Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở nước ta hiện nay - 2


tính chi phí. Nếu thời điểm thu hoạch giá lúa chưa tốt, doanh nghiệp cho nông dân đưa lúa vào kho tạm trữ trong một tháng, không tính phí, chỉ thu tiền vận chuyển ban đầu. Như vậy, doanh nghiệp là người đứng ra cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Đối với nông dân, tham gia mô hình tạo môi trường nâng cao nhanh trình độ sản xuất, người nông dân hợp lực với nhau cùng học tập để áp dụng một quy trình sản xuất. Nhà nước hỗ trợ các bên tham gia với một số chính sách khuyến khích các doanh nghiệp dầu tư vào sản xuất nông nghiệp; khuyến khích nhà khoa học nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản; đào tạo và nâng cao trình độ sản xuất, ý thức kỷ luật, kiến thức thị trường cùng với chính sách hỗ trợ phát triển các hợp tác xã… Trên “Tạp chí cộng sản” số 73 (1-2013) đã đăng bài của Lê Văn Tam

“Cánh đồng mẫu lớn – hướng đi bền vững cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên vùng mía đường Lam Sơn”, tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công ty cổ phần Lam Sơn (LASUCO) - doanh nghiệp sản xuất mía đường hàng đầu trong ngành mía đường Việt Nam. Doanh nghiệp là cầu nối đưa sản phẩm của nông dân ra thị trường, tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng của nông sản. Công ty đã học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu để tổ chức lại sản xuất cho nông dân theo hướng bền vững trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp theo chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, tập hợp nông dân nhỏ lẻ tạo điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, giải quyết đầu ra ổn định có lợi cho sản xuất nông nghiệp và nâng cao lợi ích của nông dân, thành lập các xí nghiệp công - nông nghiệp - dịch vụ thương mại để cùng với người nông dân tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn tập trung. Từ

những mảnh ruộng manh mún đã phá bờ san thửa để tạo thành “cánh đồng mẫu

́n”, làm thay đổi cách làm ăn của nông dân theo hướng công nghiệp , nông dân

đươc

hướng dân

áp dun

g khoa hoc

– kỹ thuật và được đào tạo bà i bản. Bài viết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


tuy chưa đưa ra nhiều giải pháp nhằm nhân rộng “cánh đồng mâu lớn” trồng cây

Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở nước ta hiện nay - 2

mía, nhưng từ thưc tiễn sản xuất và triên̉ khai mô hiǹ h trên vùng miá đường Lam

Sơn, môt

trong những giải pháp quan trọng nhất là các chính sách của Nhà nước

về xây dưn

g thương hiêu

cho sản phẩm , chính sách cho thuê quyền sử dụng đất ,

chính sách về thị trường nông nghiệp , thu hút các doanh nghiêp

tham gia đầu tư

vào nông sản. Qua bài viết tác giả đã khái quát những thành công nhất điṇ h khi

tham gia mô hình “cánh đồng mâu

́n” của nông dân môt

số xã trồng mía trên

đia

bàn tỉnh Thanh Hóa..

Bài “ Cánh đồng mẫu lớn – bước ngoặt mới” của tác giả Nguyễn Đình

Bách – Thời báo kinh tế Sài Gòn 15/3/2012, đã phản ánh những tính chất ưu việt của mô hình này như một bước ngoặt mới cho nền nông nghiệp hàng hóa nước ta trong những năm tới.

Báo Đồng Tháp số ra ngày 25/9/2013 đã đăng bài: “ Mô hình Cánh đồng mẫu lúa chất lượng cao góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp” đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình cánh đồng mẫu lớn ở một số địa phương, cho thấy lợi nhuận thu được từ mô hình này cao hơn so với sản xuất thông thường, góp phần phát triển kinh tế xã hội bằng chính nội lực của địa phương trong sản xuất nông nghiệp.

VOV Báo điện tử ngày 24/2/2013 - Đài Tiếng nói Việt Nam có bài “ Hiệu quả từ cánh đồng mẫu lớn”. Khảo sát tại Long An, nông dân khẳng định mô hình này cho năng suất, chất lượng lúa cao hơn hẳn so với cánh đồng khác trong khi chi phí sản xuất lại thấp hơn.

Báo Tiền phong ngày 6/11/2013 có bài “Nỗi lo tư duy tiểu nông sau cánh đồng mẫu lớn: Có bị bệnh thành tích?” Bài viết nêu lên thực trạng của một số mô hình cánh đồng mẫu lớn khi được Công ty bảo vệ thực vật An Giang triển khai tại miền Bắc, nguyên nhân gây ra thất bại của mô hình là do tính chất manh mún của ruộng đất, nông dân mang nặng tính bao cấp, nhiều tỉnh đang chạy theo phong trào, lấy thành tích mà chưa thực sự quan tâm lãnh đạo để tạo mối liên kết


vững chắc trong mô hình. Bài viết còn nêu lên nỗi lo đầu ra cho nông sản, chưa có cơ chế để doanh nghiệp đầu vào và đầu ra gặp nhau. Mối liên kết 4 nhà chưa được phát huy hiệu quả.

Về cơ sở thực tiễn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện một số đề án trên một số địa bàn.

Tại Kiên Giang, đề án “ Ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật xây dựng cánh đồng mẫu lớn gắn với tiêu thụ sản phẩm” do ông Trần Đức Thiện – Giám đốc công ty TNHH MTV làm chủ nhiệm.

Tháng 3/2011, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ phát động xây dựng cánh đồng mẫu lớn.

Tại An Giang, Bộ cũng đã tổ chức Hội nghị sơ kết xây dựng, phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa ở Nam Bộ (2012).

Đề án “xây dựng thí điểm mô hình cánh đồng mẫu lớn” ở Thái Bình từ vụ xuân 2012.

Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu trong tháng 8/2012 tổ chức khai giảng 4 lớn tập huấn xây dựng cánh đồng mẫu lớn.

Các công trình, đề án trên tiếp cận mô hình “cánh đồng mẫu lớn” dưới những góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn song chưa thấy công trình nào nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị về xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn với tư cách là mô hình ưu việt để đưa kinh tế nông hộ nước ta lên sản xuất lớn. Chính vì vậy nghiên cứu đề tài này sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu

Phân tích, đánh giá về mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” từ đó đề xuất giải pháp để xây dựng, nhân rộng mô hình này.


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là: làm rò yêu cầu chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất hàng hóa lớn trong đó có mô hình liên kết 3 nhà, 4 nhà mà mô hình cánh đồng mẫu lớn vừa hình thành ở một số nơi, rất thích hợp với điều kiện nông nghiệp Việt Nam hiện nay.

Hai là: phân tích mô hình cánh đồng mẫu lớn, những điều kiện, đặc điểm, vai trò của mỗi chủ thể liên kết như: doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản; hộ nông dân; nhà khoa học; nhà nước.

Ba là: đề xuất giải pháp để nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Lựa chọn mô hình cánh đồng mẫu lớn đã được xây dựng thành công ở An Giang và mô hình đang được thì nghiệm ở tỉnh Thái Bình để nghiên cứu và khái quát những đặc điểm chính của mô hình.

5. Đóng góp mới của luận văn

Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn ở An Giang và Thái Bình, khái quát những đặc điểm chủ yếu của mô hình trong đó coi mối liên kết bốn nhà (nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học) bền vững là chìa khóa thành công, khái quát những khó khăn và điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai.

Đề xuất những giải pháp khả thi để nhân rộng mô hình.

6. Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế, đặc biệt coi trọng phương pháp khái quát lý luận từ tư liệu thực tiễn, phân tích tổng hợp và sử dụng số liệu thống kê.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương, 7 tiết.


Chương 1: Kinh tế nông hộ và “cánh đồng mẫu lớn” – một mô hình thích hợp để chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất hàng hóa lớn.

Chương 2: Những đặc điểm chủ yếu của mô hình “CĐML” qua khảo sát một số mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ở Việt Nam.

Chương 3:Những giải pháp nhằm xây dựng và nhân rộng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”.


Chương 1

KINH TẾ NÔNG HỘ VÀ “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” – MỘT MÔ HÌNH THÍCH HỢP ĐỂ CHUYỂN KINH TẾ NÔNG HỘ LÊN SẢN XUẤT

HÀNG HÓA LỚN


1.1. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA KINH TẾ NÔNG HỘ

1.1.1 Định nghĩa kinh tế hộ

Có nhiều quan niệm về hộ. Raul Iturna, giáo sư trường đại học Tổng hợp Lisbon cho rằng: “ Hộ là một tập hợp những người cùng chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng”[37, tr114]. Về phương diện thống kê, Liên hợp quốc cho rằng: “ Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung ngân quỹ”[36, tr38]. Khi khảo sát “kinh tế hộ trong quá trình phát triển” Giáo sư T.G.Mc Gee, Giám đốc viện nghiên cứu Châu Á nhận xét: “ Ở các nước Châu Á hầu hết người ta quan niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng chung huyết tộc ở chung trong một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung ngân quỹ”[38]. Trên quan điểm kinh tế thị trường có thể định nghĩa khái quát về kinh tế nông hộ như sau: Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào lao động trong gia đình kết hợp với tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu (hay quyền chiếm hữu) của hộ trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân hộ, chỉ có sản phẩm thừa ra mới đem bán. Đó là bản chất của kinh tế hộ, trong thực tiễn có những biểu hiện cụ thể khác biệt nên hiện nay ở nước ta có những loại hộ sau đây:

Một là, những hộ nông dân không có vốn, không có nông cụ cần thiết và thường thiếu tri thức về nông học, quy mô kinh doanh quá nhỏ, sản lượng thu được không đủ nuôi sống gia đình, nên cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được chia của mình rồi đi làm thuê, chỉ trồng ít rau trong vườn và nuôi


gia cầm để tự tiêu dùng cải thiện đời sống của hộ. Chính điều này tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trường lao động.

Hai là, những hộ nông dân có gieo trồng một ít, thường phải canh tác ruộng đất của mình bằng cách thuê sức kéo. Những hộ này rất khó vay vốn, lao động chính của hộ thường đi làm thuê ngay tại chỗ hoặc đi tìm việc ở nơi khác, việc canh tác giao cho phụ nữ, người già và trẻ em, do đó thu nhập của hộ là rất ít, dễ bị suy sụp, chỉ cần bị thiên tai, mất mùa là rơi vào tình trạng phá sản. Đây là những hộ nửa nông dân, nửa công nhân, nhưng có thể gộp loại nông hộ này với loại nông hộ hoàn toàn không gieo trồng gì vào tầng lớp vô sản ở nông thôn.

Ba là, các hộ nông dân bậc trung. Những hộ này có diện tích gieo trồng phù hợp với số lao động trong hộ. Ngoài canh tác trên phần diện tích được chia, hộ loại này thường thuê thêm hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thêm một diện tích nữa, do đó khi thời vụ khẩn cấp họ thường thuê thêm lao động. Một bộ phận hộ loại này còn mang nặng tính chất tự cung tự cấp, diện tích thương phẩm rất hẹp. Mục đích chính của hộ là tự lo đủ số lương thực, thực phẩm cần thiết cho gia đình mình, chỉ có sản phẩm dư thừa mới được đưa ra thị trường nên việc canh tác của họ rất bấp bênh. Sản xuất với mục đích tự cấp, tự túc nên sức mua của hộ thấp, chính điều này đã gây trở ngại cho sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế thị trường. Một bộ phận khác của số hộ thuộc loại này đã chuyên môn hóa sản xuất, cả đầu vào và đầu ra đều thông qua thị trường, hoàn toàn là sản xuất hàng hóa. Cạnh tranh gay gắt thúc đẩy sự phân hóa các hộ nông dân bậc trung thành những người bị phá sản phải đi làm thuê và một số ít trở thành chủ trang trại kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, mua sức lạo động trên thị trường.

Bốn là, những hộ chủ trang trại thuê được diện tích canh tác quy mô lớn, mục đích kinh doanh nhằm thu lợi nhuận, chủ yếu dựa vào việc sử dụng công nhân làm thuê. Trong nông nghiệp cũng có những lĩnh vực sản xuất nhỏ chiếm


ưu thế, nhưng với những điều kiện như nhau thì doanh nghiệp lớn vẫn ưu việt hơn doanh nghiệp nhỏ. Chủ trang trại là lực lượng tiêu biểu cho kinh tế thì trường. Nhưng hiện nay ở nước ta phần lớn trang trại vẫn là gia trại quy mô nhỏ, số trang trại thực sự sản xuất hàng hóa lớn chưa nhiều.

1.1.2. Những ưu điểm của kinh tế hộ

Kinh tế hô ̣phù hơp

́i nền nông nghiêp

lac

hâu

, mang năṇ g tính chất tư

cung, tự cấp chủ yếu dự a vào lao đôṇ g thủ công , phân tán , manh mún . Nghị quyết 10 về Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, trong đó xác định rò vai trò của kinh tế hộ, coi hộ gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ được giao quyền sử dụng đất. Thực hiện tư tưởng đổi mới của Đại

hội Đảng toàn quốc lần VI, ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 10 về “ Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (thường gọi là khoán 10). Nghị quyết 10 chỉ rò: “Giao khoán ruộng đất ổn định dài hạn cho nông dân từ 10 đến 15 năm; Hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến hộ xã viên; Xoá bỏ chế độ phân phối công điểm, xã viên chỉ có một nghĩa vụ nộp thuế; Hộ xã viên được quyền tự chủ về ruộng đất, hưởng trên 40% sản lượng khoán”. Như vậy với Nghị quyết này, lực lượng sản xuất được giải phóng mạnh hơn khỏi sự trói buộc của cơ chế cũ. Hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. So với giai đoạn thực

hiện khoán 100, thì ở giai đoạn này vai trò tự chủ của hộ nông dân được khẳng định và xác lập trên thực tế. Hộ nông dân tự chủ không phải chỉ trong 3 khâu như giai đoạn trước mà trong toàn bộ quá trình sản xuất. Mức độ tự chủ cũng cao hơn, trên cả 3 phương diện: sở hữu, quản lý và phân phối. Do đó, động lực mới được phát huy trong thời gian dài. Ở nhiều địa phương, hộ nông dân đã bỏ công sức để khai phá diện tích đất hoang hoá đưa vào sản xuất, chủ động mua sắm máy móc, công cụ để sản xuất. Về số lượng, cho tới năm 1993, nông thôn nước ta có khoảng 11 triệu hộ nông dân được phân bố trong 7 vùng nông nghiệp. Bình quân mỗi xã có 1000 hộ và mỗi thôn ấp có khoảng 200 hộ [13]. Khác với các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022