Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


Chng khoán Vn; Chng khoán N; Các chng khoán phái sinh” [27, tr42-43]. “Chng khoán N, đin hình là trái phiếu, tín phiếu là mt loi chng khoán

quy định nghĩa vca người phát hành (người đi vay) phi trcho người đứng tên shu chng khoán (người cho vay) mt khon tin nht định bao gm cgc và lãi trong nhng khong thi gian cthể” [27, tr44].

Xét trong phạm vi lĩnh vực hạch toán kế toán ngân hàng, chẳng hạn văn bản số 7459/NHNN-KTTC ngày 30/08/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đã quy định tại Khoản 1 Mục B (Giải thích từ ngữ) như sau “Chng khoán Nlà loi chng khoán mà bên phát hành phi thc hin nhng cam kết mang tính ràng buc đối vi người nm gichng khoán theo nhng điu kin cthvthi hn thanh toán, stin gc, lãi sut (trái phiếu, kphiếu...)”.

Như vậy, qua các định nghĩa trên có thể hiểu “Chng khoán là bng chng xác nhn quyn và li ích hp pháp ca người shu đối vi tài sn hoc phn vn ca tchc phát hành”. Thuật ngữ “Chng khoán Nợ” có ý nghĩa hẹp hơn thuật ngữ “Chng khoán” do chỉ đề cập đến nội dung xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Đồng thời trái phiếu là một loại chứng khoán Nợ.

- Vkhái nim “Trái phiếu

Theo Khoản 3, Điều 6 Luật Chứng Khoán ban hành năm 2006 “Trái phiếu là loi chng khoán xác nhn quyn và li ích hp pháp ca người shu đối vi mt phn vn nca tchc phát hành” [23, tr2].

Theo giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán (2013) của Uỷ ban chứng khoán nhà nước: “Trái phiếu là mt loi chng khoán quy định nghĩa vca người phát hành (người vay tin) phi trcho người nm gichng khoán (người cho vay) mt khon tin xác định, thường là trong nhng khong thi gian cth, và phi hoàn trkhon vay ban đầu khi nó đáo hn” [25, tr 67].

Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về trái phiếu. Tuy nhiên, nhìn chung nó thường được đề cập đến như là sự thể hiện cam kết của người phát hành sẽ thanh toán một số tiền xác định vào một ngày xác định trong tương lai với một mức lãi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

suất xác định cho người chủ sở hữu trái phiếu.

1.1.1.2. Thtrường trái phiếu

Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Thị trường trái phiếu là thị trường phát hành và giao dịch các loại trái phiếu của Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Trái phiếu sẽ được phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp qua nhiều phương thức khác nhau như bảo lãnh phát hành, đấu thầu v.v. Sau đó, các trái phiếu này sẽ tiến hành giao dịch trên thị trường thứ cấp. Thành viên tham gia trên thị trường trái phiếu bao gồm chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư, các tổ chức trung gian tài chính [25].

Trong các chủ thể tham gia trên thị trường Trái phiếu, Ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn phục vụ cho hoạt động của mình, và đặc biệt vừa là tổ chức đầu tư kinh doanh trái phiếu hoặc trung gian tài chính nhằm tìm kiếm lợi nhuận, đảm bảo thanh khoản và nâng cao thương hiệu của mình trên thị trường.

1.1.1.3. Hot động đầu tư kinh doanh trái phiếu ca ngân hàng thương mi

Thuật ngữ “Đầu tư” (Investing) và “Kinh doanh” (Trading) xuất hiện khá nhiều trong các tài liệu trong nước và nước ngoài. Trong lĩnh vực tài chính, hai thuật ngữ này đều nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường tài chính, nhưng theo các cách thức khác nhau. Cụ thể, hoạt động đầu tư (investing) thường chủ yếu gắn liền với việc mua và nắm giữ các công cụ đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ hoặc các công cụ đầu tư khác trong khoảng thời gian dài (có thể vài năm hoặc dài hơn) nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở hưởng lãi (trái tức, cổ tức v.v). Còn hoạt động kinh doanh (trading) thì liên quan đến việc thường xuyên mua và bán cổ phiếu, hàng hóa, ngoại tệ hoặc các công cụ tài chính khác trong khoảng thời gian ngắn nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch giá.

Đối với khái niệm “hot động đầu tư kinh doanh trái phiếu ca NHTM” cho đến nay mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến nhưng nhìn chung khái niệm này vẫn còn chưa có sự thống nhất và thể hiện rõ ràng. Ở các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, một số khái niệm liên quan được sử dụng như khái niệm “hot động đầu tư chng khoán”, hoặc khái niệm đầu tư vào chng khoán”, hoặc khái niệm “kinh


doanh chng khoán ca NHTM” v.v. Cụ thể:

- Trong sách chuyên khảo “Bank Management and Financial Services” của Peter Rose (9h Edition, 2013) đã đề cập đến “hot động đầu tư chng khoán” trong ngân hàng chủ yếu đầu tư vào các loại chứng khoán sau: Tín phiếu và trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu và trái phiếu công ty, các loại chứng khoán nợ khác và một số cổ phiếu được pháp luật cho phép. Việc nắm giữ các loại chứng khoán này có vai

trò quan trọng đối với danh mục tài sản của ngân hàng như đem lại thu nhập, nâng cao tính thanh khoản, tăng cường mức độ đa dạng hóa, hạn chế rủi ro và ít nhất một phần thu nhập của ngân hàng sẽ không phải chịu thuế [58, tr368].

- Trong sách chuyên khảo “Qun trngân hàng thương mi” của GS.TS Lê Văn Tư (2005) cũng đề cập đến nội dung “ Đầu tư vào chng khoán” là loại hình phổ biến nhất trong tài sản có của các NHTM tại các nước đã phát triển [35, tr106]. Ngân hàng thương mại thực hiện nghiệp vụ đầu tư vào chứng khoán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao khả năng thanh khoản, đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh nhằm phân tán rủi ro [35, tr113].

Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến khái niệm “kinh doanh chng khoán ca NHTM” là việc mua đi bán lại các loại chứng khoán bằng vốn của mình bỏ ra. Đặc điểm của hình thức kinh doanh này là ngân hàng luôn luôn mua chứng khoán của khách hàng bằng tiền của mình và bán cho khách hàng từ dự trữ của mình. Đồng thời, việc thực hiện các nghiệp vụ này đối với khách hàng không vì mục đích ăn hoa hồng, mà là lợi nhuận chênh lệch giữa thị giá mua và thị giá bán. Nghĩa là ngân hàng sẽ tìm cách mua các chứng khoán với giá thấp nhất, bán chúng với giá cao nhất [35, tr368].

- Trong lĩnh vực hạch toán kế toán ngân hàng, ví dụ như trong sách chuyên khảo “Kế toán ngân hàng” (2007) của đồng chủ biên TS Nguyễn Thị Thanh Hương và NGƯT. Vũ Thiện Thập, đã đề cập đến các nội dung liên quan đến “nghip vụ đầu tư chng khoán ca TCTD” và “nghip vkinh doanh chng khoán ca TCTD”. Cụ thể, “TCTD mua, bán chng khoán nhm mc đích sinh li thông qua 2 kênh: qua chênh lch giá và qua lãi nm gigiy tcó giá. Hai mc tiêu trên ca TCTD có nh hưởng ti công tác kế toán các hot động này” [18, tr166]. Ngoài ra,


các tác giả cũng đã đề cập đến sự phân biệt giữa 02 nghiệp vụ này thông qua hệ thống các tài khoản kế toán khác nhau. Cụ thể:

+ Để phản ánh nghiệp vụ đầu tư chứng khoán của TCTD, trong hệ thống tài khoản kế toán của các TCTD bố trí các tài khoản sau: 151 – Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán: 152 – Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn [18, tr167].

+Để phản ánh nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của TCTD, kế toán sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản cấp I số hiệu 14 – Chứng khoán kinh doanh [18, tr168].

- Tuy nhiên, tại khoản 19, điều 6 Luật Chứng Khoán ban hành năm 2006 giải thích về khái niệm “kinh doanh chng khoán” là: “Kinh doanh chng khoán là vic thc hin nghip vmôi gii chng khoán, tdoanh chng khoán, bo lãnh phát hành chng khoán, tư vn đầu tư chng khoán, lưu ký chng khoán, qun lý quỹ đầu tư chng khoán, qun lý danh mc đầu tư chng khoán” [23, tr4]. Như vậy, theo quy định này khái niệm “kinh doanh chng khoán” là tương đối rộng, không chỉ bao gồm việc mua, bán chứng khoán mà còn thực hiện các nghiệp vụ khác về dịch vụ như bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, lưu ký v.v. nhằm thu lợi nhuận.

Nhìn chung, còn nhiều các công trình nghiên cứu hay các quan điểm khác đã phản ánh các nội dung liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu, tuy nhiên chưa có nội dung nào đã đề cập cụ thể phản ánh về khái niệm “hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM” là gì? Ngoài ra, các khái niệm trên đề cập đến phạm vi tương đối rộng bao gồm cả các hoạt động mang tính chất phục vụ khách hàng nhằm thu phí dịch vụ; đồng thời bao gồm cả trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán khác.

Trên cơ sở đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, khái nim hot động đầu tư kinh doanh trái phiếu ca Ngân hàng thương mi được hiu là vic Ngân hàng thương mi bvn mua các trái phiếu khác nhau để giữ đến ngày đáo hn hoc bán ra trên thtrường thcp, hoc thc hin các hot động liên quan đến trái phiếu nhm mc đích là tăng cường khnăng thanh khon, đồng thi đem li thu nhp cho ngân hàng và đa dng hóa hot động đầu tư kinh doanh để phân tán ri ro. Các hot động liên quan đến trái phiếu chyếu bao gm các hot động cơ


bn sau: cm c, chiết khu, repo, reverse repo v.v. (không bao gm các hot động mang tính cht phc vkhách hàng nhm thu phí dch vnhư tư vn phát hành, bo lãnh phát hành, lưu ký trái phiếu v.v.)

1.1.2. Mc đích và đặc đim cơ bn ca hot động đầu tư kinh doanh trái phiếu ca ngân hàng thương mi

Như vậy, qua khái niệm trên luận án có thể rút ra mục đích và một số đặc điểm cơ bản của hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM như sau: [6], [10], [35], [47].

1.1.2.1. Mc đích

- Hỗ trợ nguồn thanh khoản và đảm bảo thanh toán: Trong quá trình hoạt động, có những thời điểm khó khăn trong thanh khoản ngắn hạn, việc huy động vốn từ cá nhân, tổ chức và các ngân hàng khác không dễ dàng, thì kênh huy động vốn từ việc tham gia nghiệp vụ OMO, cầm cố thế chấp trái phiếu vay vốn với NHNN, hoặc thực hiện vay vốn các tổ chức khác có đảm bảo bằng trái phiếu, hoặc bán hẳn trái phiếu trên thị trường thứ cấp được các NHTM áp dụng phổ biến. Bên cạnh đó, NHTM cũng có thể cầm cố trái phiếu tại NHNN để thiết lập hạn mức thấu chi tài khoản hoặc đảm bảo cho việc thanh toán tập trung một tài khoản tại NHNN trong thời gian ngắn nhất.

- Tìm kiếm lợi nhuận: So với hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu có quy mô và tỷ trọng nhỏ hơn song cũng có ý nghĩa rất quan trọng về mặt thu nhập và tạo điều kiện cho các ngân hàng thâm nhập sâu rộng vào nền kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động này nhằm tạo cân bằng về thu nhập cho ngân hàng trong chu kỳ kinh doanh. Khi thu nhập từ các khoản tín dụng giảm xuống thì thu nhập trái phiếu có thể bù đắp lại.

Việc đầu tư kinh doanh trái phiếu sẽ đem lại cho ngân hàng thu nhập từ việc hưởng lãi Coupon, chênh lệch giá mua và giá bán trái phiếu v.v. Bên cạnh đó, NHTM có thể sử dụng nguồn vốn vay từ NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường mở, cầm cố chiết khấu trái phiếu với lãi suất thấp để cho vay lại các tổ chức khác với lãi suất cao hơn. Hơn nữa, hoạt động này cũng giúp giảm nhẹ mức độ tác động của thuế tới hoạt động ngân hàng, đặc biệt là bù đắp cho các khoản thu nhập từ cho


vay bị đánh thuế.

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư: hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu cũng góp phần đa dạng hóa danh mục đầu tư, bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống và cổ điển như tín dụng, góp vốn liên doanh liên kết v.v. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư giúp NHTM phân chia rủi ro trong hoạt động cho vay, đầu tư, đa dạng hóa lợi nhuận từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng giúp tạo nên sự mềm dẻo trong việc quản lý danh mục tài sản của ngân hàng bởi vì không giống như phần lớn danh mục cho vay, rất nhiều loại trái phiếu đầu tư có thể được mua hoặc bán nhanh chóng để cấu trúc lại danh mục tài sản.

- Tạo sự đa dạng về mặt địa lý: Trái phiếu thường xuất phát từ nhiều khu vực khác nhau hơn so với các khoản tín dụng của ngân hàng, điều này cho phép NHTM đa dạng hóa đầu tư và lợi nhuận của nó trên phương diện địa lý một cách có hiệu quả hơn.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh và thương hiệu ngân hàng: Hiện nay một trong những chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM là hệ số CAR. Đây là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có rủi ro chuyển đổi. Theo chuẩn quốc tế thì CAR tối thiểu phải đạt 9%. Trên cơ sở đó, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu có mức độ rủi ro thấp như Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu NHNN cũng góp phần làm tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM (hệ số CAR) trên cơ sở giảm tổng tài sản có rủi ro chuyển đổi, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và thương hiệu của ngân hàng.

- Là công cụ thực hiện chính sách quản lý tài sản của NHTM: Trái phiếu được đầu tư kinh doanh sẽ nằm trong danh mục tài sản sinh lời của NHTM. Khi hoạt động mua – bán trái phiếu diễn ra nó sẽ tác động lên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, nó làm thay đổi cấu trúc của danh mục tài sản. Do đó, hoạt động này cũng được coi là một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện chính sách quản lý tài sản của NHTM.

1.1.2.2. Đặc đim

Mt là, nguồn vốn được NHTM sử dụng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh


doanh trái phiếu của mình chủ yếu là nguồn vốn huy động từ tổ chức, dân cư và nền kinh tế. Mặt khác, xét về mặt thứ tự ưu tiên, ngân hàng thường sử dụng nguồn vốn huy động vào các mục đích như đảm bảo dự trữ theo quy định; đảm bảo dự phòng cho các nhu cầu thanh khoản (trong đó có việc nắm giữ các trái phiếu ngắn hạn có tính thanh khoản cao); đáp ứng nhu cầu cho vay nền kinh tế và cuối cùng là thực hiện đầu tư kinh doanh trái phiếu và các loại hình đầu tư khác để tìm kiếm lợi nhuận và đa dạng hóa danh mục đầu tư của ngân hàng. Vì vậy, quy mô, chiến lược thực hiện, phương thức thực hiện đầu tư kinh doanh trái phiếu phải nằm trong kế hoạch cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng tại từng thời điểm hoặc trong một khoảng thời gian dài. Chẳng hạn như trong các đợt suy thoái hoặc các giai đoạn nền kinh tế chậm phát triển khi mà hoạt động tín dụng không tăng trưởng, hầu hết các ngân hàng sẽ tăng cường hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. Ngược lại, trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế, khi nhu cầu vay vốn của nền kinh tế tăng, các NHTM thường có xu hướng tập trung tăng trưởng tín dụng và giảm các hoạt động đầu tư kinh doanh khác, trong đó bao gồm cả trái phiếu.

Hai là, tính linh hoạt và chủ động trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu: So với danh mục tín dụng, khả năng linh hoạt trong điều chỉnh danh mục đầu tư kinh doanh trái phiếu là tốt hơn, bởi trái phiếu có khả năng mua bán một cách nhanh chóng nên có thể dễ dàng hơn trước yêu cầu cấu trúc lại danh mục tài sản của ngân hàng.

Ba là, tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa cao: được thể hiện ở đội ngũ cán bộ thực hiện, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ phục vụ, quy trình nghiệp vụ, cách phân định chức năng nhiệm vụ cho phòng ban liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu.

1.1.3. Mô hình tchc hot động đầu tư kinh doanh trái phiếu ca NHTM

Xét về tổng thể, mô hình tổ chức đối với hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM được chia ra thành 03 bộ phận bao gồm: bộ phận kinh doanh (Front Offices), bộ phận nghiên cứu & kiểm soát rủi ro (Middle offices) và bộ phận xử lý giao dịch (Back office). Sự phân tách trách nhiệm độc lập giữa ba bộ phận này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.


- Đối vi bphn kinh doanh (Front Offices), ngân hàng thường chia ra làm 2 bộ phận chính chuyên biệt:

+Bphn hot động phc vcho thanh khon toàn hthng: Bộ phận này chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch nhằm hỗ trợ việc quản lý thanh khoản hàng ngày hoặc phục vụ thanh khoản trung-dài hạn của hệ thống nhằm đảm bảo khả năng chi trả và giảm thiểu rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Hoạt động này không mang tính chất tự doanh, đầu cơ hay môi giới.

+Bphn kinh doanh (Trading): Bộ phận hoạt động kinh doanh dùng vốn của ngân hàng để kinh doanh bằng cách áp dụng các chiến thuật đầu tư khác nhau để nắm giữ các trạng thái đầu tư căn cứ vào các phán đoán về thị trường. Hoạt động kinh doanh áp dụng cho tất cả các loại sản phẩm tài chính bao gồm cả trái phiếu niêm yết, trái phiếu không niêm yết.

Sơ đồ 1.1: Mô hình tchc hot động đầu tư kinh doanh trái phiếu ca Ngân hàng thương mi

Đố i v ớ i b ộ ph ậ n nghiên c ứ u ki ể m soát r ủ i ro Middle offices 1

- Đối vi bphn nghiên cu & kim soát ri ro (Middle offices), ngân hàng thường chia ra làm 2 bộ phận chuyên biệt:

+Bphn kim soát ri ro là bộ phận có trách nhiệm kiểm soát giám sát hoạt động của các giao dịch viên tại front offices. Các NHTM thường quy định rất khắt khe về quy trình thực hiện giao dịch, về những hạn mức mà giao dịch viên được phép đầu tư kinh doanh. Bộ phận kiểm soát rủi ro hình thành với mục tiêu đảm bảo tất cả những quy định đó được tuân thủ một cách nghiêm túc. Bộ phận này thường xuyên cập nhật trạng thái đầu tư kinh doanh cho từng trái phiếu, từng loại rủi ro cho


từng cán bộ thuộc bộ phận kinh doanh. Trường hợp có bất cứ một sự vi phạm nào, bộ phận kiểm soát rủi ro phải phát hiện ra và đưa ra những hình thức ngăn chặn hoặc xử lý thích hợp. Về cơ cấu tổ chức, bộ phận kiểm soát rủi ro cũng có thể chia thành các nhóm quản trị rủi ro khác nhau như: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.

+Bphn nghiên cu là bộ phận nghiên cứu và phân tích về những yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự biến động của các loại trái phiếu trên thị trường, nhằm giúp bộ phận kinh doanh có thể ra được quyết định mua bán của mình một cách linh hoạt kịp thời. Các sản phẩm nghiên cứu của bộ phận này rất đa dạng, bao gồm các báo cáo nghiên cứu chung như kinh tế vĩ mô, nghiên cứu ngành, nghiên cứu chiến thuật đầu tư và nghiên cứu sản phẩm v.v.

- Đối vi bphn xlý giao dch (Back office): là bộ phận xử lý giao dịch có nhiệm vụ xử lý các giao dịch trái phiếu. Về cơ bản, các cán bộ xử lý giao dịch đòi hỏi các hiểu biết về sản phẩm, nghiệp vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu cũng như chi tiết các thủ tục hoạt động như quy trình luân chuyển chứng từ, hạch toán sản phẩm, xác nhận, thanh toán và lưu ký trái phiếu. Bộ phận này có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh và lưu trữ toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh từ khi phát sinh, quá trình phát triển, kết thúc và tồn tại. Đồng thời bộ phận này cũng phục vụ cho các nhân viên ở bộ phận kinh doanh về số liệu, chứng từ, hồ sơ của những nghiệp vụ có liên quan. Số liệu này còn giúp cho cán bộ kế hoạch kiểm tra và giám đốc ngân hàng theo dõi kết quả kinh doanh, nhận định tình hình và đề ra những chủ trương thích hợp về phương hướng hoạt động của ngân hàng, phát triển sản phẩm này, thu hẹp sản phẩm khác, quan hệ với các ngân hàng bạn, quan hệ với ngân hàng trung ương.

Sự phối hợp giữa các bộ phận này phải nhịp nhàng và thống nhất. Sự nhịp nhàng và thống nhất thể hiện ở chỗ khi những giao dịch phát sinh tại bộ phận front office thì ngay lập tức bộ phận kiểm soát phải được cập nhật và nắm bắt để có thể kiểm định những hạn mức và đánh giá các mức độ rủi ro phát sinh. Bộ phận back office cũng cần phải làm hợp đồng và nhận hợp đồng giao dịch kịp thời, đảm bảo việc hạch toán chuyển tiền theo đúng quy định. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế rủi ro, các bộ phận này sẽ do các lãnh đạo khác nhau (mang


tính độc lập, riêng biệt) kiểm soát và phê duyệt các giao dịch hay các vấn đề phát sinh liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.

Hơn nữa, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các ngân hàng này không những chỉ thực hiện trong phạm vi các sản phẩm và đối tác trong nước mà còn phát triển ra phạm vi ngoài lãnh thổ. Để thực hiện điều này, các ngân hàng xây dựng các chi nhánh của mình hoạt động trên các quốc gia khác, và chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại mỗi quốc gia đó trong các hạn mức cho phép. Các chi nhánh của ngân hàng luôn có mối quan hệ và phối hợp chặt chẽ trong hoạt động dựa trên lợi thế riêng của từng chi nhánh. Chẳng hạn đối tác của chi nhánh A muốn mua trái phiếu được phát hành tại quốc gia B, thì chi nhánh A sẽ phối hợp với chi nhánh tại quốc gia B (chi nhánh B) để tìm kiếm trái phiếu và giao dịch với đối tác này.

1.1.4. Phân loi và chiến lược thc hin các hot động đầu tư kinh doanh trái phiếu ca ngân hàng thương mi

Nhìn chung nghiệp vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM bao gồm nhiều hoạt động cụ thể, có thể phân loại theo các tiêu chí cơ bản khác nhau, tương ứng với các chiến lược đầu tư kinh doanh khác nhau. Mặt khác, tùy thuộc vào từng chiến lược đầu tư kinh doanh khác nhau thì sẽ có phương thức, điều kiện, loại hình và thị trường đầu tư kinh doanh tương ứng. Cụ thể:

1.1.4.1. Phân loi theo chthphát hành trái phiếu

a. Các loi hình đầu tư kinh doanh

- Đầu tư kinh doanh Trái phiếu chính phủ: Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Ngân sách nhà nước hoặc làm công cụ điều tiết thị trường tiền tệ, Chính phủ các nước thường phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội. Trái phiếu Chính phủ là một loại chứng khoán nợ, có thời hạn, mệnh giá, lãi suất, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu Chính phủ bao gồm các loại hàng hóa cơ bản bao gồm:

+ Tín phiếu Kho Bạc (T-bill): là một loại trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành có thời hạn dưới 1 năm phát hành dưới dạng chiết khấu (Trả lãi trước).


Trái chủ sẽ được nhận toàn bộ giá trị danh nghĩa của mệnh giá khi đáo hạn.

+ Trái phiếu Kho bạc (T-bond): là loại trái phiếu do Kho Bạc Nhà nước phát hành có thời hạn trên 1 năm, thường được trả lãi định kỳ.

Đây là loại trái phiếu hầu như ít có rủi ro thanh toán và có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm này, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn.

- Đầu tư kinh doanh trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: NHTM thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh đối với các loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn cho các công trình theo chỉ định của Chính phủ, được Chính phủ cam kết trước các nhà đầu tư về việc thanh toán đúng hạn của tổ chức phát hành. Trường hợp tổ chức phát hành không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán (gốc, lãi) khi đến hạn thì Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay tổ chức phát hành. Do vậy, hoạt động đầu tư kinh doanh loại trái phiếu này của NHTM cũng sẽ có tính an toàn cao, tính rủi ro thấp.

- Đầu tư kinh doanh trái phiếu chính quyền địa phương (Trái phiếu đô thị): NHTM thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương đối với người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu chính quyền địa phương phát hành nhằm mục đích để huy động vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của từng địa phương.

- Đầu tư kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp (trái phiếu công ty): Trái phiếu doanh nghiệp là loại trái phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp, xác nhận nghĩa vụ thanh toán cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. Mặt khác, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay, và không có sự bảo lãnh nào của Chính phủ trong việc phát hành. Trái phiếu doanh nghiệp cũng bao gồm nhiều loại:

+ Trái phiếu có đảm bảo: Đây là những trái phiếu được bảo đảm bằng những tài sản đảm bảo (là bất động sản, bảo lãnh của bên thứ 3 v.v.). Ngân hàng thương mại khi nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ở mức độ an toàn hơn trong trường hợp


doanh nghiệp phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối với một tài sản cụ thể. Tại một số quốc gia, một tài sản có thể được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho nhiều hơn một loại nghĩa vụ nợ khác nhau, do đó phải xác định rõ thứ tự ưu tiên thanh toán của tài sản đảm bảo đối với các trái chủ.

+ Trái phiếu không đảm bảo: Đây là loại trái phiếu không được bảo đảm bằng tài sản, mà chỉ được bảo đảm bằng uy tín của doanh nghiệp, có mức độ rủi ro lớn hơn đối với trái phiếu có đảm bảo nên lãi suất cao hơn trái phiếu có đảm bảo.

Như vậy, hoạt động đầu tư kinh doanh của NHTM vào các loại trái phiếu doanh nghiệp sẽ chứa đựng rủi ro cao hơn so với đầu tư kinh doanh trái phiếu Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh. NHTM nắm giữ Trái phiếu doanh nghiệp cần xem xét rủi ro tín dụng của chủ thể phát hành và các biện pháp tăng cường khả năng tín dụng.

b. Chiến lược thc hin

Việc phân loại theo chủ thể phát hành như trên có vai trò rất quan trọng trong việc cân đối giữa tính thanh khoản và sinh lời của ngân hàng. Đối với các NHTM với chính sách hoạt động thận trọng ngại rủi ro, hoặc các NHTM quy mô nhỏ; hoặc các NHTM có tỷ lệ nợ xấu từ tín dụng cao v.v. thường có xu hướng tập trung đầu tư kinh doanh đối với các loại trái phiếu ít rủi ro, thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, đồng thời hạn chế việc nắm giữ các loại trái phiếu có rủi ro như trái phiếu doanh nghiệp.

Mặt khác, nhằm mục đích đảm bảo nguồn dự trữ thanh khoản thứ cấp, các NHTM còn thực hiện chính sách nắm giữ tỷ lệ nhất định các loại trái phiếu chính phủ có tính thanh khoản cao nhất nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của ngân hàng trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, việc tăng tỷ lệ nắm giữ các loại trái phiếu Chính phủ ít rủi ro còn giúp cho các NHTM giảm bớt danh mục tài sản Có rủi ro, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của các NHTM thông qua việc tăng tỷ lệ an toàn tối thiểu (CAR).

Đối với các NHTM có tiềm lực tài chính mạnh, tỷ lệ nợ xấu thấp thì chiến lược tăng tỷ lệ nắm giữ các loại trái phiếu doanh nghiệp được đánh giá là phù hợp nếu muốn thực hiện đa dạng hóa hoạt động đầu tư và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022