Hồng Dung (2017), Các Ngân Hàng Lại Hứa Lên Sàn, > [Ngày 12 Tháng 12 Năm 2018].



Qua tóm lượt trên cho thấy, các văn bản pháp luật có liên quan đến hệ thống KSNB cũng đã quy định về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc tổ chức hệ thống KSNB trong các tổ chức tín dụng nói chung và trong các NHTM nói riêng, bước đầu đã có quy định về các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Các văn bản pháp luật đã có những yêu cầu chung về hệ thống KSNB nhằm đạt được 3 mục tiêu: hiệu quả, tin cậy, tuân thủ; tương tự như khái niệm và mục tiêu của hệ thống KSNB theo khuôn khổ Basel 1998 và khuôn khổ COSO 1992 & 2013. Yêu cầu báo cáo đánh giá hệ thống KSNB trong các văn bản pháp luật chủ yếu cung cấp cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nhà quản lý cấp cao và cơ quan quản lý, thanh tra NHNN.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 (VSA 315)-Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về công ty được kiểm toán và môi trường của công ty, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 265 (VSA 265)-Trao đổi về những khiếm khuyết trong hệ thống KSNB với Ban quản trị và Ban Giám đốc công ty được kiểm toán, ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính; có quy định về tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB tại công ty được kiểm toán. Điều 28 đến điều 33, Nghị định số 71/2017/NĐ- CP ngày 06 tháng 06 năm 2017, hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng, quy định về công bố thông tin gồm: công bố thông tin về mô hình tổ chức quản lý công ty, công bố thông tin về quản trị công ty, công bố thông tin về thu nhập của Giám đốc (Tổng giám đốc) cho Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Các thông tin này phải được kiểm toán và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán và công bố thông tin cho cổ đông công ty niêm yết. Đây là một trong những thông tin quan trọng về hệ thống KSNB công ty niêm yết nói chung và NHTM cổ phần niêm yết nói riêng đã được công bố.

Có thể đánh giá các văn bản pháp luật quy định về các thành phần hệ thống KSNB còn mang tính định hướng, chung chung, chưa có quy định cụ thể về từng thành phần và từng nguyên tắc trong hệ thống KSNB. Báo cáo đánh giá về hệ thống KSNB của Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập tại các NHTM



được sử dụng chủ yếu trong nội bộ NHTM và cung cấp cho cơ quan quản lý, thanh tra NHNN. Báo cáo công bố thông tin đánh giá về hệ thống KSNB đối với công ty đại chúng mà cụ thể là các NHTM cổ phần niêm yết còn hạn chế.

NHNN là cơ quan quản lý nhà nước đối với các NHTM tại Việt Nam, do vậy NHNN cần ban hành quy định hướng dẫn cụ thể hơn về các thành phần của hệ thống KSNB. Có thể tham khảo và sử dụng khuôn khổ COSO 2013 và khuôn khổ Basel 1998 phân chia hệ thống KSNB thành 5 thành phần được sử dụng khá phổ biến trên toàn cầu để ban hành những quy định cụ thể về các thành phần và nguyên tắc của hệ thống KSNB làm cơ sở thiết kế, tổ chức, vận hành hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, việc quy định hướng dẫn cụ thể về các thành phần của hệ thống KSNB sẽ giúp các NHTM Việt Nam báo cáo đầy đủ hơn về hệ thống KSNB đến cơ quan quản lý NHNN.

Tóm tắt Chương 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Chương này đã dựa trên những những đánh giá và phân tích về thực trạng của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam để xác định cả 5 thành phần của hệ thống KSNB cần được hoàn thiện và trong đó nhấn mạnh vai trò của thành phần Môi trường kiểm soát. Đồng thời, nghiên cứu đã đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam theo khuôn khổ COSO 2013 và khuôn khổ Basel 1998; cũng như những khuyến nghị về văn bản pháp luật đối với hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Qua đó, câu hỏi nghiên cứu (3) và thứ (4), mục tiêu nghiên cứu thứ (3) đã hoàn thành.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 15

Luận án tiến sĩ với đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam” đã được thực hiện dựa trên lý thuyết đại diện và lý thuyết ngữ cảnh làm nền tảng nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Dựa trên khuôn khổ COSO 1992, cập nhật 2013 và khuôn khổ Basel 1998 xây dựng các thành phần, các nguyên tắc của hệ thống KSNB trong các NHTM. Sử dụng hệ thống dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi điều tra do chính tác giả thực hiện. Sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định lượng được vận dụng



phù hợp với mục tiêu và bối cảnh thực hiện luận án. Với tất cả các nội dung đã được trình bày ở trên, có thể tổng kết về luận án như sau:

Kết quả đạt được của luận án

Đối chiếu với mục tiêu đặt ra, luận án đã đạt được những kết quả sau:

- Thứ nhất, tổng quan được các nghiên cứu về hệ thống KSNB. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu có liên quan, luận án đã nhận diện được hệ thống KSNB các NHTM theo khuôn khổ COSO và Basel gồm 5 thành phần: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Hệ thống thông tin và trao đổi thông tin, Hoạt động giám sát. Hệ thống KSNB được thiết lập nhằm đáp ứng 3 mục tiêu trong các NHTM gồm: mục tiêu hoạt động, mục tiêu tuân thủ, mục tiêu tin cậy. Qua tổng quan các nghiên cứu, luận án đã xác định được các khoảng trống nghiên cứu làm cơ sở để thực hiện đề tài về hệ thống KSNB torng hoạt động các NHTM Việt Nam.

- Thứ hai, nghiên cứu đã xác định lý thuyết nghiên cứu về hệ thống KSNB các NHTM. Sử dụng lý thuyết đại diện làm nền tảng nghiên cứu về hệ thống KSNB trong NHTM, sử dụng lý thuyết ngữ cảnh để hướng đến khuôn khổ hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO và Basel. Đồng thời, kết hợp giữa khuôn khổ hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO và Basel để phát triển mô hình nghiên cứu lý thuyết phân tích 5 thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam; trong đó có xem xét đến vai trò của thành phần Môi trường kiểm soát đối với các thành phần còn lại của hệ thống KSNB.

- Thứ ba, nghiên cứu đã thiết kế thang đo lường 5 thành phần hệ thống KSNB và 3 mục tiêu kiểm soát, xây dựng bảng câu hỏi điều tra, xác định được khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu để thực hiện luận án. Nghiên cứu đã thu thập được dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu với 293 mẫu phiếu điều tra.

- Thứ tư, nghiên cứu đã đánh giá thực trạng 5 thành phần của hệ thống KSNB, đánh giá chung về hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát trong các NHTM Việt Nam; đồng thời tìm hiểu sự khác biệt về hệ thống KSNB trong các nhóm NHTM theo sở hữu (nhóm NHTM thuộc sở hữu nhà nước và nhóm NHTM cổ phần) và theo vùng miền (miền Bắc, miền Trung, miền Nam). Câu hỏi nghiên cứu (1) và Mục tiêu nghiên cứu thứ (1) đã thực hiện.



- Thứ năm, nghiên cứu đã sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM phân tích 5 thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam, đồng thời đã chỉ ra vai trò của Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến các thành phần còn lại của hệ thống KSNB. Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu khá mới, áp dụng nghiên cứu về hệ thống KSNB trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu (2) và Mục tiêu nghiên cứu thứ (2) đã thực hiện.

- Thứ sáu, từ những kết quả đánh giá và phân tích trên, nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện các thành phần KSNB trong các NHTM Việt Nam theo khuôn khổ COSO 2013 và khuôn khổ Basel 1998; cũng như những khuyến nghị về chính sách pháp luật đối với hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu (3), (4) và Mục tiêu nghiên cứu thứ (3) đã thực hiện.

Những điểm mới của luận án

Luận án đã đóng góp một số điểm mới trong nghiên cứu, gồm:

- Thứ nhất, nghiên cứu đã tiếp cận khá mới theo lý thuyết ngữ cảnh giải thích về hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO và Basel được vận dụng nghiên cứu cho các NHTM trong những năm gần đây tại Việt Nam.

- Thứ hai, nghiên cứu đã xây dựng được một bảng câu hỏi khảo sát khá tin cậy về hệ thống KSNB các NHTM nói riêng và có thể điều chỉnh để thực hiện khảo sát về hệ thống KSNB trong những lĩnh vực hoạt động khác nhau trong nền kinh tế. Sử dụng thang đo lường khá tin cậy dựa trên các nguyên tắc và hướng dẫn đánh giá hệ thống KSNB của khuôn khổ COSO và Basel. Bảng câu hỏi khảo sát này có thể sử dụng trong đánh giá hệ thống KSNB khi kiểm toán BCTC của kiểm toán viên độc lập.

- Thứ ba, nghiên cứu đã thu thập được một cơ sở dữ liệu khá công phu gồm 293 mẫu phiếu điều tra từ các nhân viên ngân hàng có trình độ am hiểu nhất định về hệ thống KSNB và kiểm toán trải rộng cả 3 miền của Việt Nam: miền Bắc, miền Trung, miền Nam; cơ sở dữ liệu này có thể làm cơ sở để phát triển những nghiên cứu tiếp theo.

- Thứ tư, nghiên cứu đã đánh giá thực trạng hệ thống KSNB, đánh giá chung về hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát trong các NHTM Việt Nam thông qua thống kê mô tả; đồng thời tìm hiểu sự khác biệt về hệ thống KSNB trong các nhóm NHTM theo sở hữu và theo vùng miền bằng kiểm định T-Test và phân tích ANOVA.



- Thứ năm, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô hình cấu trúc tuyến tính SEM trong phân tích các thành phần của hệ thống KSNB trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Phương pháp cho phép nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của các biến ngoại sinh đến biến nội sinh, và đồng thời phân tích ảnh hưởng của các biến vừa ngoại sinh vừa nội sinh.

- Thứ sáu, nghiên cứu đã tìm ra sự vai trò của Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến 3 thành phần Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và trao đổi thông tin. Đây là một điểm mới của luận án trong nghiên cứu hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.

- Thứ bảy, từ những kết quả đánh giá trên, nghiên cứu kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam theo khuôn khổ COSO 2013 và khuôn khổ Basel 1998; cũng như những khuyến nghị về chính sách pháp luật đối với hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.

Hạn chế của nghiên cứu

Bên cạnh những mặt đạt được về khoa học và thực tiễn, luận án cũng còn những hạn chế nhất định, cụ thể:

- Thứ nhất, thang đo về các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát được xây dựng trên cơ sở chủ yếu từ các nguyên tắc của khuôn khổ COSO, khuôn khổ Basel, những nghiên cứu trước đây và thảo luận với ý kiến chuyên gia ngân hàng. Nếu có cơ hội và thời gian nhiều hơn, trước khi xây dựng thang đo, nghiên cứu sẽ thảo luận nhóm nhiều hơn với một số thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và nhà quản lý cấp cao các NHTM, tham khảo ý kiến chuyên gia, phỏng vấn thử nhiều lần trên nhiều nhóm nhân viên ngân hàng khác nhau, từ đó chỉnh sửa bảng câu hỏi nghiên cứu thì kết quả có thể sẽ tốt hơn.

- Thứ hai, nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, số lượng mẫu vừa đủ lớn đáp ứng nhu cầu nghiên cứu do hạn chế về thời gian và kinh phí thực hiện nghiên cứu; nên tính đại diện chưa cao, có thể chưa mang tính khái quát cao. Các nghiên cứu tiếp theo nên lấy mẫu lớn hơn và trải đều trên phạm vi cả nước để kết quả đảm bảo tính tin cậy cao hơn.



- Thứ ba, về phần nghiên cứu định lượng, mặc dù đã cố gắng nhiều trong việc thiết kế bảng câu hỏi dễ hiểu với những ngôn từ đơn giản, phù hợp với nhân viên ngân hàng có am hiểu nhất định về hệ thống KSNB và kiểm toán, song không tránh khỏi hiện tượng một số nhân viên tham gia trả lời bảng câu hỏi cảm nhận không hết câu hỏi, trả lời vội vàng, ít cân nhắc hoặc không đúng với ý nghĩ của mình. Ở một số câu hỏi, có thể có một số do dự trong việc trả lời vì nhân viên cho rằng câu trả lời của mình có thể bị tổ chức kiểm tra và ảnh hưởng đến quyền lợi nếu không đánh giá tốt về hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát.

- Thứ tư, nghiên cứu chỉ xem xét đến các NHTM thuộc sở hữu nhà nước và NHTM cổ phần, chưa mở rộng đến các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, nên kết quả nghiên cứu có thể chỉ có giá trị thực tiễn tại NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu có thể khác khi nghiên cứu mở rộng ở các tổ chức tín dụng khác.

- Thứ năm, để đạt được ý nghĩa và độ phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thị trường, nghiên cứu chấp nhận loại bỏ ảnh hưởng của Môi trường kiểm soát đến thành phần Hoạt động giám sát.

- Thứ sáu, Với phương pháp nghiên cứu dựa trên phân tích định lượng dữ liệu mẫu, các đánh giá và phân tích thực trạng hệ thống KSNB chủ yếu dựa trên giá trị trung bình của các NHTM, do vậy các khuyến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB còn mang tính chung cho các NHTM, chủ yếu dựa vào khuôn khổ hệ thống KSNB của COSO và Basel, chưa thực hiện nghiên cứu chuyên sâu cho từng NHTM cụ thể, vì vậy việc vận dụng cho từng NHTM cần xem xét đến điều kiện và đặc điểm riêng của từng NHTM.

Những hạn chế trên cũng chính là những gợi mở để có định hướng khắc phục cho những nghiên cứu tiếp theo.

Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án đã mang lại ý nghĩa khoa học nhất định, bổ sung kiến thức vào lĩnh vực nghiên cứu về hệ thống KSNB nói chung và hệ thống KSNB trong các NHTM nói riêng. Bên cạnh đó, luận án cũng có tính thực tiễn khá cao, là tài liệu tham khảo phù hợp và có giá trị đối với nhà quản lý trong việc thiết kế, xây dựng và đánh giá hệ thống KSNB các NHTM. Ngoài các kết quả đạt được, lĩnh



vực nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt nam có thể triển khai thực hiện nghiên cứu sâu hơn theo một số hướng sau:

- Phạm vi khảo sát được mở rộng, nghiên cứu có thể thực hiện cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và khảo sát trên địa bàn được mở rộng hơn.

- Cần có sự kết hợp giữa các nghiên cứu về hệ thống KSNB để có thể xây dựng những thang đo lường các nguyên tắc, thành phần, mục tiêu kiểm soát một cách chuẩn xác hơn, đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu tốt hơn, phục vụ cho những nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống KSNB trong lĩnh vực NHTM nói riêng và cho các lĩnh vực khác trong nền kinh tế nói chung.

- Với dữ liệu nghiên cứu hiện có, nghiên cứu có thể sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính nhằm tìm sự ảnh hưởng của các nguyên tắc của hệ thống KSNB đến các thành phần của hệ thống KSNB, cũng như ảnh hưởng của các thành phần hệ thống KSNB đến các mục tiêu kiểm soát trong các NHTM Việt Nam.

- Với điều kiện thời gian và kinh phí cho phép, nghiên cứu có thể mở rộng đến các đối tượng tổ chức tín dụng khác ngoài NHTM và bổ sung thêm dữ liệu nghiên cứu để mô hình cấu trúc tuyến tính SEM đạt kết quả tốt hơn, hy vọng tìm ra được sự ảnh hưởng của môi trường kiểm soát đến các thành phần còn lại của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.

- Từ kết quả nghiên cứu về hệ thống KSNB các NHTM, có thể phát triển nghiên cứu chuyên sâu cho từng NHTM cụ thể, xem xét đến điều kiện và đặc điểm riêng của từng NHTM để có khuyến nghị hoàn thiện tốt hơn cho từng NHTM.


DANH MỤC CÁC NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyen Tuan and Duong Nguyen Hung (2015), Modeling the Influence of Internal Control on the Performance and Risk of Vietnamese Commercial Banks, Conference Proceedings of The International Conference of Accounting 2015 (ICOA 2015), The University of Economics-Danang University, No.15-049, ISBN: 978-604-840781-0, 05-2015.

2. Nguyễn Tuấn, Đường Nguyễn Hưng (2015), “Tổng quan lý thuyết về tác động của Kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động và rủi ro các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, ISSN: 1859-3682, số 113, tháng 08/2015.

3. Nguyen Tuan and Duong Nguyen Hung (2016), Studying the Impact of Internal Control on the Performance and Risk of Vietnamese Commercial Banks, Conference Proceedings of The International Conference of Accounting & Finance 2016 (ICOAF 2016), The University of Economics-Danang University, No. II-9, ISBN: 978-604-84-1563-1, 05-2016.

4. Nguyen Tuan (2016), “Studying the Impact of Internal Control on the Performance and Risk of Vietnamese Commercial Banks”, International Research Journal of Finance and Economics, ISSN: 1450-2887, Issue 151, 08-2016, pp. 90-101, Scopus.

5. Nguyễn Tuấn, Đường Nguyễn Hưng (2016), “Ảnh hưởng Kiểm soát nội bộ đến mục tiêu kiểm soát Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, ISSN: 1859-1914, số 157, tháng 10/2016.

6. Nguyễn Tuấn, Đường Nguyễn Hưng (2017), “Kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả hoạt động và rủi ro phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, ISSN: 1859-3682, số 132, tháng 03/2017.

7. Nguyễn Thị Thuỷ, Nguyễn Tuấn (2017), “Đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà”, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, ISSN: 1859-1914, số 163, tháng 4/2017.

8. Nguyễn Tuấn, Đường Nguyễn Hưng (2018), “Phân tích ảnh hưởng của Kiểm soát


nội bộ đến mục tiêu kiểm soát Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, ISSN: 1859-0012, số 247, tháng 01/2018.

9. Tuan Nguyen, Hoang Xuan Huy Dang (2018), STUDYING THE IMPACT OF INTERNAL CONTROL ON CONTROL OBJECTIVES OF VIETNAM COMMERCIAL BANKS - THE ROLE OF CONTROL ENVIRONMENT, THE 2018 UHD-CTU-UEL INTERNATIONAL ECONOMICS AND BUSINESS CONFERENCE PROCEEDINGS, ISSN: 2472-9329 (Print) 2472-9310 (Online).

10. Vương Thị Khánh Chi, Nguyễn Tuấn (2018), Phân tích ảnh hưởng hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Lâm Đồng, International Conference Proceedings “BUILDING & IMPLEMENTING AN EFFECTIVE INTERNAL AUDIT FUNCTION IN VIETNAM AND AROUND THE WORLD”, ISBN: 978-604-79-1889-8.

11. Nguyễn Tuấn, Đường Nguyễn Hưng (2018), “Đánh giá sự khác biệt về hệ thống kiểm soát nội bộ các ngân hàng thương mại Việt Nam- Kiểm định T-test và phân tích ANOVA”, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, ISSN: 1859-1914, số 181, tháng 10/2018.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Chính phủ (2009), Nghị định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2009, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. Ngô Thế Chi và Phạm Tiến Hưng (2013), Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các tập đoàn kinh tế Nhà nước trong quá trình kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước tiến hành, Đề tài khoa học cấp Bộ, Kiểm toán nhà nước, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Dờn và cộng sự (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh.

5. Hồng Dung (2017), Các ngân hàng lại hứa lên sàn, < https://baomoi.com/cac- ngan-hang-lai-hua-len-san/c/22065877.epi> [ngày 12 tháng 12 năm 2018].

6. Minh Đức (2018), Những lý giải lợi nhuận ngân hàng Việt tiếp tục bùng nổ,

<http://vneconomy.vn/nhung-ly-giai-loi-nhuan-ngan-hang-viet-tiep-tuc-bung-no-20181007013919832.htm>, [ngày 12 tháng 12 năm 2018].

7. Bùi Thị Minh Hải (2011), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Nguyễn Thu Hoài (2011), Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội.

9. Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội, Tp. Hồ Chí Minh.

10. Lê Phương Hồng (2006), Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế Tài chính-Ngân hàng, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Thị Huệ (2011), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP Quân đội, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

12. Đường Nguyễn Hưng, Khoa Kế toán, Trường ĐH Kinh tế, Đại học Đà Nẵng (2016), Kiểm Soát Nội Bộ, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.


13. Trần Thị Lan Hương (2011), Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ với hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

14. Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2011), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

15. Quang Tùng Minh (2013), Ngân hàng nhà nước đã nâng Kiểm Soát Nội Bộ lên đúng tầm, Viện FMIT, [ngày 02 tháng 04 năm 2013].

16. Đinh Hoài Nam (2016), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp trong tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội.

17. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2011, Hà Nội.

18. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2018), Hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư 13/2018/TT- NHNN ngày 18 tháng 05 năm 2018, Hà Nội.

19. Phạm Bính Ngọ (2011), Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

20. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng.

21. Quốc hội (2011), Luật các tổ chức tín dụng, Luật số 47/2010/QH12 ngày 18 tháng 05 năm 2018, Hà Nội.

22. Phạm Huỳnh Như Sương (2010), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam theo hướng đối phó với rủi ro hoạt động, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

23. Nguyễn Tố Tâm (2014), Hoàn thiện tổ chức kiểm soát đối với tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

24. Trần Thị Giang Tân, Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán-Kiểm toán, ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (2012), Kiểm Soát Nội Bộ, Nhà xuất bản Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh.

25. Trần Thị Giang Tân, Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán, ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí


Minh (2016), Kiểm Soát Nội Bộ, Nhà xuất bản Kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh.

26. Nguyễn Thị Thanh (2019), Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa miền bắc việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế Học viện tài chính, Hà Nội.

27. Phan Thụy Thanh Thảo (2007), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

28. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh- thiết kế và thực hiện, TP. Hồ CHí Minh NXB Lao động xã hội.

29. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Nghiên cứu khoa học marketing: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, TPHCM: NXB Đại học Quốc gia TPHCM.

30. Nguyễn Thanh Thủy (2017), Giải pháp Hoàn thiện hệ thống KSNB của tập đoàn điện lực Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội.

31. Vũ Văn Thực (2013), “Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam”,

Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 10 (20), tr. 17-21.

32. Bùi Thị Tĩnh (2018), Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội.

33. Nguyễn Thanh Trang (2015), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội.

34. Nguyễn Tuấn, Đường Nguyễn Hưng (2015), “Tổng quan lý thuyết về tác động của Kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động và rủi ro các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, ISSN: 1859-3682, số 113, tháng 08/2015.

35. Nguyễn Tuấn, Đường Nguyễn Hưng (2017), “Kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả hoạt động và rủi ro phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, ISSN: 1859-3682, số 132, tháng 03/2017.

36. Ngô Trí Tuệ (2004), Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí