Nội Dung Của Pháp Luật Về Trách Nhiệm Của Người Đứng Đầu Cơ Quan, Tổ Chức, Đơn Vị

với mọi đối tượng có nghĩa vụ kê khai nhằm hình thành đồng bộ cơ sở dữ liệu, thông tin về tài sản, thu nhập của họ kể từ thời điểm Luật có hiệu lực để phục vụ cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập. Đồng thời, tất cả cán bộ, công chức, một số viên chức hoặc ở vị trí công tác khác khi được tiếp nhận, tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong khu vực nhà nước đều phải kê khai lần đầu, tuy nhiên, những năm công tác tiếp theo, họ không phải kê khai tài sản, thu nhập hằng năm nếu không có căn cứ phát sinh. Kê khai hằng năm chỉ áp dụng đối với những người giữ chức vụ từ Giám đốc Sở và tương đương trở lên, người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác. Kê khai bổ sung áp dụng đối với người có biến động tăng về tài sản, thu nhập có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên.

- Quy định về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập: Kế thừa Luật 2005, Luật PCTN 2018 tiếp tục quy định bản kê khai được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.

- Quy định về xác minh tài sản, thu nhập: Điều 41 Luật PCTN 2018 quy định các căn cứ xác minh tài sản, thu nhập, trong đó bổ sung một số căn cứ như khi có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được lựa chọn ngẫu nhiên.

- Quy định về xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực: Kế thừa Luật 2005, Luật PCTN 2018 tiếp tục quy định xử lý nghiêm khắc hành vi kê khai, giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực tại Điều 51. Đồng thời, Luật cũng quy định trường hợp người vi phạm chủ động xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể được xem xét không kỷ luật.

- Quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập: Luật PCTN 2018 bổ sung quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản,

thu nhập; trách nhiệm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; bảo vệ, lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập tại các Điều 52, Điều 53, Điều 54.

3.1.2.4. Nội dung của pháp luật về phát hiện tham nhũng


Kế thừa quy định của Luật 2005, Điều 57 Luật PCTN 2018 tiếp tục quy định về công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước; công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đồng thời bổ sung quy định kiểm tra hoạt động chống tham nhũng trong cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân.

Tuy nhiên, Điều 61 bổ sung quy định thẩm quyền của cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước trong thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, theo đó phân cấp hoạt động thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh. Đối với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, việc kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng tại các cơ quan, tổ chức có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công được thực hiện theo phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước. Điều 61 cũng quy định Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp xử lý trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

3.1.2.5. Nội dung của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị

Luật PCTN 2018 đã dành một chương riêng với nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung nhằm cụ thể hóa và đề cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN. Theo đó, nội dung trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN được quy định tại Điều 70; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác được quy định tại Điều 71; quy định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay - 10

đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách được quy định ở các Điều 72 và Điều 73.

3.1.2.6. Nội dung của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước

Đây là vấn đề mới của Luật PCTN 2018, được quy định trong một chương riêng (Chương VI). Chương này nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật ra khu vực ngoài nhà nước, thể hiện chủ trương nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp và tổ chức ở khu vực ngoài nhà nước trong PCTN.

Chương VI Luật PCTN 2018 quy định trách nhiệm của tất cả doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nói chung trong việc xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng. Bên cạnh đó, Chương này quy định áp dụng bắt buộc một số chế định của Luật đối với một số loại hình tổ chức xã hội, doanh nghiệp gồm công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện. Đây là các doanh nghiệp, tổ chức có huy động vốn đóng góp của nhiều cổ đông, hoạt động của loại hình doanh nghiệp này (công ty đại chúng) có ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế hoặc có huy động các khoản đóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện nên dễ phát sinh tham nhũng, do đó, cần phải áp dụng một số biện pháp PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.

3.1.2.7. Nội dung của pháp luật về xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN

Vấn đề này được quy định tại Chương IX của Luật PCTN 2018. Chương này cũng chứa đựng nhiều nội dung mới theo hướng thắt chặt các

biện pháp xử lý tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, qua đó tăng cường hiệu quả thực thi Luật PCTN.

Về xử lý tham nhũng, Luật PCTN 2018 quy định quy định người có hành vi tham nhũng dù giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác và quy định đối với người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.

Về xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Luật PCTN 2018 bổ sung quy định tại mục 2 Chương IX. Theo đó, Điều 94 liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật về PCTN và quy định mang tính nguyên tắc xử lý đối với các hành vi này. Đối với người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật, nếu là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét áp dụng tăng hình thức kỷ luật. Người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật nếu là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thì còn bị xử lý theo điều lệ, quy chế, quy định của tổ chức đó. Đồng thời, Luật giao Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, Điều 95 Luật PCTN 2018 quy định xử lý hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.

3.2. Đánh giá tính hoàn thiện của hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng hiện nay

Nỗ lực của Chính phủ trong hoàn thiện thể chế về PCTN là thành tích đáng ghi nhận trong thời gian qua. Luật PCTN năm 2018 được ban hành đã khắc phục, bù đắp được những thiếu sót, hạn chế của Luật PCTN năm 2005; đồng thời đã bổ sung những quy định mới phù hợp với tình hình thực tế. Có thể nói pháp luật PCTN về cơ bản đã điều chỉnh một cách khá đầy đủ các nội dung trong hoạt động PCTN. Đây là yếu tố quan trọng để tránh những “lỗ hổng” pháp lý, tạo tiền đề, cơ sở cho hoạt động PCTN.

Đối chiếu với các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã được trình bày tại Chương I, ta có thể rút ra những nhận xét sau:

Thứ nhất, pháp luật về PCTN cơ bản đảm bảo được tính minh bạch. Các quy định trong Luật PCTN năm 2018 nhìn chung được quy định khá rõ ràng, cụ thể, hạn chế việc gây nhầm lẫn trong quá trình thực hiện, áp dụng các quy định này trong thực tiễn. Đồng thời, Quốc hội đã tiến hành lấy ý kiến đóng góp của người dân, các cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng dự thảo về cũng như thực hiện công bố công khai các văn bản pháp luật về PCTN có hiệu lực thi hành.

Thứ hai, pháp luật về PCTN chưa thực sự toàn diện. Quy định về hành vi tham nhũng của Luật PCTN 2018 vẫn còn bất cập, thiếu sót. Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 3 quy định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi”. Trong khi đó, việc Luật vẫn chỉ liệt kê 12 nhóm hành vi tham nhũng (Khoản 1 Điều 2) là chưa thực sự dầy đủ và phù hợp với định nghĩa về tham nhũng ở Khoản 1 Điều 3. Trong thực tế, nhiều hành vi như lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của người khác vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập quỹ trái phép vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước để vụ lợi... về bản chất là hành vi tham nhũng nhưng không tương ứng với 12 hành vi được nêu tại Khoản 1 Điều 2 của Luật.

Thứ ba, pháp luật về PCTN cơ bản đã đảm bảo tính nhất quán, tính hệ thống. Luật PCTN 2018 về cơ bản có sự thống nhất với các văn bản khác trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng, không mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản pháp luật hiện hành.

Thứ tư, pháp luật về PCTN chưa thực sự đảm bảo được tính thống nhất, đồng bộ. Luật PCTN năm 2018 đã bổ sung những quy định mới về thanh tra, kiểm toán những vụ việc có dấu hiệu thm nhũng để tăng cường hơn nữa hiệu

quả phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, Luật PCTN 2018 chưa đề cập cụ thể đến trình tự, thủ tục thực hiện các quy định mới nêu trên, mà chỉ viện dẫn sang các luật có liên quan như Luật Thanh tra, Luật Kiểm toán nhà nước. Vì vậy, các quy định mới này sẽ khó để có thể được thực hiện, áp dụng ngay sau khi Luật PCTN 2018 có hiệu lực, vì cần phải sửa đổi các luật có liên quan. Cụ thể, Chính phủ sẽ cần xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra, Luật Kiểm toán nhà nước để quy định về trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.

Thứ năm, pháp luật về PCTN nhìn chung đã phù hợp với thực tiễn. Các quy định của pháp luật về PCTN được xây dựng trên cơ sở thực trạng đấu tranh PCTN, thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng trong điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, các phương pháp, cách thức điều chỉnh của pháp luật về PCTN có sự phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, đã tiến hành ứng dụng khoa học – công nghệ vào công cuộc đấu tranh PCTN.

Thứ sáu, pháp luật về PCTN được xây dựng trên cơ sở trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Cụ thể, các quy phạm pháp luật về PCTN đã được cấu trúc một cách khá chặt chẽ, logic, khoa học theo các chương, mục, điều, khoản, điểm rõ ràng; các khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ được sử dụng đáp ứng được tính chuẩn xác, dễ hiểu và phù hợp với khả năng nhận thức, ý thức pháp luật của xã hội.

Thứ bảy, pháp luật về PCTN chưa dự liệu điều chỉnh được những quan hệ pháp luật có khả năng xảy ra trên thực tế. Mặc dù Luật PCTN 2018 đã mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước cùng nhiều quy định mới khác. Song, về cơ bản, pháp luật PCTN của nước ta hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc cơ bản phù hợp với tình hình thực tiễn, điều chỉnh kịp thời các hành vi tham nhũng tham nhũng đang diễn ra trên thực tế hiện nay chứ chưa hề có tính dự liệu trước. Nếu như tham nhũng ngày càng diễn ra trên phạm vi rộng, quy mô lớn, được ẩn mình dưới nhiều hành vi khó nhận

diện, hình thức phức tạp thì pháp luật PCTN của nước ta hiện nay đang vất vả chạy theo để cố gắng bắt kịp với thực tế này, kịp thời có những giải pháp phù hợp để phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý. Tính dự liệu điều chỉnh những quan hệ pháp luật có khả năng xảy ra của Luật PCTN chưa được đáp ứng.

Thứ tám, pháp luật về PCTN của Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, chưa hoàn toàn tương thích với các quy định của UNCAC. Cụ thể, luật PCTN năm 2018 chưa có quy định về kiểm toán, chứng nhận các báo cáo kết quả tài chính; quy định về duy trì sổ sách, chứng từ, công khai báo cáo tài chính và tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán đối với các doanh nghiệp; chưa quy định là tội phạm tham nhũng đối với hành vi của doanh nghiệp lập tài khoản ngoài sổ sách,tiến hành giao dich ngoài sổ sách hoặc giao dịch không được xác minh thỏa đáng, lập chứng từ khống, đưa vào sổ sách những khoản nợ được xác định sai đối tượng nợ, dùng giấy tờ, chứng từ giả hoặc cố tin hủy tài liệu sổ sách trước thời hạn pháp luật cho phép...

3.3. Những thành quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng


3.3.1. Kết quả đạt được trong việc xử lý những vụ án tham nhũng có tính chất nghiêm trọng

Theo báo cáo số 330/BC-CP ngày 22/9/2016 của Chính phủ tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng thì trong 10 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, công tác điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tham nhũng có nhiều tiến bộ. Các vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý với số lượng lớn (đã khởi tố 2.530 vụ án tham nhũng với 5.447 bị can; truy tố 2.959 vụ, 6.935 bị can; xét xử 2.628 vụ, 5.870 bị cáo).

Nhiều vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng đã được phát hiện, khởi tố điều tra, thu hồi cho Nhà nước tiền và tài sản trị giá hàng ngàn tỷ đồng, được đưa ra xét xử với các hình phạt nghiêm khắc như chung thân, tử hình, được Đảng, Nhà nước tập trung chỉ đạo, theo dõi, quần chúng nhân dân và dư luận quan tâm, đồng tình ủng hộ như: vụ tham ô tài sản xảy ra tại Ban Quản lý Đề án 112 Chính phủ; vụ Vũ Quốc Hảo, Tổng Giám đốc Công ty Cho thuê

tài chính Agribank (ALCII) tham ô tài sản, cố ý làm trái… gây thiệt hại trên

1.000 tỷ đồng (tòa tuyên 05 án tử hình); vụ án mua bán ụ nổi xảy ra tại Vinalines (vụ án Dương Chí Dũng - 02 án tử hình); các vụ án xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN (vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh...); vụ Trần Quốc Đông và đồng phạm thuộc Ban quản lý dự án đường sắt trên cao phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; vụ án tổ chức đánh bạc và đánh bạc xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương (vụ án Phan Văn Vĩnh, Phan Sào Nam...); vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn, Bộ QP (vụ án Đinh Ngọc Hệ, tức "Út trọc"); vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79 (vụ án Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ nhôm ); vụ án của Huỳnh Thị Huyền Như; Phạm Công Danh; Hà Văn Thắm; Đinh La Thăng; Trịnh Xuân Thanh;…20

3.3.2. Kết quả đạt được trong công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng

Về công tác phát hiện tội phạm tham nhũng:

Từ 01/6/2006 đến 31/8/2015: Cơ quan điều tra các cấp đã thụ lý 4.548

vụ việc có liên quan đến tham nhũng, trong đó:

- Phát hiện từ các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an: 1.187 vụ;

- Từ nguồn tố giác, tin báo về tội phạm: 2.628 vụ;

- Từ nguồn khác (Thanh tra, kiểm toán, các cơ quan nhà nước…): 733 vụ.

Về công tác điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng:

Từ 01/6/2006 đến 31/8/2015, Cơ quan điều tra các cấp đã thụ lý, điều tra: 2.896 vụ án/ 7.136 bị can phạm tội về tham nhũng, (trong đó khởi tố mới: 2.667 vụ/ 6.005 bị can). Kết quả giải quyết:

- Đã kết luận điều tra đề nghị truy tố: 2.487 vụ/ 5.965 bị can;

- Đình chỉ điều tra: 65 vụ/ 98 bị can;



20 http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Chinh-tri/905729/toan-van-phat-bieu-ket-luan-cua-tong- bi-thu-tai-hoi-nghi-toan-quoc-ve-cong-tac-phong-chong-tham-nhung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023