của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện hành, các Ngân hàng thương mại phải đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu an toàn vốn trước khi thực hiện nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn trái phiếu (hoạt động repo) với các TCTD khác.
Chất lượng và hiệu quả hoạt động là một nhân tố quan trọng tạo nên uy tín cho NHTM. Nếu chất lượng hoạt động không tốt như tỷ lệ nợ quá hạn cao, hiệu suất hoạt động và khả năng thu hồi vốn thấp thì tiềm lực tài chính và uy tín của ngân hàng nhanh chóng giảm sút. Vì vậy, để đảm bảo uy tín, các NHTM không phải chỉ có vốn lớn mà còn phải đảm bảo chất lượng hoạt động tốt thông qua các chỉ tiêu tài chính đáp ứng theo yêu cầu.
Như vậy, để có thể tham gia và hoạt động hiệu quả trên thị trường trái phiếu, các NHTM phải có tiềm lực tài chính, quy mô và chất lượng kinh doanh.
- Điều kiện về cơ sở hạ tầng và công nghệ ngân hàng
Để thực hiện được các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu trong điều kiện hiện nay, các NHTM phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật (máy móc, thiết bị, chương trình phần mềm...) đáp ứng được tối thiểu yêu cầu giao dịch trên thị trường trái phiếu, đảm bảo cập nhật dữ liệu giao dịch đầy đủ, chính xác, kịp thời đối với từng giao dịch của Ngân hàng với đối tác.
- Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân sự
Ngân hàng cần thiết phải xây dựng đội ngũ nhân sự đảm nhiệm được việc tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. Tùy thuộc từng NHTM, đội ngũ nhân sự này có thể được xây dựng trên cơ sở mô hình tổ chức bộ máy chuyên nghiệp, hiện đại với các phòng ban chức năng được chuyên môn hóa cụ thể đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu; hoặc có thể thuộc mô hình tổ chức với các phòng ban chức năng thực thi nhiều nhiệm vụ, trong đó có kiêm nhiệm luôn nhiệm vụ liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu.
Về đội ngũ nhân sự, các NHTM cần xây dựng hai loại nhân sự cần thiết hỗ trợ cho các hoạt động này của NHTM là đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ nghiệp vụ. Cụ thể, các nhà quản lý phải thể hiện được khả năng quản trị điều hành, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý để có thể sử dụng vốn đầu tư kinh doanh trái phiếu một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên phải có kiến thức,
trình độ chuyên môn và nhiệt tình trong lĩnh vực trái phiếu cũng như mức độ tín nhiệm, tính trung thực để có thể giúp người quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả nhất. Hầu như các nước trên thế giới đều yêu cầu nhân viên phải có giấy phép hành nghề.
1.1.8.2. Nhân tố ảnh hưởng
-Nhân tố chủ quan
- Một là, cơ cấu sở hữu và năng lực hoạt động của ngân hàng: Nhìn chung, việc thay đổi cấu trúc sở hữu của hệ thống Ngân hàng thương mại như việc thực hiện cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh, sự xuất hiện của sở hữu nước ngoài trong cơ cấu sở hữu ngân hàng v.v. sẽ có tác động đến cơ chế quản lý, xây dựng chiến lược và thực hiện các hoạt động ngân hàng, trong đó có hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu.
Bên cạnh đó, năng lực hoạt động cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM. Nhân tố này được phản ánh qua các chỉ tiêu như quy mô tài sản; tỷ lệ nợ xấu tín dụng v.v. Nếu chất lượng hoạt động không tốt như tỷ lệ nợ xấu cao, hiệu suất hoạt động và khả năng thu hồi vốn thấp thì tiềm lực tài chính và uy tín của ngân hàng nhanh chóng giảm sút, chất lượng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
- Hai là, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng: Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM luôn có sự liên hệ chặt chẽ với tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Hay nói cách khác, trong điều kiện nền kinh tế phát triển, các NHTM có xu hướng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận, do đó sẽ giảm bớt nguồn vốn nhàn rỗi để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu với các đối tác. Ngược lại, trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp gặp khó khăn nên tác động làm giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Trong điều kiện này, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các NHTM thường có xu hướng phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của mình.
- Ba là, quy trình quản lý, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu: Quy trình là các bước thực hiện trong quá trình quản lý, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM. Một quy trình được xây dựng khoa học, phù hợp
với điều kiện cụ thể của mỗi ngân hàng sẽ là cơ sở để triển khai các nội dung quản lý một cách khoa học, có căn cứ lý luận và thực tiễn.
- Bốn là, chính sách quản lý tài sản: Để đánh giá chính sách quản lý danh mục đầu tư kinh doanh trái phiếu và chính sách thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu có hợp lý hay không hợp lý, cần phân tích, đánh giá mới có câu trả lời đầy đủ và chính xác. Một chính sách quản lý tài sản đúng đắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện chính sách quản lý thực hiện đầu tư kinh doanh trái phiếu thành công.
- Năm là, kiểm soát nội bộ: Trong điều hành kinh doanh cần đặc biệt quan tâm đến công tác tự kiểm tra kiểm soát để hạn chế rủi ro. Qua kiểm tra, kiểm soát phát hiện ra những qui định trong chỉ đạo hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu còn có những khe hở để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa hợp lý. Đây là công tác mà NHTM nào cũng cần tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động của mình, phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra.
- Sáu là, chất lượng quan hệ khách hàng trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh trái phiếu: Hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung và hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM luôn có sự liên hệ chặt chẽ với khách hàng. Hay nói cách khác, giá cả giao dịch, lợi nhuận, phát sinh các rủi ro từ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu phụ thuộc vào chất lượng quan hệ giữa NHTM với khách hàng. Như vậy, NHTM phải thiết lập chặt chẽ mối quan hệ với khách hàng, phải thường xuyên đánh giá và phân loại khách hàng để giảm thiểu rủi ro và thu được lợi nhuận kỳ vọng.
Ngoài ra, một số điều kiện cơ bản để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu đã được đề cập ở trên bao gồm con người, tổ chức bộ máy, công nghệ cũng được đánh giá là những nhân tố chủ quan có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM. Hay nói cách khác, nếu các nhân tố này được thực hiện một cách chuyên nghiệp, khoa học, hiện đại thì sẽ góp phần phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM.
-Nhân tố khách quan
- Một là, nhân tố thu nhập: Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM thì trái phiếu đóng vai trò rất quan trọng thể hiện dưới nhiều hình thức như: công cụ
được sử dụng trong quản lý tài sản Có, tăng giá trị kinh tế của tài sản, hạn chế rủi ro về thu nhập, hỗ trợ thanh khoản…Tuy vậy, thu nhập từ trái phiếu vẫn là mục tiêu được NHTM quan tâm khi tiến hành đầu tư kinh doanh trái phiếu. Do đó, mọi quyết định mua – bán trái phiếu đều thực hiện trên cơ sở phân tích yếu tố thu nhập mà trái phiếu có thể mang lại.
- Hai là, nhóm nhân tố rủi ro: bao gồm các loại rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tái đầu tư và rủi ro lạm phát.
- Ba là, môi trường kinh tế, pháp lý: Nền kinh tế có sự tăng trưởng và phát triển ổn định, hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách được hoàn thiện, không có tình trạng thiếu đồng bộ và không ổn định trong các quy định pháp lý là môi trường thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, điều đó lại càng có ý nghĩa đối với hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM, là lĩnh vực kinh doanh có mức độ nhảy cảm cao khi yếu tố môi trường kinh tế, pháp lý thay đổi. Như vậy, môi trường kinh tế, pháp lý là yếu tố vĩ mô có tác động đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM. Các chính sách và chiến thuật quản lý được xây dựng trước hết phải tính đến nhân tố này và thường xuyên đánh giá lại để điều chỉnh kịp thời một khi có sự tác động của chúng.
Ngoài những nhân tố cơ bản được trình bày ở trên, còn có những nhân tố khác ảnh hưởng đến việc thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM, cụ thể như: sự phát triển của thị trường trái phiếu; thị trường tài chính; sự phát triển của hệ thống thông tin; mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh trái phiếu giữa các NHTM với nhau, giữa NHTM với các tổ chức kinh doanh trái phiếu khác; sự quan tâm của Chính phủ và bộ ngành liên quan đối với sự phát triển của thị trường trái phiếu; nhận thức của các chủ thể kinh tế về tầm quan trọng của việc phát hành trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho hoạt động đầu tư kinh doanh.
Những nhân tố trên tác động đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu theo nhiều hướng với mức độ khác nhau. Vấn đề là ở chỗ các nhà quản lý phải nắm vững và phát huy tốt tác động tích cực, hạn chế tác động ngược chiều để đạt hiệu quả tối đa trong đầu tư kinh doanh trái phiếu [6], [33], [35].
1.2. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH TRÁI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1.2.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại trên thế giới
Trong khuôn khổ phạm vi luận án, tác giả tập trung nghiên cứu đánh giá kinh nghiệm hoạt động này từ 02 quốc gia là Trung Quốc và Mỹ. Việc lựa chọn nghiên cứu này xuất phát bởi các lý do sau:
- Đây là những quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, có thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng phát triển và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, tính đến thời điểm tháng 6/2014, quy mô thị trường trái phiếu Mỹ đứng thứ 1 (giá trị thị trường đạt hơn 25 nghìn tỷ USD) và quy mô thị trường trái phiếu Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 (giá trị thị trường đạt hơn 4.2 nghìn tỷ USD) trên toàn thế giới [51].
Biểu đồ 1.1: Các quốc gia có quy mô thị trường trái phiếu lớn nhất thế giới (tính đến thời điểm tháng 6/2014)
Nguồn: Bank for International Settlements.
- Với cách thức tổ chức, quản lý hoạt động và quản trị rủi ro hiện đại được xây dựng thực hiện trong nhiều thập kỷ, hệ thống NHTM tại 2 quốc gia này đã đạt được nhiều thành công trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu.
- Trung Quốc là quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam trong các
lĩnh vực văn hóa - chính trị - xã hội. Do đó việc nghiên cứu kinh nghiệm từ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của hệ thống NHTM Trung Quốc là phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Trên cơ sở đó, luận án sẽ tổng hợp và áp dụng các kinh nghiệm có giá trị thực tiễn từ các quốc gia trên vào Việt Nam nhằm phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam.
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại Trung Quốc
Với việc Trung Quốc chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/12/2001, ngành Ngân hàng của Trung Quốc đã chứng kiến những thay đổi sâu sắc cùng với quá trình cải cách mạnh mẽ nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các NHTM nước này đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đa dạng hóa các loại hình kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận ngân hàng.
Tuy nhiên, tình hình lợi nhuận sụt giảm và tỷ lệ nợ khó đòi đang có xu hướng gia tăng đối với các Ngân hàng thương mại Trung quốc. Cụ thể, tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng Ping An Bank Co. Ltd đã chậm lại chỉ còn 11,3% trong nửa đầu năm 2013, so với mức tăng 45,2% cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) có mức tăng lợi nhuận nhỏ nhất trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc với con số 2,02% trong 6 tháng đầu năm 2013. Ngân hàng Công nghiệp Trung Quốc có tỷ lệ nợ khó đòi tăng lên 0,57%, trong khi tỷ lệ nợ khó đòi trong cùng kỳ của Bank of Commnications và CCB ở mức cao nhất 0,99%. Năm 2014, tăng trưởng lợi nhuận của 5 NHTM lớn nhất Trung Quốc đều chậm lại ở mức một con số trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 24 năm qua. Cụ thể, lợi nhuận ròng của Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Thông tin Trung Quốc tăng 5,07%, 8,22%, 6,1% và 5,72% năm 2014. Mức tăng trưởng này thấp hơn các số liệu tương ứng 10,17%, 12,35%, 11,11% và 6,82% của các ngân hàng trên trong năm 2013. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu đang tăng với nợ khó đòi của 5 ngân hàng trên đều vượt 1% [28].
Trên cơ sở đó, ngoài những nghiệp vụ truyền thống, đòi hỏi các NHTM Trung quốc luôn tích cực mở rộng sang các loại hình đầu tư kinh doanh khác như kinh doanh ngoại tệ, đầu tư kinh doanh trái phiếu v.v nhằm tăng lợi nhuận và khả
năng cạnh tranh.
Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh trái phiếu, hiện nay các NHTM Trung Quốc là những nhà đầu tư chủ yếu trên thị trường trái phiếu của nước này. Cụ thể, tại thời điểm cuối Quý III năm 2014, hệ thống ngân hàng thương mại nắm giữ khoảng 63% tổng khối lượng trái phiếu niêm yết tại thị trường trái phiếu Trung Quốc, trong khi đó các quỹ đầu tư và công ty bảo hiểm chỉ nắm giữ các tỷ lệ thấp tương ứng là 11% và 8% [59].
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu Trung Quốc tại thời điểm cuối Quý III/2014
Nguồn: www.chinabond.cn
Về quy mô đầu tư
Nếu tính bình quân quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu của tất cả ngân hàng thương mại Trung Quốc thì cũng chiếm tỷ lệ khoảng 20% giá trị tổng tài sản, đồng thời tỷ lệ này có xu hướng tăng dần qua từng năm.
Bảng 1.2: Quy mô hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM Trung Quốc giai đoạn 2012-T9/2014
Số bình quân về Tỷ trọng đầu tư kinh doanh trái phiếu so với tổng tài sản của các NHTM Trung Quốc | |
T9/2014 | 21% |
2013 | 20.2% |
2012 | 19% |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Phân Lo Ạ I Theo K Ỳ H Ạ N Đ Áo H Ạ N Trái Phi Ế U
- Các Ch Ỉ Tiêu Đ Ánh Giá Ho Ạ T Độ Ng Đầ U T Ư Kinh Doanh Trái Phi Ế U C Ủ A Ngân Hàng Th Ươ Ng M Ạ I
- Bài H Ọ C Kinh Nghi Ệ M Cho Các Ngân Hàng Th Ươ Ng M Ạ I Vi Ệ T Nam
- Th Ự C Tr Ạ Ng Ho Ạ T Độ Ng Đầ U T Ư Kinh Doanh Trái Phi Ế U C Ủ A Ngân Hàng Th Ươ Ng M Ạ I Vi Ệ T Nam
- Đ I Ề U Ki Ệ N V Ề V Ố N Và Ch Ấ T L Ượ Ng Ho Ạ T Độ Ng Ngân Hàng
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Nguồn:KPMG–China’s banking sector: Performance of listed banks and hot topics.
Với từng ngân hàng riêng lẻ, tỷ lệ đầu tư kinh doanh trái phiếu trong tổng tài sản phụ thuộc vào quy mô và chiến lược ngân hàng, trong đó bình quân nhóm các NHTM thuộc sở hữu Nhà nước Trung Quốc thường thực hiện chiến lược đầu tư khoảng 19%-20% so với tổng tài sản. Cụ thể:
Bảng 1.3: Quy mô hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của một số NHTM Trung Quốc giai đoạn 2012 – T9/2014
Tên | Tỷ trọng/Tổng tài sản Có | |||
2012 | 2013 | T9/2014 | ||
Nhóm NHTM thuộc sở hữu Nhà nước | Industrial and Commercial Bank of China | 23.28% | 22.85% | 22.04% |
China Construction Bank (CCB) | 20.52% | 22.23% | 21.32% | |
Bank of China (BOC) | 17.43% | 16.26% | 16.42% | |
Agricultural Bank of China (ABC) | 21.53% | 22.11% | 22.29% | |
Bank of Communications (BCM) | 16.66% | 17.95% | 17.75% | |
Nhóm NHTM cổ phần | China Merchants Bank (CMB) | 15.19% | 18.84% | 21.07% |
China CITIC Bank (CNCB) | 13.53% | 17.69% | 21.88% | |
China Minsheng Bank(CMBC) | 7.54% | 9.45% | 12.25% | |
Shanghai Pudong Development Bank | 15.52% | 23.12% | 26.87% | |
Industrial Bank (CIB) | 12.12% | 20.46% | 21.91% | |
China Everbright Bank (CEB) | 20.98% | 20.42% | 22.31% | |
Hua Xia Bank Co.,Ltd (HXB) | - | 11.64% | 12.13% | |
PingAn Bank Co., Ltd (PAB) | 17.93% | 20.68% | 20.52% | |
Bank of Beijing Co., Ltd (BOB) | - | 20.71% | 21.16% | |
Bank of Nanjing Co., Ltd (BON) | - | 34.87% | 45.83% | |
Bank of Ningbo Co., Ltd (NBCB) | - | 30.69% | 38.48% | |
Bình quân các NHTM | >20% | 20.6% | 22.7% |
(Nguồn: KPMG –China’s banking sector: Performance of listed banks and hot topics)
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của hệ thống NHTM Trung Quốc có những điểm nổi bật sau:
- Cơ cấu tổ chức hợp lý (phân định rõ ràng giữa các bộ phận front-middle- back office) và mối quan hệ phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận này.
- Chặt chẽ trong khâu sử dụng vào đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.
- Phương thức quản lý hiện đại (sử dụng các công cụ hạn mức, quản trị rủi ro v.v.) dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và các giải pháp linh hoạt. Các NHTM
thường sử dụng các giải pháp tích hợp, cho phép quản lý toàn diện hoạt động giao dịch đầu tư kinh doanh thông suốt từ Bộ phận kinh doanh trực tiếp (Front Office), qua bộ phận Quản trị rủi ro (Middle Office) cho đến bộ phận hỗ trợ (Back Office) theo luồng công việc tự động được xây dựng phù hợp với nhu cầu của ngân hàng.
- Bộ phận đầu tư kinh doanh phát triển các chương trình thuật toán nội bộ để xây dựng phương án mua bán trái phiếu theo các chiến thuật khác nhau. Các phần mềm máy tính được xây dựng trên nhiều mô hình tài chính định lượng khác nhau, kết hợp giữa thuật toán tin học trong lập trình và các nghiên cứu tài chính thực nghiệm. Các thuật toán này sử dụng nhiều mô hình toán phức tạp để xử lý các biến số đầu vào nhằm ra quyết định đầu tư kinh doanh. Các thuật toán này cũng được phát triển cho từng thị trường và được điều chỉnh cho từng thời kỳ. Với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, cùng với các hệ thống hiện đại như Bloomberg, Reuters cung cấp dịch vụ hỗ trợ tích hợp (các thông tin cơ bản, dữ liệu kinh tế, cách tính giá), các mô hình kinh doanh bằng thuật toán ngày càng phát triển rộng rãi.
- Đối với các giao dịch thứ cấp, hệ thống NHTM thường sử dụng 2 hệ thống giao dịch điện tử chính trong giao dịch mua bán trái phiếu với các đối tác trên thị trường là hệ thống khớp lệnh trực tiếp và hệ thống khớp lệnh chéo. Hệ thống khớp lệnh trực tiếp được chia thành hệ thống khớp lệnh trực tiếp đơn đối tác (single – dealer) (là hệ thống chỉ cho phép cán bộ giao dịch trái phiếu chỉ thực hiện kết nối trực tiếp với 1 đối tác để giao dịch) và hệ thống khớp lệnh trực tiếp đa đối tác (multi
– dealer) (là hệ thống cho phép cán bộ giao dịch trái phiếu có thể kết nối với nhiều đối tác cùng lúc, từ đó có thể so sánh cùng lúc nhiều báo giá và lựa chọn giá tốt nhất để giao dịch cho ngân hàng). Hệ thống khớp lệnh chéo (complex) là hệ thống kết nối khớp lệnh định kỳ hoặc khớp lệnh liên tục giữa các ngân hàng với nhau hoặc với các đối tác khác để cùng thực hiện giao dịch. Hay nói cách khác, hệ thống này cho phép các NHTM có thể đặt cùng một lúc nhiều lệnh mua bán với nhiều đối tác khác nhau và lệnh sẽ được khớp trên cơ sở phù hợp về giá giữa các bên tham gia.
- Chiến lược đầu tư kinh doanh trái phiếu chủ động là chiến lược mà các NHTM Trung Quốc thường xuyên thực hiện, trên cơ sở tiến hành việc đầu tư kinh doanh với mục tiêu đạt kết quả tốt hơn các chỉ số chuẩn mực trên thị trường, thường bằng cách mua và bán các trái phiếu để tận dụng các biến động về giá, hoặc có thể
kiếm được khoản lời bằng cách bán khống, vay trái phiếu để bán khi giá cao sau đó chờ giá giảm, mua trái phiếu để trả lại. Tùy vào từng thời điểm, ngân hàng có thể thực hiện chiến lược đầu tư kinh doanh chủ động theo các phương thức khác nhau như: chiến lược đầu tư kinh doanh trạng thái “trường”; chiến lược đầu tư kinh doanh trạng thái “đoản”; chiến lược đầu tư kinh doanh chênh lệch đường cong lãi suất (Yield Curve Arbitrage); chiến lược đầu tư kinh doanh chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền (Interest Arbitrage).
- Ban hành đầy đủ cơ chế, chính sách, luật pháp có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu nói chung và hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM nói riêng.
- Thường xuyên đa dạng hóa danh mục trái phiếu nắm giữ với nhiều loại trái phiếu Tín phiếu Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC Bill), Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu Tài chính (Financial Bond) và các sản phẩm phái sinh. Các giao dịch trái phiếu của NHTM Trung Quốc được thực hiện trên thị trường liên ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán và cả thị trường phi chính thức (OTC market).
- Bên cạnh đó, nhiều NHTM tại Trung Quốc như Ngân hàng công thương, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Nông nghiệp v.v. luôn đặt ra những giải pháp toàn diện trong quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả xử lý và hỗ trợ giao dịch và tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh trái phiếu nói riêng. Những NHTM này luôn biết nắm bắt cơ hội theo xu thế phát triển của ngành Ngân hàng, tiếp tục tiến hành đổi mới sản phẩm và thúc đẩy các nghiệp vụ phát triển nhanh chóng để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng [45], [50].
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại Mỹ
Thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng của Mỹ hiện nay là một thị trường quan trọng bậc nhất trên thế giới nếu xét trên tổng thể khối lượng và quy mô hoạt động và sự ảnh hưởng to lớn của nó đối với các thị trường chứng khoán khác.
Về tính pháp lý
Tại Mỹ, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của hệ thống NHTM bị hạn
chế sau khi Quốc hội thông qua Đạo luật Glass-Steagall năm 1933. Việc hạn chế này nhằm tách bạch hoạt động ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.Tuy nhiên, trước áp lực lớn từ các Ngân hàng trong nước hàng đầu, và do thành công của các đối thủ cạnh tranh đến từ nước ngoài, vào những năm của thập kỷ 80 Cục dự trữ liên bang đã bắt đầu nới lỏng các quy định đối với việc NHTM đầu tư kinh doanh trái phiếu do khách hàng của ngân hàng phát hành. Và chỉ đến năm 1999, dưới sức ép của các ngân hàng thương mại nhằm mở rộng phạm vi họat động, đạo luật Glass-Steagall mới bị thay thế bởi đạo luật Glamm-Leach-Bliley, nhằm cho phép sự tái hợp giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại, hình thành nên các tập đoàn ngân hàng đa năng toàn phần.
Luật liên bang quy định sự cần thiết đối với việc mỗi NHTM và các nhà đầu tư khác phải có chính sách đầu tư kinh doanh cụ thể, trong đó nêu rõ các mặt sau:
- Chất lượng trái phiếu hoặc mức độ rủi ro vỡ nợ mà từng NHTM sẵn sàng chấp nhận.
- Phạm vi về kỳ hạn và khả năng trao đổi trên thị trường đối với tất cả trái phiếu được mua, bán.
- Mục đích của ngân hàng đối với danh mục đầu tư kinh doanh.
- Mức độ đa dạng hóa nhằm hạn chế rủi ro mà ngân hàng mong muốn đạt được từ danh mục đầu tư kinh doanh của mình.
Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý sẽ đối chiếu danh mục và chính sách đầu tư kinh doanh của ngân hàng, đánh giá xem mục đích đầu tư của ngân hàng có phù hợp với chính sách đề ra hay không và ngân hàng có tham gia vào những hoạt động mang tính đầu cơ, lũng đoạn thị trường hay không.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý luôn thường xuyên hoàn thiện về cơ chế, chính sách, luật pháp có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu nhằm hạn chế rủi ro và quản lý có hiệu quả hoạt động này của các NHTM.
Về cơ cấu danh mục đầu tư và quy mô hoạt động
Các NHTM Mỹ chủ yếu nắm giữ các loại TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương với tỷ trọng lớn; đồng thời cũng có sự khác biệt giữa các NHTM có quy mô tài sản khác nhau. Đối với các loại trái
phiếu khác, các NHTM Mỹ nắm giữ nhiều loại hình khác nhau như: TPDN nội địa có tài sản đảm bảo hoặc không; trái phiếu doanh nghiệp nước ngoài phát hành; trái phiếu cơ cấu v.v.
Bảng 1.4: Số liệu bình quân về tỷ trọng nắm giữ trái phiếu (bao gồm các loại TPCP, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương) của từng nhóm NHTM Mỹ theo quy mô tài sản giai đoạn 2009-2014
Đối với các NHTM nói chung | Nhóm NHTM có quy mô tài sản <100 triệu USD | Nhóm NHTM (Từ 100 triệu - đến 1 tỷ USD) | Nhóm NHTM quy mô TS> 1 tỷ USD | |||||
Số lượng NHTM được khảo sát | Tỷ trọng bình quân | Số lượng NHTM được khảo sát | Tỷ trọng bình quân | Số lượng NHTM được khảo sát | Tỷ trọng bình quân | Số lượng NHTM được khảo sát | Tỷ trọng bình quân | |
30/09/2014 | 5.705 | 75.01% | 1710 | 96.80% | 3440 | 95.83% | 555 | 72.93% |
2013 | 5,876 | 72.02% | 1814 | 96.45% | 3522 | 94.99% | 540 | 69.49% |
2012 | 6,096 | 71.84% | 1954 | 96.28% | 3607 | 94.82% | 535 | 69.33% |
2011 | 6,291 | 70.62% | 2143 | 96.59% | 3633 | 95.23% | 515 | 67.73% |
2010 | 6,530 | 70.50% | 2328 | 96.31% | 3693 | 94.65% | 509 | 67.68% |
2009 | 6,840 | 66.62% | 2528 | 96.10% | 3798 | 93.44% | 514 | 63.32% |
Nguồn: Federal Deposit Insurance Corporation;tác giả tổng hợp
Xét về tổng thể, đối với tất cả các NHTM Mỹ, quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu chiếm bình quân khoảng 20% giá trị tổng tài sản hoặc tổng tài sản sinh lời.
Bảng 1.5: Quy mô hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM Mỹ giai đoạn 2009-30/09/2014
Số lượng NHTM được khảo sát | Số BQ về Tỷ trọng đầu tư kinh doanh trái phiếu so với tổng tài sản của các NHTM | Số BQ về Tỷ trọng đầu tư kinh doanh trái phiếu so với tổng tài sản sinh lời của các NHTM | |
30/09/2014 | 5,705 | 20.17% | 22.68% |
2013 | 5,876 | 19.91% | 22.17% |
2012 | 6,096 | 20.54% | 23.03% |
2011 | 6,291 | 20.09% | 22.67% |
2010 | 6,530 | 19.49% | 22.09% |
2009 | 6,840 | 18.60% | 21.24% |
Nguồn: Federal Deposit Insurance Corporation; tác giả tổng hợp Về phương thức hoạt động
Các NHTM tại Mỹ thường chia hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu thành