Hoàn Thiện Về Cơ Chế, Chính Sách Và Hệ Thống Pháp Luật, Thực Hiện Bình Đẳng Giới Nhằm Phát Huy Tính Tích Cực Và Hạn Chế Những Ảnh Hưởng Tiêu


gia đình hạnh phúc” gắn với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ xây dựng “Mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo”.

Thực hiện tốt các chương trình trên sẽ nâng cao vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ và các tổ chức chính trị - xã hội khác, nhằm khắc phục sự ảnh hưởng tích cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam. Qua đó phát huy vai trò của những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

4.2.5. Hoàn thiện về cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật, thực hiện bình đẳng giới nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay

Ngay từ khi mới thành lập, Đảng đã xác định thực hiện vấn đề nam nữ bình quyền là một trong mười nhiệm vụ cốt yếu; giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu chính của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, việc bồi dưỡng, phát huy sức mạnh và chăm lo sự phát triển mọi mặt của phụ nữ là nhiệm vụ thường xuyên, luôn được thể hiện nhất quán trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, hệ thống pháp luật của nhà nước. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ như về lao động, việc làm, sở hữu đất đai, gia đình, sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ trẻ em, giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng, phòng chống các tệ nạn xã hội... Đổi mới kinh tế đã tạo đà cho đổi mới về chính sách, làm thay đổi cuộc sống phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ đóng góp vào sự nghiệp chung. Hay nói cách khác, Đảng và nhà nước đã tạo điều kiện cho phụ nữ nâng cao vai trò, vị thế của họ trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế, đảm bảo hạnh phúc trong cuộc sống.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được thì sự nghiệp giải phóng phụ nữ của chúng ta còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Tình trạng bất bình đẳng nam nữ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; khoảng cách giữa các nhóm phụ nữ gia tăng; cơ hội mà các chính sách tạo ra giữa các nhóm phụ nữ chưa


công bằng; nhiều phụ nữ nhất là những người ở khu vực nông thôn, miền núi, những người không có công việc ổn định vẫn bị chồng, gia đình chồng đánh đập dã man... Đặc biệt ở nhiều nơi còn lưu giữ nhiều phong tục lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của phụ nữ. Hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân: 1) là do ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo; 2) do các chính sách xã hội, pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống 3) việc thực hiện các chính sách xã hội, pháp luật ở từng địa phương khu vực chưa thực sự đạt hiệu quả.

Như vậy, sự nghiệp giải phóng phụ nữ nhìn chung vẫn còn nan giải, khó khăn. Nó đòi hỏi phải có sự quan tâm và thực hiện của các ban ngành và đặc biệt là việc hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội, hệ thống pháp luật, thực hiện bình đẳng giới, cải tạo các phong tục tập quán lạc hậu do ảnh hưởng tiêu cực của học thuyết tam tòng, tứ đức để lại. Để giải quyết hiệu quả vấn đề trên chúng ta cần thực hiện các nội dung sau

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về giới và vai trò quan trọng của sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Thực hiện tuyên truyền, đào tạo, phổ biến kiến thức về giới và tầm quan trọng của sự nghiệp giải phóng phụ nữ cho toàn xã hội nhằm thay đổi những định kiến không phù hợp với sự tiến bộ của phụ nữ như tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “tính gia trưởng”... Từ đó, thúc đẩy sự phát triển trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ của xã hội. Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước ta phải tập trung đào tạo về giới cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt nhằm cải thiện hơn nữa sự vận dụng kiến thức giới trong việc xây dựng các chương trình kế hoạch thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển cho phụ nữ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Thứ hai, không ngừng sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách xã hội, hoàn thiện pháp luật về giới khoa học sao cho phù hợp với từng giai đoạn, từng vùng miền cụ thể. Chúng ta phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi hoạch định cơ chế, chính sách và luật pháp về bình đẳng giới. Ở mỗi thời kỳ khác nhau cần xây dựng chính sách xã hội và luật pháp về bình đẳng giới khác nhau phù hợp với thực tiễn xã hội. Do điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, tâm lý của từng vùng miền (thành thị, nông thôn, miền núi, miền xuôi) khác nhau nên nhà nước cần có những chính sách xã hội đối với phụ nữ ở các khu vực


Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay - 20

này khác nhau. Cần có những chính sách xã hội cụ thể đối với từng vùng miền. Hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn, miền núi kém hơn rất nhiều so với thành thị. Khu vực nông thôn, miền núi còn là nơi lưu giữ nhiều phong tục tập quán lạc hậu; mức sống và mức hưởng các phúc lợi xã hội của phụ nữ nông thôn kém hơn rất nhiều so với phụ nữ thành thị nên cần tập trung các chính sách đối với phụ nữ nông thôn để đảm bảo sự công bằng cho phụ nữ. Có như vậy chúng ta mới khắc phục những hạn chế của tư tưởng đạo đức Nho giáo về phụ nữ và thúc đẩy sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Thứ ba, thực hiện nghiêm cơ chế, luật pháp, chính sách về bình đẳng giới. Phải có sự giám sát việc thực thi luật Luật Bình đẳng giới được Quốc hội ban hành vào năm 2006 đã nhận được sự hưởng ứng của toàn xã hội. Các cuộc tuyên truyền vận động về bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình...mang lại kết quả nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. Tuy nhiên, để cho các mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ ngày càng tiến bộ hơn thì việc thực hiện nghiêm các luật pháp liên quan đến bình đẳng nam nữ là điều kiện cần thiết tạo ra sức mạnh định hướng cho xã hội. Bên cạnh việc thực hiện nghiêm luật pháp, chính sách về bình đẳng nam nữ thì chúng ta cần phải bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và tiến bộ của xã hội. Đặc biệt, chúng ta phải có sự phối kết hợp thống nhất, chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân; lên án, đấu tranh chống tư tưởng coi thường phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.

Thứ tư, kinh tế là nền tảng của xã hội, phát triển kinh tế là cơ sở để giải quyết nhiều mâu thuẫn của xã hội. Chăm lo phát triển kinh tế, chăm lo sức khoẻ và an sinh cho phụ nữ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ. Phát triển kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh thần cho phụ nữ là biện pháp vô cùng quan trọng để giải phóng phụ nữ. Theo điều tra, phần lớn những người phụ nữ bị bạo lực gia đình đều là những người không có công việc ổn định, ở các vùng nông thôn - trình độ dân trí kém.


Trong xã hội, bất bình đẳng giới cũng diễn ra ở các cơ quan mà nhân lực có trình độ kém. Để phát triển kinh tế - xã hội tốt thì việc làm đầu tiên là thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với phụ nữ để phát huy vai trò và vị thế của người phụ nữ. Thực hiện các chính sách xã hội đối với phụ nữ nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân cũng là biện pháp khắc phục những hủ tục lạc hậu kìm hãm sự phát triển của phụ nữ như sinh nhiều con, sinh bằng được con trai, nạn tảo hôn, ép cưới, mua bán phụ nữ... Với những đặc thù của phụ nữ, ngoài phát triển kinh tế thì chúng ta cần có nhiều cơ chế, chính sách xã hội quan tâm chăm lo sức khoẻ và an sinh cho phụ nữ để họ có một cuộc sống phát triển hoàn thiện. Điều này là vô cùng quan trọng vì phụ nữ vừa là người mẹ, là người thầy đầu tiên dạy nhân cách cho con cái, là người vun vén, chăm lo tới các thành viên trong gia đình. Họ có một thiên chức và sứ mệnh cao cả, sự ảnh hưởng của họ không chỉ trong gia đình mà cả xã hội. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta cần quan tâm tới phụ nữ một cách toàn diện, nhất là phụ nữ ở các khu vực nông thôn. Chiến lược về tăng trưởng và xoá đói giảm CPRGS-5/2002 đã xác định một trong số 18 nội dung về vấn đề thực hiện bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ là: Cải thiện việc cung cấp các dịch vụ y tế và kế hoạch hóa gia đình. Bảo đảm cho phụ nữ nghèo được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ một cách thuận lợi. Nâng cao chất lượng các dịch vụ sau đẻ. Khi thực hiện chức năng tái sinh sản, người phụ nữ hiện nay phải đối diện với những gánh nặng về dân số - kế hoạch hóa gia đình do quan niệm của nam giới “khoán” việc đó cho nữ giới và nam giới thiếu sự tham gia chia sẻ trách nhiệm trong vấn đề này. Đồng thời, quan tâm đến chất lượng dân số hiện nay không thể coi nhẹ những nội dung liên quan đến sức khoẻ sinh sản, quyền sinh sản của người phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn.

Thứ năm, cần xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm các chính sách xã hội và bất bình đẳng giới đối với phụ nữ. Một trong những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đó chính là tình trạng trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới. Trong gia đình, hiện nay có nhiều chị em phụ nữ bị chồng đánh đập dã man. Nhiều người trong số họ với tư tưởng “xấu chàng hổ ai”, “vạch áo cho người xem lưng” hoặc vì con cái nên đã chịu đựng. Chỉ đến khi chính


quyền, hội phụ nữ cấp cơ sở kiên nhẫn hỏi thăm, động viên, tư vấn họ mới chịu giãi bày, tâm sự. Khi chính quyền khiển trách người chồng thì nhiều chị em phụ nữ với tấm lòng vị tha lại tha thứ, đứng ra xin cho chồng. Nhưng sau đó, người chồng của họ lại vẫn tiếp diễn hành động bạo lực gia đình với vợ, thậm chí những lần đánh đập sau còn dã man hơn rất trước... Ngoài xã hội, theo điều tra, rất nhiều nhà tuyển dụng việc làm thích nam giới và không thích nữ giới vào làm việc ở cơ quan mình vì họ lo ngại vấn đề phụ nữ thực hiện chức năng sinh sản và chăm sóc gia đình nên không toàn tâm lo công việc chuyên môn được.

Trước tình trạng này, chúng ta cần xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm đến bình đẳng giới. Các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn hội địa phương phải làm công tác tuyên truyền luật bình đẳng giới đến toàn bộ người dân nhất là nam giới. Ở những gia đình có bạo lực gia đình thì chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến người phụ nữ, thường xuyên chia sẻ, động viên họ. Đặc biệt, đối với những gia đình đã nhiều lần người chồng đánh đập vợ thì cần xử lý nghiêm minh người chồng trước pháp luật để họ nhận thấy sai lầm của mình và sửa đổi. Đó cũng là đó là hành động làm gương cho các gia đình khác không phạm sai lầm. Ngoài xã hội hiện nay, nhiều người không đánh giá cao vai trò của phụ nữ nên mặc dù Đảng và nhà nước có chủ trương bổ sung nhiều nữ giới vào hàng ngũ lãnh đạo nhưng việc thực hiện vấn đề này ở từng cơ quan lại diễn ra không đúng với chủ trương đó. Ở nhiều cơ quan, phụ nữ không được bình đẳng với nam giới về thu nhập mặc dù sức lao động của nữ giới bằng nam giới. Điều này được thể hiện rất rõ ở các doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, trong lúc nền kinh tế rơi vào suy thoái, khủng hoảng, việc làm ăn gặp nhiều khó khăn, có nhiều doanh nghiệp tư nhân siết chặt các chính sách xã hội đối với lao động nữ. Ví dụ như nghỉ thai sản sẽ không được trả lương, hoặc không được nghỉ 6 tháng theo quy định của nhà nước... Điều này ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Chính vì vậy, nhà nước cần có những chế tài xử lý thật nghiêm minh những trường hợp vi phạm Luật Lao động đối với phụ nữ.

Tiểu kết chương 4

Thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo đã thấm sâu vào trong đời sống

xã hội của người Việt Nam. Sự tác động của nó đối với vị trí, vai trò của


người phụ nữ Việt Nam hiện nay được thể hiện rõ ở hai mặt tích cực và hạn chế. Sự hạn chế của thuyết này đối với phụ nữ đã cản trở sự nghiệp giải phóng phụ nữ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Hồ Chí Minh rất đề cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Người cũng đặc biệt đề cao và đưa ra những tư tưởng tiến bộ trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Chính vì vậy, quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự nghiệp giải phóng phụ nữ trong việc đề ra chính sách và phương hướng về công tác phụ nữ là việc làm rất quan trọng. Từ đó, chúng ta đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát huy nhân tố tích cực và hạn chế nhân tố tiêu cực chúng ta cần thực hiện các phương hướng và giải pháp đã đề ra.

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, các giải pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ từ các cấp chính quyền trên tất cả các lĩnh vực xã hội mà phụ nữ tham gia. Trong đó, yếu tố quan trọng tạo nên thành công của sự nghiệp này đó là chính bản thân người phụ nữ phải thay đổi tư duy, phải nhận thức đúng đắn vai trò, địa vị của mình trong gia đình và xã hội để có những hành động tự giải phóng mình nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân mình.


KẾT LUẬN

Nho giáo với tư cách là một hệ tư tưởng xuất hiện ở Trung Quốc từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc và du nhập vào nhiều nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Ở những nước này, Nho giáo có nhiều ảnh hưởng và đóng một vai trò nhất định trong đời sống xã hội của người dân. Do vậy, Nho giáo đã trở thành một thành tố văn hóa truyền thống ở của các quốc gia đó.

Đối tượng Nho giáo đề cập đến rất rộng bao gồm chính trị, xã hội, văn hóa và đạo đức con người. Do vậy có thể nói, Nho giáo là học thuyết về đạo đức các nhà Nho chủ trương “lấy đức trị người”. Chính vì vậy, Nho giáo tập trung giáo dục đạo đức cho con người. Đối với người phụ nữ, Nho giáo chủ trương giáo dục họ theo những chuẩn mực “tam tòng”, “tứ đức”.

Nho giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Giai cấp phong kiến Việt Nam đã tiếp thu, vận dụng đạo đức Nho giáo làm công cụ để giáo hóa về tâm lý, đạo đức nhằm xây dựng mẫu người phụ nữ tiêu biểu cho xã hội. Thuyết tam tòng, tứ đức là một trong những chuẩn mực cơ bản nhất đối với người phụ nữ xưa. Sự ảnh hưởng của thuyết này được thể hiện rõ trên hai khía cạnh tích cực và hạn chế. Giá trị tích cực của nó là giáo dục người phụ nữ đạt những tiêu chuẩn tốt đẹp như thuỳ mị, nết na, đảm đang, khéo léo. Hạn chế của sự ảnh hưởng này là hình thành trong tâm thức người dân tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng... Những tư tưởng này đã cản trở trong bước tiến của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện đại.

Lịch sử đã sang trang, người phụ nữ hiện đại ở thế kỷ XXI đã có quyền bình đẳng thực sự. Họ đã có nhiều điều kiện để phát huy tài năng của mình. Nhưng đây cũng là thời điểm khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, đạo đức phẩm hạnh của người phụ nữ đang bị thử thách gay gắt. Đây thực sự là cuộc đấu tranh phức tạp giữa những điều tốt, đẹp và những cái xấu. Trong xã hội hiện nay, có nhiều người phụ nữ thành đạt trên các bình diện của đời sống xã hội, song cũng có không ít người phụ nữ sa vào các tệ nạn xã hội, huỷ hoại nhân cách, bán rẻ lương tâm của mình. Thực tiễn cuộc sống mới, quy luật mới đòi hỏi người phụ nữ ngày nay phải có những nhận thức, hành động mới cho phù hợp. Điều này đòi hỏi họ phải có những đức tính quý báu mang tính


truyền thống và trình độ, kiến thức, chuẩn mực hiện đại. Và đặc biệt hơn cả đó là sự nỗ lực hết mình, tự chiến thắng bản thân vì những điều tốt đẹp cho phụ nữ, gia đình và xã hội. Chính vì vậy, phụ nữ Việt Nam phải biết tận dụng và phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế trong thuyết tam tòng, tứ đức để hoàn thiện cá nhân mình.

Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng ngay sau Cách mạng tháng Tám 1945. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và các tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, sự nghiệp giải phóng phụ nữ vẫn còn nhiều hạn chế,vẫn còn tồn tại tình trạng bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình, trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng... gây ảnh hưởng to lớn đối với sự nghiệp này. Chính vì vậy, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những nhân tố tích cực trong thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo.

Nho giáo có ảnh hưởng lớn đối với nước ta trên cả hai bình diện. Vấn đề quan trọng là chúng ta phải có cái nhìn khách quan khi đánh giá nhìn nhận Nho giáo. Nguyễn Trọng Chuẩn khi đánh giá Nho giáo trong thời đại hiện nay đã nhận định rằng: “Thử hỏi, có một học thuyết triết học nào, dù là rất tiến bộ, từ thời cổ đại cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên được toàn bộ và một cách tuyệt đối các giá trị của nó mà không chịu sự phán xét của lịch sử, không chịu sự thẩm định của thời gian hoặc không chịu một sự phủ định nào đó?” [27]. Nho giáo có sức sống mạnh mẽ và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các nước Á Đông nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, vấn đề là chúng ta biết khai thác nó như thế nào?

Nghiên cứu học thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay là một vấn đề rộng và hết sức phức tạp, không chỉ giới hạn ở những nội dung mà luận án này đã đề cập. Chúng tôi nhận thức được rằng chưa có thể làm sáng tỏ đầy đủ nội dung và ảnh hưởng của thuyết này đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay. Những vấn đề còn thiết sót cần phải được tiếp tục nghiên cứu ở nhiều công trình sau này. Có như vậy mới nhìn nhận đầy đủ hơn, toàn diện hơn sự thể hiện của Nho giáo nói chung và của thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng đối với phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện đại.

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí