Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

----- -----


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

MÔ HÌNH QUẢN TRỊ: TÁCH QUYỀN CHỦ SỞ HỮU RA KHỎI QUYỀN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tú Quyên

Lớp : Anh 4

Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước - 1

Khóa 44

Giáo viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Thu Thủy


Hà Nội - 2009

1. Lý do lựa chọn đề tài

LỜI MỞ ĐẦU

Doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế nhà nước. Sự tồn tại của khu vực kinh tế nhà nước nói chung và doanh nghiệp nhà nước rói riêng không phải là một vấn đề mới lạ. Trên thế giới hầu như nước nào cũng tồn tại kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước kể cả là các nước tư bản chủ nghĩa. Sự khác nhau chỉ là ở quy mô, tỷ trọng của nó do mục đích và những điều kiện cụ thể của mỗi nước quy định. Ở nước ta sự ra đời và phát triển của hệ thống doanh nghiệp nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, đây là lực lượng vật chất bảo đảm cho sự thắng lợi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và góp phần đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế – xã hội của đất nước.

Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, vấn đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được chú trọng đến. Đại hội Đảng lần VI đánh dấu bước đột phá trong việc đảm bảo quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước: “Phải đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm cho các đơn vị kinh tế quốc doanh có quyền tự chủ, thực sự chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, lập lại trật tự, kỉ cương trong hoạt động kinh tế”. Tuy nhiên việc phân định giữa quản lý kinh tế của Nhà nước và quản trị kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do “Vai trò của Nhà nước và thị trường chưa được làm rõ và chưa có sự thống nhất”, nhiệm vụ kinh tế của Nhà nước chưa được cụ thể hóa trong công tác chỉ đạo hoạt động và quản lý nền kinh tế của Nhà nước: có những nội dung dàn trải, có những nội dung lại quá đi vào chi tiết, chưa có sự tách

bạch vai trò của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước với vai trò quản lý chung của Nhà nước.

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập này đem lại rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít những thách thức với nền kinh tế. Ngày nay nền kinh tế thế giới đang dần dần từng bước trở thành môi trường chung và do đó cạnh tranh kinh tế ngày một quyết liệt hơn, việc phân biệt và làm sáng tỏ vai trò chủ sở hữu của Nhà nước với vai trò quản trị kinh doanh của doanh nghiệp trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết được nghiên cứu. Do vậy em đã lựa chọn đề tài “ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ: TÁCH QUYỀN CHỦ SỞ HỮU RA KHỎI QUYỀN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP NHÀ NƯỚC” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Dựa trên cơ sở của việc nghiên cứu thực trạng mô hình và cơ chế quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp để hệ thống hóa các quan điểm về doanh nghiệp nhà nước, quyền của chủ sở hữu và quyền quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó khóa luận đưa ra kiến nghị một số những biện pháp trong quản trị doanh nghiệp nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo tính tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường.

3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu

Khóa luận lấy vấn đề tách quyền chủ sở hữu và quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước làm đối tượng nghiên cứu. Khóa luận có những nghiên cứu tại một số cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ chủ sở hữu các Tổng công ty 91.

Nhiệm vụ của khóa luận là làm rõ các căn cứ lý luận và thực tiễn việc tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp của các

doanh nghiệp nhà nước. Tổng kết và đánh giá quá trình thực hiện tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp, đảm bảo tính tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra khóa luận cũng có nhiệm vụ là đưa ra được những kiến nghị tập trung vào các vấn đề như thay đổi hình thức quản trị các hoạt động của doanh nghiệp để nâng cao tính tự chủ trong kinh doanh; đảm bảo quản lý tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước…

4. Phương pháp nghiên cứu

- Khóa luận được nghiên cứu dựa trên các nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước về phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường.

- Nghiên cứu, tham khảo thông tin tư liệu và kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây, nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành để thu thập thêm các thông tin cần thiết.

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến trong khoa học kinh tế như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, đánh giá, so sánh

5. Kết cấu khóa luận

Khóa luận gồm 101 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận được chia thành 3 chương như sau:

Chương I: Những vấn đề lý luận chung về quản trị doanh nghiệp nhà nước.

Chương này đã đưa ra một số khái niệm về doanh nghiệp nhà nước cũng như khái quát quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Chương cũng có những nghiên cứu cơ bản về quyền sở hữu, quyền quản trị doanh nghiệp và mô hình quản trị tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm

của Trung Quốc trong việc thực hiện tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp, chương đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Chương II: Thực trạng của việc tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.

Chương này đưa ra cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: sự hình thành và phát triển cũng như vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời chương đã nghiên cứu quá trình thực hiện tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam dựa trên các quy định của pháp luật. Sau cùng chương nghiên cứu đến thực trạng của vấn đề tại một số Bộ, ngành ở nước ta và rút ra một số nhận xét.

Chương III: Một số giải pháp để đẩy mạnh việc thực hiện tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước.

Dựa trên các kết quả đã thu được ở chương II, chương cuối cùng này đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam để đảm bảo tính tự chủ, đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước; đảm bảo và phát triển nguồn vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước.

Trong quá trình làm bài, mặc dù em đã rất cố gắng sưu tầm tài liệu và nghiên cứu nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế, khóa luận của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự phê bình, những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để em có được nhận thức sâu sắc hơn.

CHƯƯƠƠNG I: NHỮNG VẤN ĐĐLÝ LUẬN CHUNG VỀQUẢN TRỊDOANH NGHIỆP NHÀ NƯƯC.‌‌


I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

1. Doanh nghiệp nhà nưưc

1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước

Ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều có các doanh nghiệp nhà nước mặc dù vài trò của chúng là khác nhau đối với mỗi nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước là những cơ sở sản xuất kinh doanh do nhà nước sở hữu một phần hay toàn phần. Có thể thấy rằng quyền sở hữu thuộc về nhà nước là đặc điểm phân biệt doanh nghiệp nhà nước với những loại hình doanh nghiệp trong khu vực tư nhân khác. Một số quốc gia, tổ chức trên thế giới đã đưa ra những quan điểm về doanh nghiệp nhà nước, ví dụ như:

Năm 1956 khi nước Anh thành lập Ủy ban đặc biệt về quốc hữu hóa công nghiệp đã quy định các doanh nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp mà phải hội đủ 3 điều kiện sau: (1) Hội đồng quản trị doanh nghiệp do Chính phủ bổ nhiệm; (2) Ủy ban quốc hữu hóa công nghiệp kiểm tra tài khoản kinh

doanh của doanh nghiệp; (3) Thu nhập của doanh nghiệp phần lớn không dựa vào sự cung cấp của Quốc hội hoặc các cơ quan tài chính nhà nước 1.

Tại Pháp thì doanh nghiệp nhà nước được xác định là những doanh nghiệp phải thỏa mãn đủ 3 điều kiện: (1) Tính công hữu của quyền sở hữu doanh nghiệp nhờ đó mà Chính phủ xác lập được địa vị lãnh đạo của Nhà nước đối với doanh nghiệp; (2) Có địa vị pháp nhân độc lập nghĩa là địa vị của nó trong quá trình kinh tế giống như các doanh nghiệp pháp nhân khác;

(3) Thực hiện các hoạt động công thương độc lập, quy định nó là tổ chức kinh


1Lee Kang Woo (2002), Quá trình đđi mới doanh nghiệp nhà nưưc ởViệt Nam giai đđoạn 1986 –2000, ĐĐi học Khoa học Xã hội và Nhân văăn.

tế có hạch toán lỗ lãi chứ không phải là đơn vị hành chính sự nghiệp của Chính phủ 2.

Trong cuốn “Kinh tế học của sự phát triển” tác giả cũng đã trình bày 3 điều kiện để một doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp nhà nước, đó là các điều kiện sau: (1) Nhà nước là cổ đông chính; (2) Doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất ra hàng hóa dịch vụ để bán; (3) Doanh nghiệp có hạch toán lỗ lãi và gắn với thiếu chi. Nếu như thiếu điều kiện 1 thì đó là doanh nghiệp tư nhân, còn khi thiếu đi điều kiện 2 và điều kiện 3 thì không phải là doanh

nghiệp mà đó là cơ quan Nhà nước 3.

Ngoài ra cũng có một số những quan điểm khác về doanh nghiệp nhà nước đó là: (1) Chính phủ là cổ đông chính trong doanh nghiệp hoặc nếu không thì Chính phủ có thể thực hiện việc kiểm soát những chính sách chung mà doanh nghiệp theo đuổi và bổ nhiệm hoặc cách chức ban quản lý doanh nghiệp; (2) Doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ bán cho công chúng, hoặc cho các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước

khác; (3) Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về thu chi trong họat động về sản xuất kinh doanh 4.

Tóm lại có thể khái quát một số đặc điểm chung của các doanh nghiệp nhà nước như sau: Nhà nước chiếm trên 50% vốn của doanh nghiệp nhờ đó mà Chính phủ có thể gây ảnh hướng có tính chất chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp đều tổ chức theo chế độ công ty là một pháp nhân, nguồn thu chủ yếu đều từ hoạt động kinh


2ũ Minh Trai (2000) Thực trạng và giải pháp sắp xếếp lại các doanh nghiệp nhà nưưc thuộc thành phốHà Nội, Nhà xuất bản Chính trịQuốc gia


3Malcolm Gillis, Dwight H.Perkins, Michael Roemer,…(1990), Kinh tếế học của sựphát triển (Bản tiếếng Việt), Viện nghiên cứu quản lý kinh tếế Trung ưươơng.


4Võ ĐĐi Lưưc (1997) ĐĐi mới doanh nghiệp nhà nưưc ởViệt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

doanh và thường phải thực hiện song song các mục tiêu sinh lợi lẫn các mục tiêu kinh tế xã hội.

Xét theo mức độ sở hữu, doanh nghiệp nhà nước có 2 loại đó là: loại doanh nghiệp nhà nước chỉ có một chủ sở hữu vốn duy nhất là Nhà nước; loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn trong đó Nhà nước nắm giữ một phần sở hữu nhất định (tỷ lệ này tùy thuộc quy định của mỗi nước). Ví dụ ở Nhật Bản doanh nghiệp nhà nước có 2 loại là loại doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước và loại doanh nghiệp nhà nước có một phần vốn dưới hình thức công ty cổ phần hỗn hợp giữa nhà nước tư nhân. Còn ở Italia có 2 loại doanh nghiệp nhà nước đó là doanh nghiệp nhà nước với 100% sở hữu Nhà nước và loại doanh nghiệp nhà nước từng phần dưới dạng công ty cổ phần hỗn hợp

Nhà nước – tư nhân trong đó Nhà nước nắm giữ trên 25% cổ phần 5.

Xét theo mục tiêu kinh tế – xã hội, doanh nghiệp nhà nước có 2 loại đó là doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận (tức hoạt động công ích); doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận (tức hoạt động kinh doanh). Ngoài ra căn cứ vào sự khác nhau về địa vị pháp luật, doanh nghiệp nhà nước có thể chia thành 3 loại: (1) Doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ trực tiếp quản lý, không có đầy đủ địa vị pháp nhân độc lập; (2) Doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ địa vị pháp nhân và toàn bộ tài sản thuộc về Nhà nước;

(3) Doanh nghiệp nhà nước hỗn hợp có địa vị pháp nhân độc lập và Nhà nước có quyền sở hữu một phần tài sản. Phần lớn ở các nước tư bản, doanh nghiệp nhà nước hỗn hợp là hình thức chủ yếu nhất trong mọi loại hình doanh nghiệp nhà nước. Đặc điểm lớn nhất của loại doanh nghiệp nhà nước này là Nhà nước tham dự cổ phần, nhờ đó có thể khống chế được chúng. Nhưng doanh nghiệp nhà nước này hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc doanh nghiệp tư


5Nguyễn Ngọc Quang (1996), Cổphần hóa doanh nghiệp nhà nưưc –ơ sởlý luận và kinh nghiệm thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022