Chỉ Số Cảm Nhận Tham Nhũng (Cpi) Được Cải Thiện

- Tạm đình chỉ điều tra 50 vụ/ 65 bị can;

- Xử lý hành chính: 46 vụ/ 102 đối tượng;

- Chuyển đơn vị khác thụ lý theo thẩm quyền: 27 vụ/ 54 đối tượng;

- Thiệt hại trên 23.500 tỷ đồng, đã thu hồi trên 6.577 tỷ đồng (đạt 27,98%).21

Xét riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, các địa phương đã khởi tố 176 vụ án/425 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ (tăng 13,5% về vụ và 32,8% về số bị can so với cùng kỳ năm 2018).

3.3.3. Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được cải thiện


Ngày 23/1/2020, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) 2019, trong đó xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công tại các quốc gia và vùng lãnh thổ đó.

Năm 2019, Việt Nam đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam và Ma-lay-xi-a là hai nước duy nhất có cải thiện được xem là đáng kể về điểm số CPI.

Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) - cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam cho rằng, việc tăng 4 điểm là một chỉ dấu cho thấy sự chuyển biến tích cực trong công cuộc phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam trong năm vừa qua. Tuy nhiên, xét trên thang điểm từ 0-100 của CPI, trong đó 0 thể hiện cảm nhận mức độ tham nhũng cao nhất và 100 là mức độ tham nhũng thấp nhất, năm 2019 Việt Nam vẫn nằm trong số hai phần ba các quốc gia trên thế giới có điểm dưới 50. Điều này cho thấy tham nhũng trong khu vực công vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Sự cải thiện về điểm số CPI của Việt Nam cũng tương đồng với kết quả khảo sát Phong vũ biểu Tham nhũng ở Việt Nam 2019 (VCB-2019) do Hướng

tới Minh bạch công bố ngày 7 tháng 1 năm 2019. Theo kết quả VCB-2019, mặc dù những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của nhà nước được cho là hiệu quả hơn, nhưng người dân lại ngày càng quan ngại hơn về tham nhũng.

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay - 11

TT cho rằng, tiến bộ trong năm 2019 là kết quả của những nỗ lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện, thực thi chính sách và pháp luật phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là việc tăng cường điều tra, truy tố và xét xử một số vụ án tham nhũng lớn.22

3.3.4. Nâng cao lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng

Ngày 7/1/2020 tại Hà Nội, Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) đã tổ chức buổi công bố kết quả Phong vũ biểu tham nhũng Việt Nam (VCB-2019), nghiên cứu tìm hiểu quan điểm và trải nghiệm của người dân Việt Nam về tham nhũng trong năm 2019.

Trong tháng 7 và tháng 8 năm 2019, TT phỏng vấn 1.085 người dân tại 19 tỉnh, thành phố trên cả nước. Để hiểu sâu hơn quan điểm và trải nghiệm của người dân, TT cũng thực hiện các cuộc phỏng vấn định tính vào tháng 11 năm 2019.

Theo VCB-2019, người dân Việt Nam ngày càng tin rằng tham nhũng đang thuyên giảm và các nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước là có hiệu quả hơn. Đáng chú ý, lần đầu tiên trong bốn lần khảo sát, báo cáo này ghi nhận sự giảm xuống rõ rệt về tỷ lệ người dân phải hối lộ khi sử dụng dịch vụ công. Đây là những tín hiệu cho thấy sự chuyển biến tích cực trong cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam. Tuy vậy, người dân (73%) vẫn cho rằng tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng, đáng lo ngại thứ 4 ở Việt Nam (sau xóa đói giảm nghèo, an toàn thực phẩm và tội phạm/an ninh). Mối quan ngại về tham nhũng đã tăng từ vị trí số 7 trong báo cáo VCB-2017


22 https://towardstransparency.vn/viet-nam-tang-diem-cpi-2019-nhung-tham-nhung-van-nghiem-trong/?fbclid=IwAR2A4Rb3kQc9Xq2Tuzo4nd9Q7lo8yv2cj4Jn7RDrazC5_xAdjHlZgQ75 S9U

lên vị trí thư 4 trong VCB-2019, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa nỗ lực của các bên nhằm giảm tham nhũng và đảm bảo phát triển bền vững.

3.3.5. Một số kết quả đạt được khác

- Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lý các tổ chức đảng, đảng viên sai phạm được đẩy mạnh, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong 5 năm (năm 2013

- năm 2018), cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật Đảng 77.662 đảng viên vi phạm, trong đó hơn 4.300 cán bộ, đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2019 đã thi hành kỷ luật đối với 123 tổ chức đảng và 7.923 đảng viên vi phạm; trong đó có 256 đảng viên bị kỷ luật do có hành vi tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 21 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018).23

- Các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương. Qua việc thực hiện Quy tắc ứng xử và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đã xuất hiện nhiều tấm gương tốt như: ngành Công an có 30.000 lượt cán bộ, chiến sỹ không nhận hối lộ. Tuy nhiên còn nhiều người dân và doanh nghiệp vẫn còn phàn nàn về đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ; công tác kiểm tra việc thực hiện còn hạn chế.

3.4. Những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành về phòng, chống tham nhũng

3.4.1. Hệ thống các cơ quan chuyên trách về PCTN còn phức tạp, thiếu chặt chẽ, chưa có đủ quyền hạn và địa vị pháp lý độc lập

Theo mô hình hiện nay, trách nhiệm phát hiện tham nhũng được giao cho nhiều cơ quan như thanh tra (của Chính phủ), kiểm toán nhà nước (của



23 Ban Nội chính Trung ương (2019), Công tác phòng, chống tham nhũng đạt kết quả toàn diện, đồng bộ, rõ nét hơn, xem tại http://www.noichinh.vn/cong-tac-phong-chong-tham-nhung/201907/cong-tac-phong-chong-tham-nhung-dat-ket-qua-toan-dien-dong-bo-ro-net- hon-306177/

Quốc hội); trách nhiệm điều tra được giao cho Bộ Công an (trực thuộc Chính phủ) đảm nhận. Viện kiểm sát có quyền truy tố vụ án ra trước tòa.

Thẩm quyền của các cơ quan thanh tra trong lĩnh vực PCTN được quy định trong bó buộc trong quyền hạn của một cơ quan tham mưu giúp việc, với thẩm quyền cao nhất chỉ là quyền kiến nghị. Trong khi đấu tranh chống tham nhũng cần những công cụ tổ chức, phương tiện đặc biệt, nó không chỉ phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước, cho Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước nên không thể thực hiện chức năng chống tham nhũng với vị trí, vai trò của cơ quan tham mưu với phương tiện cao nhất chỉ là quyền kiến nghị. Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra trong PCTN chỉ nên tiếp cận chủ yếu ở việc phòng ngừa và phát hiện dấu hiệu tham nhũng, còn việc chống tham nhũng phải được giao cho cơ quan khác có thẩm quyền.

Thêm vào đó, Thanh tra Chính phủ được giao chức năng chống tham nhũng lại thuộc hệ thống hành pháp. Cán bộ làm công tác thanh tra do lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước bổ nhiệm, biên chế, ngân sách hoạt động của cơ quan này đều phụ thuộc vào Chính phủ. Vị trí thiếu độc lập, thẩm quyền thiếu mạnh mẽ ảnh hưởng đến tích khách quan, vô tư của hoạt động thanh tra ngay từ quá trình xây dựng kế hoạch thanh tra cho đến khi ban hành kết luận thanh tra và hiệu quả PCTN của hoạt động thanh tra.

Bộ Công an có thẩm quyền điều tra cũng là một cơ quan thuộc chính phủ nhưng lệ thuộc về tổ chức, biên chế và chịu sự chỉ đạo trong hoạt động từ Chính phủ. Bộ phận có thẩm quyền điều tra tội phạm tham nhũng của Bộ Công an không được quy định bất cứ thẩm quyền, quyền hạn điều tra đặc biệt nào để tránh khỏi sự can thiệp ngầm của Chính phủ. Minh chứng cho điều này là hàng loạt các vụ việc vi phạm pháp luật đến mức độ nghiêm trọng mới được phát hiện và xử lý như: vụ Vinashine, vụ Vinalines, 8 vụ đại án tham nhũng; vụ PVN; sai phạm đất đai tại Thủ Thiêm.

Một số cuộc thanh tra, kiểm toán, nhất là với các doanh nghiệp Nhà nước nhưng lại không phát hiện được tham nhũng, chỉ khi báo chí đưa tin gây

sức ép, cơ quan điều tra vào cuộc mới phát hiện ra. Điển hình là hai vụ sai phạm lớn xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines. Qua hàng chục cuộc thanh tra, kiểm toán tại Vinashin nhưng hai cơ quan này chậm phát hiện, kết luận, ngăn chặn kịp thời, để các sai phạm trở nên cực kỳ nghiêm trọng mới chỉ ra được như đầu tư tràn lan không liên quan đến chức năng của tập đoàn, thua lỗ nặng nề; tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước…24

3.4.2. Kê khai tài sản ở Việt Nam còn mang tính hình thức, chưa có hiệu quả

Theo Báo cáo Tổng kết 10 năm (2006 - 2016) thực hiện Luật PCTN, “tỷ lệ kê khai tài sản, thu nhập đúng thời hạn đã đạt 99,5%, công khai đạt tỷ lệ 98,3%”.25 Tuy nhiên, qua 10 năm chỉ phát hiện, xử lý kỷ luật 17 người kê khai tài sản không trung thực trong tổng số 4.859 trường hợp được xác minh.

Năm 2018, Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN nhận định: “trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong nhiều trường hợp chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đã gây nghi ngờ trong dư luận, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác phòng ngừa tham nhũng. Đặc biệt, năm 2018 số lượng bản kê khai là rất lớn nhưng chỉ phát hiện 06 trường hợp vi phạm, cho thấy biện pháp này chưa phát huy hiệu quả trong PCTN”.26 Năm 2019, trong hơn 1 triệu người kê khai tài sản chỉ xác minh, phát hiện được 10 trường hợp vi phạm.


24 Báo diễn đàn doanh nghiệp điện tử (2010), Ai bao che cho sai phạm của Vinashin, đăng ngày 26/10/2010; Báo dân trí điện tử (2013), Bỏ lọt Vinalines không đoàn thanh tra, kiểm toán nào chịu trách nhiệm, đăng ngày 22/10/2013.

25 Chính phủ (2016), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN, xem tại http://www.thanhtra.gov.vn/ct/news/Lists/PhongChongThamNhung/View_Detail.aspx?Ite mID=480

26 Quốc hội (2018), Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV: Báo cáo th m tra Báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN năm 2018, xem tại http://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat- dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=38344

Gần đây nhất, trong quá trình điều tra vụ BIDV thất thoát hơn 1.500 tỷ, cơ quan chức năng đã kê biên, phong tỏa khối tài sản lớn trong nước và tài sản trị giá hàng trăm tỷ đồng tại Lào của ông Trần Bắc Hà (Chủ tịch HĐQT BIDV, đại diện 40% vốn nhà nước tại BIDV giai đoạn 2008-2016).27 Câu hỏi đặt ra là số tài sản này đã được ông Hà kê khai trước đây hay chưa? Có từng nằm trong diện phải xác minh nguồn gốc hợp pháp không? Nếu có thì vì sao những sai phạm của ông Hà không được phát hiện sớm hơn?

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định cụ thể việc xử lý nghiêm khắc nếu người có nghĩa vụ kê khai kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực nhưng Luật 2018 cũng mới dừng lại ở việc xử lý người kê khai không trung thực mà chưa hướng đến xử lý tài sản kê khai không trung thực. Có lẽ sự “quyết liệt nửa vời” này trong luật sẽ là một cản trở cho hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập, khi không hướng đến xử lý tận gốc tài sản kê khai không trung thực (trong đa số trường hợp đó là tài sản do tham nhũng mà có) – vốn là mục đích, động cơ của hành vi tham nhũng.

3.4.3. Các quy định pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ còn rời rạc, chưa đầy đủ, toàn diện, thiếu tính khả thi

Thứ nhất, pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích (XĐLI) trong hoạt động công vụ còn thiếu tính toàn diện khi chưa dự liệu đầy đủ các tình huống để kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ. Tính chất thiếu toàn diện này thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

- Thiếu quy định về công khai hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức và trong hoạt động đấu thầu. Mặc dù pháp luật đã có quy định yêu cầu minh bạch trong một số quá trình ra quyết định đấu thầu (ví dụ như thông tin của các nhân/tổ chức vi phạm quy định, thông tin về việc xử lý vi phạm),


27 Nguyễn Hưởng (2020), Kê biên khối tài sản hàng trăm tỉ đồng của cha con ông Trần Bắc Hà, xem tại https://nld.com.vn/phap-luat/ke-bien-khoi-tai-san-hang-tram-ti-dong-cua- cha-con-ong-tran-bac-ha-20200329004604776.htm

song các yếu tố khác của quá trình lựa chọn thầu, ví dụ như lý do lựa chọn và từ chối nhà thầu, lại không phải công bố, trong khi đây chính là những vấn đề tiềm ẩn XĐLI trong quá trình đấu thầu các dự án đầu tư công.

- Quy định về hạn chế lợi ích cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức còn chưa đầy đủ. Pháp luật hiện đã có quy định về những hạn chế lợi ích cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức, ví dụ như hạn chế về quà tặng, việc làm thêm, việc làm sau khi nghỉ hưu, tuy nhiên chưa có quy định hạn chế hoặc kiểm soát đối với các thành viên mở rộng của gia đình và những người thân thích khác như bạn bè của cán bộ, công chức, viên chức... Trong khi đó, thực tế cho thấy những hành vi có lợi cho cán bộ, công chức, viên chức thường được thực hiện bởi chính những thành viên trong gia đình cán bộ, công chức, viên chức hoặc bạn bè thân tình của cán bộ, công chức, viên chức thông qua những doanh nghiệp "sân sau" hoặc qua việc biết trước thông tin. Nói cách khác, sự thiếu hụt này tạo cơ sở tồn tại cho một số dạng XĐLI trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

- Một số quy định về phát hiện, xử lý XĐLI còn bất cập. Pháp luật hiện hành chưa nêu rõ trách nhiệm của cá nhân cán bộ, công chức, viên chức trong việc phát hiện và giải quyết các tình huống XĐLI. Trách nhiệm duy nhất được quy định liên quan đến lợi ích cá nhân là hàng năm phải kê khai tài sản và thu nhập để phục vụ cho công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức. Mặc dù pháp luật đã có một hệ thống quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo những hành vi tham nhũng trong đó bao gồm XĐLI, song tố cáo nặc danh về nguyên tắc sẽ không được xử lý (trừ trường hợp đơn tố cáo nặc danh về hành vi tham nhũng rất "rõ ràng và cung cấp bằng chứng cụ thể và có căn cứ để điều tra") và việc giải quyết khiếu nại được giao cho chính cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức khiến cho tính khách quan khó được đảm bảo.

Thứ hai, một số quy định pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ chưa đảm bảo tính phù hợp và thiếu tính khả thi, thể hiện ở chỗ: Các

quy định về xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi công vụ, nhiệm vụ chưa rõ ràng, cụ thể. Ví dụ, trách nhiệm giải trình trong việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được giao được nêu trong Nghị định số 90/2013/NĐ-CP nhưng chưa quy định cụ thể việc xử lý vi phạm khi người giải trình không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ giải trình hay có vi phạm quy định về thực hiện trách nhiệm giải trình. Hoặc chế tài quy định xử lý đối với trường hợp vi phạm quy định về hạn chế việc làm thêm sau khi nghỉ hưu cũng chưa rõ ràng; chưa có quy định cụ thể về việc sử dụng các thông tin được công bố về kết quả tuyển dụng, đề bạt và đấu thầu để điều tra và phát hiện các trường hợp vi phạm.

3.4.4. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng liên quan đến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức

Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phản ánh tương đối toàn diện đời sống kinh tế của đất nước, diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, gắn liền với vai trò quản lý nhà nước. Do đó, việc phát hiện và xử lý tham nhũng liên quan đến doanh nghiệp luôn gặp phải những thách thức nhất định, điển hình là:

Thứ nhất, việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam rất sôi động, cùng với đó là mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước diễn ra thường xuyên, ở nhiều địa phương và nhiều cấp độ khác nhau. Đứng trước thực tiễn quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, việc cải cách thủ tục han chính diễn ra chậm, đạo đức của một bộ phận công chức suy thoái dã làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, tăng nguy cơ phát sinh tham nhũng trong mối quan hệ giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp. Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp đã trở thành “đối tác” của tham nhũng. Đây là dạng tham nhũng mà doanh nghiệp chủ động dùng các lợi ích vật chất hoặc tinh thần tác động đến các hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong thực thi nhiệm vụ với mục đích đạt được những lợi ích bất hợp pháp cho doanh nghiệp, ví dụ như để được miễn giảm thuế phải nộp,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023