trường hợp vi phạm cho thấy các vi phạm về CK & TTCK chủ yếu tập trung vào hoạt động chào bán CK ra công chúng.
Thứ tư, đã có sự phối hợp cùng các Bộ, Ngành thực hiện điều hành TTCK Việc điều hành tương đối linh hoạt, bảo đảm TTCK vận hành an toàn, đáp ứng
nhu cầu của TTCK, nhu cầu tái cơ cấu hệ thống các DN nhà nước và nhu cầu về nguồn lực cho phát triển của nền kinh tế:
TTCK hoạt động an toàn, không để xảy ra những đổ vỡ, xáo trộn lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đã có nhiều diễn biến xấu, đặc biệt trong hai cuộc khủng hoảng tài chính: khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Sự phát triển của TTCK Việt Nam so với quốc tế thì được coi là phát triển nhanh, mạnh mẽ và an toàn. Quy mô của TTCK tập trung được mở rộng, tổng giá trị thị trường tới 38% GDP năm 2009, vượt gấp 3 lần so với mục tiêu đề ra (10%- 15% GDP) tại Chiến lược phát triển thị trường tới năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Số lượng các CTNY tăng từ 02 công ty lên 412 công ty trong vòng 09 năm hoạt động.
Đã có 105 CTCK với cơ cấu sở hữu đa dạng, bao gồm các cổ đông, thành viên góp vốn là các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các tổ chức nước ngoài, được cấp phép và hoạt động. Trong vòng 9 năm, số lượng nhà đầu tư tham gia TTCK tăng mạnh từ gần 3000 tài khoản (cuối năm 2000) lên tới gần
780.000 (cuối tháng 12 năm 2009), tăng 260 lần. Với 46 CTQLQ với cơ cấu sở hữu đa dạng, bao gồm các cổ đông, thành viên góp vốn là các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các tổ chức nước ngoài, được thành lập và hoạt động, đặt nền móng cho sự phát triển hệ thống các nhà đầu tư chuyên nghiệp, dẫn dắt thị trường, bảo đảm thị trường phát triển bền vững và an toàn.
Công tác giám sát và điều hành TTCK bước đầu đã có tiến bộ, bảo đảm TTCK Việt Nam phát triển và dần trở thành kênh huy động vốn cho phát triển kinh tế; từng bước đưa TTCK trở thành một kênh dẫn vốn trung và dài hạn, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, TTCK trở thành kênh huy động vốn mới cho nền kinh tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam - 13
- Thành Tựu Trong Xác Định Mục Tiêu, Xây Dựng Chiến Lược Và Kế Hoach Phát Triển Ttck
- Mặt Tiến Bộ, Tích Cực Của Chính Sách Và Công Cụ Qlnn Đối Với Ttck
- Hạn Chế Của Giám Sát Và Điều Hành Hoạt Động Trên Ttck
- Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam - 18
- Mục Tiêu Phát Triển Ttck Việt Nam Đến Năm 2015 Và Tầm Nhìn Đến 2020
Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.
Bộ Tài chính đang phối hợp với các ngành ban hành các văn bản hướng dẫn về Luật CK, văn bản liên quan đến quản lí nguồn tiền, hoạt động cho vay lãi, cho vay để ĐTCK, hoạt động cầm cố…Bộ cũng chủ trương tất cả những hoạt động của ngân hàng liên quan đến TTCK đều phải có qui định và quản lí chặt chẽ.
Bộ Tài chính cùng với các ngân hàng giám sát việc mở tài khoản, quản lí nguồn tiền, đảm bảo hoạt động trung chuyển tiền tệ được công khai, minh bạch; tăng cường công tác thông tin để các nhà đầu tư biết được thông tin trên TTCK một cách đầy đủ, công bằng; chỉ đạo UBCK có những đánh giá, phân tích tình hình hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh của các CTNY, đánh giá tình hình giao dịch trên TTCK để có thể khuyến cáo các nhà đầu tư…
Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Tài chính, UBCKNN và NHNN phối hợp trong quản lý, giám sát và điều hành các hoạt động trên TTCK.
Về cơ bản các nội dung QLNN đối với TTCK đã đươc thực hiện tốt bảo đảm sự phát triển ổn định của TTCK nói riêng và cả nền kinh tế nói chung theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với TTCK Việt Nam không lớn, một phần do chưa có sự liên thông với thị trường nước ngoài và các quỹ ĐTCK nước ngoài tại Việt Nam không phụ thuộc nhiều vào các tổ chức tài chính quốc tế chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng song ở mức độ nhất định có thể khẳng định QLNN đã tiếp thu được bài học kinh nghiệm từ các nước để có định hướng phù hợp.
Ngoài ra, cơ quan QLNN đã triển khai các hoạt động hỗ trợ như công tác đào tạo, thông tin tuyên truyền về CK&TTCK, Hợp tác quốc tế đạt được nhiều thành tích đáng kể.
Các hoạt động hỗ trợ cho quản lý và phát triển TTCK cũng được các cơ quan QLNN chú trọng triển khai và đã đem lại những kết quả nhất định. UBCKNN đã từng bước mở rộng công tác quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế để có được sự trợ giúp quốc tế hữu ích trong quản lý và phát triển TTCK. Đến nay, UBCKNN đã nhận được sự hợp tác giúp đỡ của UBCK từ nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản...TTCK Việt Nam đã tham gia một số dự án trợ giúp của quốc tế như dự án hỗ trợ kỹ thuật của WB, ADB... UBCKNN cũng đã từng bước chú trọng việc cải tiến công tác quản lý và giám sát TTCK thông qua các chương
trình, đề án phát triển công nghệ tin học trong quản lý, giám sát, thống kê, công bố thông tin TTCK. Công tác đào tạo, thông tin tuyên truyền về CK&TTCK cũng được bộ phận chức năng của UBCKNN chú trọng triển khai.
Như vậy, với thời gian hình thành, phát triển chưa dài TTCK và QLNN đã có tiến bộ vượt bậc về xác định mục tiêu, tạo lập hành lang pháp lý, tổ chức bộ máy, phương thức quản lý đi vào nề nếp theo các chuẩn mực của TTCK để từng bước hội nhập vào thị trường quốc tế.
2.3.2. Các hạn chế cần khắc phục
2.3.2.1. Nhược điểm trong xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược và kế hoach phát triển TTCK
Thứ nhất, hoạt động hoạch định chưa theo kịp sự phát triển của TTCK, thể hiện mục tiêu giá trị vốn hóa thị trường luôn phải thay đổi theo các quyết định để thích hợp với thị trường biến động nhanh. Đây là khó khăn ban đầu của QLNN khi chưa có tiền lệ và kinh nghiệm thực tiễn.
Thứ hai, hoạch định là phác thảo tương lai và định hướng hoạt động trên thị trường thông thường phải được phác thảo khi bắt đầu kỳ kế hoạch hoặc đầu giai đoạn phát triển để phát huy tác dụng dẫn dắt nhưng lại được ban hành chậm. Sau gần 3 năm TTCK đi vào hoạt động mới có Quyết định 163/2003/ QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển TTCK đến 2010. Ngày 2-8- 2007, tức là sau 7 năm hoạt động mới có Quyết định 128/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thị trường vốn đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020. Nguyên nhân cơ bản là thiếu thông tin và những dự báo để làm cơ sở cho hoạch định.
Thứ ba, không phải văn bản kế hoạch nào cũng được kèm theo các chính sách và các giải pháp để thực hiện.
2.3.2.2. Hạn chế của khung pháp lý điều chỉnh TTCK Việt nam
Một là, phạm vi điều chỉnh của Luật CK còn hẹp, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và không còn phù hợp với thực tế.
Vì là lĩnh vực hoạt động mới xuất hiện nên nhiều văn bản pháp luật chung có liên quan đến CK & TTCK như Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự, Luật ĐTNN, Luật DN (1999), Luật các tổ chức tín dụng,… được ban hành trước khi TTCK tập trung được thành lập và hoạt động. Do đó, nhiều vấn đề có liên quan đến lĩnh vực CK
nằm trong phạm vi điều chỉnh của các văn bản này hoặc chưa được đề cập đến hoặc có đề cập nhưng chưa đầy đủ và thiếu rõ ràng. Điều này sẽ tạo ra khoảng trống pháp lý gây khó khăn cho QLNN đối với TTCK.
Các văn bản pháp luật chuyên ngành CK&TTCK đã có quy định về xử lý hình sự đối với các vi phạm cấu thành tội phạm trong lĩnh vực CK&TTCK. Trong khi đó, Bộ luật hình sự chưa có các quy định cụ thể về tội phạm và các chế tài hình sự thích đáng đối với các tội này trong lĩnh vực CK&TTCK. Mặc dù đã có những tội danh mà các hành vi của tội này được thực hiện một cách tương tự trong lĩnh vực CK như tội đầu cơ, tội kinh doanh trái phép, tội lừa dối khách hàng, tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế, song trong lĩnh vực CK còn có những tội danh mang tính đặc thù và gây nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự chưa có quy định cụ thể như tội mua bán nội gián, tội lũng đoạn thị trường, tội vi phạm các quy định về mua bán CK, tội giả mạo CK,…dẫn tới bỏ lọt tội phạm nguy hiểm gây nên bức xúc cho cá nhân, tổ chức làm ăn chân chính bị tổn thất, không bảo đảm quyền lợi của các nhà đầu tư.
Luật CK hiện hành mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bản nhất, phù hợp với một thể chế thị trường mới hoạt động với các công cụ CK, các hoạt động giao dịch cũng như hệ thống quản lý còn đơn giản. Tuy nhiên, khi TTCK ngày càng phát triển, các công cụ phức hợp, hình thức giao dịch phức tạp có xu hướng phát triển, đòi hỏi quy định pháp luật cũng cần phải được điều chỉnh tương ứng.
Hai là, khuôn khổ pháp lý còn nhiều khiếm khuyết, tạo những ” lỗ thủng” cần được khắc phục. Thị trường sôi động luôn đòi hỏi khung pháp lý mới.
Các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực CK&TTCK còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, khung pháp lý chưa thực sự đủ mạnh để quản lý và phát triển TTCK.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, để phát triển lực lượng nhà đầu tư tổ chức, cần triển khai đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, bao gồm cải cách thủ tục hành chính (liên quan đến việc thành lập và hoạt động các tổ chức ĐTCK), loại bỏ những bất bình đẳng đang tồn tại hiện nay (đối với các tổ chức đầu tư tài chính)…
- Về chứng chỉ hành nghề KDCK, rất nhiều ý kiến phàn nàn hiện có nhiều loại chứng chỉ hành nghề liên quan đến việc thành lập và hoạt động của CTQLQ, CTCK...Nhìn chung, các loại chứng chỉ hành nghề này ít tác động tích cực đến việc
quản lý CTCK, CTQLQ mà lại là rào cản khiến thủ tục cấp chứng chỉ nhiêu khê, phức tạp...
- Thủ tục thành lập CTQLQ cũng đang được xem là phức tạp và khó khăn nhất thế giới. Thủ tục thành lập quỹ ĐTCK lại càng khó khăn và phức tạp hơn. Thậm chí, nhiều trường hợp xin được giấy phép thành lập quỹ thì DN đã mất cơ hội huy động vốn hoặc làm cho các nhà đầu tư nản lòng. Riêng với quỹ công chúng, cần cắt giảm 80% thủ tục hành chính...
Nhiều rào cản và bất bình đẳng khác cũng đang "ghìm chân" các tổ chức đầu tư tài chính, nhất là cơ chế thuế thu nhập DN trong đầu tư cổ phiếu và trái phiếu. Do các nhà đầu tư thành lập quỹ ĐTCK hoặc công ty chuyên ĐTCK phải chịu thuế cao hơn rất nhiều so với cá nhân và tổ chức nước ngoài nên họ chỉ muốn đầu tư theo hình thức cá nhân để không bị thu thuế cao, dẫn đến hạn chế sự ra đời của nhà đầu tư là tổ chức vào KDCK.
Quy chế giao dịch hiện nay chưa cho phép nhà đầu tư bán CK trước khi về tài khoản, chưa được vừa mua vừa bán một loại CK trong phiên. Nếu nút thắt này được tháo gỡ thì nhà đầu tư sẽ có cơ hội bán CK nhanh hơn, tính thanh khoản thị trường được ước tính sẽ tăng lên đáng kể. Điều này rất có ý nghĩa không chỉ với nhà đầu tư khi tận dụng cơ hội đầu tư, giảm được rủi ro; thị trường cũng có khả năng sôi động hơn.
Ba là, hệ thống quy định pháp lý chưa linh hoạt, hạn chế khả năng phản ứng nhanh trước biến động thị trường của cơ quan QLNN.
Đây là đặc thù của Luật chuyên ngành, nhìn chung các Luật chuyên ngành chỉ đưa ra những quy định chung, còn các nội dung hướng dẫn thực hiện thì giao cho các cơ quan QLNN. Điều này đặc biệt đúng và cần thiết đối với các quy định trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm.
Bởi vậy cơ quan QLNN thường xuyên phải có những điều chỉnh chính sách và cơ chế quản lý hợp lý, phù hợp với những biến động liên tục trên thị trường, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính quốc gia cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Bốn là, việc ban hành các quy định pháp lý nhìn chung đều có độ trễ so với mục tiêu đề ra, đồng thời nhiều quy định tại Luật CK chưa được hướng dẫn thực hiện.
Trong quy trình xây dựng các văn bản pháp lý có khâu lấy ý kiến các thành viên tham gia thị trường, ý kiến của các đơn vị, bộ ban hành hữu quan. Việc lấy ý kiến để xây dựng văn bản pháp lý trên cơ sở đòi hỏi sự đồng thuận cao, đặc biệt đối với các nội dung chuyên ngành hẹp (các quy định trong lĩnh vực chứng khoán đều là các quy định chuyên ngành, đòi hỏi sự am hiểu về thị trường, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn sâu) mất rất nhiều thời gian. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới tiến độ ban hành các quy định pháp lý điều hành thị trường. Ví dụ như mục tiêu đề ra trong Quyết định 163/2003/QĐ-TTg là xây dựng Luật CK trình Quốc hội thông qua vào năm 2005, thực tế Luật Chứng khoán được Quốc hội chính thức thông qua vào ngày 12/7/2005; chậm mất hơn 01 năm. Sự chậm trễ trong việc ban hành Luật Chứng khoán cũng làm chậm trễ tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn về sau.
Ngoài ra, nhiều sản phẩm, hoạt động CK đã được đề cập tại Luật CK nhưng chưa được hướng dẫn thực hiện, như: nhóm các sản phẩm của TTCK phái sinh (quyền chọn, hợp đồng tương lai); nhóm các nghiệp vụ CK (giao dịch ký quỹ cho vay mua CK, bán khống và các dịch vụ tài chính khác); các quy định hướng dẫn về tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu; văn bản hướng dẫn DN Việt Nam chào bán và niêm yết CK ra nước ngoài.
Năm là, do khởi đầu chúng ta xây dựng khung pháp lý chủ yếu để tạo hành lang pháp lý cho TTCK tập trung được thành lập và vận hành cho nên phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp lý chuyên ngành CK&TTCK khá hoàn chỉnh. Ngược lại khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động của thị trường tự do còn bỏ ngỏ ít được quan tâm xây dựng. Do đó, UBCKNN chưa thể triển khai chức năng quản lý của mình đối với bộ phận thị trường này. Tình trạng này dẫn tới quyền lợi của các nhà đầu tư tại thị trường không tập trung không được bảo vệ.
2.3.2.3. Hạn chế của tổ chức bộ máy QLNN đối với TTCK Việt Nam
Một là, tổ chức bộ máy QLNN đối với TTCK ở Việt Nam là sản phẩm chủ quan của các nhà quản lý, không phải từ nhu cầu phát triển của TTCK.
Điều này đặt ra khó khăn và thách thức cho cơ quan QLNN là mô hình tổ chức bộ máy quản lý và mô hình tổ chức thị trường đi trước thực tiễn sẽ có thể dẫn đến sự không tương thích của mô hình quản lý với đòi hỏi của thực tiễn. Các bất
cập vì thế dễ nảy sinh, TTCK tập trung có thể vận hành không theo quy luật thông thường như các TTCK tập trung trên thế giới ra đời theo con đường tự phát.
Hai là, việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính đã làm giảm tính độc lập và làm hạn chế quyền hành của UBCKNN trong thực hiện chức năng QLNN đối với TTCK, làm giảm tính chủ động của UBCKNN và gia tăng tính phức tạp về thủ tục hành chính trong quá trình ban hành các chính sách, chế độ quản lý và phát triển TTCK. Không còn thẩm quyển ký ban hành các văn bản pháp quy về CK&TTCK, UBCKNN vẫn phải chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản này để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính. Điều này sẽ dẫn đến một số trở ngại như làm chậm quá trình ban hành các văn bản pháp quy vì phải qua nhiều tầng nấc quản lý, làm giảm tính hiệu lực và hiệu quả của quá trình ban hành các văn bản này, đồng thời làm giảm tính chủ động, tính linh hoạt và nhanh nhạy của UBCKNN trong việc ra các quyết định quản lý thị trường.
Ba là, khi không còn là cơ quan cấp bộ, UBCKNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính nên địa vị pháp lý của nó trong hệ thống cơ quan công quyền của Nhà nước bị giảm đi, từ đó sẽ làm giảm tính chủ động và hiệu quả của quá trình phối hợp giữa UBCKNN với các Bộ, ngành có liên quan trong quá trình quản lý và phát triển TTCK. Tính độc lập và thẩm quyền của UBCKNN trong toàn ngành bị ảnh hưởng nên quy trình quản lý TTCK trở nên phức tạp hơn.
Bốn là, mô hình sở hữu và tổ chức hoạt động của TTCK tập trung dưới hình thức là các SGDCK là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thuộc sở hữu nhà nước, tồn tại và hoạt động theo cơ chế quản lý tài chính đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có một số lợi thế nhất định về mặt tài chính và QLNN, song đây là mô hình dạng đóng một hình thức sở hữu, không thông thoáng và chưa cho phép tiếp cận với mô hình tổ chức quản trị công ty hiện đại theo thông lệ trên thế giới. Trong xu hướng chủ yếu hiện nay trên thế giới là các SGDCK chuyển sang mô hình sở hữu là CTCP hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận thì mô hình kế toán trên không đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả và khó có khả năng cạnh tranh với các TTCK khác trong khu vực. Bên cạnh đó các SGDCK là các đơn vị có chức
năng cơ bản là tổ chức thị trường lại phải kiêm nhiệm thêm chức năng và nhiệm vụ giám sát nhà nước đối với các hoạt động của TTCK.
Hiện nay trên thế giới, mô hình tổ chức SGDCK có thể giải quyết tối ưu các mối quan hệ sở hữu- QLNN- quản trị công ty và đem lại hiệu quả cao là CTCP. Do đó, việc phát triển mô hình sở hữu, tổ chức và hoạt động của SGDCK ở nước ta có thể theo trình tự ban đầu là đơn vị sự nghiệp, tiến tới là mô hình sở hữu thành viên và cuối cùng sẽ là sở hữu cổ phần.
2.3.2.4. Mặt hạn chế của chính sách và công cụ QLNN đối với TTCK
Một là, hệ thống chính sách, công cụ còn thiếu, chưa nhất quán và chậm được triển khai.
Sự thiếu hụt chính sách và công cụ là ở các văn bản dưới luật hoặc văn bản hướng dẫn thi hành. Sự không nhất quán thể hiện ở ngay trong một văn bản và giữa các văn bản khác nhau. Sự hoạt động trên TTCK cần những qui phạm điều chỉnh kịp thời để tạo ra hành lang pháp lý làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh và ĐTCK nhưng các văn bản lại chưa có ngay. Điều này đôi khi mang lại tổn thất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thời gian qua, tình trạng bất ổn của thị trường chủ yếu do các nhà đầu tư trong nước gây ra có sự hỗ trợ tài chính của ngân hàng, tổ chức tín dụng, CTCK bằng việc sử dụng công cụ hỗ trợ sai quy định, vi phạm pháp luật. Quản lý vĩ mô chưa tính hết, điều hành chưa kịp thời, chưa hợp lý về tính liên thông của các thị trường (đặc biệt là thị trường tiền tệ, CK, bất động sản, ngoại hối, chưa kể cần phải chú ý thị trường bảo hiểm) gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và xã hội.
Hai là, các chính sách, công cụ thiếu sự ổn định cần thiết, phải sửa đổi, bổ sung liên tục, hiệu lực thi hành luôn phải điều chỉnh.
Do các chính sách ban hành chưa tính đầy đủ, toàn diện các mặt nhất là những tác động dây chuyền, những mặt tiêu cực chưa có phương án điều chỉnh thích hợp nên phải sửa đổi, bổ sung.
Chính sách cho SCIC mua cổ phiếu không đem lại hiệu quả tốt cho TTCK mà lại tạo điều kiện cho những người có kinh nghiệm phô bày khả năng nhanh nhạy của họ khi thị trường thay đổi. Trong khi đó, SCIC mất rất nhiều tiền trong “phi vụ” này, “phi vụ” mà họ không hăm hở chút nào.