Th Ự C Tr Ạ Ng Ho Ạ T Độ Ng Đầ U T Ư Kinh Doanh Trái Phi Ế U C Ủ A Ngân Hàng Th Ươ Ng M Ạ I Vi Ệ T Nam


khoảng 60 - 70%, còn 30 - 40% còn lại sẽ dùng để đầu tư vào công cụ có thanh khoản cao, trong khi các ngân hàng Việt nam hoàn toàn đầu tư vào tín dụng . Tính thanh khoản của các NHTM ngày càng giảm sút thể hiện tỷ lệ tổng tín dụng/tổng vốn huy động (như năm 2010) tăng liên tục nhưng nguồn vốn huy động vào lại có biểu hiện giảm. Ngoài ra, tỷ lệ này ở hầu hết các quốc gia Châu Á đều thấp hơn 80% trong khi VN có thời điểm lên đến hơn 130%, vì vậy NHNN đã ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực vào tháng 10/2010 quy định tỷ lệ này ở mức tối đa 80% cho các ngân hàng và 85% cho các tổ chức tín dụng khác nhưng cho đến nay tỷ lệ này vẫn chưa giảm và vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đồng thời, tỷ lệ tín dụng cho vay/vốn huy động lại có xu hướng tăng lên, năm 2008 là 0,95%, năm 2009 là 1,01%, năm 2010 là 1,01% và năm 2011 là 1,03% trong khi tín dụng tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng vốn huy động. Đây là điều không tốt để tăng tính thanh khoản trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Trên cơ sở phân tích thực trạng của các NHTM Việt Nam ở trên, các nhà quản trị cần có những biện pháp quyết liệt hơn trong việc tái cơ cấu, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, giảm dần tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản, cơ cấu thu nhập chuyển dần sang các hoạt động đầu tư kinh doanh khác, trong đó có hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu để tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng nhằm thích ứng với quá trình hội nhập.

2.2. THC TRNG HOT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH TRÁI PHIU CA NGÂN HÀNG THƯƠNG MI VIT NAM

2.2.1. Thc trng vnhng điu kin cơ bn thc hin hot động đầu tư kinh doanh trái phiếu ca Ngân hàng thương mi Vit Nam

2.2.1.1. Điu kin vthtrường trái phiếu Vit Nam

Trên thực tế ở Việt Nam, thị trường trái phiếu đã có một quá trình hình thành, phát triển trong suốt hơn 10 năm qua song song với thị trường cổ phiếu niêm yết [3], [5], [19].

- Tháng 8/2000: TPCP được đưa vào giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, nay là HOSE. Đây là sự kiện đầu tiên đánh dấu việc TPCP được giao dịch trên thị trường chứng khoán và được coi như một loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán.


- Trong giai đoạn 2004-2009 chính phủ đã thực hiện một số biện pháp với mục đích gia tăng thanh khoản cho thị trường trái phiếu thứ cấp. Cụ thể:

+ Tháng 8/2005: TPCP được đưa vào giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội. Cũng kể từ thời điểm này, TPCP được giao dịch song song trên cả hai sàn Hà Nội và thành phố Hồ chí minh.

+ Tháng 5/2006 Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được thành lập theo quyết định 189/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Mặc dù có tên gọi là Trung tâm Lưu ký (depository/custodian), cơ quan này kiêm nhiệm luôn cả các hoạt động hoàn tất giao dịch (clearing/settlement) cho hai sàn giao dịch chứng khoán thành phố HCM và Hà nội. Từ thời điểm này đây sẽ là nơi lưu ký duy nhất và bắt buộc cho tất cả các loại chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng. Việc tập trung xử lý sau giao dịch và lưu ký về một mối như vậy nhằm giảm chi phí và tạo liên thông giữa các thị trường với nhau, gián tiếp giúp tăng thanh khoản trên thị trường. Trung tâm này cũng là đầu mối cấp mã ISIN cho các loại chứng khoán trên thị trường Việt Nam.

+ Tháng 6/2006: Quyết định số 2276/QĐ-BTC về tập trung đấu thầu TPCP tại Trung tâm GDCK Hà Nội. Quyết định này quy định sẽ chỉ tập trung hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ, bao gồm trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư tại Trung tâm GDCK Hà Nội kể từ ngày 01/07/2006.

+ Tháng 1/2008: Quyết định 86/2008/QĐ-BTC phê duyệt đề án xây dựng thị trường TPCP chuyên biệt. Đây được xem là mốc sự kiện quan trọng nhất vì đã đặt ra mục tiêu, lộ trình và xác định mô hình phát triển của Thị trường TPCP. Đề án được xây dựng nhằm tạo ra một thị trường giao dịch trái phiếu chuyên biệt, tách hẳn khỏi thị trường giao dịch cổ phiếu.

+ Tháng 5/2008: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định chuyển trái phiếu chính phủ từ sàn Tp.HCM sang niêm yết tại sàn Hà Nội. Theo quyết định, từ ngày 2/6/2008, toàn bộ Trái phiếu chính phủ niêm yết tại HOSE sẽ chính thức niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hà nội.

+ Tháng 9/2009: Hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính phủ chuyên biệt chính


thức được Sở GDCK Hà Nội đưa vào vận hành và ra mắt vào ngày 24/09/2009 tới với mục tiêu phát huy tối đa tầm quan trọng của kênh huy động vốn này đối với nền kinh tế. Mục tiêu xây dựng và phát triển Thị trường TPCP là mở rộng thị trường, tăng cường tính thanh khoản trên thị trường TPCP, liên kết thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, và tăng cường công tác giám sát thị trường.

Về tổ chức phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết giao dịch trái phiếu: Hiện nay, đối với trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương việc đăng ký, lưu ký được thực hiện tại Trung tâm lưu ký chứng khoán, việc tổ chức đấu thầu, niêm yết và giao dịch trái phiếu được thực hiện qua Sở GDCK Hà Nội (tên viết tắt được quy định hiện nay là HNX). Đối với trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu phát hành theo hình thức riêng lẻ.

Biu đồ 2.1: Quy mô ca thtrường trái phiếu Vit Nam (% GDP) trong giai đon 2001-2014

Ngu ồ n B ộ tài chính Nhìn chung thị trường trái phiếu nói chung và thị 1

Ngun: Btài chính

Nhìn chung, thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu chính phủ nói riêng tại Việt nam đã có những bước tiến mạnh về quy mô và chất lượng, trở thành kênh quan trọng trong việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và hỗ trợ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của hệ thống ngân hàng thương mại. Cụ thể, tính đến cuối năm 2014, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam đạt mức tương đương 22% GDP thay vì 16,59% GDP của năm 2012 và 17,12% GDP của năm 2011 hoặc mức 2.82% GDP năm 2001. Bên cạnh đó, trái phiếu chính phủ được phát


hành bao gồm các loại kỳ hạn chuẩn, trong đó loại kỳ hạn dưới 5 năm hiện có tỷ trọng lớn nhất, chiếm khoảng 90% tổng khối lượng trái phiếu đã phát hành. Tuy nhiên, tỷ trọng TPCP phát hành kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên có xu hướng tăng, chiếm đến 44,5% tổng khối lượng TPCP phát hành trong năm 2014

Tính đến nay, tổng giá trị TPCP đang lưu hành đạt xấp xỉ 680 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với năm 2009. Quy mô thị trường TPCP đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 23%/năm trong 5 năm qua, được đánh giá có mức tăng trưởng dẫn đầu các nền kinh tế mới nổi tại khu vực Đông Á cũng như khu vực ASEAN + 3. Thanh khoản của thị trường giao dịch trái phiếu năm 2014 tăng hơn 20 lần so với năm 2009, từ mức 166 tỷ đồng/phiên năm 2009, lên mức giá trị giao dịch bình quân hơn

3.400 tỷ đồng/phiên trong năm 2014 [13], [29].

Biu đồ 2.2: Giá trgiao dch trái phiếu bình quân/phiên giai đon 2009- 2014

Đơn v: TVND


Ngu ồ n HNX Từ tháng 8 2012 tín phiếu Kho bạc đấu thầu qua Ngân hàng Nhà 2

Ngun: HNX

Từ tháng 8/2012, tín phiếu Kho bạc đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước được giao dịch tập trung trên hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt, góp phần thống nhất thị trường nợ dài hạn và ngắn hạn, chỉ số thanh khoản của tín phiếu Kho bạc đã tăng gấp 06 lần sau khi niêm yết [29]. Các chương trình phát hành TPCP lô lớn và hoán đổi trái phiếu phối hợp với Kho bạc nhà nước thực hiện trong suốt 03 năm qua đã


mang lại những chuyển biến tích cực về cơ cấu mã trái phiếu, cơ cấu kỳ hạn. Cùng với sự ra đời của hệ thống đường cong lợi suất từ năm 2013, thị trường TPCP Việt Nam đang dần hoàn thiện và trở nên hấp dẫn hơn, liên tục được đánh giá có mức tăng trưởng nhanh nhất Đông Á trong những năm gần đây [29].

Ngoài ra, việc khai trương hệ thống đấu thầu điện tử tại HNX bắt đầu từ tháng 8/2012 cũng tạo nhiều thuận lợi cho các thành viên. Thông qua hệ thống này, các thành viên thị trường có thể nhập phiếu đấu thầu từ xa, tự sửa và hủy phiếu thầu nhanh chóng, nhận kết quả đấu thầu tức thời, theo dõi tiến trình thanh toán, tra cứu, kết xuất dữ liệu thống kê và lập báo cáo ngay trên hệ thống. Việc điện tử hóa toàn bộ quá trình đấu thầu từ khi bắt đầu tới khi hoàn tất phiên đấu thầu một mặt giúp các thành viên giảm bớt các thủ tục giấy tờ không cần thiết, tham gia đấu thầu nhanh chóng, hiệu quả hơn; mặt khác giúp cơ quan vận hành rút ngắn đáng kể thời gian xét thầu, xác định kết quả đấu thầu so với trước đây; đồng thời góp phần đảm bảo tính minh bạch của hoạt động đấu thầu; và giúp các cơ quan quản lý có thể đưa ra chính sách lãi suất hợp lý, cũng như giám sát tình hình hoạt động của các thành viên chủ động hơn.

Bên cạnh đó, cơ cấu thị trường trái phiếu Việt Nam cho đến nay có tỷ lệ trái phiếu chính phủ lớn hơn 96% tổng lượng trái phiếu được phát hành.

Bng 2.5: Cơ cu thtrường trái phiếu Vit Nam giai đon 2009-2014



2009

2010

2011

2012

2013

2014


Khối lượng (Tỷ

USD)

Tỷ trọng (%)

Khối lượng (Tỷ

USD)

Tỷ trọng (%)

Khối lượng (Tỷ

USD)

Tỷ trọng (%)

Khối lượng (Tỷ

USD)

Tỷ trọng (%)

Khối lượng (Tỷ

USD)

Tỷ trọng (%)

Khối lượng (Tỷ

USD)

Tỷ trọng (%)

Total

11.8

100%

15.5

100%

17

100%

25

100%

28.7

100%

40.6

100%

TPCP

10.8

91.5%

14

90.3%

15

88.2%

24

96%

28

97.5%

40

98.5%

TPDN

1

8.5%

1.5

9.7%

2

11.8%

1

4%

0.7

2.5%

0.6

1.5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Ngun: Asian Bond Monitor 2009-2014

Tỷ lệ này được đánh giá là tương đương với những thị trường kém phát triển trong khu vực như thị trường Indonesia và Philippines. Mặc dù vậy, xét trên phương diện tổng thể, quy mô và phạm vi của thị trường vẫn còn nhỏ, tính thanh khoản


chưa cao nếu so sánh với các thị trường trái phiếu tại các quốc gia Châu Á khác như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Nhật Bản v.v.

Ngoài ra, cấu trúc thị trường trái phiếu chưa hoàn chỉnh, hệ thống nhà đầu tư (đặc biệt các định chế đầu tư dài hạn) còn mỏng, hệ thống hạ tầng dịch vụ cho thị trường còn chưa phát triển. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu Việt Nam còn những hạn chế sau:

- Một là, hàng hóa trên thị trường còn đơn điệu: thị trường vẫn còn rất thiếu các sản phẩm giao dịch, cơ cấu nhà đầu tư chưa đa dạng ảnh hưởng đến việc đa dạng hóa sản phẩm giao dịch cũng như thiếu cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các chủ chủ thể đầu tư hay chưa có sự hỗ trợ nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro. Những yếu tố này phần nào làm giảm sự thu hút nhà đầu tư tham gia tích cực trên thị trường TPCP. Ngoài ra, kỳ hạn sản phẩm chủ yếu tập trung ở kỳ hạn ngắn – trung hạn, chưa có đa dạng hóa đến các sản phẩm có kỳ hạn dài hạn. Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2014 tỷ trọng loại trái phiếu có kỳ hạn còn lại từ 6 tháng đến 5 năm chiếm 71.43% tổng số trái phiếu giao dịch, trong đó kỳ hạn còn lại 1 năm chiếm 23.51%, loại 2 năm chiếm 20.33%, kỳ hạn còn lại 3 năm chiếm 9.56%, kỳ hạn còn lại 5 năm chiếm 7.01%.

- Hai là, tổng dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn khá khiêm tốn, rất nhỏ so với tiềm năng và thị trường các nước trong khu vực. Tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ chỉ khoảng 1.5-2%GDP. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp ở các thị trường phát triển là kênh dẫn vốn dài hạn chính của doanh nghiệp song tại Việt Nam thị trường nợ của doanh nghiệp còn sơ khai, chưa thu hút nhà đầu tư chuyên nghiệp như các quỹ, tổ chức tài chính lớn và cả nhà đầu tư cá nhân.

Nhìn chung, thị trường trái phiếu đang đóng vai trò quan trọng trên thị trường nợ công, trở thành kênh huy động vốn và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, với kỳ vọng tổ chức thị trường trái phiếu chuyên nghiệp, ổn định và hiệu quả hơn nữa, ngày 24/09/2009 thị trường TPCP chuyên biệt đã chính thức được vận hành với mục tiêu chính là tổ chức thị trường TPCP có sự quản lý của Nhà nước, là một kênh huy động vốn cho ngân sách nhà nước phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hóa sản phẩm trên TTCK Việt Nam.


Như vậy, thị trường trái phiếu Việt Nam đã và đang hỗ trợ sự hình thành và phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của hệ thống NHTM Việt Nam.

2.2.1.2. Điu kin vpháp lý cho hot động đầu tư kinh doanh trái phiếu ca Ngân hàng thương mi Vit Nam

- Về cơ bản, từ khi thành lập đến nay, khung pháp lý cho hoạt động của thị trường trái phiếu liên tục được ban hành, chỉnh sửa hoàn thiện theo thông lệ thị trường quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia trên thị trường. Cụ thể:

- Năm 2003: Chính phủ ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-CP về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ trong phạm vi cả nước.

Theo đó, trái phiếu Chính phủ do Chính phủ phát hành bao gồm: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ và công trái xây dựng Tổ quốc.

Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, do các doanh nghiệp phát hành để huy động vốn cho các dự án đầu tư theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ và được phát hành cho từng công trình cụ thể. Tổng giá trị trái phiếu được phát hành cho một công trình không vượt quá tổng giá trị công trình và mức phát hành cụ thể cho từng công trình phải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Cũng có kỳ hạn trên 1 năm, trái phiếu chính quyền địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn phát hành nhằm huy động vốn cho các dự án, công trình thuộc nguồn vốn đầu tư của ngân sách địa phương đã có trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm.

- Trong giai đoạn 2004-2009 chính phủ đã thực hiện ban hành một số văn bản quan trọng. Cụ thể:

+ Bộ Tài Chính cũng đã ban hành quyết định 46/2006/QĐ-BTC về Quy chế về việc phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn nhằm mục đích tăng cường khả năng huy động vốn và cho đầu tư


phát triển, đồng thời nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ trên thị trường giao dịch và tạo khả năng hình thành lãi suất chuẩn cho các công cụ nợ.

+ Tháng 7/2008: Quyết định Số 46/2008/QĐ-BTC ban hành Quy chế quản lý giao dịch TPCP tại HNX. Quy chế này quy định về hoạt động đăng ký niêm yết, công bố thông tin, thành viên giao dịch trái phiếu Chính phủ (TPCP), giao dịch và quản lý giao dịch TPCP niêm yết tại HNX. Quy chế này quy định về Thành viên giao dịch TPCP tại HNX; Hệ thống giao dịch TPCP; Giá yết; Giá thực hiện; Thành viên thông thường; Thành viên đặc biệt; Giao dịch thông thường; và Giao dịch mua bán lại.

Từ năm 2010, khung pháp lý cho hoạt động phát hành TPCP được nghiên cứu để tiếp tục đổi mới. Đặc biệt, việc đưa tín phiếu vào niêm yết và giao dịch tập trung tại HNX đã hình thành bức tranh tổng thể về tình hình giao dịch thứ cấp của TPCP, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để KBNN tăng cường khả năng huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản pháp lý từ Luật, Nghị định, Thông tư đã quy định và hướng dẫn đầy đủ quy trình, thủ tục phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch các loại TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể:

- Trên thtrường sơ cp: với sự ra đời của Luật Quản lý nợ công, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng Khoán (2010), Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định thay thế các văn bản pháp lý nêu trên để quản lý thị trường trái phiếu Việt nam, gồm Nghị định số 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Nghị định số 15/2011/NĐ-CP về cấp và bảo lãnh Chính phủ, Nghị định số 58/2012/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng Khoán và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng Khoán. Bên cạnh đó, Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành Trái phiếu doanh nghiệp ra đời năm 2011 thay thế cho Nghi định 52/2006/NĐ-CP trước đó nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

- Trên thtrường thcp: để điều chỉnh hoạt động của trên thị trường tuân


thủ theo quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn giao dịch của HNX và văn bản hướng dẫn về thanh toán bù trừ của Trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK) cũng được ban hành nhằm hệ thống hóa các quy chuẩn cho thị trường trái phiếu Chính phủ.

Trong năm 2012, Bộ Tài chính đã ban hành toàn bộ các thông tư hướng dẫn Nghị định 01/2011/NĐ-CP và Nghị định số 90/2011/NĐ-CP để hoàn chỉnh khung pháp lý cho việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, tín phiếu kho bạc và trái phiếu doanh nghiệp, cụ thể là: Thông tư số 17/2012/TT-BTC ngày 8/2/2012 về phát hành trái phiếu chính phủ tại thị trường trong nước; Thông tư số 34/2012/TT-BTC ngày 1/3/2012 về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; Thông tư số 81/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 về phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; Thông tư liên tịch số 106/TTLT/BTC-NHNN ngày 28/6/2012 về phát hành tín phiếu kho bạc qua NHNN; Thông tư số 211/2012/TT-BTC ngày 5/12/2012 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Tháng 8/2012, lần đầu tiên tín phiếu Kho bạc Nhà nước có mặt trên sàn niêm yết được đánh giá như một điểm cộng, một “dấu son” của thị trường trái phiếu Việt Nam.Điều này đã khiến tín phiếu trở nên hấp dẫn hơn trên thị trường sơ cấp, tạo thuận lợi cho công tác huy động nguồn vốn ngắn hạn của Chính phủ.

Ngày 01/02/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành QĐ số 261/QĐ-BTC phê duyệt: “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến 2020” với định hướng, mục tiêu, giải pháp cụ thể phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới.

Trong năm 2015, Bộ Tài chính đã ban hành thế hệ 2 của các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương để phù hợp với sự phát triển thị trường và thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể huy động vốn trên thị trường trái phiếu, cụ thể như sau:

+ Đối với trái phiếu Chính phủ: Thông tư số 111/2015/TT-BTC đã quy định các nội dung cải tiến như: (i) Nâng cao một bước về quyền lợi và nghĩa vụ của


thành viên đấu thầu; (ii) Cho phép phát hành sản phẩm mới là trái phiếu không thanh toán lãi định kỳ (zero – coupon bond); (iii) Hoàn thiện quy trình bảo lãnh và đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ (thời gian thông báo, thanh toán, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu) để rút ngắn thời gian đưa trái phiếu vào đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch; (iv) Cải thiện lịch biểu đấu thầu và ngày đáo hạn trái phiếu Chính phủ để thuận tiện cho nhà đầu tư trong việc tham gia đấu thầu và hỗ trợ công tác quản lý ngân quỹ của KBNN; (v) Quy định chi tiết về phương thức bán lẻ trái phiếu.

+ Đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: Thông tư số 99/2015/TT- BTC đã có các nội dung cải tiến như (i) Quy định chi tiết hơn về hồ sơ cấp bảo lãnh phát hành trái phiếu; (ii) Hoàn chỉnh quy định về đăng ký lưu ký niêm yết trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; (iii) quy định rõ nội dung công bố thông tin, thời hạn công bố thông tin và cách thức công bố thông tin của các chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh nhằm tăng tính công khai minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi tham gia mua trái phiếu.

+ Đối với trái phiếu chính quyền địa phương: Thông tư số 100/2015/TT-BTC đã có các nội dung cải tiến như (i) Quy định chi tiết hơn về hồ sơ và Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; (ii) Quy định về phương thức mua lại, hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương; (iii) Quy định chế độ công bố thông tin trước và sau khi phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Tất cả các quy định mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, đồng thời tăng cường tính công khai minh bạch của chính quyền địa phương thông qua phát hành trái phiếu để thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư.

+ Đối với trái phiếu doanh nghiệp: Trong năm 2014, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ký ban hành Nghị định số 88/2014/NĐ-CP về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 507/QĐ-TTg ngày 7/4/2015 về Quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Về khung pháp lý đối với hoạt động này của ngân hàng, trong thời gian


qua, cơ quan chức năng đã ban hành một số văn bản pháp quy quy định khá chặt chẽ như sau:

- Về đầu tư kinh doanh trái phiếu doanh nghip:

+ Theo nội dung thông tư 28/2011/TT-NHNN ngày 01/09/2011 quy định tính dư nợ mua Trái phiếu doanh nghiệp vào dư nợ tín dụng thực hiện theo quy định của NHNN. Hay nói cách khác, tổng mức đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh đó, NHTM chỉ được thực hiện việc mua trái phiếu doanh nghiệp khi có đủ những điều kiện:

a. Được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

b. Trong giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp có ghi nội dung mua trái phiếu doanh nghiệp.

c. Đảm bảo các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

d. Có hệ thống và thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, trong đó có xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

e. Ban hành quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp phù hợp quy định các quy định của pháp luật liên quan, trong đó có nội dung: Quy trình, thủ tục thẩm định và quyết định mua trái phiếu; trách nhiệm và thẩm quyền của cá nhân, đơn vị trong việc xét duyệt, quyết định mua trái phiếu; các loại và đặc điểm trái phiếu được TCTD, chi nhánh nước ngoài mua; điều kiện của trái phiếu doanh nghiệp mà TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua; các chính sách và giới hạn quản lý tín dụng, hệ thống đo lường và quản trị rủi ro, biện pháp và quy trình xử lý rủi ro; thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh; kiểm soát nội bộ hoạt động mua trái phiếu.

+ Theo nội dung của thông tư 34/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 và một số văn bản khác quy định NHTM không được thực hiện đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp được phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp.

- Vhot động mua bán có khn trái phiếu:Theo nội dung thông tư


21/2012/TT-NHNN và thông tư số 01/2013/TT-NHNN quy định điều kiện đối với các NHTM khi thực hiện hoạt động mua bán có kỳ hạn trái phiếu như sau:

a. Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật (máy móc, thiết bị, chương trình phần mềm) đáp ứng được yêu cầu giao dịch trên thị trường tiền tệ, đảm bảo cập nhật dữ liệu giao dịch đầy đủ, chính xác, kịp thời đối với từng giao dịch của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng;

b. Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện giao dịch trong lĩnh vực này.

c. Có quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ, quy trình quản trị rủi ro.

d. Không bị Ngân hàng Nhà nước áp dụng biện pháp hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện hoạt động mua, bán có kỳ hạn trái phiếu trên thị trường liên ngân hàng tại thời điểm thực hiện giao dịch.

e. Tại thời điểm thực hiện giao dịch NHTM không được có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.

- Vhot động tham gia thtrường m: theo quy định của NHNN, các NHTM muốn tham gia nghiệp vụ thị trường mở với NHNN thì trước hết phải được cấp giấy công nhận là thành viên tham gia thị trường mở. Để được cấp giấy công nhận này, các NHTM được thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD có đủ những điều kiện sau:

a. Có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố);

b. Có đủ phương tiện cần thiết để tham gia nghiệp vụ thị trường mở gồm máy FAX, máy tính có nối mạng internet.

- Vcác hot động khác (hot động đấu thu, tham gia đầu tư kinh doanh trái phiếu niêm yết trên thtrường thcp ti HNX): NHTM có thể được trực tiếp thực hiện giao dịch đặt thầu, giao dịch đặt lệnh tự doanh (nếu trở thành thành viên đặc biệt theo quy định của Bộ Tài Chính và là thành viên của trung tâm lưu ký VSD), hoặc là thực hiện gián tiếp qua các công ty chứng khoán (là các thành viên trực tiếp tham gia giao dịch tại HNX và là thành viên của trung tâm lưu ký VSD).

Như vậy căn cứ các quy định trên, các NHTM Việt Nam đã có những điều

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí