Cải cách hệ thống ngân hàng trung quốc và một số bài học kinh nghiệm cho tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam - 14

Thứ nhất, thay đổi cách tính CAR theo thông lệ quốc tế (Basel 2). Theo đó, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN nên quy định lại phần tính mẫu số của công thức tính CAR với việc cộng cả rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp.

Thứ hai, Basel II đã đưa ra các cách tiếp cận khác nhau cho các ngân hàng có quy mô, đặc điểm khác nhau và các ngân hàng có thể tự lựa chọn cách tiếp cận riêng cho mình; các thông tư hướng dẫn của NHNNVN cũng cần xây dựng và bổ sung cách tính mức độ đủ vốn căn cứ theo quy mô và phạm vi hoạt động của các NHTM.

Thứ ba, khắc phục những bất cập trong quy định về hệ số rủi ro của các tài sản có trong công thức tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Điều 5 (Thông tư số 13/2010/TT-NHNN). Cụ thể, Thông tư 13 cần phân loại tài sản chi tiết và tính đến sự khác biệt giữa các mức độ rủi ro riêng biệt. Đối với các khoản phải thu, hệ số rủi ro được xác định dựa trên loại hình TSBĐ (giấy tờ có giá, BĐS…) và đối tượng (Chính quyền Trung ương, chính quyền địa phương, công ty trực thuộc và các TCTD khác), nhưng đồng thời phải chi tiết cho rủi ro theo mức độ tín nhiệm của đối tác hoặc theo đặc điểm khoản tín dụng.

Thứ tư, bổ sung quy định về giới hạn liên quan đến đòn bẩy tài chính (Vốn tự có/Tổng Tài sản) của các NHTM. Hệ số này sẽ tồn tại song song với hệ số an toàn vốn tối thiểu (Vốn tự có/Tổng tài sản rủi ro) khi đánh giá về mức độ an toàn vốn của NHTM (trong Thông tư 13/2010/TT-NHNN), cụ thể, cần khảo sát và xây dựng mô hình đo lường để xác định chính xác giới hạn tối thiểu của hệ số Vốn tự có so với Tổng tài sản có của NHTM. Điều này cũng phù hợp với khuyến nghị của ủy ban Basel (Basel III) về việc sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính để đánh giá mức độ an toàn của các NHTM đang phải kinh doanh trong điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn hoặc suy giảm. Thực tế cho thấy, khi nền kinh tế vĩ mô bất ổn và thị trường BĐS đóng băng, NHTM cũng không thể bán BĐS để thu hồi nợ xấu. Thứ năm, cần có lộ trình cụ thể về thời gian trong việc áp dụng Basel II và

Basel III trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước đã triển khai.

Thứ sáu, tăng cường yêu cầu an toàn vốn với mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng. Đối với việc quản lý mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, để tránh tối đa rủi ro chéo (theo khuyến nghị của Ủy ban Basel), tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cần được xác định ở mức cao hơn so với mô hình tổ chức tài chính chỉ hoạt

động lĩnh vực ngân hàng và khoảng chênh lệch phải đủ đảm bảo tránh tối đa rủi ro chéo phù hợp với giới hạn đầu tư vào các công ty con trực thuộc ngân hàng mẹ.

4.3.9. Về thanh tra, giám sát các NHTM yếu kém:

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy tăng cường thanh tra, giám sát các NHTM yếu kém là điều kiện quan trọng trong phòng ngừa khủng hoảng và nguy cơ lan truyền khủng hoảng dẫn đến đổ vỡ hệ thống, áp dụng vào hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả về thanh tra giám sát, cần lưu ý:

Thứ nhất, xây dựng và công khai hệ thống chỉ tiêu thanh tra, giám sát. Hệ thống chỉ tiêu này cần được công khai, minh bạch đối với các NHTM để ngân hàng có thể tự đánh giá được hiệu quả và an toàn trong hoạt động của bản thân mình theo quan điểm của NHNN. Hệ thống chỉ tiêu này phải phù hợp thông lệ quốc tế và định hướng xây dựng dựa trên rủi ro (risk-based supervision), vì hiện nay, các cuộc thanh tra mang tính chất định kỳ và dựa trên nguyên tắc thanh tra tuân thủ đã không phản ánh được hết các nguy cơ rủi ro mà các ngân hàng thương mại có thể gặp phải và cách tiếp cận mới này giúp xác định, đo lường, kiểm soát được các loại rủi ro và mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Thứ hai, tăng cường cơ chế phối hợp thông tin giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát với các NHTM, Cục Công nghệ tin học ngân hàng và Trung tâm thông tin tín dụng. Thanh tra NHNN sẽ trực tiếp khai thác thông tin và nhận các thông tin báo cáo từ Hội sở chính các NHTM NN, NHTM CP, Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính…với sự hỗ trợ khai thác của Cục Công nghệ tin học ngân hàng và Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Theo đó, các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố chỉ tiếp nhận thông tin của các quỹ TDND cơ sở và khai thác các thông tin khác thống nhất từ CIC, nhằm đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho công tác giám sát, đồng thời cũng đảm bảo tính thống nhất trong số liệu thống kê cho toàn ngành cũng như cho từng TCTD.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế giám sát từ xa và giám sát hậu tái cơ cấu. Theo đó bộ phận giám sát từ xa có đủ năng lực thực hiện tốt các chức năng: (i) tiếp nhận dữ liệu về báo cáo tài chính của ngân hàng và xác nhận tính hợp lệ của chúng; (ii) đánh giá tình hình chung của hệ thống ngân hàng và đưa ra tình huống về những thay đổi về tài chính quan sát được tại từng ngân hàng; (iii) phát hiện những ngân hàng sẽ có vấn đề trong các báo cáo cảnh báo sớm; (iv) cung cấp số liệu và tính toán tình hình

Cải cách hệ thống ngân hàng trung quốc và một số bài học kinh nghiệm cho tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam - 14

các ngân hàng cho báo cáo đánh giá xếp hạng; (v) thiết kế và giám sát các hoạt động thanh tra và có biện pháp khắc phục kịp thời với từng ngân hàng sau thanh tra.

Thứ tư, về dài hạn cần có lộ trình xây dựng mô hình giám sát tài chính hợp nhất. Để hạn chế những yếu kém của hệ thống NHTM nói riêng và phát huy vai trò giám sát hiệu quả đối với việc phát triển của thị trường tài chính nói chung, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống giải pháp gồm cả những giải pháp ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững của thị trường tài chính thông qua việc xây dựng một hệ thống giám sát tài chính quốc gia có hiệu quả.

4.3.10. Về vai trò của bảo hiểm tiền gửi trong xử lý các NHTM yếu kém

Kinh nghiệm từ Trung Quốc, Mỹ và nhiều nước cho thấy, cần nâng cao vài trò của cơ quan bảo hiểm tiền gửi (BHTG) trong xử lý các NHTM yếu kém. Áp dụng dùng trường hợp của Việt Nam, BHTG Việt Nam cần hướng tới mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng và mô hình giảm thiểu rủi ro thành công trên thế giới hiện nay. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, điều chỉnh hạn mức chi trả BHTG phù hợp với thông lệ quốc tế và giúp duy trì lòng tin của người gửi tiền từ đó góp phần duy trì ổn định hệ thống tài chính. Cụ thể, cần có cơ chế điều chỉnh hạn mức BHTG linh hoạt tương ứng với tình trạng hệ thống tài chính ngân hàng, nâng cao hạn mức chi trả BHTG trong giai đoạn khủng hoảng và đưa về mức bình thường khi hệ thống ổn định trở lại. Đặc biệt, cần có cơ chế bảo hiểm không giới hạn cũng cần được quan tâm trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính.

Thứ hai, đổi mới hệ thống phí BHTG theo mức độ rủi ro. Cần nhanh chóng nghiên cứu và hoàn thiện khung phí bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro nhằm tạo động lực cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn hơn, đảm bảo sự ổn định, bền vững của cả hệ thống (việc xếp hạng các TCTD phải được tiến hành định kỳ để BHTG Việt Nam có căn cứ áp dụng mức tính phí đối với các tổ chức tham gia BHTG). Trong điều kiện xảy ra khủng hoảng ngân hàng, cần có cơ chế cho phép tổ chức BHTG nâng tỷ lệ phí BHTG ở mức phù hợp. Kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đã cho phép tổ chức BHTG nước họ thu thêm những khoản phí đặc biệt khi xảy ra khủng hoảng hệ thống. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này thấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu vốn của tổ chức BHTG, nhưng nếu tỷ lệ cao quá cũng làm suy giảm lợi nhuận, gây khó khăn hơn nữa cho hoạt động của các TCTD.

Thứ ba, cần thể chế hóa sự phối hợp giữa BHTG Việt Nam với NHNN, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan liên quan nhằm xây dựng và triển khai có hiệu quả hệ thống phí bảo hiểm theo mức độ rủi ro; đặc biệt là trong việc xây dựng quy chế, quy định xếp hạng các TCTD, trong quá trình phòng ngừa và xử lý đổ vỡ của các TCTD.

Thứ tư, cần xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin đối với BHTG. Luật BHTG quy định tổ chức BHTG “tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng” – thực hiện nhiệm vụ này, BHTG cần có nguồn thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về các tổ chức tham gia BHTG. Vì vậy, cơ chế chia sẻ thông tin giữa BHTG, NHNN, các cơ quan liên quan, các tổ chức cung cấp thông tin trong và ngoài nước, và các tổ chức tham gia BHTG cần được hoàn thiện (đặc biệt là những thông tin nhạy cảm như các tổ chức tín dụng gặp vấn đề cần cơ cấu lại).

Thứ năm, cần xây dựng cơ chế tham gia xử lý đổ vỡ các TCTD cho BHTG. Để BHTG Việt Nam chủ động hơn trong việc quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, cần có quy định hướng dẫn về quyền hạn xử lý đổ vỡ của BHTG đối với từng nhóm TCTD. Ví dụ, đối với các TCTD đổ vỡ có quy mô nhỏ, BHTG Việt Nam có toàn quyền xử lý. Đối với các TCTD lớn hơn, BHTG cần có cơ chế tham gia tích cực vào quá trình xử lý đổ vỡ này.

Thứ sáu, xây dựng cơ chế mở rộng lĩnh vực đầu tư cho BHTG. Ngoài việc mua trái phiếu chính phủ hiện nay, khi đạt được quỹ mục tiêu thì BHTG có thể cân nhắc kênh đầu tư khác để làm tăng nguồn vốn mà vẫn đảm bảo an toàn hệ thống. Khi đã có quy chế xếp hạng tín dụng các TCTD, BHTG có thể đầu tư tại những TCTD được xếp hạng tín dụng đạt tiêu chuẩn (như vậy trong cơ cấu đầu tư, trọng số chính vẫn là trái phiếu chính phủ, còn tỷ lệ đầu tư tại các kênh có độ an toàn cao khác sẽ do BHTG Việt Nam quyết định).

Thứ sáu, xây dựng cơ chế để BHTG huy động vốn bù đắp thâm hụt quỹ BHTG trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. Cần sớm có quy định trong điều kiện cụ thể về thời gian tối đa xét duyệt hồ sơ xin hỗ trợ tài chính của tổ chức BHTG để đáp ứng nhu cầu cấp bách về vốn của tổ chức BHTG, đặc biệt, trong

những trường hợp xảy ra đột biến rút tiền gửi gây nguy cơ khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Có thể xem xét cấp cho tổ chức BHTG một hạn mức tín dụng dự phòng tỷ lệ với tổng số tiền gửi được bảo hiểm (hạn mức tín dụng dự phòng này cần được nghiên cứu để đảm bảo cho quỹ BHTG có thể đối phó tốt với hiện tượng rút tiền hàng loạt ở nhiều TCTD tại cùng một thời điểm). Ngoài ra, cần có cơ chế để tổ chức BHTG tự phát hành trái phiếu để bù đắp thiếu hụt quỹ BHTG trong giai đoạn khủng hoảng (nguồn để chi trả chính là phí BHTG được các tổ chức tham gia BHTG nộp vào sau đó) và cơ chế cho phép tổ chức BHTG yêu cầu các tổ chức tham gia BHTG đóng phí trước trong giai đoạn khủng hoảng hệ thống và quỹ BHTG thâm hụt (đây là giải pháp được FDIC (Hoa Kỳ) áp dụng cuối năm 2009 để bù đắp cho thâm hụt quỹ BHTG).

Thứ bảy, xác định quỹ BHTG mục tiêu (là tỷ lệ nguồn vốn quỹ BHTG tính trên số dư tiền gửi được bảo hiểm cần đạt được nhằm đảm bảo tổ chức BHTG có thể thực thi trách nhiệm chi trả). Cần quy định rõ quỹ BHTG mục tiêu của Việt Nam nhằm nhằm thực hiện thông lệ quốc tế tốt nhất về bảo hiểm tiền gửi và đảm bảo quỹ BHTG đủ lớn để triển khai tốt các hoạt động nghiệp vụ. Tuy nhiên, tỷ lệ quỹ BHTG tính trên số dư tiền gửi được bảo hiểm bao nhiêu là hợp lý thì cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo yêu cầu tổ chức bảo hiểm tiền gửi có đủ nguồn lực giải quyết tốt trong trường hợp xảy ra đổ vỡ ngân hàng (Quỹ BHTG mục tiêu thường được xác định trong Luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi của các quốc gia có hệ thống BHTG phát triển như Mỹ, Canada, Đài Loan, Indonesia, Philippines …; tỷ lệ quỹ BHTG tính trên số dư tiền gửi được bảo hiểm có sự biến động giữa các nước và dao động trong khoảng từ 0.25% đến 5%.).

KẾT LUẬN


Vấn đề tái cấu trúc hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đang có vai trò ngày càng quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế thực. Kể từ sau những cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu trong những thập niên gần đây, nhiều quốc gia đã tiến tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để khắc phục những yếu kém nội tại mà qua quá trình hành trình toàn cầu hóa và kết nối tài chính toàn cầu, khủng hoảng có thể dễ dàng lan truyền và ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng của một nước.

Luận án đã hệ thống hóa các lý luận, công trình nghiên cứu và kinh nghiệm quốc tế liên quan đến vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, từ đó xây dựng và áp dụng khung phân tích quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Trung Quốc thời gian qua để rút ra một số bài học kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách cho quá trình tái cấu trúc các tổ chức tín dụng Việt Nam thời gian sắp tới.

Lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các biện pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng gồm các biện pháp phi thị trường (như hạn chế cạnh tranh và quy mô của hệ thống ngân hàng, tăng cường cho vay chỉ định vào các lĩnh vực mà nhà nước ưu tiên, tăng cường sở hữu nhà nước trong hệ thống ngân hàng, kiểm soát lãi suất, tỷ giá hối đoái…) và các biện pháp thị trường (gồm: (i) tái cấu trúc tài chính của ngân hàng, (ii) thị trường mua bán nợ…), trong đó, các giải pháp thị trường ngày càng chiếm ưu thế trong quá trình tái cấu trúc và cải cách hệ thống ngân hàng trên thế giới hiện nay.

Quá trình cải cách ngân hàng tại Trung Quốc, quốc gia có hệ thống ngân hàng nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nhưng tiến hành quá trình này trước Việt Nam, được ghi nhận có cả thành công (cổ phần hóa NHTMNN, phát triển các thị trường mua bán nợ sơ cấp và thức cấp) và hạn chế (xử lý vấn đề sở hữu chéo, hệ thống “ngân hàng ngầm”). Tuy nhiên, dù thành công hay thất bại thì đây vẫn là những kinh nghiệm quý báu trong quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam nhằm thúc đẩy quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giai đoạn sắp tới.

Nghiên cứu cho thấy, trong thời gian tới, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa quá trình xử lý nợ xấu thực chất và hiệu quả hơn, thông qua việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu trong hệ thống ngân hàng (song song với việc hoàn thiện khu khuôn pháp lý và tăng cường năng lực cho VAMC); cũng như quan tâm hơn nữa đến xử lý các nguyên nhân mang tính hệ thống như những khía cạnh tiêu cực của vấn đề sở hữu chéo, tăng cường thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và áp dụng tiêu chuẩn quản trị rủi ro hiện đại; đồng thời kết hợp việc thúc đẩy cải cách khu vực kinh tế khác (như doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công…) để ngăn ngừa các khoản nợ xấu mới hình thành trong tương lai, bảo đảm tính hiệu quả, bền vững của quá trình tái cấu trúc và các giải pháp được áp dụng./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Hoàng Thế Anh, (2017), Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, tháng 05/2017.

2. Vũ Thành Tự Anh chủ biên, (2013), “Sở hữu chống chéo giữa các tổ chức tín dụng và tập đoàn kinh tế tại Việt Nam: đánh giá và các khuyến nghị thể chế”, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, 05/2013.

3. Nguyễn Kim Bảo chủ nhiệm (2012), Sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc giai đoạn 2011 – 2020 và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đề tài nguyên cứu cấp Bộ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

4. Nguyễn Kim Bảo chủ biên, (2004), Điều Chỉnh Một Số Chính Sách Kinh Tế Ở Trung Quốc-Giai Đoạn 1992–2010, NXB Khoa học Xã hội.

5. Tô Ánh Dương, Tái cơ cấu ngân hàng thương mại Việt Nam: một năm nhìn lại, Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân năm 2013, tháng 4 năm 2013.

6. Tô Ánh Dương, (2017), Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính – tièn tệ: Tác động và hàm ý chính sách, Sách chuyên khảo, NXB Khoa học Xã hội, tháng 04/2017.

7. Phạm Tiến Đạt, Tái cấu trúc ngân hàng sau khủng hoảng: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Hội thảo Quốc tế “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”, tháng 12 năm 2011.

8. Tô Ngọc Hưng, (2013), Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những bài học cho Việt Nam, Tạp chí khoa học đạo tạo ngân hàng, số 125 (Quý IV/2013).

9. IMF, (2005), Kinh nghiệm phát triển hệ thống tài chính Trung Quốc (bản dịch).

10.Nguyễn Phi Lân, Kinh nghiệm các nước trong khu vực và Đông Âu về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, Hội thảo quốc tế về Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam, tháng 12 năm 2011.

11.Trịnh Quang Long, Võ Trí Thành, (2006), “Tự do hóa tài chính và rủi ro phát sinh: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị một lộ trình tự do hóa cho Việt Nam.”, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Đề tài nghiên cứu cấp bộ.

12.Võ Đại Lược chủ biên (2011), Kinh tế thế giới năm 2010 và các yếu tố tác động tới Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội.

13.Võ Đại Lược chủ biên (2008), Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay và những tác động, NXB Khoa học Xã hội.

14.Võ Đại Lược chủ biên (2007), Kinh tế Việt Nam: Đổi mới và Phát triển, NXB Thế giới.

15.Đặng Hữu Mẫn, Hoàng Dương Việt Anh (2014), Nghiên cứu các yếu tố kinh tế và thể chế ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 209, tháng 11/2014, trang 82 – 94.

16.Ngô Chí Phan, (2009), Ủy ban Quản lý Giám sát Ngân hàng: Chức năng và Thách thức, Viện Nghiên cứu pháp luật kinh tế, Đại học Bắc Kinh, 17/10/2009.

17.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-Báo cáo thường niên các năm từ 2007- 2014.

18.Quốc hội, (2012), Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 (số 06/2012/QH12, ban hành ngày 18/6/2012).

19.Quốc hội, (2010), Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 (số 47/2010/QH12, ban hành này 16/6/2010) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng (số 17/2017/QH14, ban hành ngày 20/11/2017).

20.Quốc hội, (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 (số

46/2010/QH12, ban hành này 16/6/2010).

21.Phạm Thái Quốc, (2002), Báo cáo về: Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Trung Quốc, Đề tài KX 01.09 (Kinh tế thị trường định hướng XHCN), do GS. TS. Lương Xuân Quỳ làm chủ nhiệm (2002).

22.Phạm Thái Quốc, (1999), Kinh tế Trung Quốc sau khủng hoảng khu vực và triển vọng, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, Số 5 (năm 1999). 23.Lê Xuân Sang chủ biên, (2005), Cục diện kinh tế thế giới hai thập niên

đầu thế kỷ XXI, NXB Thế giới, Hà Nội.

24.Lê Xuân Sang, (2015), Tự do hóa hệ thống tài chính Trung Quốc: Kết quả, vấn đề và một số định hướng chính sách cho Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ”, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tháng 8/2015.

25.Đỗ Tiến Sâm, (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ 21, NXB Khoa học Xã hội.

26.Đỗ Tiến Sâm, (2009), Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội.

27.Nguyễn Hồng Sơn, (2012), Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý về tư duy cho Việt Nam, Hội thảo quốc tế “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”, tháng 12 năm 2011.

28.Nguyễn Hồng Sơn, (2016), Tái cơ cấu ngân hàng thương mại ở Việt Nam (2012 – 2016): Khía cạnh xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém”, tháng 12 năm 2016.

29.Nguyễn Đức Thành và Vũ Minh Long (2014), “Đánh giá hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bằng bộ chỉ số lành mạnh tài chính (FSIs)”, Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2014 – Những rang buộc đối với tăng trưởng (Chương 4), NBX Đại học Quốc gia Hà Nội.

30.Võ Trí Thành (2012), “Tái cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam – vấn đề và định hướng giải pháp chính sách”, Kỷ yếu Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân, 4/2012.

31.Võ Trí Thành, Lê Xuân Sang, Đinh Hiền Minh và Trịnh Quang Long. (2004), “Thị trường Tài chính Việt Nam: Thực trạng, Vấn đề và Giải pháp chính sách” NXB Tài chính.

32.Nguyễn Xuân Thắng chủ biên (2007), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.

33.Nguyễn Xuân Thắng chủ biên (2006), Chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN, NXB Khoa học xã hội.

34.Nguyễn Xuân Thành, (2016), Ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ những thay đổi về luật và chính sách đến các sự kiện tái cơ cấu giai đoạn 2011 – 2015, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, 13/10/2016.

35.Trần Đình Thiên, (2007), Thay đổi chính sách tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc và tác động đột phá, Viện Kinh tế Việt Nam.

36.Lê Thị Thuy Thủy, Đỗ Minh Tuấn (2014), Nợ xấu ngân hàng dưới khía cạnh pháp lý, Kỷ yếu Hội thảo Đánh giá Tái cấu trúc ngân hàng và xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tháng 6/2015.

37.Nguyễn Thế Tùng, Đinh Thanh Tâm (2015), Xử lý nợ xấu theo mô hình công ty quản lý tái sản: từ kinh nghiệm quốc tế tới thực tiễn tại Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Đánh giá Tái cấu trúc ngân hàng và xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tháng 6/2015.

38.Thủ tướng Chính phủ, (2012), Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ- TTg ngày 01/3/2012).

39. Thủ tướng Chính phủ, (2017), Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” (Ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017).

40.Thủ tướng Chính phủ, (2013), Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013).

41.Viện Chiến lược Ngân hàng, (2010), Hệ thống ngân hàng Trung Quốc – Cải cách và phát triển. NXB Thống kê.


II. Tài liệu tiếng Anh

42. Allen N. Berger, Iftekhar Hasan, Mingming Zhou, (2009), Bank ownership and efficiency in China: What will happen in the world’s largest nation?, Volume 33, Issue 1, January 2009, Pages 113–130, Journal of Banking & Finance.

43. Allen N. Berger & Timothy H. Hannan, (1998), The Efficiency Cost Of Market Power In The Banking Industry: A Test Of The "Quiet Life" And Related Hypotheses, The Review of Economics and Statistics, MIT Press, Vol. 80, Issue 3, pages 454-465

44. Allen N. Berger, (1995), The Profit-Structure Relationship in Banking: Tests of Market-Power and Efficient-Structure Hypotheses, Journal of Money, Credit and Banking, Vol. 27, No. 2 (May, 1995), pp. 404-431

45. Alicia Garcı´a-Herrero, Sergio Gavila and Daniel Santaba´ rbara, (2006), China’s Banking Reform: An Assessment of its Evolution and Possible Impact, Vol. 52, 2/2006, pp. 304–363, CESifo Economic Studies.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí