Quan Điểm Hoàn Thiện Pháp Luật Về Phòng, Chống Tham Nhũng

được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nói cách khác, đây là việc doanh nghiệp tự nguyện trả các chi phí không chính thức để “bôi trơn” hoạt động của doanh nghiệp, hoàn toàn không phải do bị cơ quan nhà nước ép buộc hay gây khó dễ. Với cơ chế “đôi bên cùng có lợi” sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong việc nhận diện, phát hiện dạng tham nhũng này.

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những thách thức trong phòng, chống tội phạm kinh tế nói riêng và tội phạm tham nhũng nói chung, nhất là tội phạm tham nhũng liên quan đến doanh nghiệp. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, doạnh nghiệp có thể lợi dụng việc đầu tư của Chính phủ ra nước ngoài để thực hiện các hành vi gian dối, lập chứng từ khống,… Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là chủ trương lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên quy định về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thực tiễn quản lý vốn đầu tư còn nhiều bất cập, tội phạm tham nhũng có thể phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, ví dụ như điều chỉnh giá, tổ chức đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu để nhận hối lộ,… Bên cạnh đó, với điều kiện hội nhập quốc tế và công nghệ thông tin như hiện nay, tội phạm tham nhũng có thể sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng gây khó khăn cho việc phát hiện và xử lý.

3.4.5. Một số bất cập, hạn chế khác

- Quy định về kiểm soát quà tặng còn hình thức, thiếu tính khả thi, thiếu quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc tiếp nhận và xử lý kịp thời báo cáo về quà tặng của cán bộ, công chức, chưa có quy định rõ về chế tài xử lý vi phạm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Để tạo cơ sở pháp lý cho công tác PCTN trên thực tế, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng, phát hiện, xử lý tham nhũng; tổ chức, hoạt động của cơ quan PCTN; phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong PCTN; hợp tác quốc tế về PCTN và các biện pháp bảo đảm nhằm PCTN có hiệu quả.

Với quyết tâm từng bước đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ nạn tham nhũng, công tác phòng, chống tham nhũng của nước ta đã đạt những thành quả đáng ghi nhận như: Hàng loạt vụ án tham nhũng đã được đưa ra ánh sáng; Công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng ghi nhận nhiều kết quả đáng kể; Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được cải thiện; Niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng được nâng cao;…

Bên cạnh đó, trong quá trình áp dụng, pháp luật hiện hành về phòng, chống tham nhũng cũng bộc lộ mọt số bất cập, hạn chế. Ví dụ như:Hệ thống các cơ quan chuyên trách về PCTN còn phức tạp, thiếu chặt chẽ, chưa có đủ quyền hạn và địa vị pháp lý độc lập; Việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức thực hiện trên phạm vi rộng, kết quả kê khai nhiều nhưng không có hiệu quả; Các quy định pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ còn rời rạc, chưa đầy đủ, toàn diện, thiếu tính khả thi; Quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng liên quan đến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức…

CHƯƠNG 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay - 12

4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng


Quan điểm HTPL về PCTN phải trở thành nguyên tắc, nền tảng tư tưởng để các cơ quan nhà nước căn cứ vào đó nghiên cứu, xây dựng đề xuất hoàn thiện các quy định về PCTN, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành mới các quy định có liên quan đến công tác PCTN. Quá trình HTPL về PCTN cần dựa trên cơ sở các quan điểm sau:

Thứ nhất, pháp luật về PCTN phải thể chế hoá được các đường lối, chính sách của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, thể hiện trong các văn bản, quy định, nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết BCH Trung ương Đảng lần thứ 3 (khoá X).

Thứ hai, trong quá trình hoàn thiện pháp luật về PCTN cần quán triệt nghiêm túc các nội dung tư tưởng và hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về PCTN phải đạt được mục tiêu phát triển KTXH. Pháp luật về PCTN phải được thiết kế làm sao để nó là công cụ kiểm soát, đồng thời, có tác dụng tạo lập môi trường pháp lý để các quan hệ KTXH phát triển mà không được bó hẹp, cản trở hoặc kìm hãm sự phát triển KTXH.

Thứ tư, quá trình hoàn thiện pháp luật về PCTN cần phải đề cao các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Thực tiễn PCTN đã chứng minh, phòng ngừa là biện pháp có hiệu quả nhất và chữa được tận gốc, nguyên nhân của tham nhũng.

Thứ năm, hoàn thiện pháp luật về PCTN cần quan tâm các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, theo đúng nguyên tắc của pháp luật quốc gia. Trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia và kinh nghiệm điều chỉnh của pháp luật về PCTN của các nước trên thế giới để chọn lọc những giá trị tinh hoa, khoa học để nghiên cứu áp dụng tại

Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình nội luật hóa các điều ước quốc tế và ứng dụng kinh nghiệm quốc tế vào Việt Nam đòi hỏi phải thận trọng và phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc của pháp luật quốc gia để không bị chệch hướng và bảo đảm được sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam.

4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng


4.2. . Thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng độc lập, có thực quyền, hoạt động hiệu quả, làm cho công chức “không dám tham nhũng”

Ở nước ta hiện nay, việc PCTN được giao cho nhiều cơ quan, tuy nhiên với những hạn chế đã được chỉ rõ đặc biệt là thiếu một số quyền hạn cần thiết và năng lực để tiến hành điều tra tội phạm về tham nhũng. Chính vì vậy, việc thành lập cơ quan có tính chuyên biệt, có thẩm quyền đủ lớn trong phát hiện, điều tra hành vi tham nhũng trong bối cảnh hiện tại là cần thiết để tạo chuyển biến căn bản cho công tác này. Học tập kinh nghiệm của một số các quốc gia trên thế giới, cơ quan này cần đảm bảo các yếu tố cơ bản sau đây:

- Là một cơ quan độc lập, không trực thuộc Chính phủ, không chịu sự chi phối, ảnh hưởng của Chính phủ.

- Cơ quan này phải có thẩm quyền điều tra đặc biệt, trong đó có quyền điều tra bất kì bộ trưởng hay cán bộ cấp cao nào khác của cơ quan hành chính. Đồng thời, cơ quan này cũng được sử dụng những phương thức điều tra đặc biệt ví dụ như quyền tiếp cận các báo cáo, quyết toán, giao dịch tài chính đáng ngờ và quyền được “ghi âm bí mật”...

- Nhân sự phải đủ về số lượng, có cơ cấu phải hợp lý, có quy tắc ứng xử nghiêm ngặt, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có bản lĩnh nghề nghiệp và tư cách đạo đức tốt, có chế độ chính sách ưu đãi đặc thù, được đào tạo nghiệp vụ, được trang bị đầy đủ các phương tiện tác nghiệp.

- Nghiên cứu hoàn thiện quy định về áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để phát hiện tội phạm tham nhũng như sử dụng khoa học và công nghệ, phương tiện kỹ thuật giám sát, thu thập thông tin về hoạt động phạm

tội; bố trí người thâm nhập tìm hiểu hoạt động phạm tội để phát hiện thông tin, tài liệu có liên quan đến tội phạm và người phạm tội…

4.2.2. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

Luật PCTN 2018 hướng tới mục đích rà soát tổng thể tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức trong hệ thống làm cơ sở xây dựng hệ thống kiểm soát tài sản, thu nhập chung trên phạm vi cả nước, trên cơ sở đó sẽ giám sát, kiểm soát biến động tài sản gia tăng trên 300 triệu sau này. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ phát huy tác dụng khi được thực hiện đồng bộ với kiểm soát tài sản, thu nhập của toàn xã hội. Nếu không thực hiện được, sẽ không ngăn chặn được việc cán bộ, công chức “tẩu tán” tài sản bằng cách nhờ chủ thể ngoài khu vực nhà nước đứng tên sở hữu khối tài sản của cá nhân mình hoặc chỉ kiểm soát sự biến động, di chuyển dòng tiền trong khu vực nhà nước sẽ không có căn cứ, cơ sở để so sánh, đối chiếu với khu vực ngoài nhà nước. Do vậy, không thể đảm bảo tính minh bạch trong tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức.

Cần nghiên cứu, quy định cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập riêng cho từng nhóm đối tượng phải kê khai với một số lĩnh vực đặc thu có nhiều cơ hội gia tăng thu nhập “bất thường” cùng với đó cơ hội tham nhũng của đội ngũ cán bộ, công chức này là rất cao. Cơ chế kiểm soát thu nhập hiện nay mang tính cào bằng, áp dụng đối với cán bộ, công chức trong toàn bộ máy nhà nước vốn dĩ có nhiều hạn chế, bất cập đế hiệu quả kiểm soát. Với một số lĩnh vực đặc thù như hải quan, quản lý thị trường, thuế… việc áp dụng cơ chế kiểm soát này là hoàn toàn bất hợp lý và không thể phát huy hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.

Cơ chế kiểm soát riêng không có nghĩa là cần một hệ thống quy phạm pháp luật chuyên ngành để điều chỉnh vấn đề này. Giải pháp được các nước trên thế giới áp dụng đó là xây dựng và thực hiện cơ chế phòng ngừa xung đột lợi ích và trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ nhằm kiểm soát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức qua đó, đảm bảo tính liêm chính, khách quan của hoạt động công vụ. Kèm theo đó là cơ chế xử lý nghiêm khắc

đối với tài sản không giải trình được nguồn gốc theo hướng tịch thu hoặc đánh thuế cao đối với khối tài sản này.

Thêm vào đó, cần chi tiết hơn mẫu kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Theo Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT), mẫu bản kê khai mặc dù liệt kê khá nhiều loại tài sản mà người có chức quyền phải báo cáo nhưng chưa thể hiện rõ trách nhiệm của người kê khai về cung cấp thông tin chi tiết từng món tài sản của mình. Mẫu này bao quát cả bất động sản thuộc quyền sở hữu “trên thực tế”, tức là chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhưng lại chưa bao quát các loại tài sản khác như ô tô, tài khoản ngân hàng, các khoản đầu tư ủy thác… trên thực tế là của quan chức ấy nhưng lại do vợ, con, người thân đứng tên giúp.

4.2.3. Thực hiện liên thông hệ thông dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản thu nhập là một nội dung mới của Luật PCTN năm 2018. Tuy nhiên, luật chưa có những quy định cụ thể về việc kết nối thông tin giữa cơ sở này với các cơ sở dữ liệu về quản lý đất, đăng ký tài sản, dữ liệu thuế, giao dịch ngân hàng… nên trong quá trình khai thác cơ sở dữ liệu sẽ có thể gặp những trở ngại nhất định, đặc biệt trong việc theo dõi biến động và xác minh tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập.

Do đó, cần có cơ chế để kết nối thông tin giữa bản kê khai tài sản, thu nhập với bản kê khai thuế thu nhập cá nhân, các giao dịch ngân hàng và các đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với bất động sản, động sản phải đăng ký của người có chức vụ, quyền hạn. Chỉ khi theo dõi được những di, biến động tài sản, thu nhập đó thì việc phát hiện các loại tài sản tăng lên bất thường mới có hiệu quả. Về lâu dài, cần nghiên cứu một thiết chế độc lập có chức năng quản lý và theo dõi việc kê khai tài sản, thu nhập; có quyền sử dụng dữ liệu của các cơ quan khác nhằm so sánh, tổng hợp thông tin về các biến động tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

4.2.4. Chống tham nhũng phải song hành với việc cải cách thủ tục hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin

Để chống tham nhũng hiệu quả cần xác lập và thực hiện nguyên tắc: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính một cách thuận tiện nhất, đơn giản nhất, hạn chế việc trực tiếp tiếp xúc với cán bộ, công chức, viên chức.

Ngoài ra cần phải đổi mới phương thức thanh toán, đồng bộ hóa việc chuyển từ phương thức dùng tiền mặt, sang phương thức thanh toán qua ngân hàng, nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn các giao dịch, nhất là những khoản chi sử dụng ngân sách nhà nước hoặc liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức.

Mặc dù Luật PCTN 2018 đã có quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản thu nhập, song ở hiện tại, kỹ thuật kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức vẫn là kê khai vào mẫu giấy in sẵn. Cách làm này đã không còn phù hợp với xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, vừa gây khó khăn cho quá trình lưu giữ, bảo quản; vừa gây lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Theo quan điểm của các nhân người viết, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức là hết sức cần thiết. Hiện nay, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức có những đặc điểm cơ bản sau:

- Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của những người thuộc diện kê khai công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương; các cơ quan khác và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập của người kê khai công tác trong cơ quan, tổ chức mình.

- Hình thức kê khai được tiến hành theo mẫu, kê khai trên bản giấy.

- Bản kê khai chỉ công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.

- Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý tập trung cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập. Các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác có trách nhiệm xây dựng, cung cấp, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi quản lý của mình. Đồng thời, cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập được bảo mật, chỉ có cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập mới có quyền tiếp cận, khai thác. Việc cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền.

Việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập chưa thực sự hợp lý, mới chỉ dừng lại ở chức năng lưu trữ tập trung các bản kê khai thu nhập, tài sản của cán bộ, công chức một cách bảo mật. Theo người viết, cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập theo hướng:

- Tiến hành kê khai online theo mẫu điện tử có sẵn. Thông tin bản kê khai này được liên thông với các cơ sở dữ liệu về quản lý đất, đăng ký tài sản, dữ liệu thuế, giao dịch ngân hàng… để dễ dàng theo dõi biến động và xác minh tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập.

- Tạo tài khoản truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập cho từng đối tượng cụ thể với những cấp độ, khả năng truy cập khác nhau.

+ Mỗi cán bộ, công chức theo quy định có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập đều có tài khoản riêng để truy cập hệ thống với mục đích: tiến hành kê khai online theo quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập của mình để nộp lên tài khoản của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập trực tiếp quản lý; đồng thời có khả năng truy cập để xem thông tin các bản kê khai của tất cả đồng nghiệp trong cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác.

+ Các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có tài khoản truy cập ở mức độ cao hơn. Thực hiện kiểm soát tàn bộ nội dung kê khai của cán bộ, công

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí