Mục Tiêu Nghiên Cứu: Nghiên Cứu Định Tính Xây Dựng Thang Đo Lường Các Thành Phần Của Hệ Thống Ksnb Và Các Mục Tiêu Kiểm Soát Tại Các Ngân Hàng Thương


PHỤ LỤC 2


NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH KHÁM PHÁ CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ CÁC MỤC TIÊU KIỂM SOÁT

TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


1. Thiết kế nghiên cứu:

1.1. Giới thiệu:

Trong nghiên cứu của luận án “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam” có những nội dung, khái niệm khá mới: thế nào là một hệ thống KSNB, hệ thống KSNB được xây dựng dựa vào những khuôn khổ nào, hệ thống KSNB gồm có những thành phần nào, các mục tiêu kiểm soát trong các NHTM. Trong bối cảnh không thể đưa một nguyên mẫu, đã được khẳng định trong các nghiên cứu khác, ở các môi trường kinh doanh khác, trong những điều kiện ngành nghề khác để nghiên cứu cho ngành Ngân hàng trong một nền kinh tế chuyển đổi như ở Việt Nam. Vì thế cuộc nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm đề xuất một số khái niệm, thuật ngữ phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

1.2. Mục đích và Phương pháp nghiên cứu:

Mục đích của cuộc nghiên cứu là để khám phá, điều chỉnh và bổ sung mô hình nghiên cứu về hệ thống KSNB, ứng dụng cho một ngành đặc thù là ngành ngân hàng tại Việt Nam.

1.3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính.

Lý thuyết phương pháp nghiên cứu cho thấy thảo luận nhóm tập trung là một trong các công cụ thích hợp cho chương trình nghiên cứu này (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008).

Một nhóm chuyên gia gồm 12 người là giảng viên, nhà quản lý trong các NHTM được tập hợp để tham dự cuộc thảo luận liên quan đến hệ thống KSNB trong lĩnh vực ngân hàng.

Cuộc thảo luận được thực hiện nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

1. Bản chất và khái niệm về hệ thống KSNB;

2. Hệ thống KSNB tồn tại trong các NHTM như thế nào;

3. Hệ thống KSNB gồm có những thành phần nào;


4. Các mục tiêu kiểm soát trong hoạt động các NHTM;

5. Mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống KSNB với nhau;

6. Sự ảnh hưởng các thành phần của hệ thống KSNB đến mục tiêu kiểm soát.

1.4. Dàn bài thảo luận nhóm:

Phần I: Giới thiệu

Xin chào các Anh (Chị)

Chúng tôi là nghiên cứu sinh của Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Chúng tôi đang tiến hành cuộc nghiên cứu về hệ thống KSNB các NHTM Việt Nam. Trước tiên, chúng tôi chân thành cảm ơn quý vị đã dành thời gian tham gia cuộc thảo luận này. Chúng tôi hân hạnh được tiếp nhận các ý kiến của quý vị và cũng xin quý vị chú ý là không có quan điểm nào là đúng hay sai, tất cả những ý kiến của quý vị đều rất hữu ích cho cuộc nghiên cứu và sẽ góp phần giúp cho các NHTM hoàn thiện hệ thống KSNB.

Thời gian dự kiến là chín mươi phút. Để cuộc thảo luận được tiến hành tốt đẹp, chúng tôi (giới thiệu tên) và xin quý vị tự giới thiệu:

- Anh (Chị) làm việc tại: - Bộ phân công tác:

- Chức vụ công tác: - Chuyên ngành đào tạo:

Phần II: Khám phá bản chất của hệ thống KSNB, khái niệm hệ thống KSNB

1. Theo anh (chị) bản chất của hệ thống KSNB là gì?

2. Theo anh (chị) khái niệm về hệ thống KSNB?

3. Theo anh (chị) nhận biết hệ thống KSNB tồn tại trong các NHTM Việt Nam như thế nào?

Nhóm nghiên cứu nêu bản chất của hệ thống KSNB, trình bày và trao đổi các khái niệm về hệ thống KSNB theo các quan điểm khác nhau. Nhận biết sự tồn tại của hệ thống KSNB trong các NHTM. Thảo luận và đưa kết luận về bản chất và khái niệm hệ thống KSNB.

Phần III: khám phá các thành phần hệ thống KSNB trong NHTM

1. Theo anh (chị) hệ thống KSNB gồm có những thành phần nào?

2. Theo anh (chị) hệ thống KSNB các NHTM Việt Nam gồm có những thành phần nào?


Nhóm nghiên cứu nêu các thành phần hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO và Basel, trình bày, trao đổi và kết luận về các thành phần hệ thống KSNB trong NHTM tại Việt Nam.

Phần IV: Khám phá mối quan hệ giữa các thành phần KSNB

1. Theo anh (chị) giữa các thành phần của hệ thống KSNB có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Nhóm nghiên cứu trình bày, trao đổi và kết luận về mối quan hệ giữa các thành phần KSNB tại các NHTM Việt Nam.

Phần V: Khám phá các mục tiêu kiểm soát trong hoạt động các NHTM

1. Theo anh (chị) trong hoạt động của NHTM có những mục tiêu gì?

2. Theo anh (chị) trong hoạt động của NHTM có những mục tiêu nào cần kiểm soát?

3. Theo anh (chị) những mục tiêu kiểm soát nào cần chú ý trong Ngân hàng?

Nhóm nghiên cứu nêu các mục tiêu trong hoạt động của NHTM, thảo luận và kết luận các mục tiêu kiểm soát trong hoạt động của các NHTM tại Việt Nam.

Phần VI: Khám phá ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến các mục tiêu kiểm soát tại NHTM

1. Theo quan điểm của anh/chị, các thành phần nào của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến các mục tiêu kiểm soát tại các NHTM Việt Nam?

2. Theo quan điểm của anh/chị, thành phần nào của hệ thống KSNB ảnh hưởng mạnh nhất/yếu nhất đến các mục tiêu kiểm soát tại các NHTM Việt Nam?

Nhóm nghiên cứu thảo luận và kết luận các thành phần KSNB có ảnh hưởng đến các mục tiêu kiểm soát tại các NHTM Việt Nam.

2. Kết quả nghiên cứu:

Kết quả cuộc thảo luận cho thấy đa số những chuyên gia tham gia cuộc thảo luận đồng ý rằng:

- Bản chất của hệ thống KSNB là một trong những cơ chế quản trị trong nội bộ công ty, góp phần thực hiện và đạt được các mục tiêu trong hoạt động công ty.

- Hệ thống KSNB bộ là tiến trình thực hiện các thủ tục, cơ chế kiểm soát nhằm đối phó với các rủi ro đạt được mục tiêu công ty, gồm: hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động; đảm bảo sự tin cậy của báo cáo tài chính; tuân thủ các luật lệ và quy định.

- Hệ thống KSNB các NHTM dựa trên 2 khuôn khổ COSO 2013 và Basel 1998.


- Hệ thống KSNB các NHTM Việt Nam, gồm có 5 thành phần cụ thể: Thành phần Môi trường kiểm soát (Control Environment: CE),Thành phần Đánh giá rủi ro (Risk Assessment: RA);Thành phần Hoạt động kiểm soát (Control Activities: CA Thành phần Thông tin và trao đổi thông tin (Information and Communication: IC); Thành phần Hoạt động giám sát (Monitoring Activities: MA).

- Các thành phần trong hệ thống KSNB có mối quan hệ tương quan nhau, nhưng cơ bản thành phần môi trường kiểm soát là quan trọng nhất, quyết định đến các thành phần khác của hệ thống KSNB.

- Các mục tiêu kiểm soát (Internal Control Objective: ICO) tại NHTM, bao gồm 3 mục tiêu: mục tiêu hiệu quả hoạt động của các NHTM, mục tiêu các báo cáo của NHTM đảm bảo tin cậy, mục tiêu tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan đến NHTM.

- Các thành phần hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến các mục tiêu kiểm soát, ảnh hưởng này là ảnh hưởng thuận chiều, có nghĩa là hệ thống KSNB tốt sẽ kỳ vọng đạt được các mục tiêu kiểm soát tốt.

Danh sách chuyên gia thực hiện thảo luận nhóm


STT

Họ và tên

Điện thoại

Nơi công tác

1

Nguyễn Tuấn

0982016910

Khoa Kế toán-Tài chính,

Đại học Nha Trang

2

Nguyễn Thị Thuỷ

0987376366

Khoa Kế toán-Tài chính,

Đại học Nha Trang

3

Vương Thị Khánh Chi

0385844086

Khoa Kế toán-Tài chính,

Đại học Nha Trang

4

Đặng Hoàng Xuân Huy

0904455693

Khoa Kinh tế,

Đại học Nha Trang

5

Chung Huyền Thảo

0986058678

Ngân hàng Nam Á

NAM A BANK

5

Hồ Viết Toàn

0395746828

Công ty Kiểm toán

và Tư vấn A&C

6

Lê Xuân Thảo

0363139439

Ngân hàng Vietinbank

7

Tăng Khương Tùng

0986058678

Công ty Kiểm toán

và Tư vấn A&C

8

Chung Thành Tiến

0914493456

Công ty TNHH DV Kế toán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 17



STT

Họ và tên

Điện thoại

Nơi công tác




Đồng Hưng

9

Nguyễn Khánh Ninh

0977384938

Ngân hàng Quân Đội (MB- Bank)

10

Nguyễn Thị Thanh Hà

0946856299

Khoa Kế toán-Tài chính,

Đại học Nha Trang

11

Phạm Tiến Nhân

0986741192

Công ty TNHH Kế toán

và Tư vấn Thuế SEATAX

12

Nguyễn Mai Sơn

0982981821

Công ty TNHH Kiểm toán

và Tư Vấn Đất Việt

13

Nguyễn Hữu Thắng

0905004778

Công ty TNHH NTH Accounting

14

Nguyễn Ngọc Hoà

0918838281

Công ty TNHH Kiểm toán

KPMG

15

Phạm Phú Thắng

0939241297

Trường Trung Cấp Kinh tế Khánh

Hoà

16

Nguyễn Thị Ngọc Điệp

0979129690

Ngân Hàng Đầu tư

và Phát triển Khánh Hòa

17

Nguyễn Thế Sự

0913123084

Tổng công ty sản xuất và xuất

khẩu Bình Dương-Protrade Corp.

18

Nguyễn Thị Thanh Hương

0938210118

Công ty TNHH Kiểm toán E&Y

19

Ngô Xuân Ban

0905240821

Khoa Kế toán-Tài chính,

Đại học Nha Trang

20

Bùi Mạnh Cường

0983029582

Khoa Kế toán-Tài chính,

Đại học Nha Trang

21

Huỳnh Thị Thanh Trúc

0932360929

Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Bắc Á

22

Trương Quang Thịnh

2583817320

Ngân hàng Thương mại

Cổ phần PVCombank

Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của Anh (Chị).

Chúc Anh (Chị) luôn thành công và may mắn!


PHỤ LỤC 3

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH XÂY DỰNG THANG ĐO LƯỜNG CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG KSNB VÀ CÁC MỤC TIÊU KIỂM SOÁT

TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Thiết kế nghiên cứu:

1.1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo lường các thành phần của hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm soát tại các ngân hàng thương mại.

1.2. Phương pháp thực hiện: Thảo luận nhóm tập trung.

1.3. Đối tượng tham gia thảo luận nhóm: Một nhóm chuyên gia gồm 10người là giảng viên, nhà quản lý trong các NHTM được tập hợp để tham dự cuộc thảo luận liên quan đến hệ thống KSNB trong lĩnh vực ngân hàng.

1.4. Dàn bài thảo luận nhóm:

Phần I: Giới thiệu

Xin chào các Anh (Chị)

Chúng tôi là nghiên cứu sinh của Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu xây dựng thang đo lường các thành phần của hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm soát tại các NHTM Việt Nam. Trước tiên, chúng tôi chân thành cảm ơn quý vị đã dành thời gian tham gia cuộc thảo luận này. Chúng tôi hân hạnh được tiếp nhận các ý kiến của quý vị và cũng xin quý vị chú ý là không có quan điểm nào là đúng hay sai, tất cả những ý kiến của quý vị đều rất hữu ích cho cuộc nghiên cứu và sẽ góp phần giúp cho các NHTM hoàn thiện hệ thống KSNB.

Thời gian dự kiến là sáu mươi phút. Để cuộc thảo luận được tiến hành tốt đẹp, chúng tôi (giới thiệu tên) và xin quý vị tự giới thiệu:

- Anh (Chị) làm việc tại: - Bộ phân công tác:

- Chức vụ công tác: - Chuyên ngành đào tạo:


Phần II: Khám phá các nguyên tắc của các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát:

1. Theo anh (chị) Thành phần Môi trường kiểm soát gồm có những nguyên tắc nào?

2. Theo anh (chị) Thành phần Đánh giá rủi ro gồm có những nguyên tắc nào?

3. Theo anh (chị) Thành phần Hoạt động kiểm soát gồm có những nguyên tắc nào?

4. Theo anh (chị) Thành phần Thông tin và trao đổi thông tin gồm có những nguyên tắc nào?

5. Theo anh (chị) Thành phần Hoạt động giám sát gồm có những nguyên tắc nào?

6. Theo anh (chị) Thành phần mục tiêu kiểm soát gồm có những nguyên tắc nào?

Nhóm nghiên cứu trao đổi thảo luận dựa trên 17 nguyên tắc của hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO 2013 và 13 nguyên tắc của hệ thống KSNB theo khuôn khổ Basel 1998, kết luận về các nguyên tắc của các thành phần của hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm soát tại các NHTM Việt Nam.

2. Kết quả nghiên cứu:

Kết quả cuộc thảo luận cho thấy đa số những chuyên gia tham gia cuộc thảo luận đồng ý rằng:

- Sử dụng kết hợp các nguyên tắc của hệ thống KSNB của khuôn khổ COSO 2013 và Basel 1998 để xây dựng các thang đo lường cho các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát các NHTM Việt Nam.

- Sử dụng 17 nguyên tắc của hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO 2013 và 12 nguyên tắc của hệ thống KSNB theo khuôn khổ Basel 1998để xây dựng các thang đo lường cho các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát các NHTM Việt Nam.

- Kết quả thang đo lường các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát bao gồm:

(1) thành phần Môi trường kiểm soát (CE) gồm có: 5 nguyên tắc theo khuôn khổ COSO và 3 nguyên tắc theo khuôn khổ Basel.

(2) thành phần Đánh giá rủi ro (RA) gồm có: 4 nguyên tắc theo khuôn khổ COSO và 1 nguyên tắc theo khuôn khổ Basel.

(3) thành phần Hoạt động kiểm soát (CA) gồm có: 3 nguyên tắc theo khuôn khổ COSO và 2 nguyên tắc theo khuôn khổ Basel.


(4) thành phần Thông tin và trao đổi thông tin (IC) gồm có: 3 nguyên tắc theo khuôn khổ COSO và 3 nguyên tắc theo khuôn khổ Basel.

(5) thành phần Hoạt động giám sát (MA) gồm có: 2 nguyên tắc theo khuôn khổ COSO và 3 nguyên tắc theo khuôn khổ Basel.

(6) mục tiêu kiểm soát (ICO) gồm có 3 mục tiêu: mục tiêu hiệu quả, mục tiêu tuân thủ, mục tiêu tin cậy.

Thang đo lường thành phần Môi trường kiểm soát (CE)

Có 5 nguyên tắc COSO và 3 nguyên tắc Basel, trong đó có 1 nguyên tắc COSO và Basel tương tự nhau là nguyên tắc 01 của COSO và 03 của Basel; do vậy, thành phần CE được đo lường bằng 7 biến quan sát từ CE1 đến CE7, cụ thể, bao gồm các mục hỏi sau:

- CE1. NHTM thể hiện cam kết thực hiện tính chính trực và giá trị đạo đức. (Basel 03, 1998; COSO 01, 2013)

- CE2. Hội đồng quản trị thể hiện cam kết độc lập với nhà quản lý; thực hiện trách nhiệm giám sát đối với hệ thống KSNB. (COSO 02, 2013)

- CE3. Hội đồng quản trị xem xét, phê duyệt các chiến lược kinh doanh và chính sách quan trọng của NHTM; xác định mức chấp nhận rủi ro đối với việc đạt được các mục tiêu; được cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời để giám sát các mục tiêu và chiến lược của NHTM. (Basel 01, 1998)

- CE4. Nhà quản lý chịu trách nhiệm triển khai thực hiện những chiến lược và chính sách mà hội đồng quản trị đã phê duyệt; xác định, đánh giá và kiểm soát các rủi ro đối với việc đạt được các mục tiêu của NHTM. (Basel 02, 1998)

- CE5. Dưới sự giám sát của hội đồng quản trị, nhà quản lý xây dựng và duy trì cơ cấu tổ chức hợp lý, đã phân công trách nhiệm và quyền hạn phù hợp với từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện các mục tiêu của NHTM. (COSO 03, 2013)

- CE6. Nhà quản lý đã tuyển dụng, đào tạo, phát triển năng lực nguồn nhân lực phù hợp; đáp ứng được các mục tiêu của NHTM. (COSO 04, 2013)

- CE7. Nhà quản lý đã quy trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận về việc thực hiện các trách nhiệm của hệ thống KSNB nhằm đáp ứng các mục tiêu hoạt động của NHTM. (COSO 05, 2013)


Thang đo lường thành phần Đánh giá rủi ro (RA)

Thang đo lường thành phần Đánh giá rủi ro sẽ kết hợp giữa các nguyên tắc của khuôn khổ COSO và Basel; do vậy, thành phần RA được đo lường bằng 5 biến quan sát từ RA1 đến RA5 gồm 4 nguyên tắc COSO và 1 nguyên tắc Basel; cụ thể, bao gồm các mục hỏi sau:

- RA1. NHTM xác định rõ các mục tiêu một cách cụ thể làm cơ sở đánh giá rủi ro liên quan đến việc thực hiện mục tiêu. (COSO 06, 2013)

- RA2. NHTM phân tích và đánh giá những rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành các mục tiêu. (Basel 04, 1998; COSO 07, 2013)

- RA3. NHTM phân tích và đánh giá những nguy cơ xảy ra gian lận trong việc đánh giá rủi ro làm ảnh hưởng đến các mục tiêu. (COSO 08, 2013)

- RA4. Đánh giá rủi ro được xem xét cả yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu NHTM. (Basel 04, 1998; Jokipii, A., 2010)

- RA5. NHTM xác định và đánh giá những thay đổi từ môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến rủi ro đối với việc đạt được các mục tiêu. (COSO 09, 2013)

Thang đo lường thành phần Hoạt động kiểm soát (CA)

Thang đo lường thành phần Hoạt động kiểm soát sẽ kết hợp giữa các nguyên tắc của khuôn khổ COSO và Basel;do vậy, thành phần CA được đo lường bằng 5 biến quan sát từ CA1 đến CA5 gồm 3 nguyên tắc COSO và 2 nguyên tắc Basel, trong đó nguyên tắc COSO 10 tương tự với nguyên tắc Basel 05 và 06, nguyên tắc COSO 12 được tách ra thành 2 mục hỏi; cụ thể, bao gồm các mục hỏi sau:

- CA1. NHTM lựa chọn, thiết lập và phát triển các quy trình kiểm soát phù hợp với từng mức độ hoạt động để đối phó với các rủi ro nhằm thực hiện các mục tiêu. (COSO 10, 2013; Basel 05, 1998)

- CA2. Các thủ tục kiểm soát cụ thể tại NHTM được thực hiện theo nguyên tắc phê duyệt, ủy quyền, bất kiêm nhiệm và kiểm tra, đối chiếu; có quy định cụ thể nhiệm vụ từng cá nhân được giao trách nhiệm, tạo sự độc lập trong nhiệm vụ và tránh sự mâu thuẫn. (COSO 10, 2013; Basel 06, 1998)

- CA3. NHTM lựa chọn, thực hiện và phát triển các hoạt động kiểm soát trong


ứng dụng công nghệ thông tin. (COSO 11, 2013)

- CA4. NHTM triển khai và thực hiện các chính sách, quy trình, thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng cấp độ hoạt động tại chi nhánh ngân hàng một cách kịp thời và đầy đủ. (COSO 12, 2013)

- CA5. NHTM rà soát, đánh giá lại để xác định tính phù hợp của các chính sách, quy trình, thủ tục kiểm soát và đưa ra những điều chỉnh, khắc phục thích hợp khi cần thiết. (COSO 12, 2013)

Thang đo lường thành phần Thông tin và trao đổi thông tin (IC)

Thang đo lường thành phần Thông tin và trao đổi thông tin sẽ kết hợp giữa các nguyên tắc của khuôn khổ COSO và Basel; có 3 nguyên tắc COSO và 3 nguyên tắc Basel, trong đó có nguyên tắc Basel 07 tương tự với nguyên tắc COSO 14 và 15; do vậy, thành phần IC được đo lường bằng 5 biến quan sát từ IC1 đến IC5 gồm cụ thể, bao gồm các mục hỏi sau:

- IC1. NHTM thiết lập và sử dụng hệ thống thông tin có chất lượng để hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống KSNB và hoạt động của NHTM. (COSO 13, 2013)

- IC2. Dữ liệu thông tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính, về sự tuân thủ, có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định kinh doanh được cung cấp đầy đủ cho nhà quản lý NHTM. (Basel 07, 1998; COSO 14, 2013)

- IC3. Dữ liệu thông tin về các sự kiện bên ngoài có liên quan đến quá trình ra quyết định kinh doanh được cập nhật và cung cấp đầy đủ cho nhà quản lý NHTM. (Basel 07, 1998; COSO 15, 2013)

- IC4. Hệ thống thông tin đáng tin cậy, đáp ứng hầu hết các hoạt động chủ yếu của nhà quản lý NHTM. Hệ thống thông tin lưu trữ và dữ liệu dạng điện tử phải an toàn, được giám sát độc lập và được hỗ trợ bởi các hệ thống dự phòng đầy đủ. (Basel 08, 1998)

- IC5. Các kênh trao đổi thông tin trong nội bộ NHTM, giữa bên trong và bên ngoài tại NHTM đạt hiệu quả cao. (Basel 09, 1998)


Thang đo lường thành phần Hoạt động giám sát (MA)

Thang đo lường thành phần Hoạt động giám sát sẽ kết hợp giữa các nguyên tắc của khuôn khổ COSO và Basel; do vậy, thành phần MA được đo lường bằng 5 biến quan sát từ MA1 đến MA5 gồm 2 nguyên tắc COSO và 3 nguyên tắc Basel, trong đó nguyên tắc COSO 16 được tách ra thành 2 mục hỏi, nguyên tắc COSO 17 tương tự với nguyên tắc Basel 12; cụ thể, bao gồm các mục hỏi sau:

- MA1. Hệ thống KSNB của NHTM được theo dõi và kiểm tra liên tục thông qua giám sát, kết quả đánh giá hệ thống KSNB được ghi chép và báo cáo kịp thời, đầy đủ theo từng cấp quản lý. (Basel 10, 1998)

- MA2. NHTM thực hiện đánh giá thường xuyên để xác định từng thành phần của hệ thống KSNB hoạt động hữu hiệu và hiệu quả trong từng cấp quản lý, từng bộ phận và từng hoạt động. (COSO 16, 1998)

- MA3. NHTM thực hiện đánh giá định kỳ để xác định liệu các thành phần của hệ thống KSNB hoạt động hữu hiệu và hiệu quả trong từng cấp quản lý, từng bộ phận và từng hoạt động. (COSO 16, 1998)

- MA4. Ban kiểm soát và bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện giám sát hệ thống KSNB tại NHTM một cách độc lập, báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị. (Basel 11, 1998)

- MA5. Báo cáo kịp thời những yếu kém của hệ thống KSNB cho cấp quản lý thích hợp và ghi nhận kịp thời để các bên chịu trách nhiệm khắc phục yếu kém. (Basel 12, 1998; COSO 17, 2013)

Thang đo lường mục tiêu kiểm soát (ICO)

ICO được đo lường bằng 6 biến quan sát về 3 mục tiêu kiểm soát, bao gồm: mục tiêu hiệu quả, mục tiêu tin cậy, mục tiêu tuân thủ. Cụ thể: 2 biến quan sát về mục tiêu kiểm soát hiệu quả hoạt động của NHTM, 2 biến quan sát về mục tiêu kiểm soát mức độ tin cậy các báo cáo của NHTM, 2 biến quan sát về mục tiêu kiểm soát mức độ tuân thủ quy định của NHTM. Dựa vào thang đo về Mục tiêu kiểm soát trong nghiên cứu trước đây của Jokipii, A. (2010), khái niệm ICO được đo lường bằng 6 biến quan sát từ ICO1 đến ICO6, bao gồm các mục hỏi sau:


- ICO1. Với nỗ lực thực hiện hệ thống KSNB một cách hợp lý và hiệu quả, hiệu quả hoạt động của NHTM đã được cải thiện hơn. (Jokipii, A., 2010)

- ICO2. Trong các chức năng và hoạt động của NHTM, hệ thống KSNB giúp cho các nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn. (Jokipii, A., 2010)

- ICO3. Nhà quản lý và nhân viên tin cậy các báo cáo quản lý và báo cáo tài chính của NHTM. (Jokipii, A., 2010)

- ICO4. Phần mềm kế toán được sử dụng để quản lý tài chính đáp ứng tốt tính đáng tin cậy của các báo cáo quản lý và BCTC. (Jokipii, A., 2010)

- ICO5. Nhà quản lý và nhân viên vận dụng các quy định tại NHTM mà không gặp khó khăn nào trong thực tế. (Jokipii, A., 2010)

- ICO6. Những thay đổi trong quy định được cập nhật thường xuyên đến nhà quản lý và nhân viên tại NHTM. (Jokipii, A., 2010)

Danh sách chuyên gia thực hiện thảo luận nhóm


STT

Họ và tên

Điện thoại

Nơi công tác

1

Nguyễn Tuấn

0982016910

Khoa Kế toán-Tài chính,

Đại học Nha Trang

2

Nguyễn Thị Thuỷ

0987376366

Khoa Kế toán-Tài chính,

Đại học Nha Trang

3

Vương Thị Khánh Chi

0385844086

Khoa Kế toán-Tài chính,

Đại học Nha Trang

4

Đặng Hoàng Xuân Huy

0904455693

Khoa Kinh tế,

Đại học Nha Trang

5

Chung Huyền Thảo

0986058678

Ngân hàng Nam Á

NAM A BANK

5

Hồ Viết Toàn

0395746828

Công ty Kiểm toán

và Tư vấn A&C

6

Lê Xuân Thảo

0363139439

Ngân hàng Vietinbank

7

Tăng Khương Tùng

0986058678

Công ty Kiểm toán

và Tư vấn A&C

8

Chung Thành Tiến

0914493456

Công ty TNHH DV Kế toán

Đồng Hưng

9

Nguyễn Khánh Ninh

0977384938

Ngân hàng Quân Đội

MB-Bank

10

Nguyễn Thị Thanh Hà

0946856299

Khoa Kế toán-Tài chính,

Đại học Nha Trang

11

Phạm Tiến Nhân

0986741192

Công ty TNHH Kế toán

và Tư vấn Thuế SEATAX

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2022