Giai đoạn đầu: Người mạnh khỏe trở thành người mang virut HIV. Đặc điểm của giai đoạn này là thời gian ủ bệnh kéo dài, khó nhận biết và có thể lây truyền sang người khác. Do đặc điểm của giai đoạn này, nhiều người không biết tình trạng có HIV của bản thân do vậy họ vẫn tiếp tục có những hành vi vô tình làm lây truyền HIV sang cho người khác như: quan hệ tình dục với vợ hoặc bạn tình của mình.
Giai đoạn hai: Người mang virut chuyển thành người bệnh, đồng thời xuất hiện nhiều bệnh lây nhiễm khác do hệ miễn dịch bị tàn phá. Giai đoạn này tác động đến nhiều mặt của đời sống người có HIV, gia đình họ và toàn xã hội. Đối với người có HIV họ phải sống trong sự lo sợ do cái chết đã được báo trước đồng thời họ phải đối mặt với nhiều bệnh tật do hệ miễn dịch của cơ thể bị tàn phá đồng thời họ phải chịu sự xa lánh, kỳ thị của người thân, của cộng đồng. Đối với gia đình người có HIV kinh tế gia đình giảm sút do thu nhập của những thành viên có HIV bị mất hoặc giảm đi mặt khác phải tăng thêm chi phí cho việc chăm sóc, thuốc điều trị cho người có HIV. Đồng thời họ cũng phải gánh chịu sự phân biệt, kỳ thị của cộng đồng. Đối với xã hội, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do năng suất lao động xã hội giảm, những chi phí cho y tế, cho phòng ngừa, ngăn chặn HIV cũng tăng lên, kèm theo đó là những vấn đề về đói nghèo, thất học, mồ côi …cũng là những gánh nặng cho xã hội.
Giai đoạn ba: Người có HIV chuyển sang giai đoạn AIDS – là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV trong cơ thể. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm và kết quả là người bệnh sẽ tử vong. Giống như giai đoạn trước, người bệnh, gia đình họ và xã hội đều bị tác động to lớn về nhiều mặt.
Giai đoạn bốn: Là những hậu quả sau cái chết của người có AIDS. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người thân của người chết vì AIDS, cũng như gây ra các vấn đề xã hội như trẻ em mồ côi, đói nghèo, thất học, góa bụa…
Về mặt xã hội: Cho rằng HIV/AIDS là một căn bệnh do suy đồi đạo đức, lối sống, gắn liền với các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, ngoại tình và đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS.
Những người có HIV/AIDS theo một số nghiên cứu được chia làm ba thế hệ:
Thế hệ thứ nhất: Đó là những người bị lây nhiễm do tiêm chích ma túy và mại dâm không an toàn.
Thế hệ thứ hai: Là những người bị lây nhiễm từ người thân của thế hệ thứ nhất (vợ, chồng).
Thế hệ thứ ba: Bao gồm con cái của những người có HIV/AIDS và những người bị lây nhiễm bởi nhiều lý do khác như rủi ro nghề nghiệp hoặc phơi nhiễm.
Thế hệ thứ hai và thứ ba đang có xu hướng mở rộng. Hai thế hệ này hoàn toàn không liên quan đến ma túy, mại dâm, không vi phạm pháp luật xong họ vẫn bị kỳ thị, phân biệt đối xử.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV AIDS ở Việt Nam - 1
- Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV AIDS ở Việt Nam - 2
- Pháp Luật Quốc Tế Về Bảo Đảm Quyền Con Người Của Phụ Nữ Trong Bối Cảnh Hiv/aids Và Các Quyền Con Người Của Phụ Nữ Có Hiv/aids
- Công Ước Về Xóa Bỏ Mọi Hình Thức Phân Biệt Đối Xử Chống Lại Phụ Nữ, 1979 (Cedaw)
- Quyền Được Kết Hôn, Lập Gia Đình Và Bảo Vệ Gia Đình
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn những người có HIV/AIDS thuộc tầng lớp nghèo, thiếu hiểu biết, thiếu điều kiện tự bảo vệ mình dẫn đến họ phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như không có điều kiện để được chăm sóc sức khỏe, thất nghiệp, đói nghèo…
Thế hệ thứ hai bị nhiễm HIV/AIDS trong hoàn cảnh sinh hoạt gia đình bình thường, hoàn toàn lành mạnh. Do thời gian ủ bệnh kéo dài, do không có điều kiện xét nghiệm, do bất bình đẳng về giới đã vô tình nhiễm HIV từ người thân của mình. Nhóm thế hệ lây nhiễm này đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Như vậy, những người có HIV/AIDS rất đa dạng về nhóm xã hội, điều kiện kinh tế và hoàn cảnh lây nhiễm. Nguyên nhân sâu xa, chủ yếu bao trùm dẫn đến sự lây nhiễm là do trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và nhận thức chung của xã hội còn thấp.
Những quan niệm về HIV/AIDS gắn liền với tệ nạn xã hội, những người có HIV/AIDS là những người thoái hóa về đạo đức, lối sống đã không còn phù hợp.
Khi dịch HIV mới xuất hiện trên thế giới, do sự hiểu biết hạn chế về HIV/AIDS nên biện pháp cô lập, tách biệt người có HIV/AIDS với cộng đồng đã được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học và nhận thức của con người về HIV/AIDS thì biện pháp cô lập người có HIV/AIDS trở nên bất cập trước diễn biến của đại dịch. Bởi số lượng người nhiễm HIV/AIDS vẫn tăng lên mặt khác làm tăng gánh nặng cho nhà nước và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người của người có HIV/AIDS.
Dưới góc độ quyền con người: HIV/AIDS dẫn đến hậu quả tiêu cực to lớn. Đó là hình thành một nhóm xã hội dễ bị tổn thương với số lượng ngày càng tăng gồm những người có HIV/AIDS và những người sống chung với họ. Nhiều quyền của nhóm người sống chung với HIV/AIDS bị vi phạm nghiêm trọng đặc biệt là quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được giáo dục, chăm sóc sức khỏe, quyền được làm việc, đặc biệt là đối với các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người di cư…
Như vậy, những người nhiễm HIV/AIDS rất đa dạng về nhóm xã hội, điều kiện kinh tế và hoàn cảnh lây nhiễm. Nhưng xuất phát từ những đặc điểm về dịch tễ học của căn bệnh này mà cộng đồng thậm chí người thân của người có HIV/AIDS xa lánh, kỳ thị, phân biệt đối xử với họ dẫn đến sự vi phạm nghiêm trọng các quyền con người của những người có HIV/AIDS và phụ nữ là đối tượng phải chịu hậu quả nặng nề nhất.
1.1.2 Sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật
Bình đẳng trước pháp luật là một quyền con người, quyền công dân và cũng là nguyên tắc chung của mỗi quốc gia trong quá trình lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đó là quyền của mỗi người được xác lập tư cách công dân trước pháp luật, không bị pháp luật phân biệt đối xử và quyền có vị thế ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau.
Trước hết, bình đẳng trước pháp luật được thể hiện là nhu cầu của một chủ thể tự nhiên với tư cách là một con người buộc phải có và cần phải có. Trong xã hội, sẽ không thể có tự do nếu không có sự bình đẳng thật sự giữa các thành viên trong xã hội. Bản chất của sự bình đẳng là công nhận các giá trị như nhau của các thành viên xã hội trong tất cả các lĩnh vực: dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Điều 1 UDHR nêu rò, mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền...
Điều 2 UDHR quy định, mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do…mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới
tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác.
Điều 52 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 qui định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”.
Điều 63 Hiến pháp qui định: “công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và gia đình.”
Thứ hai, bình đẳng trước pháp luật là một giá trị của xã hội loài người. Dưới góc độ pháp lý, quyền con người trong đó có quyền bình đẳng trước pháp luật là một quan hệ pháp luật mà mỗi bên tham gia quan hệ đó đều có quyền và nghĩa vụ pháp lý. Quyền bình đẳng trước pháp luật là quyền tự nhiên của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và nó phải được ghi nhận và bảo vệ bằng pháp luật.
Điều 6 UDHR quy định, mọi người đều có quyền được công nhận tư cách là con người trước pháp luật ở mọi nơi. Quy định này được tái khẳng định nguyên văn trong Điều 16 ICCPR.
Thứ ba, quyền bình đẳng trước pháp luật có nội dung là quyền không bị pháp luật phân biệt đối xử trong việc hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ. Như trên đã nói, con người sinh ra có sự khác nhau về chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo và địa vị xã hội. Tuy nhiên, đó không phải là căn cứ để pháp luật phân biệt trong việc hưởng các quyền và chịu trách nhiệm pháp lý. Ngược lại, pháp luật luôn đặt giá trị bình đẳng làm thước đo, tiêu chuẩn để lấp đầy khoảng cách không bình đẳng đó bằng việc quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý ngang nhau. Quyền bình đẳng trước pháp luật, không bị pháp luật phân biệt đối xử còn có khía cạnh khác đó là quyền được hưởng tất cả các quyền con người như nhau ở mọi nơi, mọi lúc và mọi hoàn cảnh.
Thứ tư, quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng: Quyền con người luôn đứng trước nguy cơ bị xâm hại từ nhiều phía. Đó có thể là các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội cũng có thể từ phía công quyền. Khi những quyền đó bị xâm hại, dưới góc độ bình đẳng trước pháp luật, con người đều có quyền được pháp luật bảo vệ như nhau với các quyền pháp lý nhất định. Bảo vệ quyền bình đẳng này cũng là cơ
sở để bảo vệ các quyền khác của con người. Quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng là nhu cầu đòi hỏi cần có phương tiện, công cụ pháp lý từ phía nhà nước.
Về khía cạnh này, Điều 7 UDHR quy định, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt nào… Điều 8 UDHR cụ thể hóa một khía cạnh quy định ở Điều 7 khi nêu rằng, mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định.
Điều 26 ICCPR tái khẳng định hai quy định kể trên của UDHR, đồng thời nêu rò, về mặt này, pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho mọi người sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác.
Như vậy, trách nhiệm của nhà nước trong vấn đề này là ghi nhận trong pháp luật các quyền một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử và tạo ra cơ chế bảo vệ quyền khi nó bị xâm phạm. Nội dung của quyền bình đẳng trong bảo vệ quyền đòi hỏi mọi hành vi vi phạm phạm đều phải bị xử lý như nhau trước pháp luật.
Như vậy, sự bình đẳng của công dân trước pháp luật, là một quyền cơ bản của con người và cũng là cơ sở, nguyên tắc chung của mỗi quốc gia trong việc ghi nhận, thực thi và bảo vệ quyền của mỗi công dân quốc gia mình. Đặc biệt, trong bối cảnh HIV/AIDS, quyền này của công dân phải được nhà nước thi hành triệt để bởi quyền này dễ bị vi phạm nghiêm trọng nhất và trong trường hợp bị vi phạm sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi các quyền con người khác của người có HIV/AIDS.
1.1.3 Các bảo đảm quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS
Mặc dù các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS là quyền tự nhiên, vốn có nhưng các quyền đó luôn đứng trước nguy cơ bị vi phạm bởi các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong xã hội, vì vậy cần có các biện pháp để bảo đảm cho việc ghi nhận và thực thi các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS tránh bị vi phạm bởi các chủ thể khác trong xã hội và tạo điều kiện cho nhóm đối
tượng dễ bị tổn thương này có điều kiện để thực hiện các quyền của mình. Theo đó các đảm bảo quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS được bảo đảm về chính trị, bảo đảm về kinh tế và bảo đảm bằng pháp luật.
1.1.3.1 Bảo đảm về chính trị
Bảo đảm quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS về mặt chính trị bao gồm những cam kết của nhà nước ở cấp độ quốc tế và cấp độ quốc gia. Ở cấp độ quốc tế là những cam kết của nhà nước với cộng đồng quốc tế và cấp độ quốc gia là những cam kết của nhà nước với nhân dân.
Ở cấp độ quốc tế, tiêu biểu là cam kết của các quốc gia nỗ lực trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Bao gồm 8 mục tiêu của Liên hợp quốc được 189 quốc gia thành viên cam kết đạt được vào năm 2015. Những mục tiêu này được ghi nhận trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ diễn ra từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng 9 năm 2000 tại trụ sở của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Liên quan đến việc bảo đảm quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS: mục tiêu thứ ba về nâng cao bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ: Xóa bỏ tình trạng chênh lệch về giới tính ở giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tốt nhất là vào năm 2005 và ở mọi cấp không chậm hơn năm 2015; mục tiêu thứ năm là cải thiện sức khỏe bà mẹ: Giảm ba phần tư tỷ lệ tử vong ở bà mẹ trong giai đoạn 1990 – 2015 và đến năm 2015, phổ cập chăm sóc sức khỏe sinh sản; trong đó mục tiêu trực tiếp nhất trong việc bảo đảm quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS đó là mục tiêu sáu: Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác, theo đó các quốc gia sẽ chặn đứng và bắt đầu thu hẹp sự lây lan của HIV/AIDS vào năm 2015, đến năm 2010, mọi đối tượng có nhu cầu đều được điều trị HIV/AIDS.
Các mục tiêu Thiên niên kỷ là cơ sở quan trọng cho việc các quyền con người của phụ nữ HIV/AIDS được bảo đảm tốt hơn, bởi các quốc gia ký cam kết, sẽ nỗ lực bằng mọi biện pháp và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia để đạt được mục tiêu chung.
Một cam kết của cộng đồng quốc tế về HIV/AIDS đó là Tuyên bố cam kết về
HIV/AIDS năm 2001- “Khủng hoảng toàn cầu – Hành động toàn cầu” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua theo Nghị quyết S-26/2 ngày 27/06/2001. Đây là một văn kiện nổi bật, chứa đựng những nguyên tắc, tiêu chuẩn và đề ra những mục tiêu cơ bản về bảo vệ quyền con người của những người sống chung với HIV/AIDS, đặc biệt với đối tượng là phụ nữ và đây là cam kết khẳng định lại một lần nữa cam kết về HIV/AIDS trong tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.
Nội dung của Tuyên bố này khá toàn diện. Trước tiên, Tuyên bố nhận định tình hình, diễn biến của đại dịch, thừa nhận sự quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế về phạm vi, quy mô tác động và tàn phá của HIV/AIDS đối với con người và khẳng định đây là một vấn đề toàn cầu và là một trong những khó khăn nhất đối với cuộc sống và nhân phẩm cũng như cho việc hưởng thụ có hiệu quả các quyền con người. Tuyên bố nhấn mạnh “phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái là những người phải chịu rủi ro nhiều nhất”.
Tuyên bố đề ra phương hướng lãnh đạo toàn diện, ở mọi cấp độ từ cấp quốc gia, cấp khu vực và cấp độ toàn cầu nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Tuyên bố đưa ra những mục tiêu, đòi hỏi các quốc gia cần có biện pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu này. Một trong những yêu cầu đặt ra là các quốc gia cần xây dựng chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS, phát huy mọi nguồn lực quốc gia cùng với sự hợp tác quốc tế để đạt được các mục tiêu: đến năm 2005, giảm 25% tình trạng nhiễm HIV phổ biến trong nam và nữ thanh niên từ 14 đến 24 tuổi ở những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất và đến năm 2010 là 25% trên phạm vi toàn cầu. Cam kết đến năm 2005 sẽ tạo được môi trường lao động nhằm trợ giúp người lao động có HIV/AIDS. Đặc biệt, trong đó có mục tiêu về giảm bất bình đẳng giới, đến năm 2005 đảm bảo ít nhất 90% và đến năm 2010 ít nhất 95% nam, nữ thanh niên từ 14-24 tuổi được tiếp cận giáo dục về HIV/AIDS, mục tiêu đến năm 2010 bảo đảm 80% phụ nữ mang thai được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc tiền sản, được cung cấp dịch vụ tư vấn và phòng chống HIV.
Tuyên bố thừa nhận hiện thực hóa các quyền con người là cần thiết để làm giảm nguy cơ trước HIV/AIDS. Các quốc gia cam kết, đến năm 2003, ban hành,
tăng cường hoặc thực hiện pháp luật, các quy định và những biện pháp khác để xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử và đảm bảo sự thụ hưởng đầy đủ các quyền con người và tự do căn bản của người sống chung với HIV/AIDS, đặc biệt bảo đảm cho họ tiếp cận các dịch vụ giáo dục phục hồi, lao động, y tế, xã hội và sức khỏe, phòng chống, hỗ trợ và điều trị, thông tin và bảo vệ pháp luật, đồng thời tôn trọng cuộc sống riêng tư của họ và đảm bảo bí mật. Đặc biệt, Tuyên bố nhấn mạnh đến việc thực hiện các chiến lược quốc gia nhằm mục tiêu đến năm 2005, thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ và sự thụ hưởng đầy đủ tất cả các quyền con người của phụ nữ bằng cách nâng cao quyền năng cho phụ nữ để kiểm soát và quyết định tự do và có trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến tình dục của họ để nâng cao khả năng tự bảo vệ trước sự lây nhiễm HIV, bằng việc thông qua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế kể cả sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, thông qua giáo dục nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và bằng cách xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử cũng như mọi hình thức bạo lực chống lại phụ nữ và trẻ em gái.
Trên phương diện nghiên cứu và phát triển ứng dụng, Tuyên bố này khuyến khích các quốc gia tăng cường nghiên cứu các loại thuốc vắc-xin về HIV, thuốc về phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đảm bảo người dân đặc biệt là phụ nữ có thể tiếp cận an toàn, đáp ứng được về mặt chi phí đối với các thuốc này.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh đến việc các quốc gia cam kết sẽ bảo đảm các nguồn lực dành cho hành động toàn cầu nhằm giải quyết HIV/AIDS là thỏa đáng, bền vững và tập trung hướng tới đạt kết quả.
Như vậy, Tuyên bố cam kết này, có vai trò quan trọng đối với hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở mỗi quốc gia, khu vực và toàn thế giới. Cam kết này đòi hỏi các quốc gia ký cam kết phải thực hiện mọi biện pháp được đề xuất tại Tuyên bố này có xét đến yếu tố đặc thù của từng quốc gia, cũng như diễn biến HIV/AIDS ở mỗi quốc gia để xây dựng chiến lược, chính sách phòng chống HIV/AIDS của quốc gia mình nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Có thể nói, Tuyên bố cam kết năm 2001, có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS, thể hiện ở các khía cạnh sau: