Tổ Chức Và Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân X Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Hiện Nay (Nhiệm Kỳ 2016 – 2021)


Hoạt động của HĐND xã chịu sự tác động của các yếu tố: Cấp ủy Đảng, UBND, Mặt trận Tổ quốc, cấu trúc xã hội của HĐND xã và hoạt động của đại biểu HĐND xã, ý thức chính trị của cử tri và cộng đồng làng xã, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

HĐND xã ở Hà Nội hiện nay đủ về số lượng, đúng về cơ cấu tổ chức và thực hiện đúng quy định của Luật các hoạt động ra quyết định, giám sát và nắm bắt ý kiến cử tri. Tuy nhiên kết quả và hạn chế trong hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ để trên cơ sở đó mà có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội trong thời gian tới. Nghiên cứu hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội cần vận dụng sáng tạo lý thuyết hệ thống, lý thuyết cấu trúc - chức năng. Trong đó, làm rò chức năng của HĐND xã, chỉ rò quan hệ chức năng giữa HĐND xã với các thành tố của hệ thống chính trị, tổ chức chính quyền địa phương xã và quan hệ chức năng giữa các bộ phận trong cấu trúc của HĐND xã.

Trong những năm qua Đảng, Nhà nước, Thành phố Hà Nội rất quan tâm đến việc tổ chức và hoạt động của HĐND, cơ quan đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và pháp luật của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội là những cơ sở về mặt lý luận cho nghiên cứu hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội. Nghiên cứu hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội phải đặt trong các quan điểm, chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước, của thành phố Hà Nội. Đồng thời phải gắn với những điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương cơ sở. HĐND xã ở Hà Nội gắn với cơ sở, gắn với khu vực nông thôn. Tính chất cơ sở, đặc trưng và văn hóa làng xã, nhất là làng xã Hà Nội ảnh hưởng rất mạnh đến tổ chức và hoạt động của HĐND xã.


Chương 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY‌

3.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm địa bàn khảo sát

Hà Nội có 17 huyện, một số huyện thuộc vùng trung du, một số huyện thuộc vùng đồng bằng, ven đô. Căn cứ vào sự phân bố theo khu vực địa lý, luận án lựa chọn điều tra, nghiên cứu ở 3 huyện: Mỹ Đức; Đông Anh; Phú Xuyên.

Huyện Mỹ Đức

Huyện Mỹ Đức nằm ở phía Tây Nam của Hà Nội. Theo tổng điều tra dân số năm 2019, huyện có 199.901 người, trong đó, nam là 100.367 người, chiếm 50,2%, nữ là 99.534 người, chiếm 48,8 %. Cơ cấu kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp và du lịch. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, kinh tế huyện tăng trưởng trung bình 9,85%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 36 triệu đồng/năm [30, Tr.2]. Huyện Mỹ Đức hiện có 21 xã, 01 thị trấn. Tổng số đại biểu HĐND xã từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021 là 567, đến ngày 15/3/2020 là 558 đại biểu (Xem phụ lục 1).

Huyện Phú Xuyên

Huyện Phú Xuyên nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội. Phú Xuyên tập trung rất nhiều làng nghề nổi tiếng, toàn huyện có 43 làng nghề truyền thống, 156 làng có nghề. Kinh tế từ tiểu thủ công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người nông dân, ổn định tình hình chính trị ở cơ sở. iai đoạn 2015- 2020 duy trì tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước, tăng trưởng bình quân 6,65%/năm, tăng 1,27 lần so với giai đoạn 2010-2015 (5,27%/năm) [31, Tr.3]. Huyện Phú Xuyên có 25 xã, 2 thị trấn với tổng số đại biểu HĐND xã đầu nhiệm kỳ 2016-2021 là 695 đại biểu, đến ngày 15/3/2020 là 671 đại biểu (Xem phụ lục 2).

Huyện Đông Anh

Huyện Đông Anh, nằm ở phía Bắc thành phố Hà Nội, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và là đấu mối giao thông quan trọng nối Thủ Đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Đến cuối năm 2019 toàn huyện có trên

4.300 doanh nghiệp đang hoạt động ổn định. iá trị sản xuất các ngành trên địa bàn huyện (giá so sánh) đến hết năm 2020 ước đạt 156.074.593 triệu đồng, tốc độ tăng


bình quân đạt 10,2%/năm. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt xấp xỉ 60 triệu đồng/người/năm [126, Tr.3]. Huyện Đông Anh hiện có 23 xã, 1 thị trấn với tổng số đại biểu HĐND xã từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021 là 699 đại biểu (Xem phụ lục 3).

3.1.2. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân x trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (nhiệm kỳ 2016 – 2021)

Cơ cấu tổ chức, cấu trúc xã hội HĐND xã của Hà Nội hiện nay

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ12 của Quốc hội khóa 12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội, hiện nay thành phố Hà Nội có tổng số 584 xã, phường, thị trấn, trong đó có 386 xã. Tổng số đại biểu HĐND xã: 10.656. HĐND xã được tổ chức theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, gồm: Thường trực HĐND và 02 Ban (Pháp chế; Kinh tế - Xã hội). Trong tổng số 386 HĐND xã có 126 Chủ tịch HĐND chuyên trách, 557 Phó Chủ tịch HĐND chuyên trách, 13 Trưởng ban chuyên trách, 35 Phó trưởng ban chuyên trách [113, PL.4].

Bảng 3.1: Cấu trúc x hội của đại biểu HĐND x thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021

Tổng số ĐB

Nữ

Tuổi

Ngoài Đảng

Tôn giáo

Dân tộc

Dưới

35

Từ 35-

đến 50

Từ 50

đến 60

Trên

60

10.656

2.624

1277

5.383

3.040

360

1.733

240

226

%

24,6

11,9

50,5

28,5

3,37

16,2

2,25

2,12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp TP Hà Nội năm 2019 [113, PL.1]

Cấu trúc xã hội của HĐND xã thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021 khá hợp lý về độ tuổi, về giới tính, về dân tộc và tôn giáo, phù hợp với thực tiễn xã hội của Thành phố và đáp ứng yêu cầu của tổ chức và hoạt động của HĐND xã. Về độ tuổi, 84,6% đại biểu HĐND xã trong độ tuổi 35 - 60, là độ tuổi vừa có kinh nghiệm làm việc thực tiễn, vừa có thể tiếp thu được những kiến thức mới cũng như cập nhật


được những biến đổi của xã hội, giúp cho việc cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào nghị quyết của HĐND xã và triển khai các hoạt động giám sát của HĐND. Thành phần tôn giáo, dân tộc, người ngoài Đảng phù hợp với cấu trúc xã hội thành phố Hà Nội, đáp ứng yêu cầu chức năng của HĐND là người “đại diện” cho các tầng lớp nhân dân (Xem Bảng 3.1).

Bảng 3.2: Trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị của đại biểu HĐND x của thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021

Tổng số ĐB

Trình độ học vấn

Lý luận chính trị

Phổ

thông

Trung

cấp, CĐ

Đại

học

Trên đại

học

Sơ cấp

Trung cấp

Cửnhân/

cao cấp

10.656

6.736

2.090

1.327

503

4.198

2.483

221

%

63,2

19,6

12,4

4,6

23,3

39,4

2,07

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động HĐND các cấp TP Hà Nội năm 2019 [113, PL.1]

Bảng 3.2 cho thấy trình độ học vấn, lý luận chính trị của đại biểu HĐND xã của Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021 khá cao: Học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học 36,6%, trong đó đại học 12,4%, trên đại học 4,6%; trình độ lý luận chính trị sơ cấp, trung cấp là 62,7%, cao cấp là 2,07%%. Tuy vậy, vẫn còn 63,2% trình độ học vấn trung học phổ thông; 35,23 % chưa được bồi dưỡng lý luận chính trị các cấp. Ở địa bàn xã, với yêu cầu đảm bảo cơ cấu đại biểu HĐND đại diện cho các thành phần xã hội thì khó có thể đòi hỏi trình độ học vấn của đại biểu cao hơn nữa. Song, với tỷ lệ trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị đại biểu HĐND xã như vậy ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HĐND xã.

Hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội hiện nay

Trên cơ sở chủ trương nghị quyết của Đảng, các quy định của Luật, chỉ đạo của huyện ủy, Đảng ủy xã và tình hình thực tiễn địa phương, HĐND các xã đã phối hợp chặt chẽ với UBND xã tổ chức mỗi năm 02 kỳ họp thường lệ của HĐND để xem xét, quyết nghị các nội dung thuộc thẩm quyền làm căn cứ pháp lý trong thực hiện phát triển toàn diện các lĩnh vực trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Nhiều địa phương tổ chức được một số kỳ họp không thường kỳ, chuyên đề để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách thuộc thẩm quyền của


HĐND. Nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND các xã của Thành phố Hà Nội đã tổ chức được 4.551 kỳ họp; trong đó 3.568 kỳ họp thường kỳ; 938 kỳ họp không thường kỳ [113, PL.8].

Thông qua các kỳ họp và các hình thức khác, HĐND xã đã thực hiện các nội dung hoạt động chủ yếu của HĐND: Hoạt động ra quyết định; Hoạt động giám sát; Hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân.

Về hoạt động ra quyết định: Nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND các xã của Thành phố Hà Nội đã ban hành 8.935 nghị quyết, trong đó: 2.710 nghị quyết về công tác nhân sự; 1.060 nghị quyết chuyên đề, 5.165 nghị quyết thường kỳ [114, PL.8].

Về hoạt động giám sát: Từ đầu nhiệm kỳ (2016) cho đến giữa nhiệm kỳ (tháng 3/2018), HĐND các xã tổ chức được 2.708 cuộc giám sát, trong đó giám sát của HĐND theo Nghị quyết là 1.050 cuộc, của Thường trực HĐND là 263 cuộc, của các Ban HĐND là 1.395 cuộc [113, PL.9].

Về hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân: Nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND các xã đã tổ chức được 7.762 cuộc tiếp xúc cử tri, trong đó 7.212 cuộc tiếp xúc cử tri thường kỳ trước và sau các kỳ họp, 550 cuộc tiếp xúc chuyên đề; tiếp nhận tổng số 26.980 ý kiến cử tri.100% số kiến nghị đã được HĐND xã chuyển UBND xã giải quyết, trả lời; tỷ lệ kiến nghị cử tri được giải quyết đạt xấp xỉ 78%.HĐND các xã cũng đã tổ chức được 89.483 buổi tiếp công dân, trong đó Thường trực HĐND là 35.814 buổi, các đại biểu HĐND là 53.669 buổi [113, PL. 10].

3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RA QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ

Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, HĐND xã thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

3.2.1. Thực trạng hoạt động ra quyết định về kinh tế, ngân sách

Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2019, trong lĩnh vực kinh tế ngân sách, HĐND xã có thẩm quyền ban hành nghị quyết về 03 nội dung: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; Tài chính ngân sách; Chủ trương


đầu tư các chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền [82]. Thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư các chương trình, dự án thực hiện theo Luật Đầu tư công năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019, theo đó HĐND các cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương…” [81]. Trong lĩnh vực ngân sách, theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, HĐND có các chức năng, nhiệm vụ: dự toán thu chi ngân sách, phân bổ dự toán ngân sách và quyết định danh mục các chương trình, dự án đầu tư quan trọng của địa phương [83].

Căn cứ các quy định của pháp luật, nhiệm kỳ vừaqua, HĐND các xã của Hà Nộiđã ban hành các nghị quyết phù hợp với đặc điểm, tình hình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đúng quy định của pháp luật. Trong xây dựng nông thôn mới, HĐND các xã đã xem xét và cho ý kiến để hoàn thiện bản đồ án quy hoạch nông thôn mới trước khi trình UBND cấp huyện phê duyệt; thông qua mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng; ban hành nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội theo các tiêu chí về nông thôn mới cần phấn đấu. Về cơ bản, các nghị quyết của HĐND các xã đúng với mục tiêu, yêu cầu, tiêu chí, mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đại biểu HĐND và cán bộ UBND xã đánh giá cao hoạt động này của HĐND xã của Hà Nội nhiệm kỳ vừa qua.

Kết quả điều tra cho thấy, 85,7% đại biểu HĐND, 83,7% cán bộ UBND trong mẫu điều tra đánh giá hoạt động ra quyết định về kinh tế ngân sách của HĐND xã ở mức “tốt” (Xem Biểu đồ 3.1).


85,7

90

80

70

60

50

40

30

83,7

16,3

Tốt Chưa tốt

Khó đánh giá


ĐB HĐND

CB UBND


20 10 0 13 9 0 4 Biểu đồ 3 1 Đánh giá của đại biểu HĐND và cán bộ UBND về 1

20

10

0

13,9

0,4

Biểu đồ 3.1: Đánh giá của đại biểu HĐND và cán bộ UBND về hoạt động ban hành nghị quyết lĩnh vực kinh tế ngân sách

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019

Một số cán bộ xã được phỏng vấn đánh giá khá cao hoạt động quyết định ngân sách của HĐND xã và nhấn mạnh sự phối kết hợp giữa các ban của HĐND với người đứng đầu UBND xã trong việc chuẩn bị nội dung cho HĐND xã họp bàn quyết định về ngân sách của địa phương.

“Nhiệm kỳ vừa qua HĐND xã đã có những quyết định về kinh tế ngân sách đúng pháp luật, phù hợp với địa phương. Nhìn chung, các đại biểu HĐND xã có sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực kinh tế”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả luận án: nam, 51 tuổi, Chủ tịch UBND xã, Hà Nội.

“Ban Kinh tế Xã hội tham gia ngay từ đầu cùng với UBND trong quá trình lập dự toán và thẩm tra, vì thế các nghị quyết về ngân sách của HĐND xã đều cơ bản đạt yêu cầu đúng quy định của Luật”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả luận án: nam, 54 tuổi, Trưởng ban KTXH- HĐND xã, Hà Nội.

Về hoạt động ra quyết định kinh tế, ngân sách của HĐND xã, người dân đánh giá khá cao. 80,3% người dân trong mẫu điều tra hài lòng với hoạt động ra quyết định về kinh tế, ngân sách ở mức tốt (Xem Biểu đồ 3.2).


90

80,3

79,8



10


0


QĐ về KT

QĐ về VHXH, ANQP

QĐ về Nhân sự


Hài lòng Chưa hài lòng Khó đánh giá 80 70 56 1 60 50 40 34 2 30 20 9 6 10 1 12 7 7 5 9 6 2

Hài lòng

Chưa hài lòng Khó đánh giá

80


70

56,1

60


50


40

34,2

30


20

9,6

10,1

12,7

7,5

9,6

Biểu đồ 3.2: Mức độ hài lòng của người dân về hoạt động ban hành nghị quyết của HĐND x nhiệm kỳ 2016- 2020‌

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019

So với đánh giá của đại biểu HĐND xã và cán bộ UBND xã, sự đánh giá của người dân ở mức hài lòng có thấp hơn so với mức tốt của cán bộ (80,3% so với 85,7% của đại biểu HĐND, 83,7% của cán bộ UBND). Song với tỷ lệ đánh giá ở mức tốt, hài lòng đều trên 80,0% của cả ba đối tượng được điều tra là điểm đáng ghi nhận về hoạt động ra quyết định về kinh tế, ngân sách của HĐND xã của Hà Nội nhiệm kỳ vừa qua.

Từ kết quả điều tra cho thấy, nhiệm kỳ vừa qua, HĐND xã ở Hà Nội đã thực hiện khá tốt chức năng quyết định về kinh tế ngân sách theo quy định của pháp luật. Tuy vậy, trong hoạt động này của HĐND xã chưa được đánh giá ở mức cao nhất, chỉ ở mức “khá cao”. Theo kết quả điều tra, 13,9% đại biểu HĐND xã, 16,3% cán bộ, UBND xã đánh giá quyết định ngân sách của HĐND xã nhiệm kỳ vừa qua “chưa tốt”; 9,6% người dân chưa hài lòng, 10,1% người dân trả lời khó đánh giá (Xem Biểu đồ 3.1 và 3.2). Kết quả phỏng vấn sâu cho sự đánh giá tương đồng.

Ngày đăng: 30/06/2022