Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

----------


NGUYỄN TUẤN


HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 62.34.03.01


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS. TS. Đường Nguyễn Hưng

2. PGS. TS. Ngô Hà Tấn


Đà Nẵng, Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ kế toán “HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM” là nghiên cứu của riêng tác giả.

Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.


Nghiên cứu sinh


Nguyễn Tuấn


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của luận án 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 5

3. Câu hỏi nghiên cứu 6

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6

5. Phương pháp nghiên cứu khoa học 6

6. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận án 7

7. Cấu trúc luận án 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 11

1.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu về hệ thống KSNB 11

1.1.1. Cơ sở lý thuyết đại diện 11

1.1.2. Cơ sở lý thuyết ngữ cảnh 15

1.2. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ 18

1.2.1. Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng thương mại 18

1.2.2. Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại 24

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu thực nghiệm 26

1.3.1. Khuôn khổ hệ thống kiểm soát nội bộ 26

1.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan 31

1.4. Khoảng trống nghiên cứu 46

Tóm tắt Chương 1 47

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 48

2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại Việt Nam 48

2.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 48

2.1.2. Phân loại ngân hàng thương mại Việt Nam theo hình thức sở hữu 52

2.1.3. Hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam 54

2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam 56

2.3. Mô hình phân tích các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam 61

2.4. Thang đo lường các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát 63

2.4.1. Thang đo lường thành phần Môi trường kiểm soát (CE) 65

2.4.2. Thang đo lường thành phần Đánh giá rủi ro (RA) 66

2.4.3. Thang đo lường thành phần Hoạt động kiểm soát (CA) 67

2.4.4. Thang đo lường thành phần Thông tin và trao đổi thông tin (IC) 68

2.4.5. Thang đo lường thành phần Hoạt động giám sát (MA) 69

2.4.6. Thang đo lường mục tiêu kiểm soát (ICO) 70

2.5. Thang đo các thành phần nghiên cứu 70

2.6. Xây dựng bảng câu hỏi điều tra 71

2.7. Phương pháp nghiên cứu 72

2.8. Khung nghiên cứu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 73

2.9. Quy trình nghiên cứu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 74

Tóm tắt Chương 2 75

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 76

3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu 76

3.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp hệ số Cronbach alpha 79

3.3. Đánh giá giá trị thang đo - Phân tích nhân tố khám phá (EFA) các thành phần của hệ thống KSNB và thành phần mục tiêu kiểm soát 83

3.4. Đánh giá hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát trong các NHTM Việt Nam

- Thống kê mô tả 88

3.5. Phân tích sự khác biệt về hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam 94

3.5.1. Phân tích sự khác biệt của hệ thống KSNB theo nhóm NHTM thuộc

sở hữu nhà nước và NHTM cổ phần 94

3.5.2. Phân tích sự khác biệt của hệ thống KSNB theo nhóm vùng miền 97

3.5.3. Phân tích sự khác biệt của hệ thống KSNB theo nhóm sở hữu NHTM

và theo vùng miền 99

3.6. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 5 thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ và mục tiêu kiểm soát - Mô hình đo lường tới hạn 103

3.6.1. Kết quả CFA các thang đo 5 thành phần của hệ thống KSNB 104

3.6.2. Kết quả CFA các thang đo lường Mục tiêu kiểm soát 106

3.6.3. Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn 107

3.7. Phân tích các thành phần của hệ thống KSNB - Kiểm định mô hình hoá cấu trúc tuyến tính (SEM) 111

Tóm tắt Chương 3 117

CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM..118

4.1. Khuyến nghị hoàn thiện các thành phần kiểm soát nội bộ trong các NHTM Việt Nam 118

4.1.1. Hoàn thiện thành phần Môi trường kiểm soát trong các NHTM Việt Nam 125

4.1.2. Hoàn thiện thành phần Đánh giá rủi ro trong các NHTM Việt Nam 134

4.1.3. Hoàn thiện thành phần Hoạt động kiểm soát trong các NHTM Việt Nam 140

4.1.4. Hoàn thiện thành phần Thông tin và trao đổi thông tin trong các NHTM Việt Nam 146

4.1.5. Hoàn thiện thành phần Hoạt động giám sát trong các NHTM Việt Nam...152

4.2. Khuyến nghị đối với chính sách pháp luật nhà nước về kiểm soát nội bộ trong các NHTM Việt Nam 157

Tóm tắt Chương 4 160

KẾT LUẬN 160

DANH MỤC CÁC NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Phần tiếng Việt

BCTC Báo cáo tài chính CA Hoạt động kiểm soát

CE Môi trường kiểm soát

IC Thông tin và trao đổi thông tin

ICO Mục tiêu kiểm soát KSNB Kiểm soát nội bộ MA Hoạt động giám sát

NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước RA Đánh giá rủi ro


Phần tiếng nước ngoài

Basel Basel Committee on Banking Supervision COSO The Committee of Sponsoring Organizations of

the Treadway Commission


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tóm tắt nội dung và nguyên tắc hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO 2013 28

Bảng 3.1: Cơ cấu mẫu trong chương trình nghiên cứu 78

Bảng 3.2: Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần Môi trường kiểm soát 80

Bảng 3.3: Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần Đánh giá rủi ro 80

Bảng 3.4: Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần Hoạt động kiểm soát 81

Bảng 3.5: Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần Thông tin và trao đổi thông tin 82

Bảng 3.6: Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần Hoạt động giám sát 82

Bảng 3.7: Đánh giá độ tin cậy thang đo mục tiêu kiểm soát 83

Bảng 3.8: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test 84

Bảng 3.9: Tổng phương sai giải thích 85

Bảng 3.10: Trọng số các nhân tố trích 85

Bảng 3.11: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test 87

Bảng 3.12: Tổng phương sai giải thích 87

Bảng 3.13: Trọng số nhân tố các thành phần của hệ thống KSNB và Mục tiêu kiểm soát 88

Bảng 3.14: Thống kê mô tả các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ 89

Bảng 4.15: Thống kê mô tả các thành phần của hệ thống KSNB theo 2 nhóm NHTM 95

Bảng 3.16: Kiểm định T-Test, so sánh trung bình các thành phần của hệ thống KSNB theo 2 nhóm NHTM Việt Nam 96

Bảng 3.17: Thống kê mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ theo vùng miền 97

Bảng 3.18: Kiểm định phương sai không đổi giữa các nhóm 98

Bảng 3.19: Kết quả phân tích ANOVA 99

Bảng 3.20: Thống kê mô tả hệ thống KSNB theo sở hữu và theo vùng miền 100

Bảng 3.21: Kiểm định phương sai không đổi giữa các nhóm 102

Bảng 3.22: Kết quả phân tích ANOVA 102

Bảng 3.23: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các nhân tố trong mô hình

đo lường 5 thành phần của hệ thống KSNB 105

Bảng 3.24: Kết quả kiểm định độ tin cậy của mô hình thang đo 5 thành phần của

hệ thống KSNB 106

Bảng 3.25: Kết quả kiểm định độ tin cậy của mô hình thang đo lường Mục tiêu kiểm soát 107

Bảng 3.26: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các thành phần trong mô hình tới hạn 109

Bảng 3.27: Kết quả kiểm định độ tin cậy của mô hình thang đo 5 thành phần của

hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát – Mô hình tới hạn 109

Bảng 3.28: Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang đo (CFA) 111

Bảng 3.29: Kết quả kiểm định giả thuyết trong mô hình nghiên cứu 113

Bảng 3.30: Kết quả kiểm định giả thuyết trong mô hình điều chỉnh 114

Bảng 3.31: Kết quả kiểm định giả thuyết trong mô hình điều chỉnh dựa vào hệ số MI ..115 Bảng 3.32: Hệ số hồi quy của mô hình điều chỉnh 116

Bảng 4.1: Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu nhằm đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM 121


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1: Mô hình phân tích các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 62

Hình 2.2: Khung nghiên cứu 73

Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu 74

Hình 3.1: Kết quả CFA (chuẩn hoá) các thang đo 5 thành phần của hệ thống KSNB ..104 Hình 3.2: Kết quả CFA (chuẩn hoá) các thang đo Mục tiêu kiểm soát 107

Hình 3.3: Kết quả CFA (chuẩn hoá) mô hình đo lường tới hạn 108

Hình 3.4: Kết quả SEM (chuẩn hoá) của mô hình nghiên cứu 112

Hình 3.5: Kết quả SEM (chuẩn hoá) của mô hình điều chỉnh 113

Hình 3.6: Kết quả SEM (chuẩn hoá) của mô hình điều chỉnh dựa vào hệ số MI ...114


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án

Về kiểm soát nội bộ, hội đồng quốc gia Mỹ theo sau hàng loạt các sự kiện về tài chính và chính trị ở nước này thời bấy giờ như vụ Watergate [132] dẫn đến sự ra đời một số quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB). Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ (American Institute of Certified Public Accountants, AICPA) thành lập một Ủy ban đặc biệt về hệ thống KSNB năm 1979; Ủy ban quản lý chứng khoán Mỹ (Securities and Exchange Commission, SEC) đưa ra quy định bắt buộc các giám đốc phải đưa ra báo cáo về hệ thống KSNB tại ngân hàng năm 1979. Sau một số bê bối của các ngân hàng như Enron, WorldCom…, Đạo luật Sarbanes-Oxley 404 đã được áp dụng cho các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, yêu cầu nhà quản lý phải xây dựng cơ cấu hệ thống KSNB thích hợp, đánh giá hiệu quả của hệ thống KSNB và báo cáo về những yếu kém của hệ thống KSNB.

Ủy ban các tổ chức tài trợ của Ủy ban Treadway (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission - COSO) là một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận khi lập BCTC, Hội đồng quốc gia này được thành lập vào năm 1985. Năm 1992, COSO đã đưa ra báo cáo về hệ thống KSNB, là kết quả của một dự án được thực hiện qua 7 giai đoạn gồm 4 phần: Tóm tắt dành cho nhà quản lý, Khuôn khổ chung của hệ thống KSNB, Báo cáo cho bên ngoài, Công cụ đánh giá hệ thống KSNB [70].

Hệ thống ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa để giải quyết nhu cầu vốn, nhu cầu thanh toán, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. NHTM là trung gian tài chính của nền kinh tế, thực hiện huy động các nguồn vốn và sử dụng các nguồn vốn huy động để cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác nhằm tạo ra lợi nhuận. Trên thế giới, NHTM là loại hình tổ chức tài chính trung gian cung cấp các khoản tín dụng với quy mô lớn, trở thành một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế các quốc gia.



Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision - BCBS) là một ủy ban gồm nhiều quan chức thanh tra ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 10 quốc gia thành lập vào năm 1974. Ủy ban này gồm các đại diện cao cấp của các Cơ quan thanh tra ngân hàng và Ngân hàng Trung ương của Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Luxemboug, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh, Hoa Kỳ. Để có thêm tài liệu về vấn đề kiểm soát hoạt động NHTM và tăng cường kiểm soát thông qua việc hướng dẫn và khuyến khích thực hành quản lý rủi ro, tháng 9 năm 1998, Ủy ban Basel đã phát hành tài liệu “Khuôn khổ cho hệ thống KSNB trong các NHTM”. Khuôn khổ hệ thống KSNB trong tài liệu này được thiết kế cho các NHTM quốc tế. Nội dung hướng dẫn nhất quán với báo cáo của COSO về “Kiểm soát nội bộ - Khuôn khổ hợp nhất” mà đã được áp dụng tại các NHTM lớn tại Hoa Kỳ [70].

Trong những năm qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể cả về quy mô tài sản, hệ thống mạng lưới giao dịch, sản phẩm dịch vụ, cũng như hệ thống công nghệ ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được về quy mô và tăng trưởng thì hệ thống NHTM cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém và có nguy cơ xảy ra nhiều rủi ro khiến mục tiêu ngân hàng không đạt được [31]. Các vụ việc gian lận, chiếm đoạt tài sản khách hàng đã xảy ra mà hệ thống KSNB không ngăn chặn hoặc phát hiện được; nhà quản lý hay nhân viên làm trái quy định pháp luật dẫn đến một số NHTM rơi vào trạng thái kiểm soát đặc biệt hoặc mua bán và sát nhập.

Tại Việt Nam, Luật số 47/2010/QH12 về Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010, Thông tư số 44/2011/TT-NHNN, ngày 29 tháng 12 năm 2011, quy định về hệ thống KSNB của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm có 9 yêu cầu và nguyên tắc kiểm soát nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Thông tư số 13/2018/TT-NHNN, ngày 18 tháng 05 năm 2018; sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2011; quy định về hệ thống KSNB của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm: yêu cầu đối với hệ thống KSNB; lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hệ thống KSNB; báo cáo NHNN về hệ thống KSNB [17] [18].

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí