Điều Kiện Chào Bán Cổ Phiếu Ra Công Chúng Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.

- Nhà đầu tư cổ phiếu nước ngoài: là tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép mua cổ phiếu của NHTMCP tại Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán.

Ở đây, chúng ta cần lưu ý đến nhà đầu tư nước ngoài. Nghị định 69/2007/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam ban hành ngày 20/4/2007. Theo đó, mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 5% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Mức sở hữu cổ phần của một tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan của tổ chức tín dụng nước ngoài đó không vượt quá 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó không vượt quá 15% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó vượt quá 15% nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

Nghị định này còn nêu rõ, ngân hàng Việt Nam muốn bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện: Vốn điều lệ tối thiểu đạt 1.000 tỷ đồng; có tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng các điều kiện liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; có bộ máy quản trị, điều hành, hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ hoạt động có hiệu quả; không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt do vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng trong thời gian 24 tháng đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét.

Đồng thời, tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam phải đáp ứng đủ các điều kiện: có tổng tài sản có tối thiểu tương đương 20 tỷ đô la Mỹ vào năm trước năm đăng ký mua cổ phần; có kinh nghiệm hoạt động quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng; được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở

mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi.

Đối với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định trên, phải có văn bản cam kết về việc hỗ trợ ngân hàng Việt Nam trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành và áp dụng công nghệ hiện đại.

Ngoài ra, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 5 năm kể từ khi trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một ngân hàng Việt Nam.

Tuy được phân thành nhiều loại nhưng các nhà đầu tư đều có một số quyền nhất định:

Nhà đầu tư được quyền có những thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình tài chính của ngân hàng cũng như thông tin về bộ máy quản lý quản trị của ngân hàng tổ chức chào bán cổ phiếu cụ thể là nhà đầu tư được quyền nhận bản cáo bạch đầy đủ của ngân hàng phát hành. Hiện nay, quyền này của nhà đầu tư chưa được thực hiện đầy đủ do chất lượng bản cáo bạch chưa đảm bảo.

Được quyền đặt mua số lượng cổ phần theo quy định của pháp luật và điều lệ ngân hàng: tất cả các nhà đầu tư đều có quyền đặt mua số lượng cổ phần theo khả năng và quy định của điều lệ ngân hàng. Ngân hàng phát hành không được quyền từ chối bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nếu như pháp luật và điều lệ ngân hàng không hạn chế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Khi hoạt động chào bán cổ phiếu bị UBCKNN ra quyết định đình chỉ thì nhà đầu tư có quyền yêu cầu hoàn trả lại tiền mua cổ phần và được quyền nhận lại tiền trong vòng mười lăm ngày từ khi đưa ra yêu cầu.

Nếu đợt chào bán bị UBCK hủy bỏ thì nhà đầu tư được quyền nhận lại tiền mua cổ phiếu trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày hoạt động chào bán bị hủy bỏ, quá thời hạn này nhà đầu tư được ngân hàng phát hành bồi thường theo cam kết giữa ngân hàng và nhà đầu tư.

Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - 7

Trước đây nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phiếu của ngân hàng với giá thấp hơn 20% so với giá trúng thầu bình quân. Hiện nay, Chính phủ đã xem xét xóa bỏ quy định này, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ đạo dừng việc giảm giá bán cho nhà đầu tư chiến lược, theo đó nhà đầu tư chiến lược phải mua cổ phần của ngân hàng phát hành với giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân trên thị trường. Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa đầu tiên thực hiện quy định này.

Bên cạnh quyền lợi, nhà đầu tư phải thực hiện các nghĩa vụ:

Nhà đầu tư có trách nhiệm tìm hiểu phân tích bản cáo bạch để đưa ra quyết định mua cổ phiếu và thực hiện thủ tục đăng ký mua cổ phiếu theo quy định của pháp luật.

Nhà đầu tư có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ và đúng hạn cổ phiếu mình đã đăng ký mua. Trong trường hợp nhà đầu tư đã đăng ký mua cổ phiếu và trúng thầu từ chối mua sẽ bị mất toàn bộ tiền đặt cọc.

Đối với các nhà đầu tư chiến lược, Chính phủ đã có chỉ thị các nhà đầu tư chiến lược phải cam kết đầu tư lâu dài, không được chuyển nhượng cổ phần trong một thời gian nhất định kể từ ngày mua cổ phiếu của NHTMCP.

2.1.3Tổ chức trung gian.

Tổ chức trung gian trên TTCK là các tổ chức không trực tiếp tiến hành đầu tư cổ phiếu giống như một nhà đầu tư đơn thuần, không có vai trò giám sát thị trường, nhưng có chức năng trung gian, môi giới, hỗ trợ thực hiện các giao dịch cổ phiếu, quản lý và giám sát các khoản đầu tư để giảm thiểu rủi ro, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch và đảm bảo an toàn pháp lý cho hoạt động đầu tư cổ phiếu của các nhà đầu tư và cho toàn thị trường.

Trên TTCK, người ta biết đến các loại hình tổ chức trung gian điển hình sau:

- Công ty chứng khoán: là các đơn vị trung gian môi giới mua, bán, phát hành cổ phiếu, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư và người phát hành.

- Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: là những đơn vị được thành lập để quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.

- Trung tâm lưu kí chứng khoán: là đơn vị có chức năng tổ chức và giám sát hoạt động đăng kí, lưu kí, bù trừ và thanh toán chứng khoán.

- Ngân hàng giám sát: là ngân hàng thương mại có giấy chứng nhận đăng kí hoạt động lưu kí chứng khoán có chức năng thực hiện các dịch vụ lưu kí, giám sát việc quản lý quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán.

Trong hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP, công ty chứng khoán có hai vai trò chủ đạo là tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành. Đối với nghiệp vụ tư vấn phát hành cổ phiếu, Công ty chứng khoán sẽ hỗ trợ ngân hàng lựa chọn giải pháp huy động vốn phù hợp với kế hoạch kinh doanh của mình, đảm bảo các mục tiêu về cơ cấu vốn, cơ cấu cổ đông tối ưu, đồng thời hỗ trợ tối đa ngân hàng thực hiện các giải pháp nhằm đạt kết quả tốt nhất trên các phương diện về tài chính, thương hiệu, quan hệ đối tác. Cụ thể, các công ty này sẽ thực hiện các hoạt động:

Kiểm tra, đối chiếu các điều kiện pháp lý và tính phù hợp của kế hoạch phát hành.

Xây dựng phương án phát hành chi tiết (khối lượng, cơ cấu, phương thức, giá cả, thời điểm).

Lập và bảo vệ hồ sơ phát hành lên cơ quan chức năng.

Tổ chức triển khai thực hiện

Đối với hoạt động bảo lãnh phát hành cổ phiếu, công ty chứng khoán thực hiện các hoạt động:

·Khảo sát, đánh giá và xác định giá trị ngân hàng.

·Xác định mức giá nhận bảo lãnh phát hành.

·Tư vấn hồ sơ pháp lý cho việc phát hành.

·Thực hiện công bố thông tin trên phương tiện truyền thông và giới đầu tư.

·Lâp

tổ hơp

bảo lan

h phát hành (nếu có)

·Giới thiệu các nhà đầu tư tiềm năng cho tổ chức phát hành.

·Phân phối chứng khoán và thực hiện cam kết bảo lãnh

·Hỗ trợ dịch vụ sau khi phát hành.

2.1.4 Cơ quan quản lý nhà nước.

Xét về cơ quan quản lý, hiện nay trên thế giới có hai mô hình cơ quan quản lý là cơ quan chuyên trách và cơ quan quản lý kiêm nhiệm.

Cơ quan quản lý phát hành chuyên trách là cơ quan được tổ chức độc lập, trực thuộc Chính phủ (ở Trung Quốc là thuộc Quốc Vụ viện) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về TTCK nói chung. Mô hình này có ưu điểm là giải quyết công việc nhanh chóng, giảm thủ tục phiền hà, phức tạp đối với nhà đầu tư nhưng lại chồng chéo trong quản lý. Trên thế giới, có một số quốc gia áp dụng mô hình này như Trung Quốc, Hà Lan....

Cơ quan quản lý phát hành kiêm nhiệm là cơ quan của Chính phủ đảm nhiệm từng phần quản lý theo các chức năng có liên quan. Mô hình này thể hiện ở thành phần các cơ quan tham gia quản lý Nhà nước về chứng khoán và chức năng quản lý của từng thành viên trong ủy ban. Tại Hàn Quốc đang áp dụng mô hình này. Quản lý kiêm nhiệm sẽ cho phép tận dụng nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ ở nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau, góp phần điều hòa chính sách và chiến lược phát triển của ngành. Tuy vậy hoạt động quản lý mang tính phân tán nên ít nhiều gây khó khăn trong quá trình quản lý và giám sát.

Như vậy, cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK do Chính phủ của các nước thành lập với mục đích bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và đảm bảo cho TTCK được hoạt động một cách lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững.

Cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK có thể có những tên gọi khác nhau, tùy thuộc từng nước nó được thành lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với TTCK. Tại Anh có Uỷ ban đầu tư chứng khoán (SIB – Securities Investment Board), tại Mỹ có Uỷ ban Chứng khoán và giao dịch chứng khoán (SEC – Securities And Exchange Comission) hay ở Nhật có Uỷ ban giám sát chứng khoán và giáo dịch chứng khoán (ESC – Exchange Surveillance Comission) được thành lập vào năm 1992 và đến năm 1998 đổi tên thành FSA – Financial Supervision Agency. Và ở Việt Nam có Ủy ban chứng khoán được thành lập theo Nghị định số 75/CP – NĐ ngày 28/22/1996.

Ở Việt Nam, UBCKNN là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK. Theo quy định của pháp luật, UBCKNN thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý hoạt động chào bán chứng khoán nói chung và chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP nói riêngnhư sau:

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động chào bán; chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm về chào bán.

- Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thị trường chứng khoán sau khi được ban hành.

- Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về chào bán chứng khoán và các biểu mẫu theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chào bán chứng khoán.

- Quản lý, giám sát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu kí chứng khoán và các tổ chức phụ trợ; Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong hoạt động chào bán chứng khoán.

- Thanh tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chào bán chứng khoán.

- Thực hiện công tác thống kê, dự báo về hoạt động cháo bán, tổ chức quản lý và ứng dụng thông tin; hiện đại hóa trong lĩnh vực chào bán chứng khoán.

- Tổ chức nghiên cứu khóa học, thông tin, tuyên truyền về hoạt động chào bán chứng khoán; tổ chức phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quản lý chứng khoán và nhân viên hành nghề chứng khoán, phổ cập kiến thức về hoạt động chào bán.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động chào bán theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bên cạnh đó thanh tra UBCKNN cũng có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý phát hành trong việc giám sát tổ chức phát hành, đề xuất các biện pháp để tăng cường thực thi pháp luật đối với tổ chức phát hành. Việc thực hiện tốt các chức năng giám sát sẽ đảm bảo tốt hơn nữa sự tuân thủ pháp luật từ phía các tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành và các tổ chức liên quan thực hiện đợt chào bán trên thị trường.

Các cơ quan quản lý chứng khoán sẽ phát huy được vai trò quản lý của mình nếu có phương pháp quản lý chào bán phù hợp. Lý thuyết về thị trường hoàn hảo cho rằng sự can thiệp của Chính phủ dù ở mức độ nào cũng ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của thị trường. Tuy vậy trên thực tế không tồn tại thị trường hoàn hảo. Thị trường luôn tồn tại những khuyết tật của nó, đó là thông tin mất cân đối (information asymmetry), độc quyền tự nhiên (natural monopoly) và hàng hóa công cộng (public goods). Do vậy vai trò quản lý của Nhà nước đối với TTCK là vô cùng quan trọng, đặc biệt là nhằm đảm bảo sự công bằng cho mọi chủ thể tham gia vào thị trường và bảo đảm các nguồn vốn huy động được sử dụng hiệu quả vì mục tiêu phát triển kinh tế.

Trên thế giới hiện nay có hai mô hình quản lý phổ biến là: quản lý theo chất lượng (quản lý trên cơ sở xem xét điều kiện, tiêu chuẩn của tổ chức phát hành) và quản lý trên cơ sở chế độ đăng kí thông tin đầy đủ. Tại các nước đã phát triển, cơ quan quản lý thường theo chế độ công bố thông tin đầy đủ. Nghĩa là có những chuẩn mực công bố thông tin rõ ràng, tổ chức phát hành có ý thức được trách nhiệm công bố thông tin đầy đủ và chính xác, tổ chức trung gian có đủ năng lực chuyên môn và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong hoạt động kiểm toán, tư vấn và đưa ra ý kiến đánh giá về tổ chức phát hành trong các tài liệu công bố thông tin. Còn tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, kiến thức và kinh nghiệm các nhà đầu

tư (đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ và cá thể) chưa đầy đủ, các định chế đi kèm như cơ quan phân tích, định giá, hệ thống thông tin, các chế định pháp luật về kiểm toán và kế toán phát triển không đầy đủ hay còn trong giai đoạn rất sơ khai. Do vậy, dù cơ quan quản lý thị trường muốn quản lý theo chế độ công bố thông tin đầy đủ cũng không thể thực hiện được do cản trở về hệ thống thông tin và hệ thống kiểm toán, kế toán. Trong trường hợp các cơ quan quản lý về chứng khoán có thể đảm bảo các thông tin về các công ty như theo chế độ quản lý công bố thông tin đầy đủ trên thị trường thì nhà đầu tư cũng khó có được sự lựa chọn những cơ hội đầu tư tốt nhất do kinh nghiệm và kiến thức thiếu hụt và do sự vắng mặt của cơ quan phân tích tư vấn định giá thị trường [18,tr.132]. Việc áp dụng mô hình quản lý theo chất lượng chỉ có thể áp dụng ở nước ta một thời gian, sau khi thị trường đã có sự trưởng thành đáng kể về tất cả mọi mặt.

2.2 Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần.

Mỗi quốc gia có những quy định riêng biệt cho việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của mình, tuy nhiên vẫn sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn về định tính và định lương chung sau:

Về tiêu chuẩn định tính:

- Có cơ cấu quản trị công ty hợp lý và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi của nhà

đầu tư.

- Các nhà quản lý công ty có kinh nghiệm, năng lực và tinh thần trách

nhiệm cao.

- Báo cáo tài chính, bản cáo bạch và các tài liệu cung cấp thông tin phải có độ tin cậy cao và có sự xác nhận của tổ chức kiểm toán có uy tín.

- Có phương án sử dụng vốn sau đợt phát hành một cách khả thi.

- Có tổ chức phát hành uy tín đứng ra cam kết bảo lãnh. Về tiêu chuẩn định lượng:

- Phải có một tỉ lệ cổ phiếu nhất đinh bán cho số lượng công chúng đầu tư nhất định.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 04/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí