Xác Định Ttcl Và Định Vị Giá Trị Cho Ttcl Của Các Dn Logistics

Hình 2.7: Xác định TTCL và định vị giá trị cho TTCL của các DN logistics

(Nguồn số liệu: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra của NCS)

Tuy nhiên, trong lĩnh vực logistics, các nhà quản trị thừa nhận các DNVVN duy trì và phát triển kinh doanh dựa nhiều vào tập khách hàng truyền thống, chính vì vậy, tập khách hàng này luôn nhận được những sự quan tâm đặc biệ t và có các doanh nghiệp logistics luôn dành riêng những giá trị riêng biệt cho tập khách hàng này như khả năng đáp ứng về thời gian và lịch trình vận chuyển, gói cước ưu đãi khi ký kết hợp đồng dài hạn…

2.3.4.5. Đối với các doanh nghiệp dịch vụ du lịch

Giá trị mà một doanh nghiệp dịch vụ du lịch có khả năng cung ứng cho khách hàng là sthỏa mãn nhu cầu đặc trưng, nhu cầu cơ bản, nhu cầu bổ sung thông qua những sản phẩm du lịch khác nhau. Các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội đang cung ứng một số sản phẩm du lịch chủ yếu là: Du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng, Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực, Du lịch MICE, Du lịch sinh thái, nghdưỡng cuối tuần, Du lịch tàu biển, Du lịch mạo hiểm:

Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay được chia làm 2 nhóm: Thứ nhất, là các doanh nghiệp có khả năng cung ứng được những dịch vụ du lịch trọn gói bao gồm cả dịch vụ đặc trưng (tham quan), dị ch vụ cơ bản (ăn, uống, nghỉ ng ơi) và các dịch vụ bổ sung (mua sắm). Các doanh nghiệp này có khả năng thỏa mãn nhu cầu trọn gói, tạo sự thuận tiện cho khách hàng.. Thứ hai, là các doanh nghiệp chỉ cung ứng được những nhu cầu cơ bản hoặc nhu cầu đặc trưng. Tuy nhiên, thông qua sự liên kết chặt chẽ, hầu hết các doanh nghiệp du lịch Hà Nội đều cun g ứng được những sản phẩm du lịch thỏa mãn cả 3 nhu cầu tùy theo mong đợi của khách hàng.


1.2

31.5

Không nhận dạng TTCL

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

67.3

Có nhận dạng nhưng không định vị giá trị cho TTCL

Hoàn thiện quản trị thị trường chiến lược của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên địa bàn Hà Nội - 13

Có nhận dạng và định vị giá trị cho TTCL


Hình 2.8: Xác định TTCL và định vị giá trị cho TTCL của các DN du lịch

(Nguồn số liệu: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra của NCS)

Qua kết quả điều tra cho thấy, các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng phân đoạn thị trường, lựa chọn và định vị TTCL , có tới 67,3% doanh nghiệp đã phân đoạn, nhận dạng và định vị giá trị trên TTCL . Có thể nói đây là kết quả khả quan nhất so với các nhóm doanh n ghiệp khác. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thường phân đoạn thị trường theo tiêu chí lữ hành nội địa hay lữ hành quốc tế. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú thì căn cứ vào khả năng cung ứng giá trị thỏa mãn nhu cầu của đối tượng khách hàng nào để lựa chọn và định vị TTCL. Đặc trưng của ngành kinh doanh lưu trú là các cơ sở lưu trú có số phòng dưới 100 được coi là quy mô vừa và nhỏ , nên các doanh nghiệp này có xu hướng lựa chọn thị trường khách hàng nội địa có thu nhập trung bình là TTC L. Nhiều cơ sở lưu trú và doanh nghiệp lữ hành đã định vị rất tốt vị trí của họ trong lòng tập khách hàng mà họ hướng tới, chẳng hạn như Hanoitourism, Redtour….

Tóm lại, qua phân tích các chỉ số trung bình có được từ các phiếu điều tra cũng như kết quả của những phỏng vấn chuyên gia cho thấy: Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đã có nhận thức rõ ràng trong việc phân khúc và nhận dạng thị trường, nhờ đó các doanh nghiệp sẽ có sự hiểu biết đúng đắn và ứng xử phù hợp với các đặc điể m của thị trường. Tuy nhi ên, việc phân khúc và nhận dạng thị trường ở các DNVVN còn thiếu tính bài bản và chưa có sự đồng đều ở các lĩnh vực khác nhau , chưa có phương pháp luận rõ ràng. Trên cơ sở phân khúc và nhận dạng thị trường, nhiều DN đã xác định được TTCL và hướng sự chú ý của mình tới phân khúc này nhưng một bộ phận không nhcác DN lại chưa định vị được giá trị riêng biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của TTCL. Vì vậy, vị thế của đoạn TTCL vẫn còn mờ nhạt trong cấu trúc thị trường của từng DN. Ngoài ra, việc lựa chọn giá trị và địn h vị giá trị trên thị trường vẫn còn hiện tượng chạy theo “trào lưu, xu hướng”, ít DN đề xuất được những giá trị riêng biệt.

2.3.5. Về phương thức đáp ứng TTCL của doanh nghiệp

Sau khi xác định được TTCL, DN cần tập trung sử dụng các công cụ nhằm đáp ứng TTCL. Hay nói một cách khác đi, DN vận dụng linh hoạt các công cụ giúp đạt được muc tiêu đặt ra đối với TTCL. Để đạt được mục tiêu đặt ra đối với đoạn TTCL, DN phải làm rõ các phương thức cụ thể cần triển khai như: lựa chọn hình thức tổ chức nào? Cơ cấu mặt hàng phù hợp là gì? Nguồn mua từ đâu? Sử dụng chính sách giá như thế nào? Các chương trình xúc tiến dành cho đoạn TTCL là gì?...Trong mỗi lĩnh vực hoạt động, tùy thuộc quy mô và năng lực của DN để đưa ra những quyết định đáp ứng TTCL với mong muốn thực hiện tối đa các mục tiêu đề ra đối với đoạn TTCL.

2.3.5.1. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ

Về hình thức tổ chức bán lẻ : Hà Nội với tư cách là một trong hai trung tâm kinh tếlớn nhất trong cả nước, là nơi tập trung đông doanh nghiệp với đủ loại hình tổ chức bán lẻ từ đại siêu thị đến các cửa hàng tiện ích. Trong đó, các doanh nghiệp bán lẻ vừa và

nhỏ có mặt ở tất cả các hình thức tổ chức bán lẻ trừ loại hình đại siêu thị và bách hóa tổng hợp có quy mô lớn theo quy định có diện tích từ 5000m2 trở lên.

Về cơ cấu mặt hàng và mua hàng: Các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội trên danh nghĩa chiếm số lượng lớn nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, phục vụ được lượng khách hàng ít hơn nhiều so với các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài. Hà Nội là mộ t trong những trung tâm thu hút các nhà bán lẻ lớn của nước ngoài đầu tư, do vậy tạo ra sức ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ có quy mô vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội có cơ cấu mặt hàng kinh doanh rất đa dạng phủ đầy các nhóm hàng từ hàng công nghệ đến hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp do đặc điểm về nhân lực, vốn, kinh nghiệm, phạm vị hoạt động có quyết định về mặt hàng và mua hàng khác nhau. Qua điều tra cho thấy, 46% các doanh nghiệp cho rằng phổ mặt hàng hiện nay của họ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, 14% doanh nghiệp cho rằng đáp ứng tốt và 40% doanh nghiệp cho rằng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (xem hình 2.9). Tuy nhiên, qua phỏng vấn điều tra thì những nhận định trên cũng h oàn toàn mang tính chủ quan, hầu như các doanh nghiệp không có những nghiên cứu cụ thể để đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng đối với phổ mặt hàng doanh nghiệp đang kinh doanh.




14


40

Chưa đáp ứng Đáp ứng được Đáp ứng tốt


46


Hình 2.9: Mức độ đáp ứng của phổ mặt hàng của DN bán lẻ so với nhu cầu của

khách hàng trên thị trường

(Nguồn số liệu: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra của NCS)

Về mua hàng : các doanh nghiệp vừa và nhỏ , đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có xu hướng tìm nguồn mua cũng từ các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bởi giá cả và các điều kiện mua bán của các doanh nghiệp này tương đối dễ. Nhưng một hạn chế từ nguồn mua này là chất lượng hàng hóa và uy tín của nhà cung cấp. Trên 90% doanh nghiệp được phỏng vấn trực tiếp cho biết họ đã từng không hài lòng về chất

lượng hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp mang lại hoặc các điều kiện về giao hàng, thanh toán.

Về dịch vụ và bầu không khí cửa hàng bán lẻ : Các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ ngày nay rất chú trọng phát triển các dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong và sau mua. Các dịch vụ phổ biến mà các doanh nghiệp bán lẻ hiện đang cung cấp cho khách hàng là giao hàng tận nhà, sửa chữa, bảo hành, tư vấn… Song chất lượng dịch vụ mà các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ hiện cung cấp cho khách hàng chưa tốt. 62% doanh nghiệp được phỏng vấn cũng thừa nhận họ thường xuyên nhận được lời phàn nàn của khách hàng vcác dịch vụ mà nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về số lượng nhân viên thực hiện dịch vụ và công tác huấn luyện nhân viên cũng chưa tốt nên các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng có chất lượng chưa tốt.

Mặt bằng kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ có diện tích thường nhỏ, ít doanh nghiệp có mặt bằng kinh doanh rộng, đây là một hạn chế để sắp xếp bố trí bầy hàng và tạo ra bầu không khí thuận lợi cho khách hàng mua hàng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn nói trên, các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ có điều kiện thuận lợi đó là hệ thống các cửa hàng nhỏ len lỏi trong các khu dân cư rất thuận tiện cho bán hàng. Chẳng hạn như Hapromart có rất nhiều cửa hàng khác nhau, tuy nhiên các cửa hàng này có diện tích tương đối nhỏ, khó cải tạo để phát triển kinh doanh.

Về giá bán lẻ: Quyết định giá bán lẻ ở các loại hình bán lẻ khác nhau hầu hết đều dựa trên chi phí, giá yếu tố đầu vào và mức lợi nhuận mong đợi của từng doanh nghiệp. Do vậy mức giá bán lẻ ở các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội rất khác biệt. Ở các siêu thị mức giá bán lẻ thường cao hơn so với giá bán lẻ của các cửa hàng chuyên doanh, tổng hợp. Có một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về giá ở hai nhóm loai hình bán lẻ: Một là, ở các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi thuộc loại hình bán lẻ hiện đại có cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ tốt hơn nên chi phí vận

hành cao vì vậy giá bán lẻ cũng cao hơn. Hai là, các siêu thị khi lấy hàng từ nhà sản

xuất thường bán theo giá bao bì và được hưởng chiết khấu do nhà sản xuất mang lại, còn các cửa hàng tổng hợp và chuyên doanh có xu hướng định mức giá bán lẻ thấp hơn giá ghi trên bao bì.

Về xúc tiến thương mại bán lẻ : Các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ tập trung chủ yếu vào các hình thức xúc tiến như quảng cáo tại địa điểm bán. Nhìn chung, các hoạt động xúc tiến thương mại của các siêu thị, doanh nghiệp bán lẻ có quy mô vừa thường chuyên nghiệp hơn, có kế hoạch, chương trình cụ thể. Đối với các cửa hàng bán lẻ chuyên doanh, tổng hợp của các hộ kinh doanh ít chú trọng xúc tiến thương mại, thường không có kế hoạch xúc tiến mà hoạt động xúc tiến chỉ được triển khai nhỏ lẻ

không có kế hoạch cụ thể hoặc chỉ xúc tiến một vài mặt hàng thông qua sự kết hợp với các nhà phân phối. Cách xúc tiến thương mại của đại đa số các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ hiện nay áp dụng là xúc tiến cho các đoạn thị trường bằng những chương trình

giống nhau, chỉ có một vài khác biệt nhỏ. Riêng với những doanh nghiệp bán lẻ chuyên doanh thì các chương trình xúc tiến tương đối khác biệt. (xem hình 2.10)

Về kênh và địa điểm : Kênh phân phối mà các doanh nghiệp bán lẻ sử dụng luôn luôn là kênh trực tiếp. Do vậy, địa điểm bán hàng là một yếu tố quan trọng để giúp các DN bán lẻ đáp ứng yêu cầu của k hách hàng trên thị trường. Theo thống kê diện tích mạng lưới thương mại bán lẻ – dịch vụ trên địa bàn Hà Nội hiện khoảng gần 3 triệu m2. Mạng lưới các doanh nghiệp thuộc Bộ công thương có tổng diện tích trên 1,4 triệu m2, gồm 140 cửa hàng có diện tích chiếm 29.000 m2.



14.4

31.4


Có hệ thống khác biệt Có một vài khác biệt Không có khác biệt


54.2


Hình 2.10 : Mức độ khác biệt trong sử dụng các chương trình XTTM trên TTCL của DN bán lẻ (Nguồn số liệu: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra của NCS)

Mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty thương mại quản lý có tổng diện tích trên 234.000 m2 gồm công ty mẹ và 32 công ty thành viên với khoảng 450 điểm bán hàng lớn nhỏ, hình thành hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích mang thương hiệu Hapro. Mạng lưới thương mại của các doanh nghiệp thuộc sở, ngành và UBND q uận, huyện có diện tích khoảng trên 100.000 m2, trong đó chủ yếu là kinh doanh bán lẻ. Ngoài ra còn 4000 điểm cửa hàng, nhà hàng,kiot, khách sạn nhỏ. Hà nội cũng đã có trên 100 siêu thị trong đó chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ (nguồn: Báo cáo Sở Công thương Hà Nội, 2009). Để quản trị TTCL có hiệu quả, các DN cần chú trọng quản trị các kênh phân phối. Đối với các DN bán lẻ cần tập trung làm giảm thời gian vận động của hàng hóa trên kênh, một mặt điều này giúp các DN bán lẻ nâng cao hiệu quả kinh tế, mặt khác việc giảm thời gian vận động hàng hóa trên kênh cũng làm tăng sự thỏa mãn ở khách hàng.

Đánh giá chung, các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội đang có hệ thống điểm bán rộng khắp, tập trung nhiều ở nội đô, mật độ điểm bán ở nội độ rất cao nhưng diện tích kinh doanh của mỗi điểm bán còn nhỏ, hạn chế điều kiện phát triển quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ.

2.3.5.2. Đối với các doanh nghiệp bán buôn

a) Số lượng doanh nghiệp bán buôn vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội (Xem phụ lục 3)

Số lượ ng doanh nghiệp bán buôn trên địa bàn Hà Nội tăng trưởng rất nhanh chóng và có mặt ở tất cả các lĩnh vực hàng hóa khác nhau. Trong 3 năm gần đây, mặc dù kinh tế suy thoái trầm trọng nhưng số lượng doanh nghiệp bán buôn Hà Nội tăng khá nhanh, điều này cho thấy sự tăng trưởng tích cực của mạng lưới bán buôn, nhưng một khía cạnh khác sự tăng trưởng số lượng doanh nghiệp bán buôn vừa và nhỏ quá nhanh lại phản ánh tính manh mún, thiếu liên kết trong hệ thống bán buôn của Hà Nội. Ngoài ra, ở nước ta hiện có rất nhiều cơ sở kinh doanh lấy tên gọi là trung tâm bán buôn, nhưng thường có qui mô nhỏ, chuyên về một mặt hàng, ngành hàng nào đó (điện thoại, máy tính,...) và vừa bán buôn vừa bán lẻ. Điều này cũng làm số lượng doanh nghiệp bán buôn tăng nhanh.

b)Thực trạng đáp ứng TTCL của các doanh nghiệp bán buôn

Về loại hình tổ chức bán buôn trên địa bàn Hà Nội tập trung vào 3 loại : các đại lý bán buôn, công ty bán buôn, hộ kinh doanh cá thể bán buôn. Trong mạng lưới bán buôn bên cạnh các doanh nghiệp bán buôn độc lập, khá đông các doanh nghiệp bán buôn trên thtrường do chính các nhà sản xuất thành lập. N hận định chung của các chuyên gia, các doanh nghiệp bán buôn ở Hà Nội rất thiếu tính chuyên nghiệp và không có điều kiện mở rộng mạng lưới kinh doanh do thiếu vốn và nhân lực. Ngoài trừ hai công ty bán buôn lớn là Metro cash & carry và Phú Thái. Nhưng hai công ty này là công ty bán buôn có quy mô lớn.

Về cơ cấu mặt hàng kinh doanh : các doanh nghiệp bán buôn trên địa bàn Hà Nội tham gia ở hầu hết các mặt hàng nhưng chủ yếu các doanh nghiệp đều có phổ mặt hàng hẹp. Theo kết quả điều tra của NCS, phần đông các DN cho rằng phổ mặt hàng hiện có đã đáp ứng tương đối tốt yêu cầu của khách hàng trên TTCL (xem hình dưới). Trong lĩnh vực bán buôn, đặc biệt với các DN bán buôn chuyên doanh theo nhóm hàng thì nhu cầu của khách hàng được định hình rất rõ, nên khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về cơ cấu mặt hàng bán ra là rất dễ hiểu.


5.5

46.3

Đáp ứng tốt Đáp ứng được

Chưa đáp ứng

48.2


Hình 2.11: Mức độ đáp ứng của phổ mặt hàng của DN bán buôn so với nhu cầu

của khách hàng trên thị trường (Nguồn số liệu: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra của NCS)

Về kênh phân phối, các doanh nghiệp bán buôn do các công ty sản xuất thành lập đóng vai trò nhà đại lý cấp 1, các doanh nghiệp bán buôn tự thành lập và đại lý đóng vai trò nhà đại lý cấp 2. Do vậy, các dịch vụ của các nhà đại lý cấp 2 thường do các nhà đại lý cấp 1 cung cấp. Tính phụ thuộc của các nhà đại lý cấp 2 khá cao. Các DN bán buôn quy mô vừa và nhỏ do hạn chế về nguồn lực nên sẽ không có nhiều ưu đãi cho các trung gian trên kênh phân phối như các DN có quy mô lớn vì vậy những quan hệ mật thiết chặt chẽ với các trung gian trên kênh là một giải pháp mà các DN bán buôn quy mô vừa và nhỏ cần quan tâm.

Về hoạt động xúc tiến thương mại : Các doanh nghiệp bán buôn vừa và nhỏ rất ít xúc tiến thương mại mà chủ yếu dựa vào hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp sản xuất. Ngân quỹ marketing của các doanh nghiệp bán buôn không nhiều.

2.3.5.3. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu

a) Thực trạng phương thức xuất khẩu của các DNVVN:

Các DNVVN trên địa bàn Hà Nội tham gia đầy đủ các phương thức xuất khẩu

bao gồm xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, xuất khẩu ủy thác.

b) Thực trạng hoạt động marketing xuất khẩu ở các DNVVN

Các doanh nghiệp sử dụng nhiều hình thức khác nhau để tìm hiểu và xúc tiến hoạt động xuất khẩu. Các biện pháp được sử dụng phổ biến là nghiên cứu thị trường, sử dụng quan hệ cá nhân, tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn sử dụng các hình thức khác để tiếp cận thị trường nước ngoài như thông qua sự giới thiệu của bạn hàng, khách hàng, quảng cáo trực tiếp tới doanh nghiệp nước ngoài, sử dụng website…

Theo kết quả phỏng vấn chuyên sâu của NCS đối với một số doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất khẩu, khoảng 76% doanh nghiệp được hỏi có sử dụng hình thức nghiên cứu thị trường bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, 65% doanh nghiệp sử dụng quan hệ cá nhân để xúc tiến cho các hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên , qua tìm hiểu sâu, trong số 76% doanh nghiệp sử dụng hình thức nghiên cứu thị tr ường thì phần lớn đang áp dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, chỉ một số ít doanh nghiệp áp dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn do chi phí để nghiên cứu thị trường quá lớn so với ngân quỹ marketing của doanh nghiệp. Cũng từ những phỏng vấn chuyên gia, cho thấy tham gia hội chợ, triển lãm cũng là một cách thức xúc tiến được doanh nghiệp lựa chọn và sử dụng, trong đó 51% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã từng tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và chỉ có 21% doanh nghiệp cho biết đã từng tham gia hội chợ, triển lãm nước ngoài.

Các kênh phân phối được sử dụng phổ biến ở các DNVVN là phân phối trực tiếp, phân phối qua bên đặt hàng, phân phối thông qua hệ thống đại lý, phân phối qua chi nhánh ở nước ngoài và thông qua quan hệ cá nhân. Trong các kênh phân p hối nói trên thì kênh trực tiếp và qua bên đặt hàng là những kênh được sử dụng nhiều nhất. Trong số các thị trường chủ yếu của DNVVN thì việc sử dụng kênh phân phối trên các thị trường cũng có những khác biệt, cụ thể: bán hàng trực tiếp được sử dụng nhiều nhất trên thtrường Trung quốc và Châu Âu, trong khi đó thị trường ASEAN, Nhật Bản, Hoa kỳ, bán hàng qua bên đặt hàng là hình thức phân phối được sử dụng nhiều nhất. Hình thức phân phối qua đại lý được s ử dụng khá phổ biến ở thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ.

2.3.5.4. Đối với các doanh nghiệp logistics

a) Thực trạng TTCL của các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ

Theo khảo sát của Viện NCPT KT-XH Hà nội, trong số các khách hàng của dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội, 92% các doanh nghiệp này có thuê ngoài log istics. Trên thị trường các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu thuê ngoài nhiều nhất, doanh nghiệp Nhà nước là nhóm doanh nghiệp có nhu cầu thuê ngoài ít nhất. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia ở Việt Nam) đều sử dụng dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL) của nước ngoài. Do vậy, các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ ít có khả năng tiếp cận thị trường là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (đặc biệt là tập đoàn đa quốc gia ở Việt Nam). Trong khi đó, thị trường này là thị trường rất tiềm năng để giúp các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ tăng trưởng doanh số và dần từng bước mở rộng các hoạt động logistics.

Cũng theo điều tra của Viện NCPT KT-XH Hà nội, các hoạt động logistics truyền thống gồm vận tải, kho bãi, khai quan và giao nhận là những thị trường mà các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023