Phân Lo Ạ I Theo K Ỳ H Ạ N Đ Áo H Ạ N Trái Phi Ế U


Tuy nhiên, các NHTM cần thực hiện tốt công tác đánh giá rủi ro tín dụng đối với chủ phát hành, đồng thời nên tập trung chọn các loại trái phiếu doanh nghiệp có định mức tín nhiệm cao nhằm hạn chế rủi ro có thể phát sinh gây tổn thất mất vốn cho ngân hàng.

Hiện nay, tại các NHTM Mỹ, hai loại trái phiếu được nắm giữ nhiều nhất trong danh mục đầu tư kinh doanh là trái phiếu Kho Bạc Mỹ và các trái phiếu chính quyền liên bang. Các loại trái phiếu này chiếm bình quân khoảng ¾ tổng giá trị trái phiếu nắm giữ của tất cả các NHTM Mỹ [58].

Khi đầu tư kinh doanh trái phiếu, NHTM thường quan tâm đến tính thanh khoản và sinh lời. Tuy nhiên, các nhà quản trị ngân hàng tùy theo mục tiêu, chiến lược trong từng giai đoạn phải liên tục xem xét mối quan hệ đánh đổi giữa tính sinh lời và thanh khoản của các trái phiếu nắm giữ, hay xem xét tỷ trọng giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp trong danh mục trái phiếu ngân hàng nắm giữ.

1.1.4.2. Phân loi theo khn đáo hn trái phiếu

a. Các loi hình đầu tư kinh doanh

- Hot động đầu tư kinh doanh Trái phiếu ngn hn: là việc NHTM thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh các loại trái phiếu có thời hạn dưới một năm. Các loại trái phiếu có kỳ hạn ngắn bao gồm: các công cụ trên thị trường tiền tệ (Tín phiếu Kho Bạc, Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước v.v.); các loại trái phiếu có kỳ hạn đáo hạn còn lại thực dưới 1 năm. Việc nắm giữ các loại trái phiếu ngắn hạn nhằm giúp NHTM tăng khả năng dự trữ thanh khoản thứ cấp, hoặc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các trường hợp ngân hàng dư thừa vốn khả dụng ngắn hạn.

- Hot động đầu tư kinh doanh Trái phiếu trung - dài hn: là hoạt động đầu tư kinh doanh các loại trái phiếu có thời hạn từ 1 năm trở lên của NHTM.

b. Chiến lược thc hin

Trên cơ sở phân tích khả năng thanh khoản - thu nhập - rủi ro, ảnh hưởng của thuế và các yếu tố khác ngân hàng sẽ quyết định thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh đối các loại trái phiếu với các tỷ lệ nhất định theo các chiến lược phân bổ kỳ hạn. Một số chiến lược phân bổ kỳ hạn đã được các ngân hàng thực hiện trong những năm gần đây, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.


- Chiến lược phân bkhn đều: Đây là chiến lược được áp dụng khá phổ biến, nhất là đối với những NHTM nhỏ, theo chiến lược này: trước hết, ngân hàng sẽ phải chọn kỳ hạn tối đa có thể chấp nhận được và đầu tư vào mỗi kỳ hạn trong phạm vi kỳ hạn tối đa một lượng trái phiếu như nhau.

Chiến lược này có thể không tối đa hóa thu nhập nhưng có lợi thế là làm 1

Chiến lược này có thể không tối đa hóa thu nhập, nhưng có lợi thế là làm giảm những dao động về thu nhập và không đòi hỏi nhiều chuyên môn quản trị để thực hiện. Hơn nữa, chiến lược này hướng tới tạo dựng một sự năng động trong đầu tư kinh doanh, vì một số trái phiếu luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chuyển đổi thành tiền để ngân hàng có thể sử dụng để đầu tư kinh doanh khi có cơ hội.

- Chiến lược tp trung khn ngn:


Một chiến lược thông dụng khác đối với các ngân hàng thương mại có quy mô 2

Một chiến lược thông dụng khác đối với các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ hoặc tình hình thanh khoản thường không ổn định là tập trung chủ yếu mua những trái phiếu ngắn hạn và đầu tư kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn.


Chiến lược này nhấn mạnh việc ngân hàng thực hiện giao dịch chủ yếu mục đích tạo tính thanh khoản hơn là mục đích tạo ra thu nhập, đồng thời tránh tổn thất về vốn khi lãi suất tăng.

- Chiến lược tp trung khn dài: Đây là chiến lược có tính chất đối lập hoàn toàn với chiến lược ở trên. Một ngân hàng theo đuổi loại chiến lược này có thể quyết định chỉ đầu tư vào những trái phiếu có thời gian đáo hạn trên 5 năm. Bằng cách quan tâm đầu tư vào những trái phiếu dài hạn, ngân hàng nhấn mạnh mục đích tạo ra thu nhập. Chiến lược này sẽ phát huy được vai trò tối ưu hóa lợi nhuận từ đầu tư kinh doanh trái phiếu đặc biệt trong trường hợp lãi suất giảm. Mặt khác, để có nguồn đầu tư trái phiếu dài hạn, ngân hàng có thể sẽ chủ yếu dựa vào việc đi vay trên thị trường liên ngân hàng (thị trường II) để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

Chi ế n l ượ c Barbell Chiến lược đầu tư vào trái phiếu trong đó thời gian 3

- Chiến lược Barbell: Chiến lược đầu tư vào trái phiếu trong đó thời gian đáo hạn của những trái phiếu trong danh mục đầu tư được tập trung ở 2 cực. Hay nói cách khác một chiến lược Barbell là sự kết hợp hai chiến lược tập trung kỳ hạn ngắn và chiến lược tập trung kỳ hạn dài.

Sử dụng chiến lược này yêu cầu sự chú ý liên tục từ nhà quản trị ngân hàng. Những trái phiếu có thời gian đáo hạn ngắn cần được chuyển sang trái phiếu ngắn hạn mới ngay khi đáo hạn. Khi trái phiếu dài hạn ở giữa thời gian đáo hạn, chúng cần được chuyển sang những trái phiếu dài hạn mới.

Một điểm bất lợi của chiến lược barbell chính là chi phí giao dịch. Thêm vào đó, những trái phiếu dài hạn thường nhạy cảm hơn với những thay đổi lãi suất. Vì thế, phia gồm những trái phiếu dài hạn của danh mục đầu tư thường không ổn định


hơn phía gồm những trái phiếu ngắn hạn.


Ngân hàng thực hiện chiến lược này một mặt đầu tư vào các trái phiếu 4

Ngân hàng thực hiện chiến lược này một mặt đầu tư vào các trái phiếu ngắn hạn với tính lỏng cao, mặt khác đầu tư vào trái phiếu dài hạn. Theo chiến lược này ngân hàng sẽ đầu tư rất ít, thậm chí không đầu tư vào trái phiếu trung hạn. Trái phiếu ngắn hạn cung cấp nguồn thanh khoản cho ngân hàng, trong khi đó trái phiếu dài hạn được thiết kế để đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng.

- Chiến lược tlthu nhp mong đợi;


Đây là chiến lược được đánh giá là năng động khi ngân hàng liên tục dịch 5

Đây là chiến lược được đánh giá là năng động khi ngân hàng liên tục dịch chuyển các kỳ hạn của trái phiếu đang nắm giữ sao cho phù hợp với những dự báo hiện thời về các mức lãi suất và trạng thái của nền kình tế. Chiến lược này khuyến khích ngân hàng dịch chuyển hoạt động đầu tư kinh doanh đối với các trái phiếu ngắn hạn khi lãi suất trên thị trường có xu hướng tăng và dịch chuyển về các trái phiếu dài hạn nếu như lãi suất có xu hướng giảm. Phương pháp này, một mặt có khả


năng đem lại thu nhập vốn khá lớn, nhưng mặt khác, cũng làm tăng nỗi ám ảnh về tổn thất vốn đáng kể một khi những dự kiến ban đầu về xu hướng vận động của lãi suất trái với diễn biến thực tế. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp khá tốn kém về chi phí giao dịch, bởi vì nó đòi hỏi việc mua bán trái phiếu thường xuyên.

1.1.4.3. Phân loi theo loi hình đầu tư kinh doanh trái phiếu

a. Các loi hình đầu tư kinh doanh

- Hot động mua và giữ đến ngày đáo hn: Ngân hàng thực hiện hoạt động mua và nắm giữ trái phiếu đến ngày trái phiếu đáo hạn, không quan tâm nhiều đến các biến động giá cả ngắn hạn hay các chỉ số kĩ thuật. Đây được đánh giá là hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu theo chiến lược thụ động. Hoạt động này được ngân hàng thực hiện trên cả hai thị trường trái phiếu sơ cấp và thứ cấp.

- Hot động mua và bán hn: Ngân hàng thực hiện hoạt động mua và thực hiện bán hẳn trái phiếu nhằm tìm kiếm lợi nhuận hoặc hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng khi cần thiết.

- Hot động mua bán li (reverse repo) và bán mua li (repo) trái phiếu: Nghiệp vụ repo trái phiếu được sử dụng rộng rãi trong đầu tư kinh doanh trái phiếu tại các thị trường phát triển. Giao dịch repo trở thành trung tâm đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh, giảm thiểu rủi ro (hedging), cũng như các chiến thuật khai thác lợi nhuận chênh lệnh (arbitrage) trên thị trường.

Repo (repurchase agreement) hay hợp đồng bán và cam kết mua lại thực chất là việc sử dụng trái phiếu có thanh khoản và chất lượng tốt làm tài sản cầm cố đi vay trên thị trường. Bên đi vay (người bán) sẽ ký cam kết hợp đồng bán và cam kết mua lại trái phiếu với bên cho vay (người mua) tại mức giá nhất định. Giao dịch này đứng ở góc độ người bán trái phiếu (đi vay) được gọi là repo. Trong khi đó, nếu đứng ở góc độ người mua (cho vay) thì được gọi là giao dịch mua và cam kết bán lại (reverse repo).

Hoạt động repo cũng là một công cụ quan trọng của nghiệp vụ thị trường mở (OMO), qua đó hệ thống NHTM sẽ hỗ trợ NHNN trong việc bơm hoặc hút lượng tiền lưu thông trong hệ thống ngân hàng [16].

- Các hoạt động khác bao gồm hoạt động cầm cố, chiết khấu trái phiếu được


NHTM thực hiện nhằm tạo ra nguồn vốn với mục đích tăng khả năng đảm bảo thanh khoản hoặc tìm kiếm thu nhập thông qua việc thực hiện cho vay lại nguồn vốn này.

Nhìn chung việc NHTM thực hiện các hoạt động mua bán hẳn, hoặc mua bán có kỳ hạn hoặc các hoạt động cầm cố chiết khấu v.v. được đánh giá là chiến lược đầu tư kinh doanh chủ động.

b. Chiến lược thc hin

-Chiến lược đầu tư kinh doanh thụ động: Chiến lược đầu tư kinh doanh thụ động bao gồm việc mua và nắm giữ các trái phiếu cho đến khi đáo hạn. Ngân hàng sử dụng chiến lược mua và nắm giữ thường chủ động lựa chọn các trái phiếu để đầu tư, nhưng khi đã đầu tư thì họ không quan tâm nhiều đến các biến động giá cả ngắn hạn hay các chỉ số kĩ thuật. Chiến lược đầu tư kinh doanh dài hạn này chủ yếu dựa trên lý thuyết các thị trường tài chính có bề dày hoạt động sẽ mang lại mức sinh lợi tốt cho dù vẫn có những biến động và sụt giảm theo chu kì. Cách tiếp cận thụ động có thể phù hợp với những ngân hàng tìm kiếm những lợi ích truyền thống từ trái phiếu như bảo toàn vốn, thu nhập và đa dạng hóa. Mặt khác chiến lược đầu tư kinh doanh thụ động là chiến lược đầu tư kinh doanh trong đó nhà quản trị ngân hàng cố gắng đưa ra càng ít quyết định đầu tư để giảm thiểu chi phí giao dịch, bao gồm cả thuế thu nhập tài chính.

Đối với chiến lược mua và nắm giữ trái phiếu đến khi đáo hạn, giá của trái phiếu chịu tác động của môi trường lãi suất khi nhà đầu tư mua trái phiếu lần đầu và khi họ có nhu cầu tái đầu tư khi trái phiếu đáo hạn. Các chiến lược đã được đề cập có thể giúp các nhà đầu tư mua và nắm giữ trái phiếu đến khi đáo hạn quản trị rủi ro vốn có về mặt lãi suất. Hình thức phổ biến nhất là phân bố trái phiếu dạng bậc thang. Danh mục trái phiếu phân bổ dạng bậc thang đầu tư bằng nhau vào các trái phiếu có thời gian đáo hạn định kỳ thường là hàng năm hoặc cách nhau mỗi năm. Khi các trái phiếu đáo hạn, tiền được tái đầu tư để duy trì thời gian đáo hạn dạng bậc thang. Các nhà đầu tư thường sử dụng hình thức phân bổ bậc thang để đáp ứng dòng tiền trả nợ định kỳ và giảm rủi ro khi phải tái đầu tư một khoản tiền lớn trong tình hình lãi suất thấp. Một cách tiếp cận khác đối với việc mua và nắm giữ trái


phiếu đến khi trái phiếu đáo hạn là chiến lược Barbell, theo đó tiền được đầu tư vào tổ hợp trái phiếu ngắn và dài hạn. Khi trái phiếu ngắn hạn đáo hạn, nhà đầu tư có thể tái đầu tư để tận dụng các cơ hội trên thị trường trong khi các trái phiếu dài hạn mang lại trái tức hấp dẫn.

Tuy nhiên khi thực hiện theo chiến lược này, ngân hàng không tạo ra tính năng động trong hoạt động đầu tư kinh doanh trên cơ sở phân tích sự biến động của lãi suất và tình hình kinh tế - xã hội.

-Chiến lược đầu tư kinh doanh chủ động:

- Chiến lược đầu tư kinh doanh chủ động là chiến lược mà các NHTM tiến hành việc đầu tư kinh doanh trái phiếu với mục tiêu đạt kết quả tốt hơn các chỉ số chuẩn mực trên thị trường, thường bằng cách mua và bán các trái phiếu để tận dụng các biến động về giá, hoặc có thể kiếm được khoản lời bằng cách bán khống, vay trái phiếu để bán khi giá cao sau đó chờ giá giảm, mua trái phiếu để trả lại.

Chiến lược này có tiềm năng mang lại nhiều hoặc tất cả các lợi ích của trái phiếu. Tuy nhiên, nhà quản trị ngân hàng đòi hỏi khả năng đưa ra những nhận định về nền kinh tế, xu hướng lãi suất và/hoặc môi trường tín dụng; kinh doanh trái phiếu hiệu quả dựa trên những nhận định đó; và quản trị rủi ro.

Những nhà quản trị ngân hàng tìm kiếm thặng dư giá cố gắng mua các trái phiếu được định giá thấp, nắm giữ chúng đến khi giá tăng và sau đó bán các trái phiếu này trước khi chúng đáo hạn để ghi nhận lợi nhuận. Các nhà quản trị năng động có thể tận dụng nhiều kỹ thuật khác nhau nhằm tìm kiếm những trái phiếu có khả năng tăng giá:

+Phân tích tín nhim: Những nhà quản trị xác định các trái phiếu có khả năng tăng giá nhờ vào cải thiện hạng mức tín nhiệm của nhà phát hành bằng cách sử dụng các phương pháp chấm điểm xếp hạng và phân tích tín dụng. Ví dụ, giá các trái phiếu có thể tăng khi doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo mới và giỏi hơn.

+Phân tích vĩ : Các nhà quản trị sử dụng phương pháp phân tích vĩ mô để tìm kiếm những trái phiếu có khả năng tăng giá nhờ vào các điều kiện kinh tế, một môi trường lãi suất thuận lợi hoặc bối cảnh tăng trưởng toàn cầu. Ví dụ, do các thị trường mới nổi đã trở thành những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu


trong những năm gần đây, nhiều trái phiếu phát hành bởi những quốc gia này và những doanh nghiệp tại những quốc gia này đã tăng giá.

+Luân phiên gia các lĩnh vc: Căn cứ vào triển vọng của nền kinh tế, nhà quản trị đầu tư vào những lĩnh vực nhất định có lịch sử tăng giá trong một giai đoạn cụ thể trong chu kỳ kinh tế và tránh đầu tư vào những lĩnh vực không đạt được mức tăng như vậy.

+Phân tích thtrường: Các nhà quản trị có thể mua và bán các trái phiếu để

tận dụng những biến động trong cung cầu dẫn đến các biến động về giá.

+Xác định đường cong li sut: Các nhà quản trị có thể điều chỉnh cấu trúc kỳ hạn của một danh mục trái phiếu dựa vào kỳ vọng về những thay đổi trong mối tương quan giữa trái phiếu với các kỳ hạn khác nhau vốn được minh họa thông qua đường cong lợi suất.

- Ngân hàng có thể thực hiện chiến lược đầu tư kinh doanh chủ động theo các phương thức sau:

+ Chiến lược đầu tư kinh doanh trng thái “trường”: Chiến lược này là chiến lược đầu tư kinh doanh truyền thống bằng việc mua và nắm giữ các loại trái phiếu và chờ lên giá. Khi nắm giữ trái phiếu, ngân hàng sẽ nhận được các khoản lãi định kỳ và sự thay đổi giá trị thị trường của trái phiếu được phản ánh trên cơ sở là khoản lỗ hoặc lãi. Ngân hàng thường nắm giữ trạng thái “trường” đối với trái phiếu có thể vì lý do chính sách đầu tư kinh doanh liên quan quản trị rủi ro như hạn mức đầu tư hay nhu cầu đa dạng hóa rủi ro. Chiến lược này cũng được áp dụng trong các trường hợp đầu cơ lên giá như:

Tình hình kinh doanh của chủ thể phát hành dẫn đến khả năng thăng hạng

định mức tín nhiệm, làm giảm biên độ tín dụng.

Khả năng cắt giảm lãi suất thị trường

Các sự kiện làm tăng giá trái phiếu như mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

+ Chiến lược đầu tư kinh doanh trng thái “đon”: Chiến lược này là việc bán khống, thông qua đó duy trì một trạng thái “đoản” với kỳ vọng giá trái phiếu sẽ giảm xuống. Bán khống là việc bán trái phiếu mà ngân hàng chưa sở hữu, do đó


ngân hàng phải đi vay trái phiếu tương ứng trên thị trường với kỳ vọng sẽ mua lại với giá thấp hơn trong tương lai. Chiến lược này được áp dụng đối với việc đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng trong những trường hợp sau:

Tình hình kinh doanh của chủ thể phát hành dẫn đến khả năng xuống hạng

định mức tín nhiệm, làm tăng biên độ tín dụng.

Khả năng tăng lãi suất thị trường.

Các sự kiện làm giảm giá trái phiếu như mua bán, sát nhập doanh nghiệp.

+ Chiến lược đầu tư kinh doanh chênh lch đường cong lãi sut (Yield Curve Arbitrage): Chiến lược đầu tư kinh doanh chênh lệch đường cong lãi suất là chiến lược mua bán các loại trái phiếu khác nhau có các kỳ hạn đáo hạn khác nhau trên đường cong lãi suất. Ngân hàng sẽ duy trì trạng thái “trường” đối với các trái phiếu “giá rẻ” và trạng thái “đoản” đối với các trái phiếu “giá đắt” của cùng một chủ thể phát hành trên một đường cong lãi suất vào các kỳ hạn khác nhau.

Nếu chiến lược này thành công, ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận trên cơ sở tất toán các trạng thái sản phẩm của mình khi đường cong lãi suất trở về trạng thái bình thường. Rủi ro của chiến lược này xảy ra khi đường cong lãi suất biến động theo chiều hướng sau: lãi suất của trái phiếu “đoản” giảm làm giá trái phiếu “đoản” tăng, đồng thời lãi suất của trái phiếu “trường” tăng làm giá trái phiếu “trường” giảm giá.

Với việc đồng thời cùng duy trì trạng thái trường và đoản đối với cùng một đường cong lãi suất, ngân hàng đã giảm thiểu rủi ro trong trường hợp đường cong lãi suất chuyển động song song lên hoặc xuống. Điều này có nghĩa là ngân hàng không cá cược vào sự tăng giảm lãi suất trên thị trường dẫn đến việc dịch chuyển đường cong lãi suất. Ngân hàng chỉ cá cược vào sự biến động lãi suất của các kỳ hạn khác nhau trên cùng một đường cong lãi suất.

Chiến lược này có thể áp dụng phù hợp trong trường hợp khi đường cong lãi suất chuyển đổi từ dạng lồi (normal) sang dạng lõm (inverted) và ngược lại. Trong trường hợp này, nền kinh tế chuẩn bị chuyển sang thời kỳ khủng hoảng về thanh khoản dẫn đến nhu cầu huy động vốn ngắn hạn tăng. Ngân hàng có thể bán khống trái phiếu có kỳ hạn ngắn và mua trái phiếu có kỳ hạn dài. Khi khủng hoảng xảy ra,


lãi suất thị trường tăng lên làm dịch chuyển cả đường cong lãi suất lên trên (theo trục tung). Tuy nhiên, tốc độ tăng lãi suất của trái phiếu ngắn hạn sẽ cao hơn so với trái phiếu dài hạn. Do đó tốc độ giảm giá của trái phiếu ngắn hạn cao hơn so với tốc độ giảm giá của trái phiếu dài hạn. Ngân hàng sẽ xác định thời điểm tất toán giao dịch và các trạng thái đầu tư kinh doanh, thu lợi nhuận chênh lệch.

Ngày nay, Ngân hàng phát triển các công cụ phần mềm hiện đại nhằm phát hiện ra các khoản chênh lệch bất thường xuất hiện trên các đường cong lãi suất nhằm nhanh chóng tận dụng các cơ hội này.

+Chiến lược đầu tư kinh doanh chênh lch lãi sut gia 2 đồng tin (Interest Arbitrage): Chiến lược đầu tư kinh doanh chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền là việc duy trì trạng thái “trường” và “đoản” vào hai loại trái phiếu có gốc tiền tệ khác nhau nhằm khai thác chênh lệch lãi suất. Ngân hàng sẽ duy trì trạng thái “trường” đối với trái phiếu có lãi suất cao và trạng thái “đoản” đối với sản phẩm có lãi suất thấp. Ngân hàng có thể lựa chọn giảm thiểu rủi ro ngoại hối (covered interest arbitrage) hoặc không giảm thiểu rủi ro ngoại hối (uncovered interest arbitrage).

Chiến lược chênh lệch lãi suất có giảm thiểu rủi ro ngoại hối (covered

interest arbitrage): Để giảm thiểu rủi ro ngoại hối, ngân hàng có thể sử dụng một số sản phẩm phái sinh như hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, hợp đồng tương lai ngoại tệ, hợp đống quyền chọn ngoại tệ v.v. Tuy nhiên, trong thực tế các ngân hàng có nhiều rào cản pháp lý để tận dụng các cơ hội chênh lệch.

Chiến lược chênh lệch lãi suất không giảm thiểu rủi ro ngoại hối

(Uncovered interest arbitrage): Đối với chiến lược này, ngân hàng thực hiện không kiểm soát (hedge) rủi ro ngoại hối. Ngân hàng tính toán được phần lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất danh nghĩa giữa 2 đồng tiền song không tính được chi phí rủi ro biến động tỷ giá. Tùy theo biến động của tỷ giá tại thời điểm tất toán hợp đồng so với thời điểm ban đầu, NHTM có thể kết thúc giao dịch với khoản lãi hoặc lỗ ròng. Chiến lược này có thể phát huy hiệu quả nếu khoảng chênh lệch lãi suất có thể bù đắp được tốc độ mất giá của đồng tiền trong khoảng thời gian thực hiện chiến thuật.

1.1.5. Quy trình thc hin hot động đầu tư kinh doanh trái phiếu ca NHTM

Về mặt cơ bản, quy trình thực hiện được bắt đầu bằng việc thiếp lập mục


tiêu. Sau đó, các nhà quản trị ngân hàng sẽ thực hiện các bước tiếp theo bao gồm: lựa chọn loại hình đầu tư kinh doanh, chiến lược đầu tư kinh doanh, lựa chọn loại hình trái phiếu và cuối cùng là đo lường và định giá kết quả. Cụ thể:

Bng 1.1: Quy trình thc hin hot động đầu tư kinh doanh trái phiếu ca ngân hàng thương mi

B ướ c 1 Thi ế t l ậ p m ụ c tiêu Là bước quan trọng trong quy trình thực 6

- Bước 1: Thiết lp mc tiêu

Là bước quan trọng trong quy trình thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. Như đã đề cập ở trên, NHTM thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu với nhiều mục đích khác nhau. Tại từng thời điểm, mục tiêu thực hiện có thể tập trung vào mục đích tăng dự trữ thanh khoản, hoặc tăng lợi nhuận ngân hàng v.v. Do đó, nhà quản lý phải nghiên cứu và nắm được mục tiêu thực hiện của ngân hàng là gì trong từng giai đoạn cụ thể, để từ đó đưa ra được các giới hạn đầu tư kinh doanh, thời gian thực hiện cũng như mức độ rủi ro mà họ có thể chấp nhận.

- Bước 2: Thiết lp loi hình đầu tư kinh doanh trái phiếu phù hp

Trên cơ sở mục tiêu đã chọn, ngân hàng sẽ lựa chọn loại hình đầu tư kinh doanh trái phiếu phù hợp để phân bổ nguồn vốn khả dụng vào các loại trái phiếu khác nhau nhằm đáp ứng các mục tiêu này. Chẳng hạn, với những ngân hàng muốn thực hiện mục tiêu chính là tăng dự trữ thanh khoản, đảm bảo an toàn vốn mà không chú trọng nhiều đến sự biến động của lãi suất: loại hình đầu tư kinh doanh thích hợp là tập trung đầu tư kinh doanh các loại trái phiếu ngắn hạn do chính phủ phát hành, đồng thời nắm giữ chúng đến ngày đáo hạn.

- Bước 3: La chn chiến lược đầu tư kinh doanh

Tương ứng với từng loại hình đầu tư kinh doanh trái phiếu, ngân hàng sẽ có những chiến lược đầu tư kinh doanh phù hợp. Chẳng hạn như ví dụ ở trên, ngân hàng có thể thực hiện chiến lược đầu tư kinh doanh thụ động nhằm thực hiện mục tiêu chính là tăng dự trữ thanh khoản, đảm bảo an toàn vốn mà không chú trọng


nhiều đến sự biến động của lãi suất.

- Bước 4: Cthhóa vic la chn trái phiếu

Trên cơ sở việc lựa chọn mục tiêu, loại hình đầu tư kinh doanh và chiến lược đầu tư kinh doanh, ngân hàng sẽ hiện thực hóa bằng cách thực hiện đầu tư kinh doanh đối với các loại trái phiếu cụ thể.

- Bước 5: Đo lường và định giá kết qu

Đây là bước khó khăn nhất trong quy trình thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các nhà quản trị ngân hàng. Với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, các nhà quản trị sẽ có kết quả đo lường và định giá hiệu quả hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của mình. Đồng thời trên cơ sở kiểm soát liên tục điều kiện thị trường, sự biến động của nền kinh tế, và thực trạng hoạt động ngân hàng, nhà quản trị ngân hàng lại cập nhật và bổ sung loại hình và chiến lược đầu tư kinh doanh trái phiếu sao cho phù hợp nhất với mục tiêu đã định.

1.1.6. Qun trri ro trong hot động đầu tư kinh doanh trái phiếu ca Ngân hàng thương mi

1.1.6.1. Khái nim qun trri ro trong hot động đầu tư kinh doanh trái phiếu ca Ngân hàng thương mi

Quản trị rủi ro trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM là một khái niệm rộng với nội hàm gồm nhiều nội dung khác nhau liên quan đến việc quản trị điều hành nói chung và trong lĩnh vực hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu nói riêng của một NHTM. Do đó có nhiều cách hiểu, nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này. Trong phạm vi Luận án thì quản trị rủi ro trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách, biện pháp có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu để nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động này của ngân hàng.

Theo khái niệm trên thì nội hàm của quản trị rủi ro trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu bao gồm một hệ thống:

- Chiến lược hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu.

- Các chính sách của NHTM trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu.

- Các biện pháp được triển khai trong toàn bộ hệ thống NHTM nhằm phòng

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí