KẾT LUẬN
1. Hệ thống ngân hàng hiện đại gắn liền với nền kinh tế thị trường và phương thức sản xuất - lưu thông tư bản chủ nghĩa. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đông Dương trong suốt thời gian tồn tại của nó (từ 1875 đến 1945) còn gắn liền với mô hình kinh tế thuộc địa của thực dân Pháp. Có thể nói rằng, sự hiện diện của nền tài chính Pháp ở Đông Dương được đánh dấu đầu tiên bởi việc tổ chức một ngân hàng vững mạnh, được kiểm soát chặt chẽ. Ngân hàng Đông Dương, không bao lâu sau ngày được thiết lập, đã trở thành một trong những tổ chức ngân hàng xuất sắc nhất trong hệ thống ngân hàng tại các nước thuộc địa.
2. Ngân hàng Đông Dương không chỉ là một ngân hàng mà đã phát triển thành một tập đoàn kinh doanh có mặt trong mọi ngành và mọi lĩnh vực kinh tế. Sở dĩ nó có thể làm được điều này vì đằng sau nó là sự ủng hộ, bao bọc và che chở của chính quyền thực dân Đông Dương. Chính phủ Đông Dương là cổ đông sáng lập của ngân hàng, với danh nghĩa là để kiểm soát ngân hàng nhưng kỳ thực là để bảo đảm cho Ngân hàng Đông Dương có thế lực để hoạt động và chi phối các vấn đề kinh tế Đông Dương. Như vậy, Ngân hàng Đông Dương đã có đầy đủ mọi quyền lực: từ “tài quyền” đến “chính quyền” và cả “thần quyền”. Chính điều này làm cho Ngân hàng Đông Dương có thể tổ chức và thực hiện những kế hoạch bóc lột nhân dân ta ở mức cao nhất.
3. Về mặt tổ chức, Ngân hàng Đông Dương là tổ chức siêu quyền lực. Nó là ngân hàng độc quyền phát hành tiền tệ, làm chức năng của một Ngân hàng Trung ương. Ngoài ra nó còn là cơ quan kinh doanh tiền tệ như đổi tiền, nhận gửi tiền, cho vay, chuyển tiền, thanh toán… là chức năng của một Ngân hàng Thương mại.
Tất cả các hoạt động trên đều làm cho nó thu được các khoản lợi nhuận kếch sù, và chúng ngày càng giàu có trên mồ hôi nước mắt của nhân dân Đông Dương nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng.
4. Ngân hàng Đông Dương đóng vai trò như là Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên, tính chất Ngân hàng Trung ương của ngân hàng này lại gắn liền với mục
đích khai thác thuộc địa và điều hành quyền lợi kinh tế của Pháp ở Đông Dương. Nó đã đa dạng hóa việc thâu tóm tài chính, mặt khác che đậy các thủ đoạn bóc lột dưới chiêu thức “góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp lạc hậu của Việt Nam”, thật là nhất cử lưỡng tiện.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Kinh Đoanh Đường Sắt Giữa Chính Phủ Pháp Và Công Ty Hỏa Xa Vân Nam
- Chính Sách Xuất Khẩu Lúa Gạo Và Độc Quyền Nấu Rượu
- Những Chính Sách Góp Phần Đầu Độc Nhân Dân Việt Nam
- Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 - 21
- Bảng Trọng Tải Thực Khối Lượng Hàng Hóa Thương Mại Vận Chuyển Từ Năm 1918-1926
- Chi Phí Tính Theo Km Của Tuyến Đường Sắt (Đơn Vị Tính: $) Nguồn: Hồ Sơ Số 34035, Phông Phủ Thống Sứ Bắc Kỳ, Ttltqg I, Hà Nội.
Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.
Ngoài việc tạo ra đồng tiền, sự hiện diện của Pháp ở Đông Dương ngay từ đầu, đã khởi sự đặt một cơ sở có nhiệm vụ thực hiện một sự hợp tác giữa các cá nhân với các quyền lực công. Ngân hàng Đông Dương đã được hoàn toàn chỉ định vào việc đó “Con tim và khối óc của nền kinh tế Đông Dương”.
5. Ngân hàng Đông Dương được thành lập trong bối cảnh khi quân Pháp chiếm Nam Kỳ và chi nhánh Sài Gòn của Cục quốc gia chiết khấu Paris không đủ khả năng quản lý tiền tệ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của chính sách tiền tệ trong công cuộc xâm lược và khai thác thuộc địa. Mô hình Ngân hàng Đông Dương và chi nhánh Sài Gòn của nó được thành lập chỉ trong vòng ba tháng là minh chứng hùng hồn nhất về vai trò của hệ thống tiền tệ và tầm quan trọng của việc kiểm soát tiền tệ trong chiến lược khai thác thuộc địa của chính quyền thực dân; không những thế, tầm quan trọng và ý nghĩa của nó còn nguyên vẹn trong cả các phương thức quản lý kinh tế hiện đại sau này.
6. Thực dân Pháp đã biến Ngân hàng Đông Dương thành bộ máy hoàn toàn phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của chúng, bằng cách chỉ định ngân sách Đông Dương phần lớn gửi tại Ngân hàng Đông Dương dưới danh mục “chi tiêu về các công sở phục vụ cho sự phát triển kinh tế” hằng năm rất lớn. Số tiền này là của nhân dân Việt Nam nai lưng ra đóng góp, nhưng chúng đã không đem lại lợi ích gì cho nhân dân mà luôn sinh sôi nảy nỡ trong ngân hàng. Cuối cùng “quỹ phát triển kinh tế” chỉ để làm cho tư bản Pháp ngày càng bóc lột nhân dân ta một cách tinh vi và xảo quyệt hơn.
7. Việc Ngân hàng Đông Dương trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia tích cực các thủ đoạn bóc lột trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải ở Việt Nam đã cho chúng ta thấy rõ là thực dân Pháp đã biến nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu phong kiến thành nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
thuộc địa. Chung quy lại, nền kinh tế Việt Nam sau ngót một thế kỷ “khai hóa” của thực dân Pháp cũng vẫn là nền nông nghiệp lạc hậu, mặc dù mức độ lạc hậu có khác nhau.
8. Ngân hàng Đông Dương đã trực tiếp hay gián tiếp gây nên không biết bao nhiêu cảnh tang thương, đau khổ cho dân chúng vì nạn cho vay nặng lãi, cờ bạc, hút thuốc phiện, uống rượu... Thêm vào đó, chính sách chiếm đoạt và đặc quyền về mọi ngành kinh tế cũng như chính sách dung dưỡng tay sai chiếm đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam của tư bản Pháp đã dẫn đến kết quả khốc hại là làm cho đa số nhân dân Việt Nam mỗi ngày một bần cùng hóa. Và đây cũng là thời kỳ đen tối nhất của Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng dưới ách thống trị của thực dân Pháp mà “ẩn” sau nó là sự trợ giúp đắc lực của Ngân hàng Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương ra đời đã nhanh chóng nắm toàn bộ “mạch máu” của nền kinh tế Đông Dương, qua đó thực hiện được mưu đồ “trói chặt” nền kinh tế Đông Dương vào nước Pháp trong đó có Việt Nam. Chính vì thế, ngày nay có dịp nhìn lại, chúng ta nhận thấy rằng hầu hết các nước đã từng là thuộc địa của Pháp trước đây phần lớn đều nghèo nàn và lạc hậu. Điều đó chứng minh chính sách khai thác thuộc địa của Pháp thâm độc đến mức nào.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hôm nay, chúng ta cần phải có một cái nhìn khách quan và đánh giá một cách công minh về sự ra đời và hoạt động của Ngân hàng Đông Dương. Bên cạnh những hậu quả mà ngân hàng đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cho nhân dân Việt Nam thì nó cũng có một số đóng góp tích cực đó là:
Đóng góp thứ nhất là sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh của ngân hàng ở Việt Nam đã làm thay đổi tư duy của người Việt Nam, giờ đây người dân Việt Nam trong buôn bán trao đổi theo ngôn ngữ “tiền tệ”. Góp phần làm chuyển biến nền kinh tế tiểu nông ở nước ta sang nền kinh tế có những yếu tố tư bản chủ nghĩa.
Đóng góp thứ hai là sự ra đời của chi nhánh Ngân hàng Đông Dương ở Sài Gòn ngày 19/4/1875 đã đánh dấu mốc mở đầu cho hoạt động Ngân hàng tại Việt
Nam. Những bài học kinh nghiệm về cách thức quản lý hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Đông Dương đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm về cách thức quản lý, điều hành hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.
Đóng góp thứ ba là đặt nền móng cho việc tổ chức các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Việt Nam sau này. Cụ thể như hoạt động hối đoái; đổi tiền; chuyển tiền; tín dụng; thế chấp; cầm cố... đã để lại cho chúng ta nhiều bài học từ cách thức tổ chức, đối tượng khách hàng, thủ tục thế chấp, quản lý và điều hành… cũng như các kỹ thuật nghiệp vụ đều có thể cho chúng ta nghiên cứu và học tập, nhất là những người công tác trong ngành ngân hàng.
Đóng góp thứ tư là việc Ngân hàng Đông Dương dùng nguồn vốn của Chính phủ hay nguồn vốn huy động để trực tiếp đầu tư, mở xí nghiệp kinh doanh, thâu tóm và lũng đoạn thị trường, đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách hiện nay. Do đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, rút kinh nghiệm đã nghiêm cấm các Ngân hàng Thương mại dùng vốn huy động để mở công ty và trực tiếp kinh doanh, cũng như tham gia đầu tư ngoài ngành.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy một số công trình còn ghi dấu ấn đóng góp đến ngày nay của Ngân hàng Đông Dương như một số tuyến đường sắt mà chính quyền thực dân xây dựng (có bỏ vốn của Ngân hàng Đông Dương) giờ đây nó đã trở thành một phương tiện đi lại không thể thiếu của người dân Việt Nam. Hay các công trình kiến trúc như trụ sở chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay chính là trụ sở chi nhánh Ngân hàng Đông Dương Hà Nội; Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh chính là trụ sở Ngân hàng Đông Dương chi nhánh Sài Gòn trước đây. Những tuyến đường giao thông, những công trình kiến trức được xây dựng lúc bấy giờ không nhằm mục đích phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân Việt Nam. Nhưng nó cũng phần nào góp phần làm thay đổi diện mạo Việt Nam lúc bấy giờ bằng chứng là Sài Gòn thời Pháp được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”.
Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại, khi mà chiến tranh đã đi qua nên cần phải khép lại quá khứ hướng đến tương lai góp, phần làm cho mối quan hệ ban giao giữa hai nước Việt - Pháp càng tốt đẹp hơn.
Mặc dù, đến năm 1954, khi mà quân đội Pháp đã rút khỏi Việt Nam cùng với đó hoạt động của Ngân hàng Đông Dương cũng không còn ở Việt Nam nhưng không vì thế mà tên tuổi của nó mất đi trên thương trường. Cho đến năm 1975, Ngân hàng Đông Dương (Banque de L'Indochine) sáp nhập với Banque de Suez et de L'Union Mines des thành Banque de Suez. Việc sáp nhập đã kế thừa các kỹ năng kinh doanh, tiếng tăm và thương hiệu của Ngân hàng Đông Dương, phối hợp với Banque de Suez et de L'Union Mines des đã hiện diện nhiều ở châu Âu tạo thành một hệ thống mạnh hơn. Mặt khác, tận dụng năng lực của Ngân hàng Đông Dương lúc này đã hiện hữu một mạng lưới rộng lớn ở châu Á và Trung Đông thì tên tuổi của Banque de Suez et de L'Union Mines des nổi lên là tên tuổi toàn cầu.
Như vậy, sau gần một thế kỷ hoạt động, ngày nay tên Ngân hàng Đông Dương không còn hiện diện nữa, nhưng tiếng tăm và sự nghiệp lẫy lừng của nó vẫn còn ghi dấu ấn đậm nét của ngành Ngân hàng. Ở Việt Nam, Ngân hàng Doanh nghiệp và đầu tư Crédit Agricole Việt Nam (xem Phụ lục G: Ngân hàng Đông Dương sau năm 1975) được xem là hậu duệ của Ngân hàng Đông Dương, vẫn đang hoạt động rất hiệu quả, có đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay./.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Ngân hàng Đông Dương - Hoạt động phát hành tiền và sự ra đời của hệ thống tiền tệ Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, số 4, năm 2011.
2. Vài nét về quá trình hoạt động của Ngân hàng Đông Dương, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, văn hóa, xã hội”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014.
3. Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945, Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh, Tập 43, số 1B, năm 2014.
4. Sự ra đời và việc độc quyền phát hành tiền của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2/2016.
5. Hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Sài Gòn từ năm 1875 đến năm 1945, Tạp chí Khoa học xã hội TPHCM, số 4/2016.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Thế Anh (2007), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, NXB Văn học.
2. J.Aumiphin (1994), Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương
(Đinh Xuân Lâm dịch), Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội.
3. Trường Chinh (1960), Cách mạng Tháng Tám, NXB Sự Thật, Hà Nội.
4. P.Doumer (1905), L’Indochine française (Hồi ký Xứ Đông Dương), Vuibert et Nony, Éditeurs, Paris (được Lưu Đình Tuân - Hiệu Constant - Lê Đình Chi - Hoàng Long - Vũ Thúy dịch. NXB Thế Giới, Hà Nội, 2016)
5. Nguyễn Khắc Đạm (1957), Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội.
6. Nguyễn Đình Đầu (1998), "Tiền tệ Sài Gòn 1859-1954", Tạp chí Xưa và Nay
số 55B/1998, Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM.
7. Lương Hữu Định (1998), "Tiền tệ thời kỳ Ngân hàng Đông Dương", Tạp chí Xưa và Nay số 55B/1998, Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM.
8. Trần Văn Giàu (1956-1957), Chống xâm lăng Quyển II, NXB Hà Nội.
9. Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm (1961), Lịch sử cận đại Việt Nam Tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Yves Henry (1932), Kinh tế nông nghiệp Đông Dương (Économie agricole de L’Indochine, HaNoi), Bản dịch lưu tại Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Lê Huỳnh Hoa (2003), "Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1860-1939)", Luận án Tiến sĩ Lịch sử, TPHCM.
12. Ngô Văn Hòa, Phạm Quang Trung (2002), Hệ thống tiền tệ ở nước ta thời cận đại, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5.
13. Nguyễn Văn Khánh (2004), Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
14. Phan Khoang (1971), Việt Nam - Pháp thuộc Sử, NXB Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Hương Việt 34 Lê Lợi, Sài Gòn.
15. Lê Thành Khôi (2016), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, NXB Thế giới, Hà Nội.
16. Đinh Xuân Lâm (2010), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II (1858-1945),
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
17. Lịch sử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sơ thảo), Tập 1, Hà Nội, 1976, Tư liệu của Viện Sử học, ký hiệu Vv351.
18. Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bích, Nguyễn Khắc Đạm (1957), Cách mạng cận đại Việt Nam: Xã hội Việt Nam trong thời Pháp-Nhật, NXB Văn-Sử-Địa, Hà Nội.
19. C.Mác (1976), Tư bản, Quyển 1 Tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội.
20. Meuleau Marc (1981), Histoire de la Banque de l’Indochine 1875-1975 (Lịch sử Ngân hàng Đông Dương 1875-1975), Fayadd, Paris (được René Ngọc Nhân dịch và đăng trên trang Wed: http://renengocnhan.wordpress.com).
21. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. "Ngân hàng Đông Dương độc quyền tài chính", Tạp chí Xưa và Nay, số 71, tháng 1/2000, Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM.
23. Trần Viết Nghĩa (2012), "Xuất khẩu gạo ở Việt Nam thời Pháp thuộc (1858- 1945)", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 10.
24. Trần Thị Bích Ngọc (1998), "Ngân hàng Pháp và Sài Gòn trước 1954", Tạp chí Xưa và nay số đặc biệt, Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM.
25. Trần Nhâm (1998), 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia.
26. Nguyễn Thị Phượng (2008), "Lịch sử hình thành và phát triển đồn điền cao su ở miền Đông Nam Kỳ thời Pháp thuộc qua tài liệu lưu trữ", Tạp chí Nghiên cứu - Trao đổi, số 4.