Tỷ Lệ Tham Gia Các Bậc Trung Học Và Sau Trung Học Trong Đối Tượng Có Việc Làm Ở Mỹ

Bảng 3.3:GDP theo đầu người của các nước G7 (%)



1980

1985

1990

1994

1995

1996

2001

Mỹ

11,89

16,84

22,22

25,76

26,71

27,82

35,2

Nhật

8,20

12,19

17,82

21,22

21,92

23,24

32,8

Đức

8,41

11,86

15,99

19,75

20,51

21,20

22,5

Pháp

9,48

12,85

17,35

19,27

19,91

20,53

21,7

Anh

8,04

11,45

15,85

17,68

17,86

18,64

24,3

Italia

8,44

11,78

16,28

18,68

19,46

19,97

18,8

Canada

10,02

14,26

18,30

20,31

20,99

21,53

22,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ dưới thời Tổng Thống Bill Clinton (1993-2001) - 10

(Nguồn:

- OCDE Statistical GDP, Feb 1998.

- Statistical Abstract of the United States 1998.

- National Accounts of OCDE countries, main aggregates, Volume 1.

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP theo đầu người của Mỹ tăng mạnh trong giai đoạn Bill Clinton cầm quyền. So với năm 1990, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2001 tăng 12,98%.Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ mà trong đó động lực cơ bản nhất là KH&CN đã khiến cho thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ tăng lên đáng kể. Năm 1990, GDP của Mỹ chiếm 22,2% GDP của nhóm các nước G-7 thì đến năm 2001, con số này đã tăng thêm 13% (chiếm 35,2%). Tăng trưởng GDP của Mỹ tăng liên tục trong các năm từ 1990 đến 2001.

Vấn đề nghèo khổ đã tồn tại lâu dài và gay gắt hơn trong những năm 1980 thì trong nửa cuối của thập niên 1990 đã có một số cải thiện. Theo tổng kết vào tháng 9/1999 của cơ quan dân số Mỹ cho thấy, tỉ lệ nghèo khổ ở Mỹ giảm liên tục trong 5 năm. Năm 1998 giảm xuống còn 12,7% so với 13,3% năm 1997, mức

thấp nhất kể từ mức 11,7% năm 1979. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tỉ lệ này giảm xuống mức 12% trong năm 1999. Tổng thống Clinton tỏ ra vui mừng rằng: “tăng trưởng kinh tế đã và đang đến với mọi người dân, và xu thế này còn tiếp tục” [47; tr.124].

Cuối thập niên 1990, một gia đình Mỹ bốn người bị coi là nghèo khổ nếu thu nhập dưới 16.600 USD/ năm; đối với một gia đình 3 người là 13.003 USD/ năm. Năm 1999, thu nhập bình quân của một hộ gia đình Mỹ vượt

40.000 USD/ năm, tăng so với mức kỉ lục 38.885 USD/ năm của năm 1998. Kể từ năm 1993 đến năm 1999, gần 4 triệu người đã được xóa nghèo nhờ một loạt các chính sách của Chính quyền Tổng thống Clinton [47; tr.124].

Chu kì tăng trưởng dài nhất trong lịch sử (117 tháng tính đến tháng 12/2000) đã đưa nhiều người Mỹ thoát khỏi nghèo khổ. Theo báo cáo của Chính phủ Mỹ, năm 2000 tỉ lệ nghèo khổ trong tổng số các hộ gia đình Mỹ chỉ còn 11,8%. Theo cục điều tra dân số, quá trình giảm tình trạng nghèo khổ diễn ra ở tất cả các chủng tộc Mỹ, cả trẻ em lẫn người già. Tỉ lệ nghèo khổ đối với người da đen, người nói tiếng Tây Ban Nha và người gốc Á đã xuống mức thấp kỉ lục. Theo báo cáo thường niên của cục, có 23,65% người da đen sống trong nghèo khổ. Trong khi đó, tỉ lệ này của người nói tiếng Tây Ban Nha là 22,8%, người gốc Á là 10,7% và người da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha là 7,7%. Tỉ lệ trẻ em sống trong nghèo khổ cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua, còn 16,9% [18; tr.8]. Giảm tỉ lệ nghèo khổ không phải là chuyện của một hay hai năm, mà là kết quả của cả một quá trình tăng trưởng và các chính sách đúng đắn. Xã hội Mỹ có thể còn nhiều bất công và bất bình đẳng, song Chính quyền Clinton trong hai nhiệm kì qua đã thành công trên trận tuyến tấn công đói nghèo.

Góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn lao động

Việc mở rộng phát triển thêm những ngành mới trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt là những ngành thuộc khu vực công nghệ cao, không những làm tăng số

việc làm, mà còn tăng những việc làm có thu nhập cao. Trong tám năm, Chính quyền Clinton đã tạo ra 22 triệu việc làm. Trung bình mỗi tháng khoảng 255 nghìn việc làm mới được tạo ra [63; tr.168]. Năm 1999, trung bình mỗi tháng nền kinh tế Mỹ tạo ra 200.000 đến 220.000 việc làm mới. Năm 2000, nền kinh tế Mỹ tạo ra khoảng 2,1 triệu việc làm mới, trung bình mỗi tháng có 187.000 việc làm mới và số người thất nghiệp luôn đứng dưới mức 10 triệu người [18; tr.7].

Hơn 1/3 số việc làm trong thời kì này được tạo ra ở các lĩnh vực liên quan tới ngành bưu chính viễn thông. Lực lượng lao động trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ máy tính đã tăng gần 2 lần từ 850.000 năm 1992 lên 1,6 triệu năm 1998. Trong năm 1998, số lượng lao động trong ngành công nghiệp tin học và lao động liên quan đến tin học trong các ngành công nghiệp khác đã tăng lên khoảng 7,4 triệu người, chiếm 6,1% tổng số lao động trong toàn nước Mỹ [29; tr.54].

Tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ so với các nước công nghiệp phát triển ở châu Âu trong 10 năm từ năm 1975 đến năm 1984, có thể nói là tương đương (7,7% và 7%), nhưng trong 10 năm tiếp theo, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ có xu hướng giảm và tương đối ổn định ở mức 6,5% - 7%, mức chung cả năm 1993 là 6,8% - 6,9%. Trong khi đó, tỉ lệ thất nghiệp ở các nước công nghiệp châu Âu lại có xu hướng tăng lên, và duy trì ở mức cao: 10 - 11% (năm 1993 khoảng 11,6%) [41; tr.120-121]. Sang đến năm 1995, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã được kiềm chế ở mức 5,6%, mức thấp nhất từ đầu thập kỉ 90 [43; tr.109]. Tỉ lệ thất nghiệp không ngừng giảm, năm 1997 chỉ có 4,9% thất nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm trong năm 2000 - năm đỉnh cao của sự tăng trưởng kinh tế Mỹ, chỉ còn 4,1% [44; tr.109].

Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp đã rất thấp, song nó vẫn chưa gây sức ép mạnh lên lạm phát. Tính linh hoạt của thị trường lao động Mỹ và năng suất cao là hai yếu tố chính tạo nên thành công trên. Đó là điều làm cho nhiều người ngạc nhiên, thời kì phồn vinh kinh tế Mỹ kéo dài 9 năm đi liền với sự “giảm lạm phát”. “Giảm lạm phát” có nghĩa là nhịp độ gia tăng vật giá chậm lại. Ví dụ, chỉ số cơ bản (trừ thực phẩm và năng lượng có sự biến động giá cả lớn) của chỉ

số vật giá tiêu dùng Mỹ trong năm 1992 - năm bắt đầu của thời kì kinh tế phồn vinh là 4,4%, năm 1997 đã giảm xuống còn khoảng 2,2% [77]. Chỉ số lạm phát năm 1996 ở Mỹ là 2,1%, cao hơn mức trung bình của các nước G-7 (1,9%) và các nước công nghiệp phát triển (2%), nhưng lại thấp hơn mức trung bình của các nước EU (2,3%). Tuy nhiên chỉ số lạm phát trên đây của Mỹ là chỉ số thấp nhất trong gần ¼ thế kỉ qua. Năm 1990, chỉ số lạm phát vẫn còn ở mức 4,3% . Trong năm năm từ 1991 đến năm 1995, chỉ số lạm phát thay đổi ổn định không thấp hơn và không cao hơn 3%, chính điều này đã đảm bảo cho sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế ở Mỹ phát triển với những điều kiện thuận lợi [53; tr.13]. Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp xuống thấp kỉ lục song lạm phát không hề có dấu hiệu bùng phát như trong các thời kì trước. Lí giải cho hiện tượng này là mức tăng năng suất kì diệu của nền kinh tế Mỹ trong những năm 1990.

Tình hình việc làm ở Mỹ thập niên 1990 được xem là rất sáng sủa, đạt tốc độ tăng trưởng dương trong suốt thập kỉ và cao hơn mức tăng trưởng trung bình của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Phát triển OECD, cũng như cao hơn nhiều nước phát triển khác như Nhật và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU). Trong giai đoạn 1986-1995, tốc độ tăng trưởng việc làm ở Mỹ đạt trung bình 1,5% cao hơn chỉ số trung bình của các nước OECD 1,2% trong cùng thời kì, hơn hẳn con số 0,5% của các nước thuộc EU. Năm 1997, tăng trưởng việc làm của Mỹ tăng trở nên lạc quan hơn, đạt mức 2,2%. Những năm sau đó, tốc độ tăng trưởng việc làm của Mỹ tuy có giảm chút ít, xuống 1,5% năm 1998 và 1,9% năm 1999, song vẫn là những chỉ số đáng kể, cao hơn nhiều các nước khác (xem bảng 3.3)

Bảng 3.4: Tăng trưởng việc làm ở các nước OECD



Trung bình thời kỳ 1986-

1995


1997


1998


1999


2000

Tất cả các nước OECD

1,2

1,5

1,0

0,9

1,5

Mỹ

1,5

2,2

1,5

1,9

1,3

Canada

1,2

1,9

2,8

2,3

2,5

Nhật

1,0

1,1

-0,8

-1,0

-0,2

Mê hi cô

5,2

13,3

4,9

2,6

3,4

EU

0,4

0,6

1,3

0,8

1,9

Đức

0,2

-1,3

0

0,3

1,6

Pháp

0,3

0,4

1,4

1,2

2,1

Anh

0,7

1,6

1,4

-0,7

1,2

I-ta-li

-0,4

0,4

1,1

1,2

1,3

Tân Ban Nha

-0,1

0

0,1

0,4

4,8

Hà Lan

0,9

2,9

3,4

2,6

2,2

CH Ailen

0,9

3,6

10,2

6,3

5,0

(Nguồn: Visnevskaia (2001) Song song với xu hướng giảm việc làm, từ cuối thập niên 1980, đầu thập niện 1990 trong nền kinh tế Mỹ bắt đầu phôi thai một xu thế phát triển việc làm mới trong các công ty mới thành lập. Xu thế này phát triển mạnh dần lên tới mức không chỉ bù đắp được số việc làm mất trong nền kinh tế Mỹ, do quá trình tái cơ cấu khu vực chế tạo, mà còn vượt lên tạo ra xu thế chi phối trong quá trình tạo việc làm ở Mỹ, khiến cho tăng trưởng việc làm diễn ra khá tốt ở Mỹ thập niên 1990. Mức kỷ lục tạo việc làm mới là năm 1994, đạt mức gần 3 triệu việc [34; tr.11]. Trình độ giáo dục của những người có việc làm ở Mỹ trong những thập niên 1990 đã tăng nhanh so với thời gian trước đó. Theo tổng điều tra năm 1980, trong tổng số người có việc làm, số lao động bỏ học giữa chừng ở cấp trung học phổ thông chiếm 20,7%. Tuy nhiên theo tổng điều

tra năm 1990, chỉ số này đã giảm xuống gần một nửa, xuống mức 11,4% và theo điều tra năm 1998, chỉ số này còn giảm xuống nhiều hơn nữa, xuống mức 9,4%

(Xem bảng 3.5)

Bảng 3.5 : Tỷ lệ tham gia các bậc trung học và sau trung học trong đối tượng có việc làm ở Mỹ


Bỏ trung học phổ thông

Tốt nghiệp

phổ thông trung học

Ít nhiều tham

gia đại học, cao đẳng

Tốt nghiệp

đại học, cao đẳng

Tổng điều tra

năm 1980

20,7

36,1

22,8

20,4

Tổng điều tra

năm 1990

11,4

33,0

30,2

25,4

Điều tra năm

1998

9,4

33,3

28,3

29,1

(Nguồn: Lawrence, F.Katz(1990)

Trong khi đó như bảng 3.4 cho thấy, những người đã tốt nghiệp một trường đại học hoặc cao đẳng tăng lên rõ rệt từ 20,4% theo tổng điều tra năm 1980 lên 25,4% theo tổng điều tra năm 1990 và lên 29,1 theo tổng điều tra năm 1998.

Đồng thời, kỹ năng sử dụng máy tính trở thành một yêu cầu quan trọng để hoàn thành chức năng tại nơi làm việc cũng như để kiếm được một việc làm trong thập niên 1990. Như số liệu bảng 3.5 cho thấy, tỷ lệ công nhân trực tiếp sử dụng máy tính tại nơi làm việc đã tăng nhanh từ thập niên 1980, từ mức chưa tới 25% năm 1984 đã tăng gấp đôi vào những 1990, đạt mức hơn 50% vào những năm 1997. Nhu cầu sử dụng máy tính tuy có khác nhau theo ngành nghề, song tựu chung nhu cầu này đều tăng lên trong bản thân mỗi ngành nghề. Nhu cầu sử dụng máy tính đặc biệt lớn trong các nghề đòi hỏi các chuyên gia hoặc chuyên môn kỹ thuật, các nghề quản lý và các nghề phục vụ

văn phòng. Trong các ngành nghề này hiện nay khoảng xấp xỉ 3/4 công nhân có nhu cầu sử dụng máy tính tại nơi làm việc. Cụ thể năm 1997, nghề kỹ thuật và chuyên gia có 73,1% số người sử dụng máy tính, nghề quản lý, hành chính có 78,7% số người sử dụng máy tính và nghề văn phòng có 78,6% số công nhân sử dụng máy tính tại nơi làm việc. Điều đặc biệt là các ngành này đang có khả năng mở rộng cơ hội việc làm lớn nhất trong nền kinh tế Mỹ trong tương lai gần. Theo số liệu của cục thống kê Liên bang thì 75% số việc làm mới được tạo ra trong thời kì 1996-2006 là các việc làm trong nhóm kỹ thuật và chuyên gia và nghề quản lý. Như vậy có thể nói, kỹ năng sử dụng máy tính đã trở thành một trong những “ thẻ xanh” cần thiết đi vào thị trường việc làm ở Mỹ trong thời gian gần đây.

Bảng 3.6: Tỷ lệ sử dụng máy tính trực tiếp tại nơi làm việc 1984-1997



1984

1989

1993

1997

Tất cả công nhân

24,4

37,3

46,6

50,6

Nghề kỹ thuật, chuyên gia

38,1

54,4

65,7

73,1

Quản lý, hành chính

42,5

61,8

73,7

78,7

Bán hàng

23,9

35,5

49,8

55,8

Văn phòng

47,4

66,8

77,4

78,6

Công nhân nhà máy

10,1

15,2

23,5

25,3

Vận hành máy

5,8

9,6

15,7

18,6

Lao động tự do

3,2

6,6

11,7

12,8

Dịch vụ

6,0

9,8

15,1

16,8

(Nguồn: Lawrence Katz (1999))

Như vậy, KH&CN không những thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống, tạo thêm nhiều việc làm mới, giảm tỉ lệ thất nghiệp mà nó còn góp phần tham gia đào tạo, nâng cao trình độ nguồn lao động - một trong những yếu tố cơ bản và lâu dài đối với sự phát triển một quốc gia. Đây là giá trị to lớn và sâu sắc mà Clinton đem lại cho nước Mỹ sau những điều chirh chính sách trong 2 nhiệm kỳ Tổng thống của ông.

3.2 Hệ lụy của chính sách

3.2.1 Nền kinh tế còn bất ổn

Sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin viễn thông là một trong những nguyên nhân khiến cho nguy cơ suy thoái kinh tế luôn kề cận, đó là sự xuất hiện một nền kinh tế ảo. Kinh tế ảo xuất hiện do sử dụng ồ ạt công nghệ thông tin và bản thân kinh doanh thông tin cũng tăng lên rất nhanh cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của cơ chế thị trường chứng khoán. Bên cạnh những cơ sở giao dịch chứng khoán thông thường còn xuất hiện sở giao dịch chứng khoán điện tử. Sự di chuyển vốn trên thị trường chứng khoán diễn ra trên toàn bộ không gian điện tử thế giới khiến chuyển động của chúng đến nền kinh tế các nước tăng lên rất nhiều. Như vậy, công nghệ thông tin về khách quan đang làm tăng lên sự biệt lập của thị trường chứng khoán với các bộ phận khác của thị trường các nước và thị trường thế giới. Điều này sẽ dẫn tới sự “phóng đại vốn ảo”, làm tăng thêm sự mất cân đối giữa các khu vực kinh tế khác nhau. Vào thời điểm năm 2000, đã có nhiều chuyên gia dự báo rằng thị trường chứng khoán bị phóng đại sẽ dẫn đến sự sụp đổ trong vài năm tới, có thể trở thành nguyên nhân của một cuộc khủng hoảng kinh tế mới, gây ra hậu quả khó lường đối với nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế thế giới, mà chất xúc tác cho quá trình này là công nghệ thông tin. Thực tế chẳng cần đến vài năm, từ giữa năm 1999 đến nay, thị trường chứng khoán New York dã có những náo loạn diễn ra thành nhiều đợt khác nhau, tuy nhiên không có ảnh hưởng quá lớn đối với nền kinh tế [66; tr.13].

3.2.2 Góp phần làm gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội Mỹ.

Thập niên 90 của thế kỷ XX, trong khi nền kinh tế tăng trưởng không ngừng, người Mỹ giàu lên trông thấy, việc phát triển và ứng dụng KH&CN cao đã thúc đẩy “kinh tế mới” của Mỹ phát triển thì đồng thời cũng làm gia tăng khoảng cách và sự bất bình đẳng trong xã hội Mỹ.

Về khoảng cách giàu nghèo, theo một báo cáo nghiên cứu của Cục điều tra dân số Mỹ cho biết, trong khoảng thời gian từ 1988 đến 1998, thu nhập

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022