NCS đưa ra số liệu dự báo trên cơ sở suy luận từ tốc độ tăng trưởng bình quân của các DNVVN trong giai đoạn 10 năm qua kết hợp với bối cảnh kinh tế Việt Nam vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Riêng với Hà Nội , sau khi mở rộng địa lý, sẽ tạo ra đà tăng trưởng số lượng DNVVN ở các khu vực ngoại vi và sau một giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trưởng có khả năng giảm và đi vào mức tăng ổn định.
Chất lượng hoạt động DNTM,DV vừa và nhỏ từng bước được cải thiện. Trong thời gian vừa qua, không ít các DNVVN đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường. Các DNVVN nói chung và DNTM,DV vừa và nhỏ nói riêng trên địa bàn Hà Nội đã dần cải thiện những nhận định không chính xác về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm, uy tín, hình ảnh trong tâm trí của khách hàng. Hiện nay, khi thực hiện quyết định mua, khách hàng không hoàn toàn bị thu hút và chịu ảnh hưởng chi phối bởi quy mô tầm cỡ của các doanh nghiệp mà chủ yếu dựa trên sự hài lòng của bản thân khi mua hàng.
Nhân lực hoạt động trong khu vực DNTM,DV vừa và nhỏ tăng về số lượng và có sự cải thiện về chất lượng. Sự gia tăng về số lượng DNTM,DV vừa và nhỏ chắc chắn sẽ kéo theo sự tăng trưởng về nhân lực làm việc trong khu vực DNTM,DV vừa và nhỏ . Trước đây, một vấn đề hạn chế có tính cố hữu ở các DNVVN nói chung là chất lượng nhân lực thấp, khả năng thu hút nhân lực và duy trì sự ổn định nhân lực gặp nhiều khó khăn do DNVVN không có nhiều điều kiện để nhân lực có trình độ cao thể hiện năng lực cũng như đãi ngộ đối với n hân lực trình độ cao không tốt bằng các doanh nghiệp lớn. Hiện trạng này dẫn đến sự suy giảm và thiếu ổn định về nhân lực ở các DNVVN. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, nhiều DNVVN đã khẳng định được vị thế trên thị trường và là nơi thu hút nhân lực có trình độ đến làm việc. Chất lượng nhân lực ở các doanh nghiệp có quy mô vừa sẽ được cải thiện nhanh hơn so với nhân lực ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Bởi vì, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hiện nay vẫn chưa thoát khỏi tư duy “gia đình trị” nên chưa chú trọng thu hút nhân lực có trình độ bên ngoài mà vẫn có xu hướng tận dụng nhân lực trong gia đình để hoạt động kinh doanh.
Quy mô vốn bình quân trong các DNTM,DV vừa và nhỏ tăng nhưng không nhanh. Quy mô vốn bình quân của các DNTM,DV trong 5 năm tới chưa có nhiều thay đổi do khả năng huy động vốn đầu tư xã hội đưa vào kinh doanh nói chung chưa cải thiện nhiều, số lượng DNTM,DV vừa và nhỏ tăng nhanh nhưng lại tập trung ở khu vực doanh nghiệp nhỏ có số vốn bình quân dưới 10 tỷ đồng .
Cơ cấu lĩnh vực hoạt động DNTM,DV vừa và nhỏ chuyển dịch theo xu hướng, gia tăng các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao và các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực và kinh nghiệm, số lượng DNVVN tham gia vào các ngành sản xuất công nghiệp – công nghệ cao không nhiều.
3.1.3. Một số dự báo phát triển thị trường thương mại, dịch vụ nói chung và thị trường DNTM,DV vừa và nhỏ Hà Nội nói riêng đến 2015 tầm nhìn 2020
Một số căn cứ để dự báo về sự phát tr iển thị trường của các DNTM,Dv vừa và nhỏ Hà Nội :
- Căn cứ vào kết quả kinh tế Hà Nội đạt được trong những năm gần đây: Giai đoạn 2006-2010 là giai đoạn đầy khó khăn của kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam, kinh tế Hà Nội cũng đặt trong bối cảnh la o đao của suy thoái kinh tế thế giới. Kết thúc năm 2010, kinh tế Hà Nội được đánh giá đã có những kết quả đáng ghi nhận t ốc độ tăng trưởng cả năm 2010 lên tới 11% GDP, gấp hơn 1,5 lần so với 6,7 % năm 2009, xấp xỉ con số 10,9% năm 2008 và 11,2% năm 2007. Năm 201, tổng sản phẩm nội địa của Hà Nội tăng 10,1% so với năm 2010, trong đó ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,2% (đóng góp 4,3% vào mức tăng chung), các ngành dịch vụ tăng 10,8% (đóng góp 5,5% vào mức tăng chung), ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,4% (đóng góp 0,3% vào mức tăng chung).
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2011 tăng 12,2% so với năm 2010. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 6,8%, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tăng 4,1%, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 11,1% và giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16% so với năm 2010. Mặc dù, đạt được những kết quả đáng ghi nh ận nhưng trong xu thế suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế Hà Nội
năm 2012 đã có dấu hiệu tăng trưởng chậm hơn, có nhiều biểu hiện thiếu tích cực, khối doanh nghiệp Hà Nội gặp nhiều khó khăn do lãi suất cao, sức mua gi ảm, khó tiếp cận nguồn vốn.
- Căn cứ vào “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050”:
Mục tiêu tổng quát :
Đến năm 2030, Hà Nội là Thủ đô - đầu não chính trị - hành chính quốc gia; giàu, đẹp, xanh, văn minh, văn hiến, thanh lịch, hiện đại, dân tộc, tiêu biểu cho cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục - đào tạo, y tế, du lịch, thể thao và giao dịch quốc tế của cả nước; đi đầu trong nhiều lĩnh vực - là đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước; người dân có điều kiện sống tốt (thu nhập cao hơn mức trung bình của cả nước, được hưởng các dịch vụ chất lượng cao, môi trường sống tốt, môi trường làm việc và đầu tư đạt tiêu chuẩn quốc tế, thân thiện, an toàn).
Mục tiêu cụ thể :
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm 12,0 - 13% thời kỳ 2011 - 2020 và 9,5 - 10,0% thời kỳ 2021 - 2030. Tổng sản phẩm nội địa (GDP)
bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 7.100 - 7.500 USD, năm 2030 đạt 16.000 -
17.000 USD (theo giá thực tế).
Cơ cấu lao động đến năm 2020: dịch vụ 54 - 55%; công nghiệp - xây dựng 30 - 31%; nông nghiệp 14 - 16%; năm 2030 tương ứng là: 59 - 60%; 34 - 35% và 5 - 6%.
Từ các căn cứ thực tế trên có thể đưa ra một số dự báo phát triển thị trường của
DNTM,Dv vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội giai đoạn từ nay đến 2015 và tầm nhìn 2020
Sức mua trên thị trường Hà Nội giai đoạn từ nay đến 2015 tiếp tục suy giảm do kinh tế chưa có nhiều khởi sắc, giai đoạn 2015 -2020 sức mua dần tăng nhưng sẽ tăng chậm. Những năm qua, kinh tế gặp nhiều khó khăn, người tiêu dùng có xu hướng “thắt lưng buộc bụng” làm cho sức mua trên thị trường giảm. Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo rằng năm 2011 và 2012 người tiêu dùng bắt đầu phải sử dụng đến tiền tiết kiệm để chi tiêu do vậy năm 2013 và 2 014 báo hiệu sự suy giảm sức mua nhanh hơn do kinh tế chưa có dấu hiệu khởi sắc, đến năm 2015 với những dự báo kinh tế chạm đáy suy thoái, trở lại với chu kỳ tăng trưởng, khi đó sức mua có khả năng dần dần hồi phục. Sang gia đoạn 2016-2020, sức mua mới thật sự tăng trở lại. Đây là giai đoạn thuận lợi để các DNTM,DV vừa và nhỏ mở rộng thị trường. Giai đoạn 2012 -2015 sẽ có một lượng lớn doanh nghiệp bị phá sản, đóng cửa, ngừng hoạt động kinh doanh do không đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động kinh doanh. Các do anh nghiệp này sẽ bỏ lại một khoảng trống thị trường, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động kinh doanh có điều kiện mở rộng thị trường cho một chu kỳ tăng trưởng mới.
Sức ép cạnh tranh trên thị trường Hà Nội sẽ tăng nhanh trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế khi thực hiện đúng lộ trình gia nhập WTO của nước ta. Theo lộ trình gia nhập WTO, thị trường nước ta nói chung, trong đó có thị trường Hà Nội sẽ dần mở cửa và mở cửa tương đối toàn diện cho các doanh nghiệp nước ngoài. Với số lượ ng doanh nghiệp nước ngoài, trong đó không ít các tập đoàn lớn với tiềm lực vượt trội tham gia vào thị trường nước ta, đặc biệt sẽ tham gia thị trường Hà Nội sẽ tạo nên sự cạnh tranh hết sức gay gắt cho các DNVVN nói chung và DNTM,DV nói riêng. Riêng trong lĩnh vực phân phối, hiên nay đã có trên 40 công ty, tập đoàn lớn tr ên thế giới tham gia đầu tư, liên doanh, đại đa số trong đó đã hoạt động tại Hà Nội như tập đoàn Bourbon, Metro cash&carry, Parkson.
3.2. Định hướng, quan điểm, mục tiêu phát triển TTCL củ a các DNTM,DV vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội đến 2015, tầm nhìn 2020
3.2.1. Xác lập các định hướng cơ bản phát triển TTCL và hoàn thiện quản trị TTCL của DNTM,DV vừa và nhỏ Hà Nội đến 2015, tầm nhìn 2020
Một là , hoạt động kinh doanh của các DNTM,DV vừa và nhỏ phải có tính chiến lược. Hay nói một cách khác đi các DNVVN đều cần xây dựng chiến lược kinh doanh,
trong đó phải xác định được những đoạn thị trường để trở thành TTCL trong đi ều kiện
doanh nghiệp và bối cảnh kinh doanh.
Hai là, nâng cao hiệu suất của quản trị TTCL trong các DNTM,DV vừa và nhỏ. Hiệu suất quản trị TTCL hiện tại của các DNTM,DV vừa nhỏ đang được đánh giá ở mức độ trung bình. Vì vậy, với tầm nhìn 2020, các DNTM,DV vừa và nhỏ cần phải nâng mức hiệu suất quản trị TTCL lên mức khá.
Ba là, sự phát triển của các đoạn TTCL hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển thị trường doanh nghiệp nói chung. Hơn thế nữa, đoạn TTCL còn đóng vai trò định hướng phát triển trong dài hạn đối với các đoạn thị trường mà doanh nghiệp đang theo đuổi.
Bốn là, các đoạn thị trường chiến lược của một doanh nghiệp phải có tính liên kết đảm bảo phát triển đúng chiến lược của doanh nghiệp.
Năm là, quản trị thị trường chiến lược phải trở thành một hoạt động quản trị mang tính thường xuyên trong các DNTM,DV vừa và nhỏ và phải được triển khai dựa trên mô hình cụ thể.
Sáu là, doanh nghiệp phải có những nỗ lực riêng biệt cho đoạn TTCL, nhờ đó đoạn TTCL sẽ tạo lập sự khác biệt và giữ đúng vai trò và tầm chiến lược trong cơ cấu thị trường của doanh nghiệp.
3.2.2. Quan điểm và mục tiêu ho àn thiện quản trị TTCL của DNTM,DV vừa và nhỏ Hà Nội đến 2015, tầm nhìn 2020
3.2.2.1. Chủ trương phát triển thương mại, dịch vụ trình độ cao, ch ất lượng cao của
thành phố Hà Nội đến 2020
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Hà Nội lu ôn được xác định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của đất nước. Tầm nhìn Hà nội đến năm 2020 được xác định trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, thành phố du lịch hấp dẫn của khu vực, không gian kinh tế của Hà Nội được mở rộng hợp lý và phá t triển cả chiều rộng và chiều sâu, các vùng ven, nội, ngoại thành được khai thác, khu vực độ thị Bắc sông Hồng phát triển mạnh.
Mục tiêu chiến lược của Hà Nội trong 15 năm tới, Hà Nội sẽ có b ước phát triển về chất, cả bề rộng và chiều sâu với một diện mạo mới, xứng tầm Thủ đô của một đất nước công nghiệp (mục tiêu phấn đấu của Việt Nam đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp) .
Hà Nội đã và đang được mở rộng địa lý hành chính, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và xã hội, dự kiến đến 20 50 Hà nội sẽ trở thành một Thủ đô với khoảng 10-12 triệu dân. Với lượng dân đông, Hà Nội sẽ có điều kiện tăng trưởng mạnh mẽ về thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.
Hà Nội đã có chủ trương tập trung phát triển dịch vụ chất lượng cao làm hạt nhân, động lực cho phát triển dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu nội ngành dịch vụ Thủ đô nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp, nâng cao chất lượng đời sống của người dân Thủ đô.
Phát triển dịch vụ chất lượng cao theo quy hoạch, kế hoạch và hệ thống tiêu chí phù hợp với từng ngành, từng sản phẩm dịch vụ. Lựa chọn phát triển một số dịch vụ chất lượng cao trong các ngành dịch vụ gắn với đặc thù, thế mạnh của Thủ đô (dịch vụ chất lượng cao trong ngành thương mại, du lịch, tài chính – ngân hàng, bưu chính – viễn thông, y tế, giáo dục – đào tạo, tư vấn…) để ưu tiên tập trung nguồn lực phát triển đồng bộ, ngang tầm với các nước trong khu vực, từng bước vươ n lên trình độ và tiêu chuẩn thế giới.
Tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế ph át huy mọi tiềm năng và lợi thế của họ trong phát triển dịch vụ chất lượng cao, tạo nên cách làm mới và nâng cao t oàn diện chất lượng dịch vụ. Thực thi hệ thống tiêu chuẩn và tăng cường giám sát nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ ngày được nâng cao.
Xây dựng Hà Nội thành trung tâm dịc h vụ chất lượng cao của cả nước . Phát huy vai trò, vị trí đầu tầu của Hà Nội hỗ trợ các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước phát triển dịch vụ chất lượng cao. Phấn đấu mức tăng trưởng các dịch vụ chất lượng cao gấp 1,2 -1,5 lần tôc độ tăng trường bình quâ n của các ngành dịch vụ và cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của Thủ đô. Phấn đấu nâng tỷ trọng giá trị các dịch vụ chất lượng cao từ khoảng 25-30% hiện nay lên trên 40% trong tổng giá trị toàn ngành dịch vụ Thủ đô vào năm 2020 .
3.2.2.2. Quan điểm hoàn thiện quản trị TTCL của DNTM,DV vừa và nhỏ Hà Nội đến
2015, tầm nhìn 2020.
Quan điểm 1: Hoàn thiện quản trị TTCL của các DNTM,DV vừa và nhỏ phù hợp với các đặc trưng của DNVVN như quy mô thị trường nhỏ lẻ manh mún, các nguồn lực tài chính, nhân lực, thông tin bị hạn chế, vị thế trên thị trường không cao, thương hiệu không nổi trội…..
Quan điểm 2: Hoàn thiện quản trị TTCL dựa trên cơ sở vận dụng tốt các phương pháp phân tích của quản trị chiến lược, các phương pháp phân tích chủ đạo được sử dụng là BCG, GE, TOWS động .
Quan điểm 3: Hoàn thiện quản trị TTCL góp phần nâng cao chất lượng quản trị
của các DNVVN.
Quan điểm 4: Hoàn thiện quản trị TTCL trên cơ sở khai thác những lợi thế
riêng biệt của các DNVVN như sự linh hoạt, thích ứng tốt với môi trường kinh doanh .
3.2.2.3. Mục tiêu hoàn thiện quản trị TTCL của DNTM,DV vừa và nhỏ Hà Nội đến
2015, tầm nhìn 2020
a) Mục tiêu chung:
Hoàn thiện quản trị TTCL của các DNTM,DV vừa và nhỏ hướng tới mục tiêu chung là nâng cao hiệu suất quản trị TTCL của các doanh nghiệp. Thông qua đó, giúp các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu chủ động và ứng xử tốt trước những biến chuyển của thị trường.
b) Mục tiêu cụ thể :
NCS sử dụng phương pháp chuyên gia, tiến hành phỏng vấn 12 chuyên gia là các nhà quản trị doanh nghiệp ở các DNTM,DV vừa nhỏ (xem phụ lục 2). Kết hợp với những phân tích của cá nhân để đưa ra một số mục tiêu cụ thể về quản trị TTCL như sau:
Bảng 3.1: Mục tiêu trong hoàn thiện quản trị thị trường chiến lược của các
DNTM,DV vừa và nhỏ
Theo thang 5 điểm (đối với các tiêu chí thuộc nhóm I,II và tiêu chí 3 của nhóm III trong
bảng dưới đây)
Tiêu chí | Điểm xuất phát 2011 | Đến 2015 | Đến 2020 | |
I | Về hiệu suất quản trị TTCL | |||
1 | Nhận dạng, lựa chọn TTCL | 2,85 | 3,5 | 4,0 |
2 | Đề xuất và định vị giá trị trên TTCL | 3,15 | 3,75 | 4,25 |
3 | Hệ thống kênh phân phối, logistics TTCL | 2,35 | 3,4 | 4,0 |
4 | Truyền thông và xúc tiến thương mại cho TTCL | 2,62 | 3,5 | 4,0 |
5 | Hệ thống bán hàng và dịch vụ khách hàng CL | 3,25 | 3,5 | 4,0 |
II 1 | Năng lực quản trị TTCL Năng lực triển khai triết lý TTCL | 3,15 | 3,5 | 4,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xác Định Ttcl Và Định Vị Giá Trị Cho Ttcl Của Các Dn Logistics
- Về Đảm Bảo Và Phát Triển Nguồn Lực Cho Ttcl Của Doanh Nghiệp
- Một Số Dự Báo Phát Triển Doanh Nghiệp Và Thị Trường Dntm,dv Vừa Và Nhỏ Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Đến 2015 Tầm Nhìn 2020
- Phương Pháp Phân Tích Ge Và Định Hướng Chiến Lược Thị Trường Dnvvn
- Hoàn Thiện Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Chiến Lược Của Doanh Nghiệp
- Nhóm Giải Pháp Hoàn Thiện Nguồn Lực Quản Trị Ttcl Của Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
Năng lực quản trị Marketing CL, thị trường ngành | 2,82 | 3,4 | 4,25 | |
3 | Năng lực ứng xử nhanh và hiệu quả với thay đổi | 2,75 | 3,4 | 4,25 |
của TTCL | ||||
4 | Năng lực tài trợ đảm bảo quản trị TTCL | 2,63 | 3,5 | 4,0 |
5 | Năng lực lãnh đạo của chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp | 3,12 | 3,5 | 4,5 |
III | Một số chỉ số phát triển TTCL hàng năm | |||
1 | Tốc độ phát triển thị phần (lấy gốc năm 2010) | 1,08 | 1,25 | 1,3 |
2 3 | Phát triển vị thế cạnh tranh, định vị thương hiệu doanh nghiệp Tỷ lệ thâm nhập trên thị trường được cung | Nép góc/TB yếu 0,78 | Nép góc/TB khá 0,85 | Nép góc, thách đố / khá 0,89 |
Nguồn : Tác giả
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị TTCL của các DNTM,DV
vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội
3.3.1. Hoàn thiện các phương pháp phân tích trong lựa chọn và định hướng TTCL
3.3.1.1. Phương pháp phân tích BCG và định hướng chiến lược thị trường DNVVN
BCG là phương pháp phân tích trong đó sử dụng mô hình để giúp các nhà q uản trị lựa chọn và quyết định danh mục đầu tư và phân bổ tài nguyên cho các SBU khác nhau. Ma trận BCG dựa trên mối quan hệ giữa hai đại lượng là thị phần tương đối của doanh nghiệp trên thị trường đó với tốc độ tăng trưởng của thị trường. Ma trận được chia làm 4 ô: Dấu hỏi, ngôi sao, bò sữa và con chó. Mỗi ô phản ánh hiện trạng kinh
doanh của một SBU trong một thị trường với tốc độ tăng trưởng nhất định
Thị phần tương đối của doanh nghiệp
Ngôi sao
Dấu hỏi
Bò tiền
Con chó
Tốc độ tăng trưởng của thị trường
Hình 3.1 Ma trận BCG
.
Nếu một đoạn thị trường của doanh nghiệp nằm trong khu vực thị trường có
tốc độ tăng trưởng cao nhưng doanh nghiệp có thị phần tương đối nhỏ, thì đoạn thị trường này sẽ nằm trong khu vực “dấu hỏi”. Khi doanh nghiệp có định hướng phát triển đoạn thị trường này trở thành TTCL thì doanh nghiệp sẽ phải rót tiền khá nhiều để đầu tư nâng cao thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu ở cùng một thời điểm doanh nghiệp nhận thấy có không chỉ một đoạn thị trường nằm ở vùng “dấu hỏi” thì doanh nghiệp sẽ phải có sự lựa chọn một hoặc một số đoạn thị trường để phát triển trở thành TTCL trong tương lai. Doanh nghiệp không thể đầu tư một cách dàn trải cho tất cả các đoạn thị trường nằm trong vùng “dấu hỏi” do có những giới hạn nhất định về nguồn lực. Đặc biệt với các DNVVN, nguồn lực hạn chế luôn là một bất lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh, nên doanh nghiệp chắc chắn phải có sự lựa chọn và sắp xếp thứ tự ưu tiên để đầu tư trở thành những TTCL trong dài hạn.
Khi doanh nghiệp đầu tư vào các đoạn thị trường nằm ở vùng “dấu hỏi” có thể xảy ra 2 trường hợp. Thứ nhất, sự đầu tư thất b ại trên hai phương diện: Một là, dù đã đầu tư tích cực nhưng thị phần của doanh nghiệp không được cải thiện vì vậy, đoạn thị trường này không trở thành đoạn TTCL của doanh nghiệp trong dài hạn. Hai là, do tác động của các yếu tố môi trường tốc độ tăng trưở ng của thị trường giảm đi, thậm chí rơi vào trạng thái suy thoái thì đoạn thị trường này cũng không thể trở thành TTCL. Thứ hai, sự đầu tư của doanh nghiệp thành công, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường này tăng nhanh, đoạn thị trường đó thực sự trở thành TTCL của doanh nghiệp. Khi đoạn thị trường trong vùng “dấu hỏi” được đầu tư thành công sẽ chuyển sang vùng “ngôi sao”. Lúc này đoạn thị trường đó được gọi là TTCL. Sau giai đoạn đầu tư, doanh