Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 - 9


Tín dụng xuất phát từ chữ Latin là Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Tiếng Anh là Credit. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam là sự vay mượn.

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng và sau đó phải được hoàn trả với một lượng giá trị lớn hơn.

Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Xuất hiện sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, làm cho xã hội có sự phân hóa: giàu, nghèo, người nắm quyền lực, người không có gì... Khi người nghèo gặp phải những khó khăn không thể tránh thì buộc họ phải đi vay, mà những người giàu thì câu kết với nhau để ấn định lãi suất cao, chính vì thế, tín dụng nặng lãi ra đời. Trong giai đoạn tín dụng nặng lãi, tín dụng có lãi suất cao nhất là 40- 50%, do việc sử dụng tín dụng nặng lãi không phục vụ cho việc sản xuất mà chỉ phục vụ cho mục đích kiếm lời nên nền kinh tế bị kìm hãm động lực phát triển. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ.

Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là “chủ nợ”, bên đi vay gọi là “con nợ”. Do đó, tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả,...

Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả.


Nói về hoạt động tín dụng cho vay, trước khi thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, hoạt động cho vay đã xuất hiện từ rất sớm, tham gia vào hoạt động này có người Việt, người Hoa và có cả tư bản người Ấn (đương thời người ta gọi là chủ chệt tức là các Chetty). Khi người Pháp đánh chiếm Nam Kỳ họ đã nhận thấy nguồn lợi to lớn từ hoạt động cho vay. Chính vì thế, trong sắc lệnh thành lập Ngân hàng Đông Dương ngày 21/1/1875, Tổng thống Pháp đã quy định: “Ngân hàng có thể cho các cá nhân hoặc tập thể nông nghiệp có tư cách pháp nhân vay tiền để làm mùa với những điều kiện được ghi trong luật ngày 24 tháng 6 năm 1874” [124]. Luật 24/6/1874 là bộ luật cơ bản về tổ chức các ngân hàng thuộc địa. Trong đó, Chính phủ Pháp đã đặt ra những nguyên tắc cho việc vay theo mùa tại các thuộc địa cụ thể như sau: Mọi chủ sở hữu, chủ trang trại, tá điền, người thuê đất hay các doanh nghiệp trồng trọt đều được phép đăng ký vay tiền của ngân hàng trên cơ sở có chính quyền cơ sở và tài sản bảo đảm việc thế chấp và bảo lãnh. Như vậy, ngay từ khi mới thành lập, Ngân hàng Đông Dương đã có tham vọng kinh doanh tín dụng nông nghiệp và hình thức cho vay lúc đầu là “cho vay theo mùa” [38; tr.109].

Thực hiện những chủ trương trên, sau khi triển khai Nghị định ngày 21/4/1876, căn cứ trên cơ sở thực tế, chính quyền thuộc địa đã phải điều chỉnh và cho công bố thi hành một loạt các văn bản có tính pháp quy về hoạt động “cho vay theo mùa” cho phù hợp với tình hình thực tế và Nghị định ngày 25/9/1898 đã hoàn chỉnh hệ thống các quy chế, thủ tục của định chế “cho vay theo mùa” [111].

Với các tài liệu còn lưu trữ, việc “cho vay theo mùa” của Ngân hàng Đông Dương tại các chi nhánh ở Việt Nam phải qua các thủ tục sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

- Kê khai đầy đủ vào đơn xin vay tiền với số bản quy định, có chữ ký của lý trưởng, kỳ hào và phải đóng triện nhận thực.

- Phân loại và chuyển đơn để xác nhận và đăng ký (cấp tỉnh phê chuẩn đơn xin vay đến 150$; cấp xứ phê chuẩn đơn xin vay trên 150$) tại cấp tỉnh.

Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 - 9

- Cấp tỉnh/cấp xứ phê chuẩn đơn xin vay tiền.

- Chuyển cho Ngân hàng Đông Dương chi nhánh sở tại đăng ký vào sổ bộ và làm phiếu chuyển tiền đến cấp tỉnh/cấp xứ.


- Cấp tỉnh/cấp xứ đăng ký vào sổ bộ, chuyển đến kho bạc để chi tiền.

Trong trường hợp người vay khi đến hạn muốn vay tiếp hoặc vì lý do nào đó không thể trả được vốn lẫn lãi thì phải làm đơn trình bày rõ lý do cụ thể xin gia hạn, xin vay lại, xin khất nợ. Đơn này phải được sự chấp thuận và xác nhận của các cấp như đơn xin vay tiền. Ngoài đơn của người xin, xã trưởng phải có một đơn gửi kèm cho cấp tỉnh, trong đó chính quyền sở tại phải chứng thực và xác nhận rõ lý do cụ thể. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký, xác nhận, vào sổ, tất cả các đơn này phải được chuyển lên cho cấp xứ - là cấp duy nhất có thẩm quyền chuẩn y cho những đơn loại này. Những thủ tục trên đây được áp dụng trong suốt thời gian hoạt động tín dụng cho vay theo mùa tồn tại.

Về cách tính lãi và phân chia lợi nhuận, Nghị định ngày 21/4/1876 quy định mức lãi là 15%, trong đó 3% được dành cho ngân sách địa phương. Nghị định ngày 11/1/1886 rút mức lãi xuống 11%, trong đó 1% cho ngân sách địa phương [126]. Cuối cùng tại Nghị định ngày 25/9/1898, mức lãi suất quy định là 8%, trong đó 2% dành cho ngân sách địa phương. Việc tính toán mức lãi suất trên chủ yếu dựa vào sự thỏa thuận giữa người cho vay và người vay, nó không bao gồm các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả, năng suất của khoản vay.

Về thời hạn cho vay và thời hạn hoàn trả thì theo Nghị định ngày 21/4/1876 quy định thời hạn là 4 tháng. Nghị định ngày 23/1/1888 đã sửa đổi và quy định lại là 6 tháng, việc gia hạn không được quá 8 tháng. Cách tính toán thời hạn vay này dựa theo chu kỳ của một mùa vụ.

Đối tượng vay vốn của Ngân hàng Đông Dương cũng theo Nghị định ngày 21/1/1875 quy định: các cá nhân và tập thể nông nghiệp. Sau đó Nghị định ngày 21/4/1876 quy định cụ thể hơn: “các làng xã trong lãnh thổ Nam Kỳ được phép nhân danh các cá nhân có đăng ký hợp pháp và thay mặt cho họ để vay tiền của Ngân hàng Đông Dương”. Đến Nghị định ngày 25/9/1898, ngoài việc mở rộng phạm vi và đối tượng của cho vay theo mùa ra Bắc Kỳ và Trung Kỳ, chính quyền còn quy định lại: chỉ có các làng xã là được quyền ký kết vay tiền cho mình hoặc các cá nhân của làng xã mình [38; tr.119]. Như vậy, người vay vốn của ngân hàng


muốn ngân hàng chấp nhận phải thông qua làng xã sở tại. Ngân hàng chỉ quan hệ, giao dịch với làng xã sở tại và điều này đã mặc nhiên thừa nhận làng xã là đối tác chủ yếu và trực tiếp của ngân hàng.

Để bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng Đông Dương, đề phòng những rủi ro trong kinh doanh, chính quyền thuộc địa đã đi đến thỏa thuận là chính quyền thuộc địa sẽ đứng ra bảo đảm, bảo lãnh và chịu trách nhiệm các khoản vay và được ghi trong Nghị định ngày 25/9/1898. Theo đó mọi đơn xin vay sau khi đã hoàn tất thủ tục ở cơ sở đều phải có sự thông qua và phê chuẩn của quan chức người Pháp đứng đầu các tỉnh và văn phòng cấp xứ. Mọi phiếu chi, thu các khoản liên quan đến tín dụng đều phải gửi đến các cấp này rồi mới được chuyển đến cấp cơ sở. Chính quyền nhà nước sẽ đứng ra chịu trách nhiệm tổ chức mọi hoạt động từ khâu quản lý đến việc thực hiện các nghiệp vụ của tín dụng. Trường hợp con nợ không trả được, chính quyền phải đứng ra tổ chức việc phát mại tài sản của họ để thanh toán. Nếu như thu phát mại không đủ hoàn trả thì ngân sách địa phương phải gánh chịu, chi trả cho Ngân hàng Đông Dương.

Để thu được lợi nhuận nhiều hơn trong việc cho nông dân vay, ngày 1/2/1913 Thống đốc Nam Kỳ đã phê chuẩn thành lập “Hội Nông tín tương tế bản xứ” (Société Indigène de Crédit Agricole Mutuel - thường gọi tắt là SICAM) [143], mở đầu cho hình thức bóc lột mới có tổ chức và quy mô hơn đối với nông dân Nam Kỳ, thông qua việc cho vay nặng lãi của Ngân hàng Đông Dương. Tính đến năm 1930, trung bình mỗi tỉnh Nam Kỳ có 1 SICAM [129].

Về nguyên tắc, mỗi SICAM được đặt dưới sự giám sát kiểm tra của Tham biện chủ tỉnh. Mọi hoạt động của SICAM được giám sát bằng một ủy ban cấp tỉnh; thành phần và quyền hạn của ủy ban do Thống đốc Nam Kỳ quy định. Các SICAM phải chuyển giao cho Ủy ban giám sát mọi tài liệu liên quan đến hoạt động của mình, gồm sổ sách, chứng từ, biên bản… [88]. Như vậy, Ủy ban giám sát là một tổ chức do chính quyền lập ra và nó nằm ngoài cơ cấu tổ chức của SICAM, nhưng lại có vai trò quyết định mọi hoạt động của SICAM. Việc thiết lập bộ máy nhân sự này, thực dân Pháp rất thâm độc mượn tay các SICAM để che dấu việc cho vay nặng lãi.


Về nguồn vốn hoạt động, theo nguyên tắc các SICAM phải lấy từ nguồn vốn huy động được của các hội viên để hoạt động. Tuy nhiên, trong thực tế thì số tiền hội viên góp thường không đủ, do vậy, chính quyền thuộc địa đã bảo trợ cho Ngân hàng Đông Dương trở thành ngân hàng độc quyền cung ứng vốn cho hoạt động của các SICAM. Và thực chất các SICAM chính là những đại lý đặc biệt của Ngân hàng Đông Dương.

Về thủ tục cho vay, theo quy định các hội viên SICAM muốn vay tiền phải hoàn thành thủ tục lập chứng thư, đăng ký và trích lục sổ địa bộ; chứng thư này cho phép chống lại người thứ ba cũng như những hình thức thế chấp thông thường. Điều đó có nghĩa là người hội viên SICAM muốn vay tiền phải thế chấp đất đai của họ theo đúng những thủ tục tư pháp về quyền sở hữu ruộng đất theo quy định kiểu phương Tây.

Về mức lãi suất cho vay: Giai đoạn đầu (1913-1925): Các tổ chức SICAM thực hiện hai nghiệp vụ chính: Cho vay ngắn hạn (theo kiểu cho vay theo mùa trước đó) với lãi suất 12%/năm và cho vay trên các vật thế chấp đất đai với lãi suất 8%. Khoảng từ 1925, lãi trung bình là 10%. Tuy nhiên trong tổng số 20 SICAM thì có 7 SICAM hàng tỉnh phải chịu mức lãi suất 12% là: Bà Rịa, Biên Hòa, Châu Đốc, Gò Công, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một. Tình hình này kéo dài cho tới ngày 1/7/1934 (sau đó lãi suất hạ thấp hơn một chút) [32; tr.339]. Kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra, chính quyền thuộc địa đã nhiều lần điều chỉnh mức lãi suất của các SICAM xuống còn 7,5% (1934), 6,5% (1935) và 6% (1936).

Nếu như ở Nam Kỳ sau khi hoạt động tín dụng cho vay theo mùa gặp nhiều khó khăn buộc chính quyền thuộc địa và Ngân hàng Đông Dương phải thay đổi hình thức cho vay bằng cách lập ra các đại lý SICAM thì ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ các “Bình dân Nông phố ngân hàng” (Banque de crédit populaire agricole; đương thời nhiều tài liệu thường viết là Caisse provincial de crédit agricolepopulaire; thường được dịch và gọi theo tiếng Việt là Nông phố Ngân hàng, viết tắt là CPA) đã ra đời theo Nghị định ngày 4/9/1926 [38; tr.298]. Nếu các SICAM ở Nam Kỳ ra đời là hình thức mô phỏng theo những thiết chế đã từng có và phát triển ở chính


quốc thì các CPA lại là hình thức được tiếp thu từ kinh nghiệm tổ chức tín dụng nông nghiệp ở thuộc địa Ấn Độ, Hà Lan và Inđônêxia.

Cùng với đó, ngày 6/9/1926, Toàn quyền Đông Dương đã ký với Giám đốc Ngân hàng Đông Dương một thỏa ước với nội dung: Ngân hàng Đông Dương sẽ bảo đảm việc ứng vốn cho các CPA; ngân hàng sẽ cho mở ngay một tài khoản vãng lai tại chi nhánh ở Hà Nội số tiền ban đầu là 1.000.000$ để cung ứng, tạo điều kiện cho hoạt động của các CPA, với mức lãi 5,5%/năm. Tổng thanh tra Nông Lâm Súc là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành việc tổ chức, cho vay và thu hồi về hoạt động tín dụng này với sự bảo lãnh và đảm bảo của Toàn quyền Đông Dương… [73]. Và cho đến đầu những năm 1940, ở tất cả các tỉnh nước ta đều có một CPA.

Về điều kiện và thủ tục cho vay ở các CPA nhìn chung cũng giống như các SICAM ở Nam Kỳ. Theo Nghị định ngày 21/7/1927, mọi hoạt động cho vay tín dụng đều phải được tiến hành bằng văn bản, đôi bên ký nhận. Văn bản phải ghi rõ số tiền, ngày tháng vay, trả với một hồ sơ thế chấp hay bảo lãnh bằng động sản hoặc bất động sản. Đối với những khoản vay cá nhân, đơn xin vay tiền phải có chữ ký bảo lãnh của hai người có khả năng thanh toán. Đối với khách hàng là tập thể làng xã, ngoài đơn xin vay tiền thì phải có văn bản quyết nghị của hội đồng làng xã, có sự phê chuẩn của công sứ tỉnh và được vào sổ, đăng ký trong khoản mục Có của sổ sách ngân sách xã.

Về mức lãi suất, cũng theo Nghị định ngày 21/7/1927, mức lãi suất được áp dụng cho tất cả các CPA là 12%. Trong trường hợp cho vay ngắn hạn, tức thời hạn hoàn trả về nguyên tắc không quá 12 tháng, số tiền lãi phải được khấu trừ ngay từ khi vay tiền; trường hợp khoản vay được vay theo thời hạn trên một năm, số tiền lãi được trả vào cuối mỗi tài khóa [38; tr.308].

Về nguồn vốn, theo quy định các CPA có thể huy động vốn từ những nguồn sau:

- Vốn hội: được hình thành trên cơ sở các CPA bán các cổ phần đăng ký cho các hội viên; theo quy định mỗi cổ phần trị giá là 1$ đối với cá nhân và 25$ đối với


tập thể làng xã (từ Nghị định 12/2/1931 thay bằng 10$ và 100$). Về nguyên tắc, tổng số cổ phần là không hạn chế và người tham gia phải đóng ngay từ khi thực hiện khoản vay đầu tiên.

- Vốn vay của Ngân hàng Đông Dương và các tổ chức khác qua Sở Nông tín Đông Dương. Đây là số tiền Ngân hàng Đông Dương cho vay theo thỏa ước ký kết giữa ngân hàng và Chính phủ Liên bang Đông Dương ký ngày 6/9/1926. Số tiền này tùy thuộc vào các thỏa ước cụ thể ký kết giữa hai bên hàng năm; khoản đầu tiên được ký kết và giải ngân năm 1926 là 1.000.000$. Lãi suất của khoản vay đầu tiên này là 5,5%.

- Vốn từ tiền ký gửi của hội viên. Trên nguyên tắc, mọi hội viên đều được quyền ký gửi vào quỹ của CPA. Số tiền gửi này có thể được tính lãi nhưng tối đa không quá 4%/năm.

- Vốn từ quỹ dự trữ. Đây là nguồn vốn huy động được trong quá trình thực hiện đầu tư kinh doanh và thu lãi. Theo quy định, toàn bộ số tiền lãi ròng của CPA sẽ được chi cho các khoản mục: 2% của tổng số lãi ròng dành cho quỹ giám đốc, 25% chi cho các hội đồng xã, 73% còn lại được chia đều làm hai phần để tạo ra quỹ dự trữ của CPA hàng tỉnh khoản tiền này chỉ dùng vào mục đích cân đối, thanh toán công nợ với Ngân hàng Đông Dương không được dùng vào những khoản chi khác; trong khi đó, quỹ dự trữ của hội đồng hàng xã có thể được chia đều cho các cổ đông tham gia mua cổ phần của CPA vào cuối tài khóa với sự chấp thuận của Hội đồng quản trị CPA hàng tỉnh và phê duyệt của công sứ sở tại.

Nhằm thu hút sự đầu tư của chính quốc vào Đông Dương, đặc biệt là trên lĩnh vực nông nghiệp và cao su. Ngày 8/4/1932, Chính phủ Pháp ra đạo luật cho Đông Dương vay. Đạo luật này được ban hành bằng Nghị định ngày 14/6/1932 của Toàn quyền Đông Dương, quy định số tiền cho vay là 250 triệu francs (cho tới ngày 31/12/1932), ngoài ra còn các khoản:

- Được bảo lãnh những khoản vay ngắn hạn hoặc dài hạn của các nông gia điền chủ với mức tối đa là 100 triệu francs.


- Được đảm bảo cho một hãng trong xứ vay tiền tối đa là 170 triệu francs, dùng để cho các nông gia vay ngắn hạn hoặc dài hạn. Số tiền này được dành 90 triệu cho các nhà trồng trọt vay và 80 triệu để bù giá cao su. Tháng 6/1932, một quỹ bảo trợ nông gia được thành lập ở Hà Nội để đứng làm trung gian trong việc vay các khoản tiền như đã định ở trên cho các nông gia điền chủ.

Ngoài ra đối với hoạt động công nghiệp Ngân hàng Đông Dương cũng cho nhà nước thực dân vay tiền để chi về việc đặt “thiết bị kinh tế” đặc biệt là xây dựng hệ thống đường sắt xuyên Đông Dương. Công ty Pháp hỏa xa Đông Dương và Vân Nam, được thành lập năm 1901, chính là con đẻ của tập đoàn tư bản tài chính mạnh nhất của đế quốc Pháp hồi đó, mà trong đó có Ngân hàng Đông Dương.

Đối với hoạt động thương mại, các điều kiện của ngân hàng cho các người xuất khẩu vay đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Phân xuất tiền lãi cho các số tiền ứng cho vay tiền trên các lô hàng để xuất khẩu là 12% cho các vị khách hàng tốt và có thể lên đến 18% cho các nhà buôn kém vững chắc của các người buôn châu Âu và Hoa kiều lẫn lộn với nhau. Lại được thêm vào việc lấy hoa hồng về hối đoái của hai loại tiền của hai xứ khác nhau: giá của ngân hàng mua vào và giá bán ra, phí chuyển tiền tính cho số tiền được chuyển này. Việc chiết khấu của Ngân hàng Pháp Quốc đã tính từ 2% đến 5% để tái chiết khấu lại cho Ngân hàng Đông Dương [24; tr.77]. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về quyền lợi của các xí nghiệp lớn về tín dụng của Ngân hàng Đông Dương trong thương vụ này.

3.1.1.2. Hoạt động của tín dụng cho vay

- Hoạt động tín dụng cho vay ở Nam Kỳ

Về quy mô tín dụng, kể từ khi hoạt động cho vay theo mùa bắt đầu hoạt động thì trong 6 năm, từ năm 1877 đến năm 1883, tổng khối lượng tiền Ngân hàng Đông Dương cho vay là 221.380$ [5; tr.214]. Như vậy, bình quân mỗi năm ngân hàng chỉ cho vay được khoảng 36.000$.

Số tiền được cho vay và phần lãi mà Ngân hàng Đông Dương và ngân sách địa phương được hưởng cụ thể qua từng năm như sau:

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí