Bản Chất Và Các Yếu Tố Đánh Giá Bình Đẳng Giới

Trong các yếu tố nêu trên, cũng cần so sánh mỗi giới về mặt thời gian sử dụng sức và việc tái sản xuất sức khỏe. Đối với nữ giới tham gia lao động như nam giới, ngoài thời gian làm việc như nam giới, họ phải cáng đáng thêm các công việc gia đình dẫn đến việc vắt kiệt sức của họ trong các hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ vậy, các công việc gia đình thường rất vất vả, ngay cả những phụ nữ không tham gia lao động sản xuất mà chỉ thực hiện các công việc gia đình cũng đã tương đối vất vả do thời gian lao động kéo dài từ sáng sớm cho đến đêm khuya chứ không phải là chỉ tám giờ làm việc như các hoạt động lao động sản xuất. Không chỉ vậy, về vấn đề dinh dưỡng, mỗi giới có chế độ dinh dưỡng khác nhau nhưng việc phải cùng sinh hoạt, ăn uống với chế độ như nhau dẫn đến việc tái sản xuất sức khỏe và sức lao động của nữ giới thường chậm và có sự chênh lệch rõ rệt so với nam giới.

Thứ tư, về mặt tâm lý, mặc dù vẫn có quan điểm cho rằng nam giới và nữ giới có tâm lý như nhau, tuy nhiên, lý thuyết cho rằng nam giới và phụ nữ có sự tiến hóa khác nhau về tác phong và tư duy đã được chấp nhận rộng rãi [6]. Nam giới có tâm lý cứng cỏi, mạnh mẽ, hành động dựa vào lý trí, trong khi phụ nữ thì dịu dàng, hành động thường mang tính tình cảm. Những sự khác nhau cơ bản này là một sự tiến hóa lâu dài, và nó được hình thành trên cơ sở sự tác động của nhiều yếu tố mà theo tác giả, yếu tố đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành này chính là vai trò mỗi giới trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử.

Thứ năm, về quan niệm xã hội, khi sinh ra con người không mang những đặc tính giới. Những đặc tính giới chỉ được hình thành trong quá trình hoạt động ở gia đình và ngoài xã hội. Khi sinh ra, mỗi người tùy theo giới tính của mình mà được đối xử theo những cách khác nhau. Nam giới thường được rèn luyện để trở nên cứng cỏi, nữ giới thì được dạy dỗ để trở nên dịu dàng,

biết lo toan cho gia đình. Cũng bởi con người thường có suy nghĩ mang tính áp đặt về những gì mà nam và nữ có khả năng và loại hoạt động mà họ nên làm, do đó ngay từ trong gia đình con trai đã được học từ bố và con gái học được từ mẹ những quy tắc và kỳ vọng về hành vi “nam” và hành vi “nữ” của mình. Chính những định kiến này đã tác động làm ảnh hưởng đến cá nhân và những người xung quanh. Những đặc điểm liên quan đến nam và nữ thường bị rập khuôn, mang tính cố định (tương đối) và hầu như không có sự lựa chọn nào khác [62].

Những định kiến, quy chuẩn xã hội này đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người, tồn tại dai dẳng và tác động tới đại đa số dân cư. Một số định kiến, quy chuẩn tiêu biểu như: phụ nữ là người chăm sóc, phải ở gần gia đình và chăm sóc cho gia đình; nội trợ không phải là công việc của đàn ông; nam giới là trụ cột trong gia đình và là người ra quyết định...Những định kiến giới mang tính truyền thống, thường được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Xã hội phụ hệ là phổ biến trong lịch sử loài người, nhưng bên cạnh đó vẫn có chế độ mẫu hệ, dù chỉ mang tính thiểu số. Song cho dù là xã hội nào thì ở đó những yếu tố về đối xử giới đều mang tính kế thừa, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nét truyền thống của mỗi xã hội, được các thế hệ sau kế thừa và thực hiện. Vì vậy, những định kiến mang tính phân biệt đối xử giới mặc dù không phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn còn tồn tại và rất khó biến đổi.

Tóm lại, trong lịch sử nhân loại đã hình thành nên định kiến giới và tồn tại đến ngày nay. Đó là những nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực, không phản ánh đúng đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. Đây chỉ là tập hợp những đặc điểm mà một nhóm người hay cộng đồng người cụ thể coi là thuộc tính của nam giới và nữ giới, là suy nghĩ chủ quan của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại

công việc mà họ có thể làm và nên làm; là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc tính của nam giới hay nữ giới. Các định kiến giới được tuyệt đối hóa thành “chuẩn mực” cứng nhắc về tính cách, khả năng của nam giới và nữ giới, mà không dựa trên sự phân tích khoa học về khả năng thực sự của mỗi nhóm người cụ thể. Các định kiến giới thường theo xu hướng nhìn nhận ít tích cực, không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng nhóm cá nhân, dẫn đến việc làm sai lệch và hạn chế những điều mà nam, nữ có thể làm, cần làm hoặc nên làm.

Cho dù trong xã hội nào và ở những thời kỳ lịch sử nào của xã hội vẫn có sự khác biệt về giới mà trong đó phổ biến là nam giới được coi trọng và đối xử tốt hơn so với nữ giới. Ở xã hội cộng sản nguyên thủy, trong cùng một bộ tộc, bộ lạc, mọi người được hưởng quyền lợi ngang nhau, chia sẻ một cách công bằng, nhưng khi loài người bước sang thời kỳ xã hội có nhà nước thì quyền lợi ngoài việc bị phân hóa theo giai tầng còn bị phân hóa theo giới. Nếu như trong chế độ mẫu hệ sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới ngoài vấn đề hôn nhân ít có sự rõ ràng thì trong chế độ phụ hệ, đặc biệt là trong thời kỳ phong kiến, ngoài vấn đề hôn nhân thì sự phân biệt trên cơ sở giới thể hiện một cách rõ nét, tiến tới cực đoan với tiêu chí “trọng nam khinh nữ”.

Cho dù là trước đây hay hiện nay, vấn đề bất bình đẳng giới luôn diễn ra trong các xã hội, đó là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước. Nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt giữa nam giới và nữ giới tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bất bình đẳng giới tồn tại dưới các dạng như gánh nặng công việc, sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, những định kiến dập khuôn và bạo lực trên cơ sở giới

tính... Bất bình đẳng giới là rào cản cho sự tham gia của mỗi giới vào các vai trò xã hội, là yếu tố cản trở sự phát triển của toàn xã hội, làm giảm nguồn lực xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu lớn như xóa đói giảm nghèo. Các tác động tiêu cực của bất bình đẳng giới là rất nhiều, khó có thể kể hết do sự rộng lớn, đa dạng và phức tạp của nó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Cùng với sự phát triển tiến bộ của xã hội cũng như đảm bảo quyền con người, vấn đề đặt ra là phải xóa bỏ bất bình đẳng giới, tạo lập bình đẳng giới đối với nam và nữ.

1.1.4. Bản chất và các yếu tố đánh giá bình đẳng giới

Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 4

Bình đẳng giới là sự thay đổi nhận thức về vị trí, vai trò và vấn đề đối xử của xã hội đối với mỗi giới. Xã hội cần phải thay đổi nhận thức và hành động theo hướng nhìn nhận vị trí, vai trò của mỗi giới là như nhau.Từ đó tạo lập một môi trường xã hội mà “nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau; được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau của sự phát triển đó” [46].

Về bản chất, bình đẳng giới được xem xét trên ba khía cạnh:

Khía cạnh thứ nhất: Vị trí của nam giới và nữ giới được coi trọng như nhau, từ đó đánh giá đúng vai trò xã hội của mỗi giới, không áp đặt định kiến giới đối với nam cũng như nữ.

Khía cạnh thứ hai: Tạo điều kiện và cơ hội phát triển như nhau đối với cả hai giới.

Khía cạnh thứ ba: Cả hai giới đều có quyền hưởng thụ như nhau những thành quả phát triển của xã hội.

Sự bình đẳng giữa nam và nữ được đánh giá dựa trên các yếu tố chủ yếu sau:

Thứ nhất, cả hai giới đều có quyền như nhau trong việc ra các quyết định, tham gia bầu cử, ứng cử, có quyền thừa kế và các quyền con người khác về dân sự.

Thứ hai, cả nam giới và nữ giới đều có quyền tham gia các hoạt động xã hội và được tạo điều kiện để tham gia một cách tốt nhất.

Thứ ba, không có sự phân biệt nào về cơ hội tiếp cận của mỗi giới đến các nguồn lực cho sự phát triển.

Thứ tư, phụ nữ có địa vị bình đẳng, không lệ thuộc vào nam giới, ý kiến của cả hai giới đều phải được xem trọng như nhau. Tuy nhiên, cần phải xác định rằng bình đẳng giới không chỉ có ý nghĩa cơ học, tức là số lượng của phụ nữ và nam giới tham gia trong tất cả các hoạt động là như nhau mà là nam giới và nữ giới được công nhận và được hưởng các vị thế ngang nhau trong xã hội.

Thứ năm, cả hai giới bình đẳng trong việc hưởng phúc lợi là thành quả của sự phát triển. Bình đẳng giới không có nghĩa là nhìn nhận nam và nữ giống y hệt nhau, mà là sự tương đồng và khác biệt tự nhiên giữa nam và nữ được công nhận và có giá trị như nhau. Bình đẳng giới nghĩa là nam giới và nữ giới được hưởng các thành quả một cách bình đẳng.

Một điều rất quan trọng cần tránh đó là quan niệm bình đẳng giới theo kiểu hình thức, trong đó cào bằng các quyền và nghĩa vụ giữa nam và nữ theo kiểu “chiều nay vợ rửa bát thì tối mai đến lượt chồng”. Mô hình bình đẳng hình thức như vậy thực chất chính là phân biệt đối xử với phụ nữ, vì đã đặt phụ nữ - nhóm yếu thế hơn nam giới – vào cùng vị trí xuất phát với nam giới, trong khi họ cần phải ở một vị trí thuận lợi hơn mới có thể „cùng tiến‟ với nam giới. Cũng cần tránh quan niệm bình đẳng giới theo kiểu “ưu tiên” cho phụ nữ không phải làm một số công việc, nghề nghiệp nhất định. Điều này vô tình hoặc hữu ý đã loại trừ phụ nữ khỏi một số công việc, ngành nghề mà họ

có thể làm. Cần có quan niệm bình đẳng giới một cách thực chất, theo đó thừa nhận vị thế bình đẳng, sự tương quan về quyền, cơ hội và nghĩa vụ, trách nhiệm của nam và nữ, song đồng thời có những ưu tiên cho phụ nữ để bù đắp cho những thiệt thòi của họ so với nam giới.

Tóm lại, bình đẳng giới là sự thay đổi nhận thức về vị trí, vai trò và vấn đề đối xử giới của xã hội đối với mỗi giới. Xã hội cần phải thay đổi nhận thức và hành động theo hướng nhìn nhận vị trí, vai trò của mỗi giới là như nhau, từ đó tạo điều kiện và cơ hội phát triển như nhau đối với mỗi giới và đương nhiên hai giới đều có quyền hưởng thụ như nhau đối với những thành quả của sự phát triển xã hội mà mình tham gia đóng góp.

1.2. Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia

đình


1.2.1. Các quan điểm về quyền bình đẳng giới

Quyền hiểu một cách giản dị nhất là việc mà một người được làm mà

không bị ai ngăn cản. Trong giới hạn quyền, con người được tự do hành động. Một người có quyền được hiểu là có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện hành vi trong mức độ được quy định với quyền đó. Quyền được quy định trong các quy tắc xử sự khuôn mẫu được ban hành trong pháp luật, tập quán, giáo lý… Đặc biệt, trong xã hội có nhà nước, pháp luật là quy tắc xử sự cơ bản của xã hội, các quyền được quy định một cách rõ ràng và có cơ chế thực hiện, bảo đảm thực hiện.

Trong mỗi giai đoan

phát triển của xã hôi

loài người , tùy thuộc vào sự

phát triển kinh tế – xã hội , truyền thống dân tôc̣ … mà nh ận thức về quyền bình đẳng nam nữ có những quan điểm khác nhau.

Quan điểm về quyền bình đẳng giới hình thứ c, theo đó, phụ nữ hay nam giới đều là những chủ thể bình đẳng trong các quan hệ pháp luật, có các quyền và nghĩa vụ pháp lí ngang nhau. Mặc dù quan điểm này chứa đựng tư

tưởng tiến bộ nhưng chưa tính đến yếu tố han chế của phu ̣nữ như sứ c khỏe ,

bổn phân

làm me ,

làm vợ…Vì vậy, nó vẫn dẫn đến sự bất bình đẳng nam nữ ,

nhất là sự bóc lột về kinh tế đối với phụ nữ . Sự yếu thế và chịu gánh nặng về

sinh con, chăm con, người phu ̣nữ phải chiu thiêṭ thòi rất lớn so với đàn ông

trên moi

lin

h vưc

. Có thể thấy, quan điểm về quyền bình đẳng giới hình thứ c

còn phiến diện một chiều . Theo P.Ăng-ghen, pháp luật tư sản chưa có những chế định để giải quyết cái mâu thuẫn: “…khiến cho người đàn bà nếu làm tròn bổn phận phục vụ riêng cho gia đình, lại phải đứng ngoài nền sản xuất xã hội và không có một thu nhập nào cả; nếu họ muốn tham gia vào lao động xã hội và kiếm sống một cách độc lập , thì họ lại không có điều kiện để làm

tròn nhiệm vụ gia đình và điều đó mang lai

cho ngườ i đà n ông môt

đia vi

thống tri ̣mà không cần có môt

đăc

quyền phá p luât

nà o ca.”

Quan điểm phụ nữ yếu hơn đàn ông về thể chất nên để thực hiện quyền bình đẳng giới, cần “miễn” cho phụ nữ tham gia vào một số lĩnh vực được coi là không thích hợp với đặc trưng của phụ nữ. Về bản chất, quan điểm này là sự hạn chế trá hình các quyền và cơ hội phát triển của phụ nữ. Trên thực tế, nó thừa nhận sự bất bình đẳng với phụ nữ là “hợp lí”, xuất phát từ đặc thù giới tính của họ.

Quan điểm về quyền bình đẳng giới thưc

chất, thừa nhận sự yếu thế của

người phụ nữ nhưng lại không coi đó là cơ sở để đặt phụ nữ vào địa vị phụ thuộc nam giới mà ngược lại, là để đưa phụ nữ thoát khỏi tình trạng phụ thuộc. Do đó, bên cạnh việc quy định những quyền và nghĩa vụ chung, bình đẳng cho cả nam và nữ, pháp luật còn xác định những đặc quyền chỉ áp dụng cho phụ nữ nhằm bù đắp cho phụ nữ những thiệt thòi , đặt họ vào vị trí xuất phát ngang bằng với đàn ông trong các quan hệ xã hội , bảo đảm cho họ có

thể tiếp nhận các cơ hội và hưởng thụ các quyền ở các lin

h vưc

hoaṭ đôn

g một

cách bình đẳng như nam giới . Như vâỵ , quyền bình đẳng giới không có nghĩa

là thay đổi vai trò giới một cách máy móc theo kiểu những gì phụ nữ phải làm thì đổi cho nam giới và ngược lại , hoặc đi đến chủ nghĩa bình quân giữa nam

và nữ để chia nhau những cơ hội , lợi ích…Bình đẳng giới đòi hỏi sự công

bằng, sự nhân

biết và đánh giá đúng những măṭ maṇ h , măṭ yếu của mỗi giới

để từ đó có các quy định pháp luật và biện pháp bảo đảm thực hiện cho phù

hơp.


Hiên


nay, trong hê ̣thống pháp luâṭ Viêṭ Nam , khái niệm về bình đẳng

giới – môt

quyền cơ bản của con người đã đươc

chính thứ c quy điṇ h trong

Luâṭ bình đẳng giới năm 2006: “Bình đẳng giớ i là viêc nam , nữ có vi ̣trí , vai

trò ngang nhau, đươc

tao

điều kiên

và cơ hôi

phá t huy năng lưc

của mình cho

sự phá t triển côn

g đồng , của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả

của sự phát triển đó.”(Khoản 3. Điều 5). Như vây

chúng ta có thể khẳng điṇ h

chắc chắn rằng phu ̣nữ và nam giới có quyền bình đẳng với nhau trong mọi

mối quan hê ̣và trên các lin

h vưc

như chính tri ̣ , y tế , giáo dục, văn hóa – tư

tưởng, dân sự, hôn nhân và gia đình . Tuy nhiên, xuất phát từ đăc

điểm sinh

học và các quan hệ xã hội mang tính truyền thống của phụ nữ là th iêṭ thòi hơn

so với nam giới nên để đaṭ đươc

quyền bình đẳng giới thưc

sự cần phải co

chính sách ưu đãi , tạo điều kiện , khuyến khích trong từ ng trường hơp cảnh cụ thể.

, hoàn

Từ quyền bình đẳng giới hình thức đến quyền bình đẳng giới thực chất là quá trình phát triển trong nhận thức nhân loại về vấn đề này . Việt Nam đã và đang tiếp cận, triển khai thực hiện quyền bình đẳng giới thực chất trên mọi

phương diện từ quy điṇ h pháp luâṭ đến thưc

tiên

. Điều này dẫn đến nhu cầu

tất yếu là cần thay đổi suy nghĩ theo hướng phải đảm bảo nhìn nhận đúng vai trò của mỗi giới, tránh sự nhận thức thiên lệch dẫn đến sự đối xử, tác động không công bằng đối với mỗi giới. Quyền bình đẳng giới không chỉ là việc

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí