Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Trong Lĩnh Vực Dân Sự, Hôn Nhân Và Gia Đình Ở Việt Nam

phạm thì bị phạt và người chủ doanh nghiệp, người đứng đầu đơn vị buộc phải có kế hoạch thực hiện đúng quy định của Luật Bình đẳng giới.

Đối với quyền thừa kế tài sản, trước kia ở Phần Lan chỉ có con trai trưởng mới có quyền thừa kế tài sản của bố mẹ, nhưng sau khi Luật Bình đẳng giới ra đời thì quyền thừa kế tài sản trong gia đình cho cả nam và nữ. Đây là vấn đề gay go nhất, tranh luận trong nhiều năm ở các cấp, các ngành, tồn tại hàng trăm năm ở Phần Lan nhưng đã có sự thay đổi và được nhân dân đồng tình hoan nghênh. Trong khi đó, Luật Bình đẳng giới của Thụy Sỹ cấm không được phân biệt đối xử với người lao động trên cơ sở giới tính của họ, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh gia đình, kể cả trường hợp đó là người lao động nữ hoặc người đang mang thai, sinh đẻ, dù dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp. Điều cấm này đặc biệt áp dụng đối với việc thuê mướn nhân công, phân công nhiệm vụ, điều kiện lao động, đào tạo cơ bản hoặc nâng cao, đề bạt hoặc sa thải nhân công. Các biện pháp thích hợp để thực hiện bình đẳng thực sự không được coi là phân biệt đối xử. Luật bình đẳng giới của cả hai nước này đều quy định tuổi về hưu là giống nhau giữa nam giới và nữ giới [23].

Ở Hoa Kỳ, Tu chính án về Quyền bình đẳng (Equal Rights Amendment) vào Hiến pháp Hoa Kỳ được đề xuất lần đầu tiên bởi Đảng Phụ nữ Quốc gia năm 1923. Nội dung của đề xuất này là mong muốn mang lại sự bình đẳng pháp lý về giới tính và cấm phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính. Tuy nhiên, tại thời điểm đề xuất, đề xuất này đã không được thông qua. Cuối những năm 1960, cùng với sự sự hồi sinh của chủ nghĩa nữ quyền và dưới sự lãnh đạo của luật sư Bella Abzug, dân biểu thành phố New York, và các nhà nữ quyền Betty Friedan và Gloria Steinem, nó đã giành được hai phần ba số phiếu bầu cần thiết từ Hạ viện Mỹ vào tháng 10 năm 1971 và đến tháng 3 năm 1972, nó được Thượng viện chấp thuận và được gửi tới các tiểu bang để phê chuẩn.

Hawaii là bang đầu tiên phê chuẩn những gì lẽ ra sẽ trở thành Tu chính án thứ 27, theo sau là 30 bang khác chỉ trong 01 năm. Tuy nhiên, đến giữa những năm 1970, một phong trào phản đối nữ quyền đã làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Tu chính án về Quyền bình đẳng, khiến nó cuối cùng không được phê chuẩn do không giành được sự ủng hộ cần thiết của ít nhất 38 bang, tức ít nhất ba phần tư số bang của Hoa Kỳ. Do đó, Tu chính án này đến nay vẫn chưa mang giá trị pháp lý và chưa trở thành Tu chính án chính thức của Hiến pháp Hoa Kỳ. Vì vậy, quyền bình đẳng giới, với ngoại lệ đáng chú ý khi gắn liền với quyền bỏ phiếu, đã không được Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XX, chính phủ liên bang và tất cả các bang đã thông qua luật bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phụ nữ. Một trong những nội dung chính của Tu chính về Quyền bình đẳng trong lần đề xuất cuối cùng ghi rõ: “Quyền bình đẳng dưới pháp luật không thể bị từ chối hoặc hạn chế bởi Liên bang hay bất kỳ Tiểu bang nào vì lý do giới tính.”

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, trong Chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ khái niệm và vai trò giới, khái quát bản chất và các yếu tố đánh giá bình đẳng giới, phân tích cơ sở lý luận về quyền bình đẳng giới trong lĩnh dân sự, hôn nhân và gia đình. Qua đó làm rõ các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện pháp luật trong việc bảo đảm quyền bình đẳng giới trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình. Những vấn đề lý luận được trình bày ở Chương 1 là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình ở Việt Nam trong thời gian qua.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình ở Việt Nam

2.1.1. Thời kỳ trước năm 1945

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Trong chế độ phong kiến, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo. Theo hệ tư tưởng này, địa vị của người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới. Sự bất bình đẳng được thể hiện trước tiên chính là sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái trong gia đình. Với quan niệm cần phải có con trai để nối dõi tông đường nên trong xã hội phong kiến tư tưởng phổ biến cho rằng: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Thân phận của người phụ nữ thời kỳ này bị gắn với buồng the, bếp núc, hầu hạ các đấng mày râu; phải tuân thủ các bất bình đẳng kéo dài, trói buộc, đôi khi khiến họ lãng quên quyền làm người của mình. Đặc biệt, từ khi Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống trong xã hội vào khoảng thế kỷ XV, nó đã đề cao vị trí của nam giới trong gia đình và thông qua việc củng cố gia đình mà duy trì trật tự xã hội, phục vụ lợi ích của nhà nước phong kiến. Người phụ nữ lúc này ở vị trí thứ yếu, bị đè nén và phải tuân thủ những lễ giáo khắc nghiệt. Vị thế của họ rất thấp kém, họ phải luôn cúi mình chịu sự đè nén hà khắc của các định kiến xã hội và của cả một nền luân lý Nho giáo .

Nguyên tắc chủ đạo trong pháp luật phong kiến Việt Nam thể hiện sự phân biệt nặng nề giữa nam giới và nữ giới, cụ thể như di sản của cha mẹ để lại trước hết được chia cho con trai, nếu không có con trai mới chia cho con gái. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những quy định tiến bộ, trong đó phần nào đã thể hiện bảo vệ quyền của người phụ nữ, thể hiện sự đối xử tương đối bình

Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 7

đẳng giữa nam giới và nữ giới trong một số trường hợp cụ thể, mặc dù các trường hợp này về số lượng là tương đối ít.

Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều Hình luật) được ban hành dưới thời Lê vào thế kỷ XV. Đây là thời kì hưng thịnh nhất của chế độ phong kiến Việt Nam nói chung và của nhà Lê nói riêng. Bộ luật này thể hiện khá nhiều điểm tiến bộ trong việc bảo vệ quyền phụ nữ như quy định rõ thành phần khối tài sản của vợ chồng, công nhận vợ chồng đều có quyền sở hữu đối với tài sản riêng; khi bán tài sản trong gia đình phải có đầy đủ chữ kí của vợ, chồng; 1/20 đất hương hỏa là tài sản dùng vào việc thờ cúng tổ tiên, phần còn lại giao cho con, nếu không có con trai thì con gái được hưởng thừa kế. [35]

Trong xã hội phong kiến Việt Nam, vai trò của người vợ rất quan trọng xét về phương diện tương trợ giữa hai vợ chồng. Trong ba trường hợp “tam bất khứ” (cấm bỏ vợ), trường hợp hai nhấn mạnh vào sự đóng góp của người vợ trong gia đình “tiền bần tiện, hậu phú quý”, tức là khi lấy nhau nghèo, về sau vợ chồng giàu có thì không được bỏ nhau. Như vậy, pháp luật công nhận rằng trong việc xây dựng gia đình, phần của người vợ cũng ngang với phần của người chồng. Ngoài ra, pháp luật cũng đã thừa nhận quyền yêu cầu ly hôn của người vợ trong hai trường hợp: Thứ nhất, người chồng không chăm nom, bỏ lửng vợ trong vòng năm tháng không đi lại (nếu có con thì một năm), vợ được trình quan sở tại và xã quan làm chứng thì mất vợ (Điều 308 Quốc triều Hình luật). Thứ hai, nếu con rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha mẹ vợ, đem việc thưa quan sẽ cho ly dị” (Điều 333). Mặc dù có những quy định thể hiện tính phụ quyền cao, nhưng về mặt thân thể, phần nào người vợ cũng được bảo vệ như mặc dù cho phép: người chồng đối với vợ, bất luận là vợ cả hay vợ thứ, tuy có quyền răn bảo nhưng không được có những hành vi tàn bạo đánh đập vợ (Điều 482 Quốc triều Hình luật, Điều 284 Bộ luật Gia Long)…

Thời kỳ nước ta bị thực dân Pháp đô hộ pháp luật vẫn còn thể hiện nặng nề tư tưởng bất bình đẳng giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó, pháp luật thời kì này cũng có những điểm tiến bộ mà ít nhiều đã thể hiện được sự bình đẳng giữa nam và nữ. Lần đầu tiên pháp luật quy định việc kết hôn phải do hai bên nam nữ tự nguyện: việc kết hôn phải do hai bên nam nữ bằng lòng (Điều 76, Bộ Dân luật Bắc Kì). Đây là quy định thể hiện quyền bình đẳng của nữ giới và nam giới trong hôn nhân. Như vậy, pháp luật thời kì này bước đầu ghi nhận và thể hiện tư tưởng bình đẳng giới. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận là trong hầu hết các đạo luật, vẫn còn nhiều quy định mang tính chất bất bình đẳng nam nữ và tình trạng bất bình đẳng giới vẫn là một thực tế phổ biến trong xã hội phong kiến xưa, trong chế độ thuộc địa của thực dân Pháp.

2.1.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954

Mở đầu Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chủ tịch đã dẫn lại tuyên bố bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" và Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791: "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Đây là những quyền con người cơ bản mà bất kỳ con người nào là nam giới hay nữ giới, bất kỳ dân tộc nào dù chiếm đa số hay thiểu số… đều phải được hưởng như nhau.

Là một nước dân chủ, việc bảo đảm quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt là đem lại quyền lợi cho phụ nữ và dân nghèo là tôn chỉ, là mục đích xuyên suốt từ trước tới nay của Đảng và Nhà nước ta. Để tạo cơ sở vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước cũng như bảo vệ các thành quả của cách mạng, trong đó chủ yếu là quyền lợi của nhân dân, Nhà nước đã sớm ban hành nhiều văn bản quy

phạm pháp luật đề cập đến quyền con người, quyền công dân, trong đó tiêu biểu là Hiến pháp năm 1946.

Tại Lời nói đầu Hiến pháp năm 1946 khẳng định:

“Được quốc dân giao trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:

- Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, trai gái, giai cấp, tôn giáo;

- Đảm bảo các quyền tự do dân chủ;

- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân…”

Như vậy, quyền tự do dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp Việt Nam năm 1946, trong đó quyền bình đẳng giới được dành một vị trí trang trọng trong các quy định của Hiến pháp này.

Tại Điều 1 của Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: “Nước Việt nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.

Như vậy, nam giới và nữ giới bình đẳng với nhau trong việc làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Về phương diện bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình cũng được Hiến pháp năm 1946 quy định tại các Điều 6, Điều 7 và Điều 9. Cụ thể:

“Tất cả công dân Vịêt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá” (Điều 6).

“Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình” (Điều 7); và “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9).

Để hiện thực hóa các quy định nêu trên của Hiến pháp năm 1946, Nhà nước ta đã ban hành nhiều Sắc lệnh, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị về tổ chức thực hiện bình đẳng giới nói chung, trong đó có bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình. Cùng với thời gian, quyền bình đẳng giới dần được nâng cao về chất lượng, hạn chế dần những biểu hiện bình đẳng giới mang tính chất hình thức. Sắc lệnh số 97/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17 tháng 11 năm 1950 ra đời đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của chính sách về hôn nhân và gia đình, trong đó quy định quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn, chế độ đa thê bị tiêu huỷ, chế độ hôn nhân một vợ một chồng được pháp luật xác lập... Trong Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950, vấn đề bình đẳng nam nữ trong gia đình được khẳng đinh: Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” (Điều 5); “Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ” (Điều 6); “Người vị thành niên là con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi, khi đã đến tuổi thành niên thì dù còn ở với cha mẹ, người con cũng có quyền tự lập (Điều 7). Về vấn đề ly hôn, Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 cũng thể hiện sự bình đẳng nam nữ, như công nhận quyền tự do giá thú và tự do ly hôn, xoá bỏ sự phân biệt không bình đẳng về các duyên cớ ly hôn riêng cho vợ và chồng trong các Bộ luật cũ, đồng thời quy định duyên cớ chung cho cả hai vợ chồng (Điều 2). Bên cạnh đó, Sắc lệnh số 159/SL cũng quy định điều khoản bảo vệ phụ nữ và thai nhi mà không bị xem là bất bình đẳng giới: “Trường hợp ly hôn mà người vợ có thai thì vợ hay chồng có thể xin Toà án hoãn đến sau kỳ sinh nở mới xử việc ly hôn” (Điều 5).

Cách mạng tháng Tám là bước ngoặt lịch sử về quyền con người đối với dân tộc Việt Nam và cũng là bước ngoặt lịch sử đối với việc đấu tranh giành quyền bình đẳng giới nói chung, quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình nói riêng cho phụ nữ Việt Nam. Bản chất của

bước ngoặt này là đem lại quyền tự do, bình đẳng cho phụ nữ để giải phóng phụ nữ, giải phóng giai cấp.

2.1.3. Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1980

Hiến pháp 1959 tiếp tục khẳng định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 22). Cùng với đó, quyền bình đẳng của nữ giới và nam giới cũng được Hiến pháp khẳng định tại Điều 24: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ công hoà có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.

Cùng làm việc như nhau, phụ nữ đuợc hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương.

Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ.

Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình”.

Để cụ thể hóa các vấn đề về hôn nhân và gia đình trong Hiến pháp 1959, Nhà nước ta đã ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Trong quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, đặc biệt thể hiện xuyên suốt nguyên tắc bình đẳng giới.

Điều 1 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: "Nhà nước đảm bảo việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, nhằm xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hòa thuận, trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ".

Theo quy định tại Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959: “ Xóa bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái”, đồng thời theo quy định tại Điều 3 luật này: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí