Thống Logistics
- Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Logistics Trên Hành Lang Kinh Tế Đông
- Đánh Giá Chung Về Cơ Sở Hạ Tầng Của Việt Nam Trên Hành Lang Kinh Tế Đông – Tây
- Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông - Tây - 8
- Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông - Tây - 9
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng cục hàng hải Việt Nam – Vinalines năm 2007)
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều đang có xu hướng chuyển phần lớn hoạt động và nguồn thu sang lĩnh vực nhận đại lý cho các hãng nước ngoài hoặc liên doanh để thành lập một công ty mới kinh doanh cùng lĩnh vực. Điển hình như Tổng công ty hàng hải Việt Nam – Vinalines đã thành lập một công ty con trực thuộc là công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển – Gemadept chuyên kinh doanh trên lĩnh vực nhận đại lý cho một số hãng giao nhận có tiếng như: Schenker, Birkart, BJ hay một số hãng tàu như: Huyndai, Hanjin và nhận phí hoa hồng trên sản lượng hàng xuất hoặc hàng nhập.
Bảng 9: Doanh thu của Gemadept năm 2007
Birkart | Schenker | BJ | Huyndai | Hanjin | |
Doanh thu (USD) | 867.937 | 901.187 | 350.716 | 421.798 | 251.766 |
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Gemadept năm 2007)
2. Các dịch vụ logistics chủ yếu được cung cấp ở Việt Nam
Tại Việt Nam hiện đang tồn tại các hình thức dịch vụ logistics sau [46]:
- Phần lớn hợp đồng logistics do nước ngoài khai thác ký kết, phía Việt Nam chỉ đảm nhiệm với tư cách là đại lý, thực hiện việc giao hàng nằm sâu trong nội địa. Có thể nói, gần như tất cả lượng hàng sử dụng dịch vụ logistics hiện nay ở nước ta được thực hiện theo hình thức này, nhất là đối với hàng nhập khẩu. Các hãng tàu chở container đến Việt Nam đã trở thành người khai thác dịch vụ logistics khi họ ký kết nhiều hợp đồng với chủ hàng nước ngoài để chuyên chở hàng tới địa chỉ cuối cùng ở nước ta. Kinh doanh theo hình thức này chủ yếu là các hãng tàu: Gemartrans, Heung – A, NYK, NOL, RCL, PPS, EC… Các doanh nghiệp này đảm nhận việc chuyên chở từ cảng xếp hàng tới cảng biển Việt Nam; sau đó, các đại lý của họ như Safi, North Freight, Viettrans, Vietfracht, Viconship, Transimex tiếp tục thực hiện các
nghiệp vụ về thủ tục hải quan, thủ tục giao nhận hàng hoá ở cảng biển và vận chuyển sâu vào trong đất liền, lưu kho lưu bãi để phân phối theo yêu cầu của chủ hàng, hoặc giao cho chủ hàng, hoặc chuyên chở quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để đi tiếp tới các nước láng giềng… Đối với hàng xuất khẩu, hình thức này cũng có nhưng chưa nhiều, chủ yếu là một số hàng gia công như quần áo và may mặc.
- Nhận thầu vận chuyển khối lượng hàng chia thành nhiều đợt liên tiếp, sau đó tổ chức chuyên chở đến địa chỉ cuối cùng. Hình thức này còn rất hãn hữu vì phụ thuộc vào chất lượng, giá thành vận tải cũng như sự tín nhiệm của bạn hàng nước ngoài. Viettrans đã là người đi đầu trong việc chuyên chở hàng hoá cho các công trình đầu tư hoặc hàng của các hội chợ triển lãm. Vietfracht cũng đã áp dụng hình thức này trong việc vận chuyển nhựa đường cho Lào. Hay công ty Thăng Long – Draco nhận được hợp đồng chuyên chở và phân phối hàng cho Yamaha Motors Vietnam…
- Cuối cùng là hình thức ký kết hợp đồng logistics và phát hành vận đơn của hãng mình, chịu trách nhiệm xuyên suốt cả quá trình vận tải. Loại hình dịch vụ này đang được Vinatrans, Gemadept, Vietfracht, Thăng Long – Draco… đưa vào khai thác và đang trong giai đoạn vừa làm vừa hoàn thiện.
Tóm lại, tình hình áp dụng logistics ở nước ta còn mang tính chất lẻ tẻ, chưa phát triển thành một ngành kinh doanh hoàn chỉnh. Mức áp dụng chưa đạt mức độ hoàn thiện hoặc mới chỉ thực hiện một công đoạn nào đó của quy trình logistics. Cả người sử dụng dịch vụ lẫn các nhà cung cấp dịch vụ logistics còn đang trong giai đoạn “vừa làm vừa học” nhằm hoàn thiện dần dần quy trình và kinh nghiệm của mình.
3. Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về logistics
Đứng trước thực trạng yếu kém của hoạt động giao nhận vận tải ở Việt Nam hiện nay, việc áp dụng các phương thức hoạt động mới, hiện đại là một nhu cầu cấp bách. Nhận thấy được lợi ích do hoạt động logistics đem lại cho lĩnh vực vận tải giao nhận là rất lớn nên trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã dần xuất hiện loại hình dịch vụ này. Theo số liệu điều tra năm 2006, có trên 95% số doanh nghiệp giao nhận, vận tải Việt Nam đã biết đến hoạt động logistics [37]. Theo nhận thức của các công ty này thì hoạt động logistics là dịch vụ hậu cần nhằm phục vụ cho vận tải. Đó là hoạt động nhằm đưa hàng hoá từ “cửa tới cửa", tức là từ lúc nhận hàng của chủ hàng, làm các thủ tục hải quan, giao nhận, vận chuyển... nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên cũng có doanh nghiệp còn coi hoạt động logistics chỉ đơn giản là hoạt động kho vận, hay cũng có công ty đưa ra định nghĩa về hoạt động logistics gần giống như vận tải đa phương thức. Đây là những nhận thức tương đối sai lầm về logistics, tuy nhiên rất đáng mừng là số này không nhiều, chỉ chiếm gần 5% tổng số doang nghiệp khảo sát.
Nhìn chung, các công ty đều đánh giá cao vai trò của logistics trong hoạt động giao nhận vận tải, đặc biệt là trong vận tải biển: có 78% số doanh nghiệp cho rằng hoạt động này là rất quan trọng, số doanh nghiệp có ý kiến rằng hoạt động này ít quan trọng chỉ chiếm 11% và không có doanh nghiệp nào bác bỏ vị trí của hoạt động logistics trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải. Tại sao việc ứng dụng logistics trong vận tải, đặc biệt là vận tải đường biển lại được đánh giá quan trọng như vậy? Đó là vì những lợi ích do hoạt động này đem lại cho các doanh nghiệp là rất thiết thực và to lớn. Logistics giúp xâu chuỗi các khâu trong hoạt động vận tải giao nhận để tạo thành một quá trình liền mạch. Nó cũng giúp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải, góp phần giảm đáng kể chi phí đầu vào, có tác động lớn tới thế mạnh và danh tiếng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi quá trình hội nhập của Việt Nam ngày càng diễn ra nhanh và mạnh thì hoạt động logistics càng cần được chú trọng vì nó là phần không thể thiếu trong thương mại quốc tế và đồng thời logistics giúp giảm các rủi ro thương mại như chậm giao hàng, giao hàng nhầm... [47].
Như vậy, tình hình tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận là khá lạc quan. Tuy nhiên tại các doanh nghiệp không nằm trong lĩnh vực này thì tình hình lại rất đáng lo ngại. Rất nhiều công ty không hề có khái niệm và cũng không quan tâm đến tầm quan trọng của hoạt động logistics. Không nhiều trong số các công ty quan tâm đến logistics thuê các nguồn lực bên ngoài trong lĩnh vực này. Chỉ một số ít các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài mới có nhận thức đúng đắn về hoạt động này do họ đã có kinh nghiệm từ trước. Điều quan trọng cần được tiến hành ngay là thay đổi tư duy và đổi mới tầm nhìn của các doanh nghiệp còn lại, để nền kinh tế nước nhà có thể bắt kịp với tốc độ phát triển của các quốc gia khác trong khu vực. Xét về tổng thể, ở Việt nam hiện nay có đầy đủ các yếu tố đảm bảo khả năng ứng dụng và phát triển logistics. Tuy hiện trạng áp dụng logistics của các
doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung còn hạn chế hay có thể nói mới ở giai đoạn sơ khai, nhưng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, nhu cầu dịch vụ logistics trên thị trường Việt nam chắc chắn sẽ tăng nhanh, mở ra cơ hội phát triển mới cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận – những nhà cung cấp dịch vụ logistics trong tương lai.
II. CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA VIỆT NAM TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG – TÂY
1. Quảng Trị
Thị xã Đông Hà | |
Miền | Bắc Trung Bộ |
Diện tích | 4.745,7 km² |
Số thị xã/ huyện | 2 thị xã và 8 huyện |
Số dân | 616.600 người |
Mật độ | 130 người/ km² |
Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc miền Bắc Trung Bộ Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thị xã Đông Hà, cách thủ đô Hà Nội 598 km và cách Tp. Hồ Chí Minh 1.112 km. Tuy đất không rộng, người không đông nhưng nơi đây có những tiềm năng về tài nguyên đất đai, khoáng sản, về con người và có những lợi thế về cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế – xã hội đảm bảo cho vai trò trọng yếu của mình, đó là nằm trên một vị trí chiến lược quan
trọng trong việc khai thác, bảo vệ vùng biển Đông và trên trục hành lang kinh tế Đông – Tây [34].
Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội của Quảng Trị đã có những tiến bộ vượt bậc, tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển trước mắt, chuẩn bị điều kiện cho các bước phát triển trong những năm tiếp theo. Hệ thống giao thông vận tải được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đáng kể, góp phần đáp ứng cơ bản cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Quảng Trị có cảng Cửa Việt (Do Linh), bãi tắm Mỹ Thuỷ (Hải Lăng), bãi tắm Cửa Tùng – được mệnh danh là "Nữ hoàng của những bãi tắm", có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Cảng Cửa Việt là đầu mối lưu thông với các cảng khác trong nước. Đặc biệt là các tuyến đường 9, đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1A được xây dựng, nâng cấp cùng với tuyến đường sắt Bắc – Nam nối kết với nhau liên hoàn đã góp phần nâng cao năng lực vận tải trên đường bộ, đường sông và đường biển của Quảng Trị. Đồng thời cũng đảm bảo cho việc giao lưu thông suốt giữa hai miền Bắc – Nam đất nước, đảm bảo vị trí ngã ba của bán đảo Đông Dương với hành lang quốc lộ 9 xuyên dọc cả tỉnh thông qua đèo Lao Bảo nối cảng Cửa Việt với nước bạn Lào, tiếp đến là Đông Bắc Thái Lan và cuối cùng là Myanma, mở ra quan hệ rộng lớn với đại lục Tây Á.
Các khu công nghiệp cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng được hình thành và phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tư và đang đi vào hoạt động tốt như khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang. Đặc biệt từ năm 1999, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đã được đầu tư xây dựng thành Trung tâm kinh tế thương mại đặc biệt. Trung tâm thương mại Đông Hà cùng các vệ tinh thương mại huyện, thị xã, thị trấn phát triển khá ổn định.
Các cụm điểm du lịch như cụm điểm du lịch Lao Bảo – Khe Sanh, cụm điểm du lịch Đakrông, cụm điểm du lịch Đông Hà và các vùng lân cận, cụm điểm du lịch sinh thái biển Cửa Việt – Cửa Tùng – Cồn Cỏ và các dịch vụ du
lịch được đầu tư, phát triển. Với nhiều loại hình du lịch đa dạng, phong phú, độc đáo: du lịch hồi tưởng; du lịch tâm linh; du lịch sinh thái rừng và biển.
Việc sử dụng điện lưới quốc gia được phát triển, 100% số xã phường được sử dụng điện. Công trình thuỷ lợi – thuỷ điện Rào Quán đã vận hành tổ máy số 1 và đang tiếp tục thi công các tổ máy tiếp theo đúng tiến độ để hoà vào điện lưới quốc gia, làm tăng thêm năng lực và tính ổn định của mạng điện lưới quốc gia đảm bảo cho việc sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của nhân dân.
Bưu chính viễn thông, thông tin, báo chí được phát triển nhanh bằng nhiều nguồn lực. Trên toàn tỉnh có 09 bưu điện huyện, thị xã, 33 bưu cục khu vực, 100% số xã có điện thoại. Mạng điện thoại vô tuyến đầu tư liên kết giữa các công ty trong nước và nước ngoài đã phủ sóng hầu hết trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo cho sự thông suốt thông tin một cách kịp thời. Chất lượng hoạt động thông tin báo chí ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu người dân, diện phủ sóng phát thanh đạt trên 90%, truyền hình đạt trên 70% địa bàn dân cư.
Trong quá trình hội nhập, Quảng Trị có lợi thế nằm ở điểm giữa của "Con đường di sản miền Trung" và "Con đường huyền thoại". Quảng Trị được coi là miền đất, con người "Địa linh, Nhân kiệt". Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, con người trên mảnh đất này với truyền thống lao động cần cù, chịu khó, truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường đã làm nên những kỳ tích hào hùng, để lại nhiều di tích lịch sử vô cùng quý giá như: địa đạo Vịnh Mốc, chiến khu Ba Lòng, thành cổ Quảng Trị, sân bay Tà Cơn, nhà đày Lao Bảo… Nơi đây có rất nhiều lợi thế về tiềm năng nguồn nhân lực, có nhiều tiềm năng đất đai, khoáng sản cùng với những tiềm năng về cơ sở hạ tầng sẽ là những điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội, xứng đáng vị trí của một địa phương nằm trên trục hành lang kinh tế Đông – Tây [41].
2. Thừa Thiên – Huế
Thừa Thiên – Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, biển Đông về phía Đông, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam về phía Nam, dãy Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía Tây. Tỉnh cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Tp. Hồ Chí Minh 1.071 km. Thừa Thiên – Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam và trục hành lang kinh tế Đông – Tây [34].
Thành phố Huế | |
Miền | Bắc Trung Bộ |
Diện tích | 5.053,99 km² |
Số thị xã/ huyện | 8 huyện |
Số dân | 1.134.480 người |
Mật độ | 224,5 người/ km² |
Cơ sở hạ tầng của tỉnh được cải thiện rõ rệt đặt nền móng cho quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và nâng cao tiềm lực kinh tế địa phương. So với những năm của thập kỷ 80, công tác đầu tư xây dựng trong thời kỳ đổi mới có sự phát triển nhanh chóng cả về quy mô vốn và khối lượng công trình. Nhiều năng lực sản xuất mới đã được đầu tư và đang từng bước phát huy tác dụng như các tuyến giao thông nối với cầu Hòa Xuân (Phong Điền), cầu Trường Hà (Phú Vang), các cửa khẩu nối với nước bạn Lào, và cảng nước sâu Chân Mây. Thừa Thiên – Huế cũng ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế