Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại Trong Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Tập Đoàn Hóa Chất Việt Nam.


Tại các công ty thành viên

Kiểm soát mua hàng, tại các công ty thuộc tập đoàn chưa thiết lập bằng văn bản các tiêu chuẩn, qui trình để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp. Việc lựa chọn vẫn dựa vào các mối quan hệ. Những công ty sản xuất trong các lĩnh vực cao su, chất tẩy rửa, pin và ắc qui có nhiều rủi ro thuộc quá trình mua hàng nhưng các công ty áp dụng các thủ tục kiểm soát chưa hiệu quả. Chưa phân tích kế hoạch tiêu thụ để từ đó xây dựng kế hoạch mua hàng hiệu quả.

Kiểm soát bán hàng và thu tiền, một số các công ty trong tập đoàn chưa có chính sách tiêu thụ sản phẩm và kiểm soát hoạt động này hiệu quả. Tại tập đoàn các công ty sản xuất trong các lĩnh vực Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất chất tẩy rửa gặp nhiều rủi ro trong hoạt động này chưa xây dựng được dự toán thu tiền hàng. Chưa xây dựng được các chỉ tiêu để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng, quản lý công nợ, chính sách bán hàng. Kiểm soát về công nợ chưa đạt hiệu quả.

Kiểm soát hàng tồn kho, đa số các công ty chưa xây dựng qui trình kiểm kê vật tư, hàng hoá bằng văn bản nên khó phân công công việc. Chưa có chính sách xử lý hàng tồn kho bị ứ đọng, kém phẩm chất. Một số các công ty lập danh mục hàng hoá chưa rõ ràng và chưa quan tâm đến hao hụt trong quá trình lưu kho. Các công ty sản xuất trong lĩnh vực khai thác và sản xuất phân bốn gặp rủi ro nhiều trong hoạt động này nhưng đều có các thủ tục kiểm soát chưa tốt.

Kiểm soát tài sản cố định, về kiểm soát, phân loại, mã hoá các tài sản chưa được các công ty quan tâm. Các thủ tục liên quan đến vận hành, bảo quản, sử dụng đối với tài sản không được cụ thể hoá bằng văn bản. Việc duy trì hệ thống các báo cáo bất thường về tình hình tài sản không được thực hiện. Nhìn chung các thủ tục kiểm soát về tài sản cố định tại tập đoàn còn thực hiện chưa tốt

Mặt khác việc kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu chưa hiệu quả, không minh bạch, lỏng lẻo, chưa có một cơ chế rõ ràng. Hiện nay tại tập đoàn vẫn chưa có kiểm soát viên do Nhà Nước bổ nhiệm nguyên nhân của việc này là chưa rõ tiêu chuẩn bổ nhiệm, cơ chế hoạt động, sự phối hợp với ban kiểm soát của tập đoàn, cơ chế lương, thưởng, phụ cấp trách nhiệm đối với kiểm soát viên…Ban KSNB của tập đoàn và Ban kiểm soát nội bộ của một số các công ty cổ phần hoạt động chưa được tốt, kiểm soát viên cũng chưa hoàn toàn độc lập với bộ máy quản lý, điều hành đồng thời do thù lao thu nhập của họ gắn với doanh nghiệp nên khó đảm bảo tính khách quan của các thông tin, các quyết định của mình.

Thtư, hệ thống đánh giá rủi ro, hiện nay tại các doanh nghiệp trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chưa tổ chức việc thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, công việc đánh giá rủi ro vẫn thuộc trách nhiệm của nhà quản lý. Hơn nữa nhà quản trị tại các doanh nghiệp vẫn chưa thiết kế và vận hành các chính sách khuyến khích nhân viên ở các bộ phận quan tâm, phát hiện, đánh giá, phân tích các rủi ro tiềm ẩn. Chưa có biện pháp cụ thể để nhân viên nhận thức rõ ràng về tác hại của các rủi ro cũng như giới hạn rủi ro tối thiểu mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được. Công tác lập kế hoạch tại tập đoàn chưa gắn kết với việc quản lý rủi ro. Công tác đánh giá rủi ro giao cho bộ phận này là hợp lý nhất nhưng chưa có văn bản cụ thể nào qui định việc này.


Thnăm, trong thời gian vừa qua một số các doanh nghiệp thuộc tập đoàn làm ăn kém hiệu quả mặc dù nhận được khá nhiều ưu đãi và nguồn lực của Nhà Nước: như Công ty cổ phần SX và Thương mại Phương Đông, Công ty cổ phần Ắc Qui Tia Sáng, Công ty cổ phần CN và Hoá Chất Vi Sinh, Công ty CP Xà phòng Hà Nội, Công ty CP Sơn tổng hợp Hà Nội, Công ty CP Que hàn Việt Đức. Năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản trị doanh nghiệp còn yếu và bất cập. Cơ chế chính sách của Nhà Nước chưa theo kịp với thực tiễn. Tại tập đoàn vẫn tồn tại đầu tư ra ngoài ngành. Vẫn còn tình trạng cạnh tranh trong nội bộ tập đoàn. Hơn nữa với quan điểm Tập đoàn phải là công cụ vật chất quan trọng của Nhà nước, qua đó Nhà nước điều hành vĩ mô, can thiệp, điều tiết thị trường trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Và như vậy khi tái cấu trúc Tập đoàn sẽ thực hiện được tốt hơn vai trò của mình và hoạt động có hiệu quả hơn và cũng để Tập đoàn tập trung nguồn lực vào ngành nghề kinh doanh chính. Với chủ trương đó ngày 28/12/2012,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2097/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Hoá chất Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Những hạn chế trong việc tổ chức HTKSNB là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quản cụ thể

Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam - 15

Nguyên nhân khách quan

Một là, sự hình thành và phát triển của tập đoàn là dựa vào quyết định hành chính dựa trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam chứ không phải do quá trình tích tụ và tập trung vốn cho nên việc chuyển đổi từ quản lý theo kiểu hành chính sang quản lý đầu tư vốn thông qua người đại diện còn gặp rất nhiều lúng túng.

Hai là, chưa có đầu mối chủ sở hữu và đầu mối quản lý giám sát của nhà nước. Cùng một lúc có nhiều cơ quan tổ chức và cá nhân thực hiện dẫn đến sự trùng lặp, chồng chéo hoặc bỏ trống trong quản lý, giám sát của Nhà Nước. Từ đó tập đoàn không có cơ sở để để làm căn cứ định hướng trong công tác kiểm soát tại tập đoàn mình. Mặt khác hiện nay nhà nước vẫn chưa cử cán bộ chuyên trách về kiểm soát xuống tập đoàn nên chưa xây dựng, cập nhật đầy đủ cơ sở dữ liệu và thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý và giám sát đối với tập đoàn. Chưa có căn cứ và tiêu chí đánh giá cụ thể, sát thực và phù hợp để giám sát và đánh giá.

Ba là, chính phủ giao cho tập đoàn một nguồn lực và quyền lực lớn, được ưu đãi về nhiều mặt, có không ít các cơ chế chính sách không xác định rạch ròi nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ làm công ích từ đó gây lên sức ì lớn, hiệu quả kinh doanh còn thấp.

Bốn là, do hoạt động trong ngành đặc thù là sản xuất phân bón cung cấp cho ngành nông nghiệp, tập đoàn còn phải đảm nhận cả mục tiêu an sinh xã hội, chống lạm phát cũng như suy giảm kinh tế do vậy nhiều mặt hàng chưa thực hiện theo giá thị trường nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh. Việc xây dựng các thủ tục kiểm soát về khung giá bán ra ngoài và khung giá bán chuyển giao nội bộ phù hợp với các mục tiêu hoạt động của tập đoàn cho từng thời điểm vẫn chưa được chú trọng.


Nguyên nhân chủ quan

Một là, vấn đề quản trị và điều hành trong tập đoàn còn yếu và thiếu tính minh bạch, hoạt động quản trị và điều hành chưa hướng tới các chuẩn mực kinh doanh hiện đại. Nguyên nhân là do Nhà nước không bắt buộc báo cáo tài chính phải công bố trên Website của tập đoàn bởi vậy rất khó nắm bắt được đầy đủ, thường xuyên cập nhật tình hình tài chính và tình hình hoạt động của tập đoàn

Hai là, bộ máy nhân sự chưa chú trọng đầy đủ và đúng mực về năng lực kinh doanh hiểu về ngành hàng. Phân công phân nhiệm còn nặng cảm tính chưa xuất phát từ yêu cầu của công việc. Các cán bộ lãnh đạo ở các cấp dưới vẫn làm việc theo thói quen cũ mang nặng chấp hành. Các kiểm soát viên chưa có tính chuyên nghiệp, chưa được đào tạo bài bản, nhiều khi còn kiêm nhiệm. Công tác xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được quan tâm đúng mức đặc biệt là trong công tác xây dựng hệ thống các thủ tục kiểm soát

Ba là, việc tuyển chọn và đào tạo cán bộ chưa được chú trọng, còn dựa vào các mối quan hệ, cảm tính, chủ quan. Chưa có chính sách, chiến lược bồi dưỡng và đào tạo cán bộ đáp ứng được nhu cầu công việc để chuẩn bị cho tương lai. Cơ chế kiểm soát chưa gắn trách nhiệm của nhà quản lý với kết quả quản lý

Bốn là, chưa có công tác đánh giá tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ, việc rà soát các văn bản, qui chế qui định ban hành còn bị động còn ỉ lại vào các văn bản của nhà nước nhiều khi áp dụng máy móc, dập khuôn. Các thủ tục kiểm soát ban hành nhiều khi còn mâu thuẫn nhau, không đồng bộ nhưng không được xem xét và điều chỉnh kịp thời

Năm là, trình độ hiểu biết về HTKSNB của các nhà quản lý trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn còn hạn chế, không được đào tạo, tập huấn. Cơ sở pháp lý về tổ chức, hoạt động của HTKSNB chưa được hình thành đồng bộ. Mục tiêu, vai trò, các yếu tố cấu thành của HTKSNB còn nhiều hạn chế và chưa hình thành đầy đủ hoặc đã hình thành nhưng mang tính đối phó với mục đích là chấp hành chế độ, chính sách là chủ yếu chứ chưa thực sự quan tâm đến tính hữu hiệu và hiệu quả cũng như mục tiêu của HTKSNB

Kết luận Chương 2

Tại chương 2, Tác giả đã khái quát được sự hình thành và phát triển của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam để thấy được đặc thù hoạt động kinh doanh tập đoàn. Tác giả đã phân tích làm rõ đặc điểm Tập đoàn Hoá chất Việt Nam về hai phương diện hoạt động kinh doanh và tài chính tập đoàn để làm rõ ảnh hưởng của nó đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB. Trên cơ sở khảo sát tại 30 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và tại công ty mẹ, làm rõ mẫu có tính đại diện để thấy được rõ nét nhất thực trạng hệ thống KSNB tại tập đoàn. Kết quả khảo sát sử dụng để phân tích các yếu tố cấu thành nên HTKSNB bao gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và thủ tục kiểm soát. Đánh giá được mức độ hiện hữu, hiệu lực của các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB tại tập đoàn. Mặt khác, Tác giả cũng đi sâu phân tích các hoạt động cơ bản tại công ty mẹ và các công ty thành viên. Trên cơ sở đó Tác giả đã khái quát được ưu điểm và những mặt còn tồn tại của hệ thống KSNB, đồng thời đi sâu phân tích nguyên nhân chủ quan từ phía tập đoàn và nguyên nhân khách quan từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Những đánh giá trên là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.


CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM

3.1 Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển của Tập

đoàn Hóa cht Vit Nam Vthun li

Thnht, về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển của tập đoàn. Có thể nói sự hình thành và phát triển của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được đánh dấu bởi các mốc quan trọng: Năm 1995 theo Quyết định số 835/TTg ngày 20/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tổng công ty: Tổng công ty Phân bón và Hóa chất cơ bản và Tổng công ty Hóa chất công nghiệp và Hóa chất tiêu dùng. Năm 2006, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam và quyết định thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Hoá chất Việt Nam. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Kể từ khi được thành lập đến nay, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam nay là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đã cung ứng các sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế đất nước như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng (chế biến cao su, chất tẩy rửa, pin ắcquy….) góp phần quan trọng để nhà nước điều tiết nền kinh tế. Tập đoàn đã tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc ngành hóa chất phát triển; nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực hoá chất, đặc biệt là trong lĩnh vực phân bón.

Thủ tướng Chính phủ đã nhận xét ngành hóa chất là một ngành có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã có nhiều cố gắng, phát huy tốt các nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định cả sản xuất và tiêu thụ, hoàn thành các mục tiêu kế hoạch, giữ vai trò nòng cốt trong việc đáp ứng nhu cầu phân bón cho nông nghiệp và các sản phẩm hóa chất tiêu dùng cho xã hội; xây dựng được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành; tích cực sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp bảo đảm tiến độ và có hiệu quả.

Đến nay, năng lực sản xuất của toàn Tập đoàn trên 4 triệu tấn phân bón các loại, đảm bảo đủ 100% nhu cầu về phân lân chế biến, một phần nhu cầu về đạm, DAP, phần lớn nhu cầu về phân hỗn hợp NPK cho nông nghiệp. Đến năm 2015 tổng sản lượng phân bón dự kiến đạt 8 triệu tấn, cơ bản đáp ứng đủ phân bón cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước và có một phần xuất khẩu. Đồng thời với ngành phân bón, ngành công nghiệp chế biến cao su của Tập đoàn đã có nhiều tiến bộ, đến nay, nhiều sản phẩm săm lốp ô tô, xe máy đã có chất lượng tương đương với khu vực hoặc đạt tiêu chuẩn của các


nước tiên tiến và đã được xuất khẩu. Riêng lốp ô tô các loại cho xe tải Tập đoàn chiếm 60% thị phần trong nước. Theo mục tiêu Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030 (Bộ Công Thương đang tổng hợp trình Thủ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) thì Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thực hiện 9/10 nhóm sản phẩm được quy hoạch (phát triển thêm Hóa dược; chưa có Hóa dầu).

Đến năm 2015, dự kiến sản lượng của hầu hết các sản phẩm do Tập đoàn sản xuất sẽ đạt trên 70% so với sản lượng mà quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2020, đặc biệt là phân bón đạt trên 80%. Có thể nói rằng, qua nhiều năm phát triển, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã và sẽ tiếp tục là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp hóa chất của cả nước.

Thhai, Về sắp xếp doanh nghiệp, khung pháp luật cho hoạt động của các doanh nghiệp hình thành tương đối đầy đủ. Các cơ quan quản lý nhà nước về cơ bản thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước với doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp từng bước được hoàn thiện theo định hướng thị trường. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam hoạt động theo mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con vì vậy có thuận lợi là quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con, công ty liên kết dựa trên quan hệ sở hữu vốn, lợi ích kinh tế, thương hiệu, các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty mẹ thực hiện quản lý công ty TNHH một thành viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty này, đối với các doanh nghiệp khác thực hiện việc quản lý phần vốn của mình thông qua người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ tại doanh nghiệp đó. Công ty mẹ không can thiệp hành chính.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và người lao động trong Tập đoàn là những người tâm huyết, giàu kinh nghiệm thực tiễn, gắn bó với sự phát triển của ngành hóa chất qua các thời kỳ. Các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn đã dần khẳng định được vị trí và vai trò của mình đối với từng lĩnh vực ngành hàng trong nền kinh tế quốc dân và khẳng định vị thế trên thương trường. Tập đoàn đã tập trung được nguồn lực để triển khai một số dự án đầu tư lớn như dự án sản xuất phân bón DAP tại Hải Phòng, dự án sản xuất Đạm Than Ninh Bình. Bên cạnh đó, các đơn vị thành viên cũng triển khai một số dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu đã góp phần tăng năng lực sản xuất tập đoàn. Trước ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới từ cuối năm 2008, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp và bằng các chính sách cụ thể đã khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì sản xuất, vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh sản xuất phát triển.

Về khó khăn

Thnht, Các quy định của pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp còn phân tán chưa thành hệ thống dẫn đến hiệu lực còn hạn chế. Quy định của pháp luật về Tập đoàn kinh tế còn thiếu. Sau khi Luật DNNN đã hết hiệu lực thi hành, các văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn về chủ sở hữu nhà nước, về việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước, giám sát việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu còn chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Chưa tách bạch được vai trò chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước. Đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước chức năng chủ sở hữu được phân công, phân cấp giữa nhiều cơ quan, tổ chức đã tạo ra sự phức tạp và chồng chéo trong quản lý.

110

Thhai, một số sản phẩm chưa được quan tâm, hệ thống sản phẩm chính của Tập đoàn là phân bón, hóa chất cơ bản, thuốc bảo vệ thực vật; cao su công nghiệp, hóa chất tiêu dùng và chất tẩy rửa. Tuy nhiên, ngoài phân lân ra tỷ trọng các sản phẩm này còn nhỏ so với nhu cầu sử dụng trong nước; khối lượng gia công chất tẩy rửa chiếm tỷ trọng cao; nhóm sản phẩm hoá dầu, hoá dược chưa được quan tâm đúng mức cho đầu tư nghiên cứu phát triển. Tích tụ và tập trung vốn của Tập đoàn còn hạn chế, ảnh hưởng của khủng hoảng đã gây khó khăn từ việc thu xếp vốn cho một số dự án của Tập đoàn, đặc biệt là dự án DAP Hải Phòng 3 năm mới thu xếp được vốn.

Thba, về vốn kinh doanh và đặc điểm của sản phẩm, sản xuất và kinh doanh phân bón đòi hỏi vốn đầu tư và vốn lưu động lớn trong khi vòng quay vốn chậm, hiệu quả đầu tư không cao; thị trường tiêu thụ phân bón phụ thuộc nhiều vào tính mùa vụ và thu nhập của nông dân. Các sản phẩm cao su, hóa chất của Tập đoàn phải cạnh tranh gay gắt và không bình đẳng với hàng nhập khẩu do tình trạng làm hàng nhái, hàng giả và gian lận thương mại. Mặt khác, trước khủng hoảng, giá vật tư nguyên liệu, nhiên liệu liên tục tăng cao, lãi suất trong nước cũng không ngừng tăng, có thời điểm lãi suất vay vốn lưu động từ các ngân hàng thương mại lên xấp xỉ 20%/năm; trong và sau khủng hoảng, giá các loại hàng hóa đồng loạt giảm, có những mặt hàng giảm trên 50% so với thời điểm trước khủng hoảng làm cho sản xuất ngừng trệ; các nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát, thiểu phát… Tất cả các yếu tố trên gây khó khăn rất lớn cho các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn.

Thtư, về sự tác động các chính sách của chính phủ, trước tình hình giảm phát của các nền kinh tế thế giới và của Việt Nam, Chính phủ các nước và Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các gói kích thích tăng trưởng kinh tế. Giải pháp này đã giúp cho đà phục hồi kinh tế nhanh hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hệ quả của nó đã làm cho lạm phát quay trở lại. Để ngăn chặn tình trạng đó, Chính phủ sử dụng các biện pháp tài chính, tỷ giá, tiền tệ thắt chặt, và một lần nữa tình trạng căng thẳng về vốn để giải ngân cho các dự án và phục vụ sản xuất kinh doanh lại diễn ra, gây khó khăn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng của Tập đoàn.

Thnăm, về gian lận trong kinh doanh, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng và diễn ra ngày càng tinh vi đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sản xuất có uy tín, có trách nhiệm với người tiêu dùng; đồng thời những hành vi gian lận đó còn trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, làm sói mòn lòng tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm được sản xuất trong nước.

3.1.2 Những vấn đề đặt ra đối với quản lý và sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Những vấn đề đặt ra đối với nhà quản lý

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phải là công cụ vật chất quan trọng của nhà nước để qua đó nhà nước điều hành kinh tế vĩ mô, can thiệp, điều tiết thị trường trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Những yêu cầu đặt ra đối với tập đoàn trong thời gian tới đó là: tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam để Tập đoàn thực hiện tốt hơn vai trò của mình và hoạt động có hiệu quả hơn, thực

111

sự trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh như đã được nêu trong các Nghị quyết của Đảng. Tái cơ cấu để Tập đoàn tập trung nguồn lực vào ngành nghề kinh doanh chính, vì vậy ngày 28/12/2012 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2097/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Hoá chất Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015. Theo đó Tập đoàn Hoá chất Việt Nam vẫn được duy trì là Tập đoàn kinh tế nhà nước. Đề án nhằm mục tiêu bảo đảm Tập đoàn có cơ cấu hợp lý, đi đầu trong sản xuất, kinh doanh hoá chất cơ bản và sản phẩm hoá chất phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của Tập đoàn.

Với đề án này, Tập đoàn có 4 nhóm ngành, nghề kinh doanh chính và 2 nhóm ngành, nghề liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính là: sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất phân bón và hoá chất; công nghiệp chế biến cao su; sản xuất và kinh doanh hoá chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng, hoá dược. Hai nhóm ngành, nghề liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính là: tư vấn thiết kế công nghiệp hóa chất; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị hoá chất; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành hóa chất. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh vào 7 nội dung chủ yếu của tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp: Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý nội bộ; sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành; hoàn thiện quy chế về công tác cán bộ, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường công tác kiểm soát nội bộ; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và chỉ đạo của Tập đoàn đối với người đại diện vốn của Tập đoàn tại doanh nghiệp khác; kiện toàn tổ chức của các tổ chức Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn.

Theo lộ trình thực hiện từ nay đến 2015, Tập đoàn sẽ nắm giữ 100% vốn điều lệ tại 2 doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hoá, Tập đoàn nắm giữ từ 65% đến 75% vốn điều lệ tại 5 doanh nghiệp. Trước mắt, giữ nguyên tỷ lệ vốn điều lệ nhà nước đang nắm giữ đối với 5 công ty đã cổ phần hoá: Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao; Phân bón miền Nam; Phân bón Bình Điền; Phân lân nung chảy Văn Điển; Hóa chất Việt Trì. Tập đoàn nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ tại 13 doanh nghiệp, đồng thời nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ đối với 10 doanh nghiệp, thoái hết vốn nhà nước Tập đoàn nắm giữ tại 13 doanh nghiệp khác.

Như vậy, từ năm 2012 đến 2015 tập đoàn có rất nhiều việc cần phải triển khai và hoàn thiện với các mục tiêu: Xây dựng và phát triển Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm thiết yếu cho xã hội, đi đầu trong sản xuất hóa chất cơ bản và sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; Phát triển bền vững, đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn cho người lao động và sức khỏe cộng đồng; Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012-2015 của Tập đoàn đạt mức 14,5%/năm; Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất

112

kinh doanh, sức cạnh tranh của Tập đoàn, tương xứng nguồn lực, nhiệm vụ được giao; Đảm bảo cho Tập đoàn làm tốt vai trò là công cụ định hướng sự phát triển tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác cùng phát triển.

Giai đoạn 2012-2015, Tập đoàn sẽ tiếp tục là doanh nghiệp hàng đầu của ngành hóa chất, đi đầu trong sản xuất hóa chất cơ bản và sản xuất các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, là tập đoàn kinh tế mạnh trong hệ thống công nghiệp quốc gia và khu vực. Cụ thể như sau:

“- Giá trị sản xuất công nghiệp: tăng trưởng bình quân 14,5%/năm.

- Doanh thu ước tăng bình quân 17 - 18%/năm.

- Lợi nhuận ước tăng bình quân 16 - 16,5%/năm.

- Nộp ngân sách ước tăng bình quân 13,7%/năm.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 25,3%/năm.” [78]

Sự cần thiết hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Xuất phát từ những hạn chế đã phân tích tại 2.3.2 chương 2 ta thấy hệ thống kiểm soát nội bộ hiện nay tại tập đoàn còn chưa phù hợp với mục tiêu đặt ra

Thứ nhất, cơ sở pháp lý qui định về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn chưa thành hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh đặc biệt là quản lý hoạt động tài chính còn thiếu đồng bộ, manh mún, nhiều văn bản còn chồng chéo, trái ngược nhau.

Thứ hai, Hệ thống thông tin chưa đáp ứng được đầy đủ, kịp thời cho việc ra quyết định quản lý, bảo quản và sử dụng hiệu quả tài sản tại tập đoàn. Thời gian tổng hợp số liệu và phản hồi thông tin còn dài vì chưa có hệ thống mạng nội bộ. Về hệ thống thông tin kế toán không có kiểm toán nội bộ nên chức năng kiểm soát của kế toán còn nhiều hạn chế, việc kiểm tra công tác kế toán chủ yếu còn dựa vào các tổ chức bên ngoài như kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà Nước.

Thứ ba, Các thủ tục kiểm soát còn thiếu chưa đầy đủ, các thủ tục kiểm soát chỉ tập trung vào các hoạt động đã thấy trước mà chưa tập trung vào những hoạt động bất thường nên còn thiếu tính chủ động. Do vậy kết quả mang lại thường là để chỉnh sửa sai và rút kinh nghiệm nhiều hơn là ngăn chặn kịp thời các sai sót và rủi ro

Thứ tư, tại Quyết định số 2097/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giai đoạn 2012-2015, một trong 7 nhiệm vụ quan trọng đó là tăng cường kiểm soát nội bộ, qua đó sẽ đảm bảo cho tập đoàn thực hiện được các mục tiêu đề ra

3.1.3 Phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Một là, hoàn thiện HTKSNB phải đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả tức phải dễ hiểu, dễ làm, được phổ biến đầy đủ, kịp thời đến mọi bộ phận có liên quan và tổ chức thực hiện một cách triệt để, phải đáp ứng được yêu cầu quản lý

Hai là, hoàn thiện HTKSNB phải đảm bảo đầy đủ các bộ phận cấu thành gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, các thủ tục kiểm soát phải đảm bảo tuân thủ các mục tiêu đó là: tính trung thực và hợp lý của số liệu, thông tin kế toán và báo cáo tài chính; bảo vệ an toàn tài sản và thông tin của doanh nghiệp; tuân thủ các qui định pháp luật hiện hành cũng như của doanh nghiệp; tính hiệu quả của hoạt động trong doanh nghiệp

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 06/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí