Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Tại Scb


Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Bên cạnh đó, việc thực hiện đề án TTKDTM đang trong giai đoạn đầu thực hiện nên số lượng cá nhân và doanh nghiệp sử dụng tiền mặt thanh toán vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra, thì chưa có quy định pháp lý riêng về hình thức thanh toán thẻ tín dụng.

- Đồng thời ở nước ta vẫn chưa có một bộ luật thống nhất điều chỉnh quan hệ trong tín dụng thẻ và quản lý rủi ro, chính vì thế khi tranh chấp xảy ra rất khó xử lý. Đây là nguyên nhân khiến các ngân hàng bị hạn chế trong việc cung cấp thêm các dịch vụ, tiện ích thanh toán thẻ tín dụng khác.

- Môi trường công nghệ chưa hỗ trợ nhiều cho hoạt động thanh toán thẻ tín dụng: Chính phủ vẫn chưa xây dựng được một môi trường công nghệ thúc đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ tin dụng như hệ thống thương mại điện tử, internet banking, thẻ thông minh…Bên cạnh đó, mức thuế nhập khẩu của các máy móc có liên quan đến hoạt động thanh toán thẻ vẫn còn cao, từ đó gây ra khó khăn về vốn cho các ngân hàng và hạn chế việc tạo ra môi trường công nghệ trong nước.

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Dựa vào mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ở phần mở đầu của đề tài, nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở hai bước: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức.



Mục tiêu NC


Nghiên cứu định lượng

(khảo sát 100 khách hàng )



Thang đo chính thức

Điều chỉnh

Nghiên cứu định lượng n=380


Cronbach’s Alpha và đánh giá

sơ bộ thang đo

Loại bỏ các yếu tố có

hệ số C. Alpha thấp


Kiểm định độ tin cậy EFA

và giá trị thang đo

Kiểm định các giả thuyết


T-test, ANOVA và các thống kê mô

tả. Phân tích kết quả xử lý số liệu


Viết báo cáo nghiên cứu

Thang đo nháp 1

Nghiên cứu định tính

(thảo luận chuyên gia)

Cơ sở lý thuyết


Thang đo nháp 2

Điều chỉnh

Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu

2.2.1.1 Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua 02 phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính

Dựa theo cơ sở lý thuyết của TAM (Davis, 1986) có lược bỏ nhân tố thái độ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia đang công tác tại phòng kinh doanh và tác nghiệp thẻ của SCB. Đồng thời nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận


nhóm với thành phần gồm 10 người hiện đang là khách hàng thân thiết của SCB nhằm nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng và các biến quan sát để đo lường các yếu tố này. Từ đó hình thành bảng câu hỏi khảo sát dùng cho nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng

Được thực hiện khảo sát trên 100 khách hàng theo cách lấy mẫu thuận tiện nhằm phát hiện những sai sót của bảng câu hỏi và kiểm tra thang đo. Kết quả của bước này là nhằm xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức dùng cho nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng). Qua nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ, xác định có 33 biến quan sát để xây dựng bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu chính thức định lượng. 29 quan sát đo lường cho 7 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB và 4 quan sát thể hiện quyết định sử dụng.

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 bậc với hình thức đối nghĩa (thang đo đối nghĩa): bậc 1 tương ứng với mức độ hoàn toàn không đồng ý và bậc 5 tương ứng với mức độ hoàn toàn đồng ý. Bảng câu hỏi khảo sát khách hàng được trình bày trong phần phụ lục (Phu lục 01)

2.2.1.2 Nghiên cứu chính thức

Được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát đã được xây dựng hoàn chỉnh từ kết quả nghiên cứu sơ bộ và tiến hành khảo sát trực tiếp khách hàng để thu thập dữ liệu. Đối tượng khảo sát là những khách hàng hiện đang có ý định sử dụng, sử dụng thêm hoặc thay thế dich vụ thẻ tín dụng trên địa bàn Tp. HCM, trong đó phần lớn là khách hàng hiện đang sử dụng dich vụ tại SCB (chiếm tỷ lệ khoảng 70%).

Mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức,theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá EFA cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát 5:1. Bên cạnh đó, Tabachnick & Fidell (1996) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức: n>= 8m +50 (trong đó, n: cỡ mẫu, m: số biến độc lập của mô hình). Vậy theo công thức trên số mẫu tối thiểu cần phải có là: n = (8x7)+50 = 106 mẫu. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Dữ liệu nghiên cứu đưa vào xử lý, phân tích trên phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS phiên bản 20.0.


Mẫu được chọn theo phương pháp phi xác suất, thuận tiện để giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện và theo những đối tượng đã xác định trong phần nghiên cứu định tính. Dựa trên cơ sở xác định mẫu nêu trên nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu với kích cỡ mẫu 400 khách hàng. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát, gửi trực tiếp đến khách hàng tại các nơi trung tâm mua sắm lớn, siêu thị.., các quầy giao dịch của ngân hàng hay thông qua địa chỉ mail. Đồng thời nghiên cứu cũng khảo sát qua mạng (thực hiện với công cụ Google Docs).

Khảo sát

Với 400 bảng câu hỏi khảo sát được thì số lượng bảng khảo sát thu về hợp lệ là 380 bảng. Cuộc khảo sát được thực hiện từ đầu tháng 06 năm 2013. Sau 2 tháng tiến hành thu thập dữ liệu, sẽ chọn ra các mẫu trả lời hữu ích nhất để tiến hành mã hóa, nhập vào chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS và phân tích dữ liệu.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng nhiều công cụ phân tích dữ liệu: kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và loại bỏ các biến có hệ số thương quan giữa biến và tổng nhỏ. Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) loại bỏ các biến có thông số nhỏ bằng cách kiểm tra các hệ số tải nhân tố (factor loading) và các phương sai trích được. Sau đó, sẽ kiểm tra độ thích hợp của mô hình, xây dựng mô hình hồi quy, kiểm định các giả thuyết.

2.2.2 Xây dựng thang đo

Qua hai bước khảo sát định tính và định lượng, kết quả đề xuẩt có 7 nhân tố độc lập (ngoài thành phần nhân khẩu học) có ảnh hưởng đến quyết dịnh sử dụng thẻ tín dụng tại SCB,được đo bằng 29 quan sát và 1 thành phần quyết định sử dụng, được đo bằng 4 biến quan sát. (Chi tiết bảng thang đo các biên Phụ lục 03).

- Lợi ích(LOIICH): gồm 4 biến quan sát (từ LOIICH.1 đến LOIICH.4)

- Sự thuận tiện (TTIEN): gồm 4 biến quan sát(từ TTIEN.1 đến TTIEN.4)

- An toàn, bảo mật (ATBM): gồm 5 biến quan sát (từ ATBM.1 đến ATBM.5)

- Tính dễ sử dụng (DESD): gồm 4 biến quan sát (từ DESD.1 đến DESD.4)

- Chi phí (CHIPHI): gồm 5 biến quan sát (từ CHIPHI.1 đến CHIPHI.5)

- Chính sách Marketing (MAR): gồm 4 biến quan sát(từ MAR.1 đến MAR.4)

- Hình ảnh ngân hàng (HANH): gồm 3 biến quan sát (từ HANH.1 đến HANH.3)


- Quyết định sử dụng (SUDUNG): gồm 4 biến quan sát (từ SUDUNG.1 đến SUDUNG.4)

2.2.3 Phân tích kết quả nghiên cứu‌

2.2.3.1 Thông tin mẫu nghiên cứu

Cuộc khảo sát được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 06 đến tháng 08 năm 2013 với 400 bảng câu hỏi được phát ra, bao gồm khảo sát trực tiếp và qua mạng internet, kết quả khảo sát thu về được 387 mẫu, trong đó kết quả khảo sát qua mạng đạt được là 127 mẫu. Sau khi loại đi các phiếu trả lời không đạt yêu cầu và làm sạch dữ liệu mẫu nghiên cứu còn lại được 380 mẫu.

Bảng 2.5: Đặc điểm mẫu nghiên cứu


Phân bổ theo mẫu

Số lượng

Tỉ lệ % trong mẫu

Giới tính

Nam

149

39,2

Nữ

231

60,8


Độ tuổi

Dưới 22 tuổi

60

15,8

Từ 22 đến 35 tuổi

170

44,7

Từ 36 đến 45 tuổi

97

25,5

Trên 45 tuổi

53

13,9

Tình trạng hôn nhân

Độc thân

148

38,9

Đã kết hôn

232

61,1


Trình độ

Dưới THPT

19

5,0

Từ THPT đến trung cấp/cao đẳng


108


28,4

Đại học/sau đại học

253

66,6


Nghề nghiệp

Nhân viên văn phòng

152

40,0

Quản lý/giám đốc

68

17,9

Thương nhân

92

24,2

Nội trợ

28

7,4

Khác

40

10,5


Thu nhập

Dưới 6 triệu đồng

20

5,3

Từ 6 đến dưới 12 triệu

266

70,0

Từ 12 đến 25 triệu

70

18,4

Trên 25 triệu

24

6,3

Total

380

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - 7

(Nguồn: Phụ lục 04 – Kiểm định thống kê mẫu)


Về đặc điểm mẫu khảo sát, trong 380 khách hàng trả lời khảo sát, tỷ lệ giữa nam và nữ có sự chênh lệch tương đối lớn, theo đó số lượng nữ được khảo sát nhiều hơn với 231 khách hàng (chiếm tỷ lệ 60,8%) và có 149 người trả lời là nam (chiếm tỷ lệ 39,2%).

Về độ tuổi chiếm đa số người trả lời trong độ tuổi từ 22 đến 35 tuổi có 170 khách hàng (chiếm 44,7%), 97 khách hàng có độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi (chiếm tỷ lệ 25,5%), độ tuổi dưới 22 và trên 45 có tỷ lệ thấp tương ứng là 15,8% và 13,9%. Kết quả phù hợp với thực tế, vì độ tuổi từ 22 đến 35 là có nhu cầu cho tiêu dùng nhiều nhất và đặc biệt là họ có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng.

Thống kê theo trình độ, trong số 380 bảng khảo sát thu về chủ yếu là trình độ Đại học/sau đại học253 khách hàng (chiếm 66,6% kích thước mẫu), kế đến là Từ THPT đến trung cấp/cao đẳng (chiếm 28,4 % kích thước mẫu), chiếm tỷ lệ thấp nhất là dưới THPT với 19 khách hàng chiếm 5,0% kích thước mẫu.

Thống kê theo nghề nghiệp, trong số 380 bảng khảo sát thu về chủ yếu là các ngành nghề như: nhân viên văn phòng 152 khách hàng (chiếm 40% kích thước mẫu), kế đến là giới thương nhân (chiếm 24,2 % kích thước mẫu), chiếm tỷ lệ thấp nhất là khách hàng nội trợ với 28 khách hàng chiếm 7,4% kích thước mẫu.

Thống kê theo thu nhập: về thu nhập thì đối tượng khảo sát chủ yếu là khách hàng có mức thu nhập từ 6 đến 12 triệu đồng, có 266 đối tượng, chiếm 70% kích thước mẫu. Vì đây là mức thu nhập bình quân của người lao động ở Việt Nam nói chung và khu vực Tp. HCM nói riêng. Kế đến là đối tượng khảo sát từ có mức thu nhập từ 12 đến 25 triệu cũng chiếm tỷ lệ tương đối 18,4% kích thước mẫu. Mức thu nhập dưới 6 triệu và trên 25 triệu có tỷ lệ thấp nhất, tương ứng là 5,3% và 6,3%

2.2.3.2 Kiểm định thang đo

Đánh giá thang đo bằng hệ sốtin cậy Cronbach alpha

Trước khi thực hiện phân tích nhân tố để rút trích các thành phần nhân tố ảnh hưởng của mô hình, nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha trên chương trình phần mềm SPSS, cũng như kiểm


định sự tương quan giữa các biến quan sát. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì thang đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên là thang đo lường tốt. Tuy nhiên, đối với những trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là khái niệm mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu thì hệ số từ 0,6 trở lên vẫn có thể chấp nhận được (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2005). Trường hợp của bài nghiên cứu cũng được xem là một nghiên cứu mới tại Việt Nam và đối với người trả lời khảo sát cho nên với kết quả Cronbach Alpha nhỏ hơn 0,6 vẫn được xem là chấp nhận. Ngoài ra, đối với các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 cũng sẽ bị loại ra khỏi thang đo. Tuy nhiên, trong các bước khảo sát sơ bộ, bên cạnh phần nghiên cứu định tính, nghiên cứu cũng đã thực hiện khảo sát sơ bộ 100 khách hàng để điều chỉnh thang đo phù hợp với đặc điểm thị trường và đối tượng khảo sát nghiên cứu.

Bảng 2.6: Kết quả kiểm định Cronbach Anpha các thang đo


Biến quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach's Alpha

nếu loại biến

Lợi ích (LOIICH)- Cronbach Alpha = 0,769

LOIICH.1

9,824

4,816

0,552

0,724

LOIICH.2

10,058

4,303

0,668

0,661

LOIICH.3

9,900

4,792

0,519

0,740

LOIICH.4

10,000

4,369

0,550

0,728

Sự thuận tiện (TTIEN)- Cronbach Alpha = 0,807

TTIEN.1

10,129

4,028

0,706

0,716

TTIEN.2

10,037

4,964

0,505

0,810

TTIEN.3

10,039

4,344

0,615

0,762

TTIEN.4

10,121

3,975

0,674

0,733

An toàn bảo mật (ATBM)-Cronbach Alpha = 0,820

ATBM.1

12,905

8,450

0,617

0,783

ATBM.2

12,966

8,292

0,640

0,777

ATBM.3

13,118

8,353

0,660

0,771

ATBM.4

13,003

8,456

0,584

0,793

ATBM.5

13,124

8,573

0,564

0,799


Biến quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach's Alpha

nếu loại biến

Tính dễ sử dụng (DESD)- Cronbach Alpha = 0,828

DESD.1

9,608

5,089

0,659

0,780

DESD.2

9,676

4,721

0,752

0,736

DESD.3

9,516

5,031

0,698

0,763

DESD.4

9,687

5,498

0,517

0,843

Chi phí (CHIPHI)-Cronbach Alpha = 0,753

CHIPHI.1

13,539

6,444

0,574

0,689

CHIPHI.2

13,053

7,417

0,439

0,737

CHIPHI.3

13,637

6,490

0,583

0,685

CHIPHI.4

12,992

7,401

0,458

0,730

CHIPHI.5

13,453

6,850

0,543

0,701

Chính sách Marketing (MAR)-Cronbach Alpha = 0,706

MAR.1

10,555

4,374

0,409

0,689

MAR.2

10,813

3,714

0,572

0,592

MAR.3

10,863

3,765

0,537

0,613

MAR.4

10,668

3,753

0,456

0,668

Hình ảnh ngân hàng (HANH)-Cronbach Alpha = 0,712

HANH.1

6,679

2,303

0,494

0,673

HANH.2

6,805

2,352

0,593

0,551

HANH.3

6,937

2,423

0,512

0,645

Quyết định sử dụng (SUDUNG)-Cronbach Alpha = 0,773

SUDUNG.1

9,918

3,859

0,492

0,768

SUDUNG.2

9,945

3,894

0,615

0,698

SUDUNG.3

10,168

3,935

0,589

0,711

SUUDNG.4

9,987

3,929

0,619

0,697


(Nguồn: Phụ lục 05 - Kết quả kiểm định Cronbach Alpha)

Kiểm định sơ bộ cho thấy các biến thành phần đo lường có hệ số Cronbach’s Alpha lần lượt là 0,769; 0,807; 0,820; 0,828; 0,753; 0,706; 0,712; 0,773 đều lớn hơn 0,7. Như vậy, thang đo các công cụ đều thỏa mãn tiêu chuẩn của Hair & ctg (1998) đưa ra. Do đó, các thang đo lý thuyết đảm bảo được độ tin cậy.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 04/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí