Khuyến Khích Và Có Cơ Chế Bảo Vệ Người Thổi Còi (Whistle-Blower) – Người Dũng Cảm Đưa Ra Thông Tin, Bằng Chứng Về Việc Tham Nhũng

chức có nghĩa vụ kê khai thuộc phạm vi kiểm soát của mình. Rà soát, tổng hợp và nộp lên tài khoản của Thanh tra Chính phủ.

+ Thanh tra Chính phủ có tài khoản quản trị với trang cơ sở dữ liệu này. Có đầy đủ các quyền của tài khoản quản trị theo quy định của pháp luật hiện nay.

+ Từng bước tiến hành công khai bản kê khai thu nhập, tài sản của lãnh đạo Nhà nước. Theo đó, bản kê khai tài sản, thu nhập từ cấp Bộ trưởng trở lên cần được đăng tải công khai trên tảng web cơ sở dữ liệu quốc gia để mọi người dân đều có thể truy cập, tiếp cận dù không có tài khoản truy cập. Thắt chặt bước đầu việc kiểm soát tài sản, thu nhập của các quan chức cấp cao là điều tối cần thiết để phòng ngừa tham nhũng. Bởi lẽ, quyền lực càng nhiều, nguy cơ tham nhũng càng cao. Việc công khai bản kê khai thu nhập, tài sản của lãnh đạo Nhà nước sẽ góp phần nâng cao vai trò giám sát của người dân trong công tác phòng chống tham nhũng cũng như trách nhiệm giải trình của các quan chức cấp cao, lãnh đạo Nhà nước trong vai trò quản lý, điều hành đất nước.

4.2.5. Khuyến khích và có cơ chế bảo vệ người thổi còi (Whistle-blower) – người dũng cảm đưa ra thông tin, bằng chứng về việc tham nhũng

“Người thổi còi” (Whistle-blower) là cách gọi những người tố cáo hoặc cung cấp thông tin về một hành vi vi phạm pháp luật. Thông thường, “người thổi còi” là người bên trong tổ chức hoặc có mối liên hệ mật thiết với cá nhân bị tố cáo. Những thông tin của “người thổi còi” thường rất quý giá cho các cơ quan điều tra phát hiện những sai phạm.

Trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, vai trò của “người thổi còi” đặc biệt quan trọng vì tính chất bí mật và phức tạp của hành vi này. Tuy nhiên, chính vì lý do này mà “người thổi còi” cần phải được những cơ chế bảo vệ rất đặc biệt để tránh việc họ bị trả thù vì hành vi tố cáo hay cung cấp thông tin.

Không ai mong muốn trở thành “người thổi còi” – người đưa ra thông tin, bằng chứng về việc tham nhũng, nếu người đó biết rằng mình sẽ không được bảo vệ. “Người thổi còi” luôn phải đối diện với 2 rủi ro: thứ nhất là rủi ro không chứng minh được, vì không đủ bằng chứng khi đưa ra cáo buộc, thứ hai là rủi ro

phát sinh đối với chính cá nhân người thổi còi (nguy cơ mất việc, mất danh tiếng, ảnh hưởng đến gia đình, người thân, nguy cơ có thể bị trả thù…).

Nhiều quốc gia đã có cơ chế rất cụ thể bảo vệ người thổi còi có thể tham khảo. Chẳng hạn, từ năm 1986 ở Mỹ đã thông qua đạo luật về bảo vệ người thổi còi, thậm chí còn đưa ra quy định tiền thưởng mà nhà nước chi trả cho thông tin có thật mà người đó đã cung cấp. Ở Anh, chính phủ đã lập ra đường dây điện thoại nóng để tiếp nhận các thông tin tham nhũng, từ đó chuyển thông tin đến những cơ quan có trách nhiệm xử lý, giải quyết, đồng thời có cơ chế cụ thể bảo vệ người thổi còi này. Trong nhóm các quốc gia thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), có 59% quốc gia thành viên có luật cho phép việc cung cấp thông tin về tham nhũng một cách ẩn danh. Ở Trung Quốc, việc cung cấp thông tin ẩn danh tuy không được quy định cụ thể, nhưng trên thực tế vẫn diễn ra và được các cơ quan phòng, chống tham nhũng xử lý rất tích cực. Ví dụ, từ tháng 9/2013, Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cung cấp một địa chỉ website nơi người dân có thể cung cấp các thông tin về hành vi tham nhũng của quan chức chính phủ. Những thông tin này có thể cung cấp mà không đi kèm với việc tiết lộ thông tin cá nhân của người cung cấp. Đến tháng 6/2015, Uỷ ban này thậm chí còn cho ra mắt một ứng dụng điện thoại để người dân cung cấp thông tin được dễ dàng hơn. Kết quả, trung bình một ngày Uỷ ban này nhận được hơn

1.000 thông tin từ người dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Tại Việt Nam, trong một khảo sát của Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới, có đến 62% người khảo sát trả lời rằng lý do khiến họ không tố cáo tham nhũng là “sợ bị trả thù”28. Còn một khảo sát khác của tổ chức Hướng tới Minh bạch (đầu mối của Minh bạch Quốc tế tại Việt Nam) chỉ ra rằng chỉ có 38% số người khảo sát sẵn sàng tố cáo tham nhũng và có đến 28% người khảo sát “sợ gánh chịu hậu quả” khi tố cáo.29


Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay - 13


28 Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới (2013), Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, tr.68.

29 Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) (2013), Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu 2013 – Quan điểm và trải nghiệm của người dân Việt Nam, xem tại https://towardstransparency.vn/wp-content/uploads/2019/02/GCB-Full- Report_FINAL.8.7.2013_VN.pdf.

Việc cho phép cung cấp thông tin hay tố cáo ẩn danh có thể sẽ giúp “người thổi còi” bớt được những lo sợ này và chủ động hơn. Mặc dù vậy, đây không phải là biện pháp duy nhất mà còn phải đi kèm với những biện pháp bảo vệ người tố cáo hay cung cấp thông tin từ phía chính quyền.

4.2.6. Giải pháp phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư

Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam bước đầu đã điểu chỉnh vấn đề tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước với việc hình sự hóa một số hành vi tham nhũng trong khu vực tư và mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật phòng, chống tham nhũng 2018 sang khu vực ngoài nhà nước. Tuy nhiên, để phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư đạt hiệu quả cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng và pháp luật về kinh doanh trên một số khía cạnh sau:

- Hoàn thiện quy định về tội hối lộ theo hướng chỉ xử lý người đưa hối lộ để đạt được những lợi ích bất hợp pháp, loại trừ trách nhiệm đối với những hiện tượng phải quà cáp “bôi trơn” trong khi thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp. Ngược lại người nhận hối lộ phải chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp, bất kể hành vi của họ là dúng hay không đúng với nhiệm vụ công vụ mà pháp luật giao cho họ. Cần mô tả hành vi đưa hối lộ với biểu hiện cụ thể của nó thay vì cách hiểu được dựa trên việc mô tả hành vi nhận hối lộ như hiện nay.

- Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp và kiểm toán bộ bộ doanh nghiệp. Hiện này, hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, bất cập trong đó đặc biệt về vấn đề kế toán, kiểm toán nhằm minh bạch hoá hoạt động kinh doanh, thương mại, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh;

- Xây dựng cơ chế khuyến khích đồng thời phối hợp tích cực có hiệu quả với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp xây dựng và thực hiện hệ thống quản trị nội bộ và xây dựng nguyên tắc kinh doanh minh bạch.

- Xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện “Quy tắc ứng xử của doanh nghiệp”, trong đó bao gồm cả những nguyên tắc kinh doanh không tham nhũng, không hối lộ, chống xung đột lợi ích. Có cơ chế khuyến khích, biểu dương doanh nghiệp nói không với tham nhũng. Trao quyền cho các hội nghề nghiệp trong việc cấp th , chứng chỉ hành nghề để từ đó có cơ chế thực thi các quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử. Thiết lập “sổ đen” trong đó liệt kê doanh nghiệp có hành vi hối lộ, gian lận thương mại... trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi về cơ hội tiếp cận vốn, cơ hội đầu tư đối với doanh nghiệp không có tên trong “sổ đen”. Qua đó, dần hình thành văn hóa phi tham nhũng trong kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Hoàn thiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam hiện nay cần dựa trên những quan điểm: pháp luật về PCTN phải thể chế hoá được các đường lối, chính sách của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN; quán triệt nghiêm túc các nội dung tư tưởng và hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu; phải đạt được mục tiêu phát triển KTXH; đề cao, coi trọng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; quan tâm thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia theo đúng nguyên tắc của pháp luật quốc gia và việc hoàn thiện phải được thực hiện thường xuyên.

Giải pháp HTPL về PCTN ở Việt Nam hiện nay phải bảo đảm tính đồng bộ, tương thích với hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó quan tâm tới việc thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng độc lập, có thực quyền, hoạt động hiệu quả; hoàn thiện cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; thực hiện liên thông hệ thông dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; việc chống tham nhũng phải song hành với việc cải cách thủ tục hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin; khuyến khích và có cơ chế bảo vệ người thổi còi (Whistle- blower) – người dũng cảm đưa ra thông tin, bằng chứng về việc tham nhũng cũng như có những quy định cụ thể để đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước.

PHẦN KẾT LUẬN


Hoàn thiện pháp luật về PCTN là yêu cầu tất yếu khách quan hiện nay để góp phần nâng cao hiệu quả PCTN. Đây là một công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi phải được thực hiện một cách có khoa học, trong đó, cần phải dựa vào các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nó để bảo đảm pháp luật về PCTN đi vào cuộc sống và phát huy được hiệu quả trên thực tế.

Mặc dù có nhiều quy định pháp luật về PCTN nhưng qua thực tiễn cho thấy các quy định này vẫn còn hạn chế, trong đó, các biện pháp phòng ngừa cũng như phát hiện xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu PCTN, còn thiếu sự bảo đảm cần thiết để phát huy được tác dụng trên thực tế; các quy định của pháp luật chưa phản ánh đúng thực chất của tình hình tham nhũng hiện nay. Đồng thời, pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu phát huy hết vai trò, trách nhiệm của xã hội trong công cuộc PCTN, còn thiếu các cơ chế khuyến khích, bảo vệ công dân, tổ chức tích cực tham gia PCTN.

Hoàn thiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam hiện nay cần dựa trên những quan điểm, yêu cầu, điều kiện cụ thể của đất nước, nhất là phải thể chế hoá được các đường lối, chính sách của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN; phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán của Việt Nam; đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam; phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và bảo đảm công bằng xã hội; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Giải pháp HTPL về PCTN ở Việt Nam hiện nay phải bảo đảm tính đồng bộ, tương thích với hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó cần nghiên cứu tiến hành thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng độc lập, có thực quyền, hoạt động hiệu quả, làm cho công chức “không dám tham nhũng”; hoàn thiện cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức;

thực hiện liên thông hệ thông dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; chống tham nhũng phải song hành với việc cải cách thủ tục hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin; khuyến khích và có cơ chế bảo vệ người thổi còi (Whistle-blower) – người dũng cảm đưa ra thông tin, bằng chứng về việc tham nhũng và từng bước tiến hành phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt


1. Nguyễn Thị Quế Anh – Vũ Công Giao – Nguyễn Hoàng Anh (2018), Các lý thuyết, mô hình, cách tiếp cận về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

2. Ban Nội chính Trung ương (2005), Một số văn bản của Đảng về phòng chống tham nhũng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Nội chính Trung ương (2019), Công tác phòng, chống tham nhũng đạt kết quả toàn diện, đồng bộ, rõ nét hơn, Hà Nội.

4. Chính phủ (2018), Báo cáo số 481/BC-CP của Chính phủ về công tác PCTN năm 2018.

5. Chính phủ (2016), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN.

6. Chính phủ (2009), Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, Hà Nội.

7. DANIDA-Thanh tra Chính phủ (2006), Giới thiệu các công ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

8. Ngô Kiều Dâng (2014), Tổ chức và hoạt động của cơ quan ph ng, chống tham nhũng ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

9. Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao (2012), “Hiến pháp và cuộc chiến chống tham nhũng” trong cuốn Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

10. Nguyễn Đăng Dung – Phạm Hồng Thái – Chu Hồng Thanh – Vũ Công Giao (2013), Giáo trình Lý luận và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Chỉ thị số 33/CT-TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí