yêu cầu mà đó là lợi ích cần phải được hưởng của mỗi chúng ta, cho dù chúng ta ở những giới khác nhau.
1.2.2. Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia
đình
Khái niệm “lĩnh vực” được hiểu là phạm vi rộng lớn của hoạt động, của
nghiên cứu. Lĩnh vực là nhóm các hoạt động mang tính bao quát rộng lớn, mức độ khái quát lớn hơn các ngành rất nhiều. Tùy thuộc vào tiêu chí phân chia sẽ có những lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, để phân chia thế giới tự nhiên và xã hội con người có lĩnh vực tự nhiên, lĩnh vực xã hội. Để phân chia nhóm các hoạt động kinh tế có lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực phân phối… Để phân chia các hoạt động theo lĩnh vực pháp luật quản lý nhà nước có lĩnh vực hành chính, lĩnh vực dân sự, lĩnh vực hình sự, lĩnh vực thương mại…
Khái niệm “dân sự” được hiểu là các nhóm quan hệ về tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản của con người. Dân sự gắn với tài sản và danh dự, nhân phẩm, uy tín, hình ảnh… của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác dựa trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện và trách nhiệm của những người tham gia quan hệ đó. Nam giới và nữ giới đều có quyền và nghĩa vụ tham gia các quan hệ dân sự. Đặc trưng của các quan hệ dân sự là bình đẳng và tự do ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ, do đó, phải đảm bảo bình đẳng giới khi tham gia các quan hệ dân sự.
Từ những phân tích ở trên, có thể rút ra định nghĩa về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, đó là việc nam giới và nữ giới được pháp luật bảo đảm sự bình đẳng về mặt pháp lý trong các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản, dựa trên trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện và trách nhiệm của những chủ thể tham gia quan hệ đó.
Tương tự, lĩnh vực hôn nhân và gia đình có phạm vi rộng lớn, bao hàm các quan hệ nhân thân và tài sản phát sinh trên cơ sở hôn nhân và huyết thống, nuôi dưỡng về mặt pháp lý, ví dụ như quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, quyền thừa kế của con cái đối với di sản của cha mẹ. Hôn nhân và gia đình là một trong những lĩnh vực phổ biến diễn ra bất bình đẳng giới, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Trong lĩnh vực này, nam giới thường được xem trọng và nữ giới bị khinh rẻ, bị đối xử tệ bạc, đặc biệt là vấn đề thừa kế, tham gia quyết định các vấn đề của gia đình. Vì vậy, bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là một yêu cầu của xã hội hiện đại, tiến bộ và dân chủ. Trong lĩnh vực này, cần bảo đảm quyền và nghĩa vụ bình đẳng giữa vợ và chồng, trẻ em nam và trẻ em nữ, con gái và con trai.
Bình đẳng giới trong gia đình là các thành viên trong gia đình có sự bình đẳng với nhau. Cụ thể là mọi công việc trong gia đình đều được các thành viên, trước hết là vợ và chồng, cùng nhau chia sẻ và cùng nhau hưởng thụ thành quả từ những công việc đó mang lại. Vợ và chồng cần phải bình đẳng bàn bạc, quyết định và thực hiện mọi công việc. Đặc biệt, việc nội trợ là hết sức vất vả, tiêu hao nhiều thời gian và sức lực, do đó không chỉ người phụ nữ làm mà đòi hỏi phải có sự tham gia, chia sẻ của chồng và của các thành viên khác.
Như vậy, có thể hiểu bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là quyền được pháp luật bảo hộ và đảm bảo đối xử công bằng giữa vợ với chồng, con gái và con trai trong các quan hệ nhân thân và tài sản phát sinh trên cơ sở hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong gia đình.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 2
- Nhận Thức Về Giới Và Bình Đẳng Giới
- Bản Chất Và Các Yếu Tố Đánh Giá Bình Đẳng Giới
- Đảm Bảo Phù Hợp Với Pháp Luật Và Thông Lệ Quốc Tế
- Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Trong Lĩnh Vực Dân Sự, Hôn Nhân Và Gia Đình Ở Việt Nam
- Các Nguyên Tắc Cơ Bản Về Bình Đẳng Giới Trong Pháp Luật Việt
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Lịch sử loài người đã trải qua giai đoạn mà địa vị của người phụ nữ được tôn vinh, người phụ nữ có nhiều quyền hành và địa vị “vinh dự” hơn người đàn ông. Giai đoạn ấy, theo Ph. Ăngghen là giai đoạn của chế độ “mẫu quyền”. Ở chế độ này, người đàn bà có vai trò và địa vị quan trọng trong gia
đình. Đứa con sinh ra được xác định theo dòng họ mẹ, người mẹ được quyết định vấn đề thừa kế tài sản, vì thế quyền lực trong gia đình thuộc về người phụ nữ.
Chế độ mẫu hệ tồn tại trong thời kỳ đầu, khi loài người sống chủ yếu bằng hái lượm, tổ chức xã hội chưa chặt chẽ - trong bối cảnh đó vai trò của người phụ nữ chiếm ưu thế trong cộng đồng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công cụ sản xuất và trình độ quản lý xã hội, loài người chuyển sang canh tác, chăn nuôi – những công việc đòi hỏi sức khoẻ và vì thế làm tăng vai trò của đàn ông. Của cải làm ra nhiều hơn dẫn tới hiện tượng chiếm hữu, đầu tiên là về vật chất, sau đó đến trẻ em. Chế độ mẫu quyền vì thế dần dần bị thay đổi và thay vào đó là chế độ phụ quyền. Dưới chế độ này, địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội thấp hơn nam giới một cách rõ rệt, sự phân biệt đối xử với phụ nữ diễn ra ở khắp mọi nơi, là trở ngại lớn cho việc phụ nữ tham gia bình đẳng với nam giới vào đời sống chính trị- xã hội và gia đình. Như vậy, sự bất bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà đã xảy ra ngay từ đầu, diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới và kéo dài trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử loài người cho đến hiện nay.
Ở Việt Nam, trong các gia đình, do ảnh hưởng của Nho giáo phong kiến lâu đời, tư tưởng bất bình đẳng đã ăn sâu vào trong tiềm thức của tất cả mọi người. Chữ “tam tòng tứ đức” của nền luân lý phong kiến được giai cấp thống trị coi như “khuôn vàng thước ngọc” để đo phẩm chất của người phụ nữ. Tư tưởng này là xiềng xích trói chặt người phụ nữ vào người đàn ông. Bởi vậy, người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến Việt Nam, xét ở bình diện chung, không được hưởng sự bình đẳng với nam giới. Pháp luật phong kiến đã buộc người phụ nữ phải lệ thuộc vào người chồng, người phụ nữ có chồng gần như ở vào vị thế của người chưa thành niên, không có năng lực hành vi dân sự, cho nên làm việc gì cũng phải “xin phép chồng”. Sự phân biệt đối xử
về mặt pháp luật đã đẩy người phụ nữ trong xã hội phong kiến trở thành nạn nhân của những phong tục cổ hủ, lạc hậu. Đây là nguyên nhân gây nên nhiều nỗi bất hạnh cho người phụ nữ. Chính vì lẽ đó, cần phải đấu tranh để bảo đảm bình đẳng giới trong các quan hệ hôn nhân, gia đình.
1.3. Vai trò và các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện pháp luật trong việc bảo đảm quyền bình đẳng giới trong các quan hệ dân sự, hôn nhân, gia đình
1.3.1. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền bình đẳng giới trong các quan hệ dân sự, hôn nhân, gia đình
Pháp luật là hệ thống các quy tắc cư xử có tính bắt buộc với mọi chủ thể trong xã hội, do các nhà nước ban hành để quản lý xã hội. Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong việc hiện thực hoá các quyền con người nói chung, quyền bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực nói riêng. Các quyền con người, mặc dù về bản chất là tự nhiên, bẩm sinh, vốn có, nhưng không thể thực hiện được nếu không được pháp luật của các quốc gia ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện.
Văn kiện Đại hội Đảng X đã khẳng định “Chăm lo công tác phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã
hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp”. Điều này càng thưc
sự quan
trọng khi đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập , toàn cầu hóa thời kỳ của những cơ hội và thách thức của thời đại, của xu hướng phát triển chung của nhân loại thì một trong những khó khăn mà các quốc gia đều phải đối mặt đó là sự phân biệt đối xử về giới . Nếu tính về dân số , phụ nữ chiếm một nửa
nhân loaị. Về gia đình cho dù là gia đình đó trong xã hôi
hiên
đaị hay lac
hâu ,
nhà nước pháp triển hay đang phát triển , chưa phát triển ; châu Âu hay châu
Á… thì ngoài công viêc
xã hôi
, phụ nữ bao giờ cũng phải thực hiện thiên
chứ c của người vơ ̣ , người me ̣nhằm duy trì nòi giống , duy trì cuôc
sống . Có
thể thấy, phụ nữ có vai trò vô cùng quan tron
g trong xã hôi
và gia đình nhưng
trên thực tế , sự phân biêṭ đối xử với phu ̣nữ vân còn tồn taị ở nhiêù mứ c đô ̣ ,
dạng thức khác nhau , khiến cho phu ̣nữ phải chiu nhiêù bất công , thiêṭ thòi,
làm ảnh hưởng đến tâm lý , tư tưởng, hạn chế sự phát triển tài năng, trí tuệ của phụ nữ.. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã và đang nỗ lực để cải thiện vị thế của người phụ nữ trong gia đình, xã hội nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng giới. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới đã trở thành mục tiêu , trung tâm của sự phát triển , nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cả nam giới, phụ nữ, là điều kiện tiên quyết để đạt được sự phát triển bền vững về chính trị, kinh tế, xã hội và duy trì văn hóa truyền thống.
Trong xã hội hiện đại và dân chủ ngày nay, pháp luật về quyền con
người rất được coi trọng xây dựng và đảm bảo thực hiện. Quyền bình đẳng giới cùng với các quyền con người khác đã được pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia bảo hộ từ lâu, hiện đã trở thành khuôn mẫu cho hành vi của con người, được các nhà nước bảo đảm thực hiện.
Việc ghi nhận quyền bình đẳng giới, cơ chế bảo đảm và thực hiện quyền bình đẳng giới vào trong pháp luật rất được Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế và các quốc gia quan tâm. Hệ thống văn bản pháp luật quốc tế về quyền bình đẳng giới đã ra đời từ khi Liên Hợp Quốc được thành lập (1945) và liên tục được phát triển. Tại nhiều quốc gia còn xây dựng những đạo luật riêng về bình đẳng giới, trong đó ghi nhận bình đẳng giới là quyền pháp lý, quyền này phải được phổ biến sâu rộng đến toàn xã hội, được nhà nước tổ chức và bảo đảm thực hiện, tổ chức, cá nhân nào vi phạm quyền này đều phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý. Ở Việt Nam, bình đẳng giới từ lâu đã
được ghi nhận như một nguyên tắc hiến định, và được cụ thể hoá trong nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân – Gia đình, Bộ luật Lao động, Bộ luật Tố tụng Hình sự…Các văn bản pháp luật này không chỉ quy định sự bình đẳng về mọi mặt giữa các cá nhân và pháp nhân nói chung, mà còn giữa vợ với chồng, trẻ em nam với trẻ em nữ trong các quan hệ phát sinh trên cơ sở hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong gia đình.
Bởi vậy, khi pháp luật về bình đẳng giới được thực thi có hiệu quả sẽ
đảm bảo cho phu ̣nữ đươc
bình đẳng cùng nam giới trong viêc
tham gia vào
các hoạt động xã hội , thừ a hưởng moi
thành quả của tiến bô ̣xã hôi
đem lai ,
khơi dây
tiềm năng làm chủ xã hôi
của môt
lưc
lươn
g lao đôn
g quan trọng,
chiếm môt
nử a nguồn nhân lưc
vào công cuôc
xây dưn
g đất nước . Đồng thời,
đây là nhân tố khẳng điṇ h Viêṭ Nam là môt quốc gia tiêń bô ̣ , dân chủ , văn
minh thưc
hiên
đúng các cam kết quốc tế đã tham gia và kí kết về bả o đảm
quyền lơi
của người phu ̣nữ , quyền bình đẳng giới với tinh thần Viêṭ Nam la
môt
quốc gia đôc
lâp̣ , có chủ quyền, chủ động hội nhập quốc tế.
1.3.2 Tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình
Yêu cầu của pháp luật nói chung là phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, toàn diện, bảo đảm kỹ thuật văn bản; phù hợp với pháp luật quốc tế và đặc biệt là đảm bảo tính khả thi. Đây chính là các tiêu chí của việc hoàn thiện pháp luật trong bất kỳ lĩnh vực nào. Là một bộ phận của hệ thống pháp luật, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình cũng phải đặt trong bối cảnh chung của việc hoàn thiện pháp luật. Các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình cũng phải hướng đến sự hoàn thiện, trong đó phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, toàn diện, bảo đảm kỹ thuật văn bản; phù hợp với pháp luật quốc tế và đặc biệt là đảm bảo tính khả thi. Đây
vừa là mục tiêu hoàn thiện, cũng vừa là các yêu cầu cơ bản, là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật trên lĩnh vực này .
1.3.2.1. Đảm bảo tính thống nhất
Hệ thống pháp luật là một chỉnh thể thống nhất, trong đó pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình là một bộ phận của hệ thống pháp luật. Chính vì vậy, pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình phải phù hợp với chính thể thống nhất đó. Điều này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như các quy phạm pháp luật không mâu thuẫn, xung đột mà gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau. Đặc biệt, việc bảo vệ quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình có sự tham gia của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống cơ quan thực thi bảo vệ pháp luật và quyền bình đẳng giới còn được bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau nên việc bảo đảm tính thống nhất là điều hết sức quan trọng.
Tính thống nhất của pháp luật nói chung đòi hỏi các quy định của pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực khác nhau phải có sự liên kết, phối hợp tác động điều chỉnh theo một chiều hướng nhất định; phải có sự thống nhất nội tại giữa các quy phạm pháp luật trong mỗi lĩnh vực với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. Ngoài ra, sự thống nhất pháp luật không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn phải phù hợp với các điều ước quốc tế mà quốc gia tham gia. Phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc pháp chế trong việc xây dựng và ban hành các quy phạm pháp luật; đảm bảo tính thống nhất giữa các quy phạm pháp luật trong các văn bản có hiệu lực pháp lý thấp với các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, cụ thể như sự thống nhất của các văn bản pháp luật chuyên ngành với Hiến pháp. Đây cũng là yêu cầu chung trong việc ban hành các quy phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình.
Như vậy, tính thống nhất là yêu cầu khách quan, là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện và chất lượng của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật bình đẳng giới nói riêng, trong đó có pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình. Tính thống nhất của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình được thể hiện cụ thể qua những khía cạnh sau:
Một là, sự đồng bộ của các quy định của pháp luật về bình đẳng giới nói chung, quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình nói riêng với các quy định có liên quan của Hiến pháp. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia, các văn bản quy phạm pháp luật khác của quốc gia đều không được trái với các quy định của Hiến pháp. Là quy định có hiệu lực pháp lý cao nhất, các quy định của Hiến pháp là nền tảng cho việc ban hành các quy định pháp luật chuyên ngành, trong đó có quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình.
Hai là, ngay trong các quy định của pháp luật về bình đẳng giới cần phải đảm bảo tính thống nhất, không mâu thuẫn, không xung đột, không trùng lặp, chồng chéo, trong đó các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình không được mâu thuẫn, trái với các quy định của pháp luật về bình đẳng giới nói chung.
Ba là, ngay trong hệ thống các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình cũng không được mâu thuẫn với nhau, trong đó đặc biệt là các quy định trong các văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn không được trái với các quy định có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Ngoài ra, cần phải đảm bảo quy định của pháp luật về bình đẳng giới nói chung, pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia