Du lịch sinh thái - 26

Việc xây dựng các đô thị ven sông phải vừa bảo đảm sự phát triển của đô thị vừa phải bảo vệ được môi trường nước của lưu vực sông. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, khai thác cát ven sông, xây dựng nhà cửa, sinh sống… dọc theo lưu vực sông không được làm ảnh hưởng đến dòng sông như gây bồi lắng, sạc lở, ô nhiễm hay gây nên hiện tượng đổi dòng.

Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng đối với các đô thị ven sông nên cần phải quan tâm đến vấn đề này để đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như hạn chế các tác động tiêu cực đến chất lượng nước sông. Vì vậy, ta nhanh chóng triển khai:

Xây dựng quy hoạch các đô thị sinh thái.

Sữa chữa, thay đổi các đô thị ven sông cũ thành đô thị sinh thái. Tuy nhiên việc sữa chữa phải có kế hoạch chứ không theo kiểu “chắp vá”.

Các đô thị hình thành đã xâm hại mạnh đến hệ thống sông rạch, làm thay đổi sâu sắc chế độ dòng chảy, mực nước, chất lượng nước và hệ sinh thái của lưu vực. Do đó cần phải tạo tính sinh thái của đô thị và của sông.

Các đô thị ven sông nên phát triển ở cả hai phía của dòng sông. Song song đó cần chú ý việc xây dựng cầu qua sông nhằm phục vụ tốt cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân.

CHƯƠNG 11

DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN


Thực tế mô hình nhà ở "vườn, ao, chuồng" của Việt Nam chính là một không gian cư trú sinh thái có chu trình sinh thái khép kín cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt gia đình. Mô hình này chưa thành công vì nhiều yếu tố khách quan, song một phần do áp dụng một cách cứng nhắc vào các điều kiện thực tế khác nhau trên các khu vực địa lý khác nhau

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

11.1. Lịch sử hình thành miệt vườn:

Trước khi chúa Nguyễn Phước Chu sai Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý năm 1098 và lập nên phủ Gia Ðịnh cùng 2 huyện Phước Long, Tân Bình (nay là Sài Gòn) thì ở vùng sông châu thổ sông Mekong đã có người Việt Nam đến khai hoang, buôn bán và định cư. Theo sử liệu thì từ thế kỷ 10 tới đầu thế kỷ 11 đã có nhiều người Việt Nam sống chung với người địa phương trên vùng đất nay là Hà Tiên, Châu Ðốc, Rạch Giá, Cà Mau, Mỹ Tho...

Du lịch sinh thái - 26

Năm 1079 chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần cho phép quân phản Thanh phục Minh do tướng Dương Ngạn Ðịch cầm đầu đến ở Mỹ Tho và quân do Trần Thượng Xuyên cầm đầu tới ở đất Biên Hòa. Rồi năm 1708 đến Mạc Cửu xin trao trấn Hà Tiên cho chúa Nguyễn, khu vực chạy dài từ mũi Cà Mau tới Vũng Thơm ngày nay. Năm 1732 Chúa dựng nên Dinh Long Hồ (Vĩnh Long), đến năm 1757 lập đạo Ðông Khẩu, Châu Ðốc, Tân Châu. Tới lúc này toàn châu thổ sông Mekong nay gọi là Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) thuộc về nước Việt Nam, dưới sự cai quản của “chính quyền” chúa Nguyễn.

Nếu lấy mốc thời gian năm 1708, là lúc Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa đến nay thì ÐBSCL, nay gọi là Lục Tỉnh có lịch sử 300 năm. Vào năm 1779 vùng ÐBSCL gồm có 2 dinh và 1 trấn là:

- Dinh Trường Ðồn (sau đổi tên là Trấn Ðịnh) coi huyện Kiến An và 3 tổng Kiến Ðăng, Kiến Hưng và Kiến Hòa.

- Dinh Long Hồ (sau đổi là Trấn Vĩnh) coi châu Ðịnh Viễn và 3 tổng Bình An, Bình Dương và Tân An.

- Trấn Hà Tiên coi huyện Hà Châu và 2 đạo Kiên Giang, Long Xuyên.

Ðến năm 1808 đời vua Gia Long, đất Nam Kỳ bấy giờ gồm có 5 trấn là Biên Hòa (kéo dài tới Phan Thiết), Gia Ðịnh, Ðịnh Tường, Vĩnh Trấn, Hà Tiên. Vùng ÐBSCL lúc này bao gồm 3 trấn là trấn Ðịnh Tường, trấn Vĩnh Thanh, trấn Hà Tiên. Tình hình phân bố hành chính này kéo dài đến năm 1832.

Ðến năm 1832 Minh Mạng bỏ trấn lập tỉnh, Nam Kỳ có 6 tỉnh nên có cụm từ Nam Kỳ Lục Tỉnh, lúc này đồng bằng sông Cửu Long bao gồm địa phận 4 tỉnh là Ðịnh Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên cộng thêm phủ Tân An lúc đó thuộc tỉnh Gia Ðịnh.

Sau khi Pháp chiếm miền Ðông rồi 3 tỉnh miền Tây, Nam Kỳ lục tỉnh được chia thành 20 tỉnh, trong đó ÐBSCL gồm có 14 tỉnh là Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Châu Ðốc, Gò Công, Hà Tiên, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa Ðéc, Sóc Trăng, Tân An, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Theo thống kê năm 1910 thì diện tích trồng lúa vùng ÐBSCL trên 1,386,132 ha với dân số gần 2,129,898 người, tính ra mỗi đầu người canh tác trên một diện tích 6,508 mét vuông ruộng.

Ðến 1939 trước Thế Chiến II, ÐBSCL sản xuất lúa gạo theo thống kê năm 1930 là 2,826,930 tấn, đủ ăn cho cả nước mà còn dư ra để xuất cảng.

Thời Việt Nam cộng hòa trước năm 1975, vùng ÐBSCI có 11 tỉnh là Kiên Giang, Chương Thiện, Châu Ðốc, An Giang, Sa Ðéc, Phong Dinh, Ðịnh Tường, Long An, Ba Xuyên, Vĩnh Long, Bạc Liêu, An Xuyên, Vĩnh Bình, Kiến Hòa, Gò Công, Kiến Phong, Kiến Tường. Bấy giờ diện tích trồng lúa lên đến 1,787,290 ha, dân số lên đến 6,347,215 người, sản xuất tăng lên đến 3,928,000 tấn.

Thời nhà Nguyễn, ở vùng ÐBSCL cũng như cả nước Việt Nam còn sống trong tình trạng lạc hậu so với Tây phương. Ðến khi Tây chiếm Nam Kỳ, theo tài liệu thì từ năm 1888 người Sài Gòn-Gia Ðịnh bắt đầu thấy có xe kéo tay di chuyển trên đường phố, cho đến khoảng năm 1900 xe kéo tay có mặt ở các tỉnh ÐBSCL, phục vụ cho người Pháp và quan chức người Việt theo Tây và người có tiền.

Sau đó có xe ngựa xuất hiện ở Sài Gòn gồm loại xe thổ mộ và “xe kiếng”. Rồi đến năm 1929 tại Cần Thơ bắt đầu có loại xe kiếng. Mới đầu xe kiếng dành cho nhà giàu, sau này xe kiếng dùng chở khách như xe đò sau này. Lúc đó xe kiếng Cần Thơ rất sang trọng đi các tuyến đường Bình Thủy, tuyến Lộ Tẻ Cầu Ván, tuyến Cái Răng... Người Cần Thơ ít xài “xe thổ mộ”, trong khi các tỉnh thuộc Tiền Giang như Tân An, Mỹ Tho, Gò Công... xài xe thổ mộ hơn xe kiếng.

Tới năm 1881, Pháp khởi công làm đường xe lửa đầu tiên ở Việt Nam là đường Sài Gòn-Mỹ Tho dài 71 cây số, với kinh phí 11,652,000 quan Pháp, hoàn tất ngày 20 tháng 7, 1885. Ðoạn đầu từ Sài Gòn đi Chợ Lớn dài 5 cây số, hoàn thành trước và hoạt động vào tháng 7 năm 1882, chạy song song với đường xe điện Sài Gòn-Chợ Lớn (dân gian gọi đường xe điện này là đường xe lửa giữa).

Từ lúc Cần Thơ lập tỉnh năm 1899 (lúc đó có 226,798 dân với diện tích là 230,000 hecta gồm có 9 tổng là An Thượng, Bình Lễ, Ðịnh An, Ðịnh Bảo, Ðịnh Hòa, Ðịnh Thới, Thành Trị, Thới Bình Thổ, Tuần Giáo, gồm tất cả có 106 làng) cho tới năm 1915 Soái phủ Nam Kỳ mới cho lịnh đắp con đường lộ trải đá xanh nối từ Sài Gòn-Rạch Giá-Cần Thơ.

Ðến năm 1918, Bắc Cần Thơ được thành lập nối hai bờ con sông Hậu. Bắc Cần Thơ cùng với bắc Mỹ Thuận (nối bờ sông Tiền), làm thay đổi hẳn tập quán đi lại của con người miệt vườn quanh năm vốn quen xuồng ghe sông nước. Bắc Cần Thơ lúc đầu không có tên, cái tên Bắc Cần Thơ do tự phát. Lúc đó tất cả các chiếc phà chỉ đậu bên phía Cần Thơ, còn bên bờ Mình Minh tỉnh Vĩnh Long chỉ là bãi đậu

xe, vì vậy người bấy giờ mới gọi tên là “Bắc Cần Thơ “ (người trong Nam không gọi là phà Cần Thơ). Sau này tên Bắc Cần Thơ trở thành tên chính thức tới nay.

Từ ngày có Bắc Cần Thơ, ÐBSCL thực sự mở cửa đem ánh sáng văn minh từ Hòn ngọc Viễn Ðông tỏa xuống miệt vườn. Chín Con Rồng (Cửu Long) xưa nay nằm yên giờ đây được chắp cánh mạnh như Phù Ðổng. Lộ đá Cần Thơ, Bắc Cần Thơ góp phần làm thay đổi đời sống vật chất và suy nghĩ con người miền Tây và Cần Thơ được gọi là Tây Ðô. Văn minh ÐBSCL được nhà văn Sơn Nam gọi là “Văn minh miệt vườn” là bộ mặt mới của ÐBSCL nhờ tiếp cận với khoa học kỹ thuật kết hợp với thổ ngơi và phong thái con người ở ÐBSCL.

Ở Cần Thơ từ năm 1925 có xe hơi sớm hơn nơi khác trong vùng. Thuở ấy có hiệu Citroen, rồi đến Renault. Ðến năm 1929 Cần Thơ mới có xe đò chạy Cần Thơ - Mỹ Tho - Sài Gòn mà người bình dân gọi là “hãng xe đò” với các tên như Trần Ðắc Nghĩa, Cao Văn Trạng, Vạn Lộc rồi Ðại Ðồng tồn tại đến năm 1975.

Cùng với chiếc xe hơi, xe lửa chạy trên bờ, tàu chạy dưới nước còn có hình ảnh độc đáo nhất là chiếc “xáng cạp”! Khối sắt bự đen thui, lù lù xuất hiện tận vùng sâu, tạo ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người dân quê tay lấm chân bùn... Nay nhắc lại nhiều người lớn tuổi còn nhớ tiếng hò bên sông Hậu:

“Chừng nào chiếc xáng nọ bung dành,

Tàu Tây kia liệt máy, anh mới đành bỏ em!”

Xáng cạp khối đất khổng lồ liệng lên hai bên bờ là cái gì kỳ lạ, thần thoại cũng như chiếc xe máy đạp! Nhà văn Sơn Nam kể hồi đó năm 1917, sở Bưu Chính tỉnh Gò Công được nhà dây thép Sài Gòn đầu tiên cấp cho 11 chiếc xe máy đạp và cử hai nhân viên xuống để huấn luyện trong một tuần lễ. Tết năm đó người Gò Công có dịp coi 8 nhân viên bưu chính tỉnh Gò Công biểu diễn xe máy trong cuộc đua xe máy kỳ thú và đầu tiên trong lịch sử đua xe đạp Việt Nam!

Tới cuối thế kỷ 20, hệ thống kinh xáng chằng chéo dày đặt khắp ÐBSCL giúp cho nông nghiệp ÐBSCL phát triển vượt bậc. Năm 1933 các tỉnh Cần Thơ, Rạch Giá, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu... trở thành những vựa lúa của miền Tây, với số gạo xuất cảng bằng hơn phân nửa 5 nước Ðông Dương cộng lại. Chiếc xáng cũng tạo ra nhiều ông chủ điền Tây, điền ta có “ruộng cò bay thẳng cánh” đồng thời sản sinh ra bao chàng công tử Bạc Liêu, Mỹ Tho ăn chơi, hào nhoáng, đốt giấy xăng 100 đồng để tìm bạc lẻ!

“Cái Răng - xứ hào hoa

Phố lầu hai dãy xinh đà quá xinh

Có trường hát (rạp hát) cất rộng thinh

Ðể khi hứng cảnh, thích tình xướng ca...”

Mấy câu thơ trích trong “Nam Kỳ phong tục diễn ca” cho thấy đời sống vật chất và tinh thần của những con người miệt vườn bấy giờ khác xưa nhiều lắm. Ðó là “văn minh miệt vườn” như tên gọi của nhà văn Sơn Nam.

Người miệt vườn - Lục Tỉnh là ai?

Con người ở ÐBSCL gọi là người miệt vườn hay người Lục Tỉnh, trong nước gọi là người Tây Nam Bộ. Họ là ai? Tới nay rất ít được nghiên cứu!

Có thể nói ngay họ là người Việt Nam đa số xuất thân từ xứ đàng trong (người miền Nam) và rất ít người từ đàng ngoài (người miền Bắc) chạy loạn thời nhà Mạc (1527-1592). Họ là lớp người Việt tiên phong vào định cư, khai phá vùng đất hoang khu vực sông Mekong, lập nên ÐBSCL ngày nay. Họ vượt vạn dặm vào Nam với dụng cụ thô sơ là cái phản, cái cuốc, cái cày,... Họ chinh phục dân địa phương bằng tấm lòng thay vì gươm giáo và cuối cùng họ chiến thắng con người và thiên nhiên ở đây. Nhìn chung dưới góc độ di dân có ba nhóm người chính:

- Người gốc miền Trung thuộc xứ đàng Trong, chạy loạn chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Từ sau khi Trịnh Tùng ép vua Lê Kính Tông thắt cổ chết năm 1019 rồi đến Nguyễn Phúc Nguyên chúa Sãi (1013-1035) ra mặt chống lại họ Trịnh ở Quảng Bình... Chiến tranh liên miên làm cho nhiều người xiêu tán, họ xuống phương Nam tìm đến vùng Cửu Long để dung thân. Nhờ nơi này có mưa thuận gió hòa nên họ định cư lập nghiệp luôn ở đây. Vì họ là lớp dân nghèo nên họ là những con người mạo hiểm, có đầu óc phiêu lưu, bất chấp gian khổ.

- Người “trốn sâu lậu thuế”, những kẻ sống ngoài vòng pháp luật, người tù tội bị lưu đày vào vùng “biên cảnh” tận phía Nam để làm khổ sai, hay là người làm điền binh phục vụ quân Chúa.

- Người có tiền, có quyền thế được phép chiêu mộ dân nghèo, kẻ tù tội hết hạn, người sống ngoài vòng luật pháp... để khai hoang theo sự khuyến khích và chính sách của các Chúa Nguyễn bấy giờ. Người chủ khai hoang trở thành chủ điền, còn người đi khai hoang trở thành tá điền, đóng vai điền binh, là lực lượng bán quân sự, bảo vệ biên cương.

Ðất đai ÐBSCL dư thừa rất cần người canh tác, chủ điền cho tá điền lãnh canh, bao canh, thu lúa ruộng rẻ và nhiều ưu đãi khác nữa. Tá điền được cất nhà lập vườn trong ruộng, mỗi người làm chủ một cuộc, một “cơ ngơi” rộng, họ sống xa nhau. Có nhiều tá điền trở nên giàu, có ruộng riêng, có bầy trâu năm bảy con, có gia nhân... nhưng trước sau họ sống hòa thuận, dựa vào nhau, không có bóc lột hà khắc như miền Bắc. Từ đó “miệt vườn” hình thành, nơi đây nhà nào cũng có trồng cây trái quanh nhà, có đào ao nuôi cá nuôi tôm. Người có tiền lên liếp, đào mương lập vườn chuyên trồng dừa, cam quít... thu lợi nhiều mà nhàn hạ hơn làm ruộng.

Như vậy, có thể thấy rằng nền "văn minh miệt vườn" có lẽ đã phát sinh từ khi người Việt di dân đến vùng phù sa nước ngọt ở hai bờ sông Cửu Long để khai khẩn, hạ phèn rồi lập vườn và ngày càng mở mang với những vườn cây ăn trái xum xuê. Từ đó, "miệt vườn" trở nên đặc trưng hơn, khác với miệt ruộng, miệt rẫy hay vùng bưng, vùng trảng đặc trưng ở miền Đông Nam Việt. Ngày nay, nghề vườn ở đây đã biết kết hợp kinh nghiệm lâu đời với khoa học kỹ thuật để lai tạo thêm giống mới nhằm vừa tăng cả về chất và lượng, vừa phòng chống dịch bệnh hữu hiệu hơn cho các loại hoa quả. Hơn nữa, do hoa quả rất dễ bầm dập, thối, khó có thể tồn kho lâu ngày nên việc vận chuyển hoa quả nhanh chóng đến các đầu mối tiêu thụ đã khiến

nảy sinh nhu cầu phát triển hệ thống giao thông vận tải trên sông lẫn đường bộ và mạng lưới phân phối kịp thời. Từ đó hình thành một nền kinh tế phát triển sinh động hơn với những nhu cầu sinh hoạt đặc trưng mà nhiều người thường gọi là nền "văn minh miệt vườn" để phân biệt với những vùng địa lý tự nhiên và kinh tế khác của nước ta.

Đến ngày nay, “miệt vườn” đã trở nên gần gũi với người dân, đặc biệt là người dân ở phía Nam. Và “miệt vườn” đã trở thành một hình thức du lịch... người ta quen gọi là “du lịch miệt vườn”.

11.2. Khái niệm:

Cho đến nay, chưa có khái niệm thống nhất về du lịch sinh thái miệt vườn. Tuy nhiên có thể nói rằng, du lịch miệt vườn là hình thức du lịch dựa vào những điều kiện tự nhiên sẵn có của cư dân địa phương nhằm tạo ra các sản phẩm là các khu vườn cây trái, vườn hoa kiểng, các khu trang trại,… phục vụ cho sự phát triển du lịch và góp phần cải thiện kinh tế của cư dân địa phương, hình thức du lịch này có nhiều ở miền Nam Việt Nam, từ đó đã hình thành nên một nét rất đặc trưng cho du lịch vùng Nam bộ.

Xét về mặt sinh thái, miệt vườn là một hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của các hệ sinh thái có sự kết hợp với các yếu tố tự nhiên hợp thành hệ sinh thái miệt vườn. Bao gồm các yếu tố khí tượng như: bức xạ mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió,… tác động lẫn nhau và tác động vào đất, giống cây trồng, quần thể sinh vật tạo nên vi khí hậu cho vườn cây. Bên cạnh đó, các yếu tố như: nước, không khí, chất hữu cơ, chất khoáng cũng tác động vào nhau và chịu tác động của các yếu tố khí tượng để cung cấp nước, không khí, chất hữu cơ, chất khoáng cũng tác động vào nhau và chịu tác động của các yếu tố khí tượng để cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây trồng. Mặt khác, yếu tố không thể thiếu là biện pháp kỹ thuật do các tác động của con người vào điều kiện khí tượng, vào đất, vào cây trồng hay vào quần thể sinh vật trong vườn cây thông qua các biện pháp làm đất, bón phân, tưới nước, chăm sóc,… tất cả các yếu tố trên đều tác động tương hỗ lẫn nhau để cuối cùng tạo ra sản phẩm là các vườn cây ăn trái trĩu quả, là điều kiện mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển du lịch. Có thể nói, đây là một hệ sinh thái vừa tự nhiên, vừa nhân tạo. Vì vậy, hệ sinh thái này rất cần được bảo vệ bởi nếu con người dựa vào các điều kiện tự nhiên thuận lợi của miệt vườn mà canh tác và khai thác chúng quá mức dễ dàng sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái và mất cân bằng.

Du lịch miệt vườn với môi trường sinh thái trong lành và thơ mộng, món ăn dân dã, cùng các loại trái cây đặc sản nổi tiếng của mỗi vùng, khiến du khách đã đến một lần không thể lỡ hẹn lần sau. Các tour du lịch thường kết hợp dã ngoại, thăm vườn và tham quan di tích văn hóa lịch sử.

Chúng ta có thể nhận thấy sử dụng và khai thác miệt vườn phục vụ cho du lịch là một điều rất cần thiết. Nhưng việc sử dụng và khai thác miệt vườn phục vụ cho du lịch trong thời điểm hiện tại mà vẫn đảm bảo sự tồn tại và phát triển của du lịch miệt

vườn cho các thế hệ mai sau lại là một việc hết sức quan trọng và hoàn toàn không dễ.

11.3. Phân loại

11.3.1. Miệt vườn Nam bộ:

Qua lịch sử phát triển của “miệt vườn” chúng ta có thể thấy được cái nôi của “du lịch miệt vườn” là vùng Nam bộ.

Hình ảnh sâu đậm nhất về "miệt vườn" một thời là sự tập trung dân cư ven sông rạch giống như sự quần cư của hầu hết các khu vực kinh tế nông nghiệp ven sông khác nhưng ở đây có sự phân chia khá rõ thành 2 khu vực: khu nhà vườn và khu phố chợ (thị tứ). Tuy các làng xã thường cặp dài theo sông rạch chằng chịt là chính (do khoảng 80% nông sản và hàng hóa đều vận chuyển bằng ghe đò) nhưng tất cả đô thị của "miệt vườn" đều tập trung ở các giao lộ (ngã ba, ngã tư, ngã năm hay ngã bảy của các luồng giao thông thủy – bộ), sát bên sông, hay dọc theo vàm và chia ra 2 mảng chính:

Một mảng là khu thị tứ với phố chợ và các cơ sở hành chính nằm san sát nhau, mật độ dân cư cao hơn, khoảng xanh ít hơn mà nhà ở cũng là nơi buôn bán (thường là nhà lầu 1 - 2 tầng, tầng trệt làm nơi buôn bán, chế biến hay sản xuất tiểu thủ công nghiệp, còn tầng lầu để ở, chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp nhiều hơn là kiến trúc Đông Phương, nhất là các trung tâm hành chính thường do Pháp chọn lựa và xây dựng nên ở đây gần như phản ảnh phần nào làng xã nước Pháp). Phương tiện di chuyển thường tấp nập qua lại nơi này (thường là các loại xe thô sơ, ghe đò) , buôn bán sầm uất với đủ loại dịch vụ và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chứ không chỉ là trạm trung chuyển nhằm mua bán, trao đổi và tiêu thụ các loại hoa quả. Chính vì thế mà nơi đây thường ồn ào, náo nhiệt,...

Mảng còn lại lớn hơn là khu nhà vườn với nhà ở của cư dân bao quanh bởi đất vườn khá rộng (thường là 2 - 3 công cho một gia đình gần chợ, có khi cả mẫu cho một gia đình ở xa hơn). Chính mảng này là nơi sản xuất các loại hoa quả. Điều thú vị nhất khi bước vào khu này là những hàng dừa - cau rợp mát, những dậu mồng tơi, dâm bụt là "hàng rào" xanh mát trước khi dẫn đến những chậu kiểng cắt tỉa công phu, khéo léo, đẹp mắt, trong khi quanh nhà là những vườn hoa quả chăm sóc kỹ lưỡng.

Điển hình cho “miệt vườn Nam bộ” có thể kể đến như: khu nhà vườn ở miệt Trung Lương, Cai Lậy, Cái Bè thuộc tỉnh Mỹ Tho, hay qua Chợ Lách ở Vĩnh Long, hoặc xuống miệt Phụng Hiệp, Cần Thơ,…

11.3.2. Hệ thống nhà vườn Huế:

Nhà vườn Huế phân bổ đều khắp trong kinh thành, nội thành và trải dài ra tận các làng quê ngoại ô; bao gồm hai loại hình chính: thứ nhất là phủ đệ của các ông hoàng bà chúa, quan lại, tầng lớp thế gia vọng tộc và giới văn nhân thi sĩ... tập trung chủ yếu ở khu phố cổ Gia Hội, Kim Long, Vĩ Dạ với hàng trăm tòa phủ; thứ hai là nhà vườn của giới trí thức hay tầng lớp trung lưu khá giả trong xã hội trước đây, với hàng ngàn ngôi vườn san sát ở bốn phường trong kinh thành, miệt vườn Kim Long,

Bến Ngự, Nam Giao. Nhà vườn Huế vừa có khung cảnh thiên nhiên, thoáng mát, yên tĩnh lại có các quần thể kiến trúc thu hút du khách khi đến tham quan.

Làng cổ Phước Tích - Huế, ngôi làng nằm bên sông Ô Lâu thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền cũng đóng góp vào di sản Huế một nét riêng không lẫn nhưng mang đậm kiến trúc nhà rường truyền thống.

Tại Phường Kim Long (thành phố Huế) hiện còn một hệ thống nhà vườn và nhà kiến trúc truyền thống rất độc đáo, một vùng quê thanh bình ngay giữa phố xá đông đúc... Nhiều tour du lịch sinh thái đã được mở tới đây và chiếm được thiện cảm của du khách, nhất là trong các dịp Festival Huế và đặc biệt là Festival Huế 2008.

Nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa đã nhận xét rằng: nhà vườn Huế, được xem như "nơi trú ngụ của những tâm hồn xứ Huế, kín đáo, thanh tao và hồn hậu" hay là "kiệt tác thơ về kiến trúc đô thị"...

Ngoài các khu nhà vườn An Hiên, vườn Lạc Tịnh, từ đường Ngọc Sơn Công chúa..., Huế còn có rất nhiều nhà vườn nổi tiếng như nhà vườn Ý Thảo, Tịnh Gia Viên, cụm nhà vườn. Tất cả đều là điểm tham quan lý tưởng sẽ làm say đắm lòng du khách mỗi lần đến Huế.

11.3.3. Miệt vườn Quảng Nam

Cách đây không lâu, tại tỉnh Quảng Nam, các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh đã lập một lộ trình “rước” khách về vùng thượng nguồn Thu Bồn thăm thú cảnh sơn thủy hữu tình. Trên lộ trình của chuyến du lịch, du khách sẽ được tham quan bằng thuyền trên sông Thu Bồn, được ghé làng Đại Bình quanh năm sum sê cây trái. Đại Bình (còn gọi là Đại Bường, thuộc xã Quế Trung - Nông Sơn - Quảng Nam) về phía tả ngạn của sông Thu Bồn. Vùng đất này được mệnh danh là “miệt vườn Nam Bộ” giữa miền Trung với đường làng vô cùng sạch sẽ, nhà nào cũng có hàng rào chè tàu xanh, được cắt tỉa cẩn thận điểm tô. Vườn Đại Bình quanh năm xanh tốt, có mặt gần như đủ mọi thứ cây trái của xứ miệt vườn Nam Bộ như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, cam, quýt... Đặc biệt cây trụ lông - một thứ trái cây độc đáo, chỉ riêng Đại Bình mới có, giống như bưởi, vị ngọt, thơm - là niềm tự hào của người dân quê Đại Bình. Điều đặc biệt là ở đây cùng một loại trái cây nhưng đi

từ đầu làng đến cuối làng thì vị khác nhau (trừ trụ lông không thay đổi vị).

Đến đây du khách còn được ăn bữa cơm dân dã với canh lá sen núi, măng điền trúc trộn, nhấm nháp tôm sông to ú mặn mà... ngắm cảnh yên bình miền sơn cước. Rồi thưởng thức khung cảnh huyền bí giữa đêm trăng dưới vách đá dựng Hòn Kẽm, tiếng suối chảy róc rách, dò ngang đò dọc... tựa như một bức tranh thủy mạc.

11.3.4. Một số khu du lịch sinh thái miệt vườn:

11.3.4.1.Khu du lịch Thới Sơn (Tiền Giang):

Thới Sơn là một quần thể sinh thái khá đặc trưng, rất tiêu biểu cho bản sắc sinh thái miệt vườn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Được tỉnh Tiền Giang đầu tư khai thác du lịch từ năm 1988, những năm qua lượng du khách đến với Thới Sơn ngày một tăng và chiếm một tỷ lệ khá cao trong số khách về với tỉnh này. Doanh thu

Xem tất cả 415 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí