Tỷ Lệ Phát Hiện U Qua Khám Phụ Khoa Và Siêu Âm Của Một Số Nghiên Cứu Trước Đây

hiện với dữ liệu của các bệnh nhân trong độ tuổi mãn kinh và nhiều người cao tuổi, do đó tỷ lệ người hưu trí, làm nội trợ cao hơn.

4.1.3. Nơi ở‌

Biểu đồ 3.3 thể hiện bệnh nhân sống ở thành thị (chủ yếu tại Hà Nội) có tỷ lệ 70% cao hơn nhiều so với số bệnh nhân đến từ nông thôn là 30%. Kết quả này khác biệt so với của tác giả Nguyễn Thanh Tùng (2018): nông thôn chiếm 76%, chỉ có 24% bệnh nhân ở thành thị [27]. Do nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - nơi khám và điều trị sản phụ khoa tuyến cuối cho đại bộ phận sản phụ ở thủ đô, các tỉnh khác thường khám chữa bệnh tại cơ sở y tế gần nơi sinh sống, chỉ khi được phát hiện bệnh lý trong quá trình mang thai hoặc có tiên lượng nặng mới chuyển lên Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

4.1.4. Tiền sử sản khoa‌

Theo kết quả bảng 3.2, trong số 70 bệnh nhân của chúng tôi, số phụ nữ có từ 2 con trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (87,2%), tiếp đến là nhóm bệnh nhân có 1 con (11,4%), thấp nhất là nhóm chưa có con (1,4%).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng (2018) cho thấy 72,8% bệnh nhân đã có 2 con trở lên và 20,7% đã có 1 con, chỉ có 6,5% bệnh nhân chưa có con [27]. Theo tác giả Vũ Bá Quyết (2010), tỷ lệ bệnh nhân đã sinh 2 con chiếm 31,5%, sinh từ 3 lần trở lên chiếm 34,9%, chưa sinh lần nào chiếm 22,6% và sinh con 1 lần chiếm 11% [28]. Sự khác biệt này là do chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên dữ liệu của các bệnh nhân đã mãn kinh, nhiều đối tượng lớn tuổi hơn so với hai tác giả trên.

Theo kết quả bảng 3.3, phần lớn BN của chúng tôi chưa bao giờ sẩy thai, chiếm 54,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá thấp hơn so với của tác giả Cao Thị Thuý Hà (2016): tỷ lệ BN chưa sẩy thai chiếm 65,4% [4]. Có thể lý giải sự chênh lệch này là do sự khác biệt về mặt thời gian nghiên cứu.

Theo một số nghiên cứu về dịch tễ, các tác giả Harlap, Fleischer, Gordon, Page, F. Modugno (1993) đều nhận định rằng tỷ lệ UTBT cao ở những phụ nữ độc thân không sinh đẻ [29]. Ngược lại, thai nghén và thuốc tránh thai có tác dụng bảo vệ chống lại sự phát triển của UTBT. Người ta đã chứng minh rằng

nguy cơ UTBT tăng có liên quan đến tổng số chu kỳ rụng trứng trong cuộc đời người phụ nữ và liên quan đến thời gian không sinh đẻ mà không dùng biện pháp tránh thai nào [4].

4.1.5. Tiền sử u buồng trứng‌

Về tiền sử điều trị u lành tính buồng trứng, dựa theo bảng 3.5, nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 02 bệnh nhân có tiền sử điều trị u lành tính buồng trứng, chiếm tỷ lệ thấp 2,9%. Kết quả này thấp hơn so với tác giả Nguyễn Thị Hương Linh (2011): 5,1% có tiền sử điều trị u lành tính buồng trứng [30].

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Rossing (2008) thì nguy cơ bị u buồng trứng giáp biên tăng 1,7 lần nếu có tiền sử UBT lành tính (OR = 1,7; 95% CI: 1,0 – 2,8; p < 0,005) dù có phẫu thuật thì nguy cơ này không có chiều hướng giảm [31]. Như vậy, dù tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử u buồng trứng lành tính rất thấp, chúng ta vẫn phải khám định kỳ và theo dõi có hệ thống sau phẫu thuật cho những bệnh nhân UBT lành tính.

4.1.6. Tiền sử vết mổ cũ ổ bụng‌

Theo bảng 3.4, có 14 bệnh nhân có vết mổ cũ ổ bụng chiếm 20%. Trong đó 09 bệnh nhân có một lần vết mổ cũ ổ bụng (mổ đẻ, mổ cắt u buồng trứng, mổ cắt polyp đại tràng) và 03 bệnh nhân có hai lần (các bệnh nhân có 2 lần mổ đẻ), vẫn được PTNS thành công. Kết quả này khá tương đương với tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2012): có 30 bệnh nhân có vết mổ cũ ổ bụng chiếm 13,67%, đều được chỉ định PTNS [25].

Như vậy có thể thấy hiện nay các trường hợp bệnh nhân có tiền sử vết mổ cũ ổ bụng vẫn có thể chỉ định PTNS rộng rãi. Có thể giải thích điều này là do PTNS ngày một phát triển hiện đại, kỹ thuật và chuyên môn của phẫu thuật viên ngày càng cao.

4.2. Đặc điểm lâm sàng của u buồng trứng‌

4.2.1. Hoàn cảnh phát hiện u‌

Theo biểu đồ 3.4, có 38,6% số trường hợp u được phát hiện sớm qua khám phụ khoa định kỳ; 22,9% các trường hợp phát hiện u qua siêu âm. So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả:

Bảng 4.1. Tỷ lệ phát hiện u qua khám phụ khoa và siêu âm của một số nghiên cứu trước đây


Tác giả

Khám phụ khoa

Siêu âm

Đau bụng

Nguyễn Văn Tuấn [25]

37,22%

21,67%

29,44%

Đỗ Thị Ngọc Lan [8]

29,7%

27,7%

30,4%

Nghiên cứu

của chúng tôi

38,6%

22,9%

34,3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh bằng phẫu thuật tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2021 - 7

Như vậy, kết quả của chúng tôi khá tương tự với của các tác giả trên. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy những triệu chứng cơ năng của u buồng trứng là không đặc hiệu. Biểu hiện đau bụng là phổ biến nhất song đây là dấu hiệu có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác (tổn thương đường tiêu hóa, gan, mật, tụy…). Vì vậy, không thể dựa vào những triệu chứng này để đưa ra chẩn đoán bệnh. Nguyên nhân gây đau bụng hạ vị là do khối u phát triển làm căng giãn dây chằng rộng, gây chèn ép hoặc xâm lấn vào các rễ thần kinh gây đau. Thường bệnh nhân chỉ có cảm giác hơi đau tức vùng hạ vị, đau âm ỉ không thường xuyên, triệu chứng này không làm cho bệnh nhân đi khám ngay mà thường sau một thời gian khá dài không thấy đỡ mà còn thấy tăng lên mới đi khám.

Nhìn chung, từ các kết quả nghiên cứu trên và nhiều nghiên cứu khác cho thấy số trường hợp đi khám phụ khoa định kỳ phát hiện UBT tăng lên một cách rõ rệt. Điều này chứng tỏ rằng nhận thức trong khám sức khỏe của người dân cũng đã nâng cao một cách đáng kể. Vì thế khám phụ khoa định kỳ và siêu âm là thực sự cần thiết nhằm phát hiện u buồng trứng ở phụ nữ, đặc biệt khi u nhỏ chưa có triệu chứng lâm sàng.

4.2.2. Triệu chứng thực thể‌

4.2.2.1. Vị trí u buồng trứng

Từ kết quả bảng 3.7, chúng tôi so sánh kết quả với một số tác giả khác như sau:

Bảng 4.2. Đặc điểm vị trí u buồng trứng trong một số nghiên cứu trước đây


Tác giả

Bên phải

Bên trái

Hai bên

Nguyễn Văn Tuấn [25]

47,22%

41,11%

11,67%

Nguyễn Thanh Tùng [27]

49,2%

39,8%

11,0%

Nghiên cứu

của chúng tôi

45,7%

40,0%

14,3%

Như vậy, kết quả của chúng tôi tương tự so với các tác giả trên. Từ bảng 3.7, tỷ lệ u hai bên phát hiện trên lâm sàng là 8,6% thấp hơn so với thực tế trong phẫu thuật (14,3%). Chúng tôi cho rằng do một số trường hợp khối u nhỏ, dính với tạng xung quanh dẫn đến việc thăm khám lâm sàng gặp khó khăn.

4.2.2.2. Kích thước của khối u

Từ bảng 3.8, kích thước trung bình của UBT trong nghiên cứu là 7,1 ± 2,7 cm. Theo bảng 3.12, nhóm UBT có kích thước từ 5-10 cm chiếm tỷ lệ nhiều nhất (72,9%).

Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bình An (2008) kích thước trung bình của UBT là 7,6 ± 3,8 cm [7]; nhưng cao hơn so nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Tùng (2018): 6,45 ± 2,45 cm [27].

Chúng tôi cho rằng việc xác định kích thước khối u phụ thuộc nhiều yếu tố: những trường hợp khối u nhỏ nhưng dính nhiều có thể dẫn đến xác định sai, bên cạnh đó, cũng phụ thuộc vào trình độ và đánh giá chủ quan của từng bác sĩ, phẫu thuật viên khác nhau.

4.2.2.3. Tính chất di động của khối u

Theo kết quả bảng 3.9, u di động dễ chiếm tỷ lệ cao nhất 85,7%; chỉ có 01 bệnh nhân có khối u không di động chiếm tỷ lệ 1,4%. Riêng nhóm u lành tính, các u di động chiếm 93,5%; trong nhóm u ác tính, 62,5% trường hợp di động hạn chế và 25% trường hợp không di động.

Kết quả này của chúng tôi cao hơn so với kết quả của tác giả Cao Thị Thuý Hà (2016): u di động chiếm 71,7% trong các u lành tính; trong nhóm u ác tính, tỷ lệ u không di động là 80,0% [4]. Giải thích cho sự chênh lệch này là

do trong nghiên cứu của chúng tôi có 88,6% trường hợp u lành tính, cao hơn so với của tác giả (77,9%).

Chúng tôi cho rằng khối u ác tính phần lớn không di động và di động hạn chế, bởi các khối u này hầu hết phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi đó, ngoài kích thước khối u đã lớn gây hạn chế di động còn do các tế bào u xâm lấn ra vỏ ngoài, lan sang các mô kế cận và vì vậy theo cơ chế sinh u thì mô u phát triển đến đâu, chúng tăng sinh mạch và mô liên kết đến đó, làm cho mô u mất tính chất di động.

Kết quả bảng 3.10 cho thấy sự tương quan giữa mức độ di động của khối u trên lâm sàng với mức độ dính của khối u trong mổ. Trong 60 bệnh nhân có khối u di động dễ, có 91,7% bệnh nhân khi khi mổ thấy u không dính. Trong nhóm BN khám thấy khối u di động hạn chế, khi mổ có 66,7% bệnh nhân có dính u. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn (2012) cho kết quả: trên lâm sàng chỉ có 9 khối u không di động trong khi nội soi có tới 26 khối u dính nhiều [25]. Điều này cho thấy cần nâng cao kỹ năng khám lâm sàng để có sự tiên lượng trước mổ chính xác hơn.

4.2.3. Biến chứng của u buồng trứng‌

Theo bảng 3.11, 94,3% số bệnh nhân của chúng tôi không gặp biến chứng UBT, chỉ có 5,7% số trường hợp có biến chứng, đó là 04 trường hợp xoắn u nang lành tính.

So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Young Sopheap (2021): UBT có biến chứng 13,1%, trong đó xoắn u 8,4%, vỡ u 2,8%, chảy máu trong u 1,9% [32]. Tác giả Trần Thị Len (2018): có 16,5% bệnh nhân biến chứng trong đó có 15% bệnh nhân xoắn u [24].

Như vậy kết quả của chúng tôi thấp hơn so với các tác giả trên. Giải thích cho vấn đề này chúng tôi đưa ra sự khác biệt về tỷ lệ khám sức khỏe định kỳ ngày càng tăng lên cùng với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại giúp phát hiện khối u sớm hơn và giảm tỷ lệ phát hiện u khi đã có biến chứng.

4.3. Đặc điểm cận lâm sàng của u buồng trứng‌

4.3.1. Đặc điểm trên siêu âm‌

Theo bảng 3.13, tỷ lệ trống âm chiếm nhiều nhất 55,7% BN, tiếp đến là nhóm âm vang hỗn hợp (28,6%), và nhóm có hình ảnh tăng âm chiếm ít nhất (15,7%). Chúng tôi cho rằng kết quả này là phù hợp với kết quả giải phẫu mô bệnh học khi tỷ lệ u nang thanh dịch gặp cao nhất (45,7%), đó là những u có tính chất trống âm trên siêu âm.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có nét tương đồng so với các nghiên cứu khác. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Tùng (2018): có 35,8% bệnh nhân có kết quả siêu âm trống âm, 28% bệnh nhân là âm hỗn hợp, 18,7% bệnh nhân tăng âm, 14,2 % bệnh nhân giảm âm [27].

Từ bảng 3.14, có 22,9% UBT có vách, 22,9% có thành phần đặc trong đó chủ yếu thuộc nhóm u lành tính (24,2%), chỉ 5,7% u có nhú. Tỷ lệ thành phần đặc trong nhóm u lành tính theo chúng tôi là phù hợp với kết quả giải phẫu bệnh, khi có 24,2% u nang bì trong nhóm u lành tính.

4.3.2. Nồng độ CA-125‌

CA-125 có giá trị trong việc theo dõi tiến triển của ung thư buồng trứng. Nồng độ CA-125 > 65 U/ml ở phụ nữ mãn kinh và > 200 U/ml trong độ tuổi sinh đẻ có giá trị dự báo dương tính cao trong chẩn đoán ung thư buồng trứng [25, 33].

Theo bảng 3.15, trong nhóm u ác tính,75% trường hợp có tăng nồng độ CA-125 trước phẫu thuật. Trong nhóm u lành tính, 93,6% các trường hợp có nồng độ CA-125 < 35 U/ml trước phẫu thuật, chỉ 6,4% có tăng CA-125 ≥ 35 U/ml. Theo chúng tôi, tỷ lệ này khá phù hợp với kết quả giải phẫu bệnh. Theo y văn, CA-125 thường tăng cao trong các ung thư biểu mô buồng trứng, do CA- 125 được tiết ra bởi các tế bào biểu mô. Bên cạnh đó, nang dạng lạc nội mạc tử cung cũng là tế bào biểu mô nên trong nang dạng lạc nội mạc thì nồng độ CA- 125 tăng cao cũng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Theo tác giả Ayhan (2000), CA-125 tăng lên ở 60% các bệnh nhân UTBT giai đoạn 1 và 2 nhưng nó cũng tăng lên ở một số lớn trường hợp lành tính mà có tổn thương hay kích thích ở khoang phúc mạc [34].

Tác giả Vũ Bá Quyết (2010): tất cả 148 bệnh nhân trước mổ ung thư buồng trứng đều có CA-125 trên 38 U/ml [28].

Tác giả Nguyễn Thanh Tùng (2018) cũng cho kết quả tương tự khi bệnh nhân có nồng độ CA-125 < 35UI/ml chiếm 91,1%, chỉ có 8,9% bệnh nhân có nồng độ CA-125 > 35 UI/ml [27].

4.3.3. Kết quả giải phẫu bệnh‌

Kết quả bảng 3.16 cho thấy, trong nghiên cứu của chúng tôi đa số các BN UBT trong nghiên cứu có kết quả giải phẫu bệnh là u nang thanh dịch, chiếm 45,7%. Trong nhóm u lành tính, u nang thanh dịch chiếm 51,6%; tiếp đến là u nang bì (24,2%) và u nang nhầy (12,9%). Trong nhóm UBT ác tính, ung thư biểu mô tuyến thanh dịch chiếm nhiều nhất 37,5%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả của Lê Quang Vinh (2008). Theo tác giả, nghiên cứu 1269 trường hợp u biểu mô buồng trứng, u biểu mô lành tính chiếm đa số (75,9%), trong số đó u thanh dịch lành tính gặp nhiều nhất (47,7%), u chế nhầy lành tính và u dạng nội mạc tử cung lành tính có tỷ lệ không khác biệt nhiều (27,0% và 22,1%) [35].

Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Tùng (2018) cho thấy hay gặp nhất là nang bì chiếm 33,3% và nang nước chiếm 35% [27]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2012): u bì buồng trứng có tỷ lệ cao nhất chiếm 45,56%, tiếp theo là nang nước và nang lạc nội mạc tử cung có tỷ lệ tương đương là 13,33% và 13,89% [25].

Trong nghiên cứu của tác giả Park K.H. tại Hàn Quốc [36] và Marana tại Italy [37] u lạc nội mạc tử cung lại chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này cho thấy bệnh lý buồng trứng khác nhau theo từng nghiên cứu, thay đổi theo từng khu vực.

4.4. Kết quả phẫu thuật‌

4.4.1. Thời điểm phẫu thuật‌

Căn cứ vào kết quả bảng 3.17 cho thấy: trong nghiên cứu, có 94,3% các BN được mổ kế hoạch. Chỉ có 04 trường hợp mổ cấp cứu (chiếm 5,7%) là những trường hợp UBT lành tính có biến chứng xoắn u. Không có trường hợp u ác tính nào mổ cấp cứu.

Kết quả này của chúng tôi thấp hơn đáng kể so với của các tác giả khác như kết quả nghiên cứu của Từ Thị Thuỷ (2009), theo tác giả thì tỷ lệ mổ cấp cứu ở bệnh nhân UBT là 21,6% [38].

Giải thích cho sự khác biệt này chúng tôi đưa ra sự khác biệt về mặt thời gian và trình độ ngày càng nâng cao của các bác sĩ cũng như trình độ khoa học kỹ thuật mà đại diện là siêu âm cũng như tỷ lệ khám sức khỏe định kỳ ngày càng tăng lên.

4.4.2. Loại hình phẫu thuật‌

Bảng 3.18 cho thấy, có 88,6% bệnh nhân được phẫu thuật nội soi trong nghiên cứu, và tất cả đều có kết quả phẫu thuật nội soi thành công. Không có ca phẫu thuật nội soi chuyển mổ mở và không có trường hợp tai biến trong mổ nào được ghi nhận. Có 7/8 trường hợp được mổ mở là u ác tính.

Có 01 trường hợp có u lành tính được thực hiện PTMM, do trên lâm sàng khám thấy khối u bên trái to, ranh giới rõ, di động được, chẩn đoán trên siêu âm là 01 nang âm vang hỗn hợp, có vách, kích thước lớn (17 x 10 x 9 cm), nồng độ CA-125 trước mổ là 22,10 U/ml. Kích thước u sau mổ đo được là 20 x 20 cm. BN được xử trí cắt u và 2 phần phụ, không gặp tai biến, biến chứng sau mổ.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có 01 trường hợp UBT ác tính được phẫu thuật nội soi thành công. Khối u trong mổ có kích thước 5 x 6 cm, vỏ ngoài nhẵn, mật độ mềm, u khu trú tại buồng trứng phải. BN được xử trí cắt tử cung hoàn toàn và 2 phần phụ, không gặp tai biến, biến chứng sau mổ.

Qua đây chúng tôi nhận thấy rằng, việc đánh giá bệnh nhân kỹ càng, thận trọng trong thao tác phẫu thuật quyết định sự thành công của phẫu thuật

Kết quả PTNS thành công trong nghiên cứu của tác giả Đỗ Khắc Huỳnh (2001) là 96,46% tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội [39].

Tỷ lệ này trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Tùng (2018) là 99,2%, chỉ có 0,4% bệnh nhân chuyển mổ mở và 0,4% bệnh nhân có biến chứng [27]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2011): thành công 96,11%; chuyển mổ mở 2,78% và 1,11% có biến chứng [25].

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 18/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí