ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐẶNG THỊ BÍCH HUỆ
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 2
- Nhận Thức Về Giới Và Bình Đẳng Giới
- Bản Chất Và Các Yếu Tố Đánh Giá Bình Đẳng Giới
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐẶNG THỊ BÍCH HUỆ
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số :60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ CÔNG GIAO
HÀ NỘI – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
2
Đặng Thị Bích Huệ
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Công Giao, người hướng dẫn khoa học giúp tôi thực hiện luận văn này. Sự hướng dẫn, góp ý tận tình của thầy đã giúp tôi định hướng, quyết tâm và hoàn thành bản luận văn tốt hơn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo lớp Cao học Luật về Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật khóa 16 đã giúp tôi lĩnh hội những kiến thức cơ bản về lĩnh vực quan trọng này.
Xin trân trọng cảm ơn Khoa Luật Đại học Quốc gia đã tiên phong tổ chức khóa học bổ ích và lý thú, các thầy cô giáo Khoa Luật, Phòng Đào tạo và Bộ môn Luật Hiến pháp-Hành chính đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian khóa học và thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các bạn đồng môn đã trao đổi thảo luận và cung cấp những thông tin tư liệu hữu ích liên quan đến đề tài luận văn.
Cuối cùng, xin đặc biệt cảm ơn gia đình và những người bạn đã ủng hộ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8/2015
Đặng Thị Bích Huệ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 10
1.1. Nhận thức về giới và bình đẳng giới 10
1.1.1. Khái niệm giới và giới tính 10
1.1.2. Các đặc điểm và vai trò giới 11
1.1.3. Bất bình đẳng giới và bình đẳng giới 15
1.1.4. Bản chất và các yếu tố đánh giá bình đẳng giới 21
1.2. Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình 23
1.2.1. Các quan điểm về quyền bình đẳng giới 23
1.2.2. Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình 26
1.3. Vai trò và các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện pháp luật trong việc bảo đảm quyền bình đẳng giới trong các quan hệ dân sự, hôn nhân, gia đình 29
1.3.1. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền bình đẳng giới trong các quan hệ dân sự, hôn nhân, gia đình 29
1.3.2 Tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình 31
1.3.2.1. Đảm bảo tính thống nhất 32
1.3.2.2. Đảm bảo tình toàn diện, cụ thể 34
1.3.2.3 Đảm bảo tính đồng bộ 35
1.3.2.4. Đảm bảo về kỹ thuật lập pháp 35
1.3.2.5. Đảm bảo phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế 36
1.3.2.6. Đảm bảo tính khả thi 37
1.4. Quyền bình đẳng giới trong pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia. 37
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 44
2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình ở Việt Nam 44
2.1.1. Thời kỳ trước năm 1945 44
2.1.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954 46
2.1.3. Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1980 49
2.1.4. Thời kỳ từ năm 1980 đến nay 50
2.2. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong pháp luật Việt Nam 53
2.3. Các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự 56
2.4. Các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình 58
2.5. Hạn chế và bất cập của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình hiện nay 61
2.5.1. Hạn chế và bất cập của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự 61
2.5.2. Hạn chế và bất cập của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình 66
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 78
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 80
3.1. Quan điểm về hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình 80
3.1.1. Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình 80
3.1.2. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, toàn diện và không ngừng nâng cao năng lực, kỹ thuật lập pháp trong hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình 84
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình phải bảo đảm phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia 85
3.1.4. Phát huy dân chủ trong hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình 88
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình 89
3.2.1. Rà soát, hệ thống hoá các văn bản pháp luật hiện hành 89
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong pháp luật hiện hành về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình 92
3.2.3. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình 99
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật 100
3.2.5. Tăng cường các biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật 101
3.2.6. Lồng ghép giới trong xây dựng và thực thi pháp luật 102
3.2.7. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo đảm quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình 104
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 105
KẾT LUẬN 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây vấn đề bình đẳng giới đang được cả cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Bởi vì thực tế tình trạng bất bình đẳng giới đã và đang diễn ra phổ biến, đây là một trong những nguyên nhân hạn chế quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Bất bình đẳng về giới là một dạng bất bình đẳng phổ biến trong xã hội kể từ khi phân chia giai cấp và hình thành nên nhà nước cho đến nay. Bất bình đẳng về giới là không công bằng vì một trong những quyền tự nhiên của mỗi con người là bình đẳng với những người khác, trong đó bao gồm bình đẳng với những người khác giới. Do đó, phải sử dụng quyền bình đẳng về giới để đấu tranh chống bất bình đẳng giữa nam và nữ, bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Đây là trách nhiệm của các nhà nước và của mỗi cá nhân trong xã hội.
Đã có nhiều văn kiện quốc tế đề cập đến vấn đề quyền bình đẳng giới như Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966…, đặc biệt là Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979, có hiệu lực từ ngày 03/9/1980 mà Việt Nam cũng là thành viên. Công ước này gồm 30 điều, trong đó lên án sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ dưới mọi hình thức và yêu cầu các quốc gia áp dụng mọi biện pháp thích hợp để loại trừ mọi sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá; bảo đảm sự phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ để họ có thể hưởng thụ các quyền con người và tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng với nam giới.
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận định: “Nói đến phụ nữ là nói đến phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải