Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông - Tây - 2

CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG – TÂY‌‌

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG – TÂY

1. Khái niệm hành lang kinh tế

Để hiểu khái niệm hành lang kinh tế, ta cần hiểu sơ qua các cơ chế hợp tác khu vực. Có hai cơ chế hợp tác kinh tế khu vực chủ yếu, đó là chính thức và phi chính thức. Cơ chế chính thức bao gồm các hình thức như Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (kiểu liên minh Nga – Belarus), Thị trường chung (kiểu EU). Cơ chế phi chính thức gồm các hình thức như Tam giác phát triển, Khu vực tự do xuyên quốc gia, Hành lang kinh tế [2]. Trong đó hình thức phi chính thức có một số đặc thù như:

- Chỉ bao gồm các vùng (địa phương) thuộc các nước khác nhau chứ không bao gồm thực thể quốc gia;

- Các thành viên vẫn duy trì quan hệ thương mại và đầu tư với thị trường bên ngoài khu vực;

- Không có những chính sách chung đồng nhất, nhưng gián tiếp cắt giảm các biện pháp thuế quan và phi thuế quan tạo điều kiện thuận lợi cho sự tự do hoá thương mại, đầu tư, giao thông;

- Thúc đẩy sự phát triển tại khu vực biên giới các nước thành viên.

Tuy nhiên, hành lang kinh tế ngoài những đặc điểm tương tự với các hình thức hợp tác kinh tế phi chính thức khác còn có ba điểm khác biệt:

+ Thứ nhất, hành lang là một khu vực địa lý xác định;

+ Thứ hai, hành lang kinh tế nhấn mạnh các sáng kiến song phương hơn là các sáng kiến đa phương;

+ Thứ ba, hành lang kinh tế đòi hỏi phải có sự quy hoạch không gian và vật lý cụ thể để tập trung phát triển hạ tầng và đạt được những hiệu quả thiết thực nhất [48].

2. Quá trình hình thành và vị trí địa lý hành lang kinh tế Đông – Tây

Bản đồ 1: Hành lang kinh tế Đông – Tây


Tổng diện tích

Dân số khu vực

Chiều dài bờ biển

2,3 triệu km²

260 triệu người

9.036 km

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông - Tây - 2

Hành lang kinh tế Đông – Tây (tiếng Anh: East West Economic Corridor, sau đây sẽ được viết tắt là EWEC) là một sáng kiến được nêu ra và chính thức thông qua vào tháng 10 năm 1998 tại Hội nghị Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê – kông mở rộng (GMS) lần thứ tám tổ chức tại Manila (Philippines) nhằm thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế giữa bốn nước Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam. Tại đây, có 5 dự án hành lang được đưa ra thảo luận, trong đó hội nghị thống nhất ưu tiên thực hiện dự án hành lang kinh tế Đông – Tây [23].

Nhờ quyết tâm đó, hành lang này đã chính thức thông tuyến vào ngày 20/12/2006. EWEC dựa trên một tuyến giao thông đường bộ dài 1.450 km qua tất cả 4 quốc gia: bắt đầu từ cực Tây là thành phố cảng Mawlamyine (bang Mon) đi qua bang Kayin rồi đến cửa khẩu Myawady (bang Kayin) của Myanma; ở Thái Lan, bắt đầu từ Mae Sot chạy qua 7 tỉnh: Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Yasothon và Mukdahan; ở Lào, chạy từ tỉnh Savannakhet đến cửa khẩu Dansavanh; cuối cùng chạy từ của khẩu Lao Bảo qua các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế và cực Đông là thành phố Đà Nẵng của Việt Nam [23].

Quốc gia

Chiều dài trên EWEC

Đặc điểm

Myanma

200 km từ Mawlamyine

đến cửa khẩu Myawady

40 km đường giao thông và 2 cây cầu

treo quan trọng cần được nâng cấp

Thái Lan

619 km từ tỉnh Tak đến tỉnh Mukdahan

45% là đường cao tốc quốc gia có chất lượng cao cho 4 làn xe;

70 km đường giao thông cần được




nâng cấp

Lào

210 km từ Savannakhet đến cửa khẩu Dansavanh

Toàn bộ là đường cao tốc mới xây

dựng và đang trong tình trạng chất lượng rất tốt cho 2 làn xe

Việt Nam

260 km từ cửa khẩu Lao

Bảo đến Đà Nẵng

Đường cao tốc cho 2 hoặc 4 làn xe

đang trong tình trạng tốt

Hành lang kinh tế Đông – Tây đa dạng về địa hình, khí hậu, có đồng bằng ven biển Mawlamyine của Myanma, có miền đất thấp và nhiều đồi núi phía nam Bắc Thái Lan, có vùng đồng bằng ẩm ướt, rừng và cây bụi Savannakhet tại Lào và vùng đồi núi trung du miền Trung của Việt Nam. Hoạt động thương mại tại hành lang này tập trung vào 6 thành phố lớn: Mawlamyine, Phitsanulok, Khon Kaen, Savannakhet, Huế, Đà Nẵng và một số thành phố nhỏ khác. Đồng thời EWEC còn kết nối với các tuyến đường giao thông huyết mạch Bắc – Nam như Yangon – Dawei của Myanma, Chiang Mai – Bangkok của Thái Lan, quốc lộ 13 của Lào và quốc lộ 1A của Việt Nam. Như vậy các quốc gia này có điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại theo hướng bắc hoặc hướng nam đến các trung tâm thương mại lớn như Băngkok của Thái Lan hay thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam. Hành lang cũng sẽ giúp vùng Đông Bắc của Thái Lan và Lào tiếp cận với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương [45].

3. Điều kiện kinh tế – xã hội của EWEC

Sự ra đời của hành lang Đông – Tây đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên. Đây là cơ hội cho các quốc gia tiếp cận tốt hơn với các nguồn tài nguyên khoáng sản, hải sản và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến; tạo điều kiện phát triển cho các thành phố, thị trấn nhỏ dọc hành lang đồng thời thúc đẩy thương mại xuyên biên giới; thu hút đầu tư từ các nguồn địa phương, khu vực và thế giới; phát triển các hoạt động kinh tế mới thông qua việc sử dụng hiệu quả không gian kinh tế và hình

thành khu vực kinh tế xuyên quốc gia; mở cửa cho hàng hoá của Lào, Thái Lan và Trung Quốc thâm nhập vào các thị trường đầy tiềm năng của Nam Á, Đông Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Ngoài ra hành lang này còn là môi trường để thử nghiệm các chính sách kinh tế mới, đặc biệt là ở Myanmar, Việt Nam và Lào. Hành lang kinh tế Đông – Tây cũng đã mở ra những cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực cho các địa phương thành viên.

Bảng 2: Những số liệu kinh tế cơ bản của các quốc gia và địa phương chính trên hành lang kinh tế Đông – Tây năm 2007


Trung tâm kinh tế


Diện tích (km²)

Dân số (nghìn người)

Bình quân GPP (USD)

Tỉ lệ các ngành trong tổng sản

phẩm quốc gia hoặc khu vực (%)

Nông

nghiệp

Sản xuất

CN

khác

Dịch vụ

Myanma

675.577

42.909

1.843

54,6

9,21

3,79

32,3

Thái Lan

513.115

65.872

3.238

8,9

39,3

13,7

38,1

Tak

17.611

490,497

1.702

17,5

24,27

22,45

35,78

Phitanulok

10.815

844,508

1.689

21,72

7,14

35,78

35,36

Khon Kaen

10.885

1.750

1.772

12,59

28,7

33,84

24,87

Mukdahan

4.339

335,447

800

18,32

10,28

25,42

45,98

Lào

236.800

5.740

617

42,3

31,7

2

25

Savanakhet

21.774

843,245

525

50,0

25,0

0

25

Dansavanh


100,000

389

2,8



6

Việt Nam

329.560

84.150

722

20,36

34,58

6,98

38,08

Đông Hà

4.760,1

625,800






Huế

5.065,3

1.140

560

22,2

34,1

0

43,7

Đà Nẵng

1.257,3

788,500

937

6,09

33,17

16,28

44,45

(Nguồn: Nghiên cứu logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây do tiến sĩ Ruth Banomyong và các cộng sự thực hiện năm 2007)

Các địa phương dọc hành lang, ngoại trừ những thành phố và thị trấn chính, đa số đều tương đối nghèo, chậm phát triển, mật độ dân cư thưa thớt, trình độ dân trí, khoa học công nghệ, tay nghề cũng như kỷ luật lao động thấp. Tỷ lệ nghèo đói cao, có một số lượng đáng kể dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng biên giới Thái Lan – Myanma. Nông nghiệp tại Myanma và Lào còn đóng vai trò rất quan trọng – lần lượt chiếm tới 54,6% và 42,3% tổng sản phẩm quốc nội, sự phát triển của công nghiệp còn khá hạn chế. Tình hình có khá hơn tại Việt Nam, và có vẻ khả quan tại Thái Lan khi nông nghiệp chỉ chiếm 8,9% tổng sản phẩm quốc nội. Trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, các địa phương thuộc hành lang kinh tế Đông – Tây có nền nông nghiệp trung bình chiếm từ 20 – 50% tỷ trọng nền kinh tế. Phần lớn sản lượng nông nghiệp của các địa phương này cũng từ các ngành sản xuất dựa vào nông nghiệp như chế biến thực phẩm, nước giải khát, thuỷ hải sản, lâm sản... tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương khác nhau [43].

Sản xuất công nghiệp không phải là hoạt động kinh tế chủ yếu của hành lang kinh tế Đông – Tây. Hầu hết các ngành công nghiệp đều liên quan đến nông nghiệp, hoặc là ngành công nghiệp nhẹ dựa trên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và bố trí gần khu dân cư. Thái Lan có nền công nghiệp phát triển nhất, hoạt động sản xuất tập trung vào ngành công nghiệp chế biến gỗ, may măc, luyện kim màu... Lào phát triển các ngành dệt may, thiết bị điện... do có lợi thế được hưởng ưu đãi theo hệ thống Ưu đãi phổ cập (GSP), theo đó các nhà xuất khẩu hàng dệt may của Lào không phải chịu hạn ngạch khi xuất hàng sang thị trường EU, có nguồn tài nguyên phong phú và đáng kể nhất. Ở Việt Nam, đây là khu vực phát triển công nghiệp chậm nhất trong nước với các ngành chính như may mặc, chế biến hải sản, xi măng... Trong đó, Đà Nẵng có nền công nghiệp phát triển nhất, chiếm 5% GDP công nghiệp toàn quốc.

Về đầu tư, nhìn chung lượng đầu tư nước ngoài vào các tỉnh thành thuộc hành lang kinh tế Đông – Tây đều vào loại thấp nhất so với các tỉnh thành khác ở quốc gia đó. Các tỉnh thành thuộc hành lang kinh tế đều có các cơ sở công nghiệp và khu thương mại tự do, nhưng hầu hết đều chưa được sử dụng có hiệu quả do vị trí không thuận lợi và thiếu quy hoạch đầy đủ. Hành lang kinh tế Đông – Tây có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch do tính chất vừa thống nhất, vừa đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay chủ yếu vẫn là du lịch đường không, chỉ có tuyến du lịch đường bộ Thái – Lào là tương đối phát triển do có nhiều địa điểm du lịch, phong phú về loại hình: di tích lịch sử, văn hoá, sinh thái...

Hành lang kinh tế Đông – Tây ra đời chính là sợi dây liên kết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá xã hội giữa các quốc gia Đông Nam Á nói chung và các địa phương nói riêng. Đây là một cơ hội rất tốt để các quốc gia trong khu vực cải thiện tình hình kinh tế tại các địa phương chậm phát triển nhất của mình.

4. Mục tiêu

Đối với bốn quốc gia trong khu vực tiểu vùng sông Mê – kông mở rộng gồm: Lào, Thái Lan, Myanma và Việt Nam thì sự ra đời của hành lang kinh tế Đông – Tây có bốn mục tiêu chính như sau:

- Thứ nhất, tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các nước;

- Thứ hai, giảm chi phí vận tải trong khu vực hành lang này cũng như tạo điều kiện cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa được thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn;

- Thứ ba, góp phần xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ phát triển khu vực dọc biên giới và các vùng nông thôn, tăng thu nhập cho các hộ thu nhập thấp, cung cấp việc làm cho phụ nữ và phát triển du lịch.

- Cuối cùng, hành lang này cũng sẽ góp phần hỗ trợ phát triển công – nông nghiệp và du lịch [34].

Đồng thời sự hình thành hành lang kinh tế Đông – Tây còn nhằm đạt được ba trong số năm bước đột phá của Chiến lược phát triển khu vực tiểu vùng sông Mê – kông mở rộng, đó là:

+ Tăng cường liên kết thông qua hội nhập đa ngành, tạo điều kiện cho thương mại xuyên biên giới và đầu tư;

+ Tăng cường sự tham gia tư nhân vào việc phát triển;

+ Củng cố tính cạnh tranh của thành phần kinh tế tư nhân.

Ngoài ra, EWEC còn tạo điều kiện phát triển một hệ thống giao thông đạt hiệu quả cao, cho phép hàng hóa và hành khách lưu thông trong khu vực tiểu vùng sông Mê – kông mở rộng mà không gặp trở ngại hay chi phí cao.

Với nỗ lực củng cố giao thông trong khu vực và tối đa hóa các nguồn lợi phát sinh, các nước GMS đã bắt đầu thực hiện một nỗ lực cho sự phát triển, đó chính là hình thức xây dựng hành lang kinh tế. Để tăng cường cho hành lang tăng trưởng này, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư như cơ sở hạ tầng về giao thông, năng lượng, viễn thông và du lịch sẽ tập trung vào không gian địa lý để tăng cường sự phát triển và giảm chi phí tới mức tối thiểu. Sáng kiến về hành lang cũng sẽ liên quan đến chính sách quản lý và quy hoạch, các điều lệ, sáng kiến hạ tầng trong việc ủng hộ các cơ hội kinh doanh được lựa chọn.

5. Kết quả đạt được của các dự án trên hành lang kinh tế Đông – Tây Theo kết quả các cuộc hội đàm giữa các nước và các chính quyền địa phương dọc hành lang được tổ chức vào tháng 2 và 3 năm 2004, tổng cộng 77 dự án chính và dự án phụ đã được xác định là những nhân tố hình thành nền tảng phát triển của hành lang kinh tế Đông – Tây. Các dự án này tập trung vào các lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, viễn thông, du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, nông nghiệp cũng như các khu công

nghiệp và đầu tư tư nhân [48]. Trong đó 10 dự án quan trọng nhất là:

- Xây dựng tuyến đường bộ Đông – Tây;

- Xây dựng các cảng trung chuyển tại Mawlamyine hoặc Yangon (Myanma) và Đà Nẵng (Việt Nam);

- Thuận lợi hóa vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới;

- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ giao thông vận tải;

- Phát triển năng lượng (điện năng);

- Thúc đẩy thực hiện các hiệp định về trao đổi năng lượng;

- Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc;

- Phát triển du lịch;

- Các sáng kiến về hành lang kinh tế;

- Các sáng kiến của Ban công tác phát triển hành lang kinh tế Đông – Tây thuộc Ủy ban hợp tác kinh tế và công nghiệp ASEAN – METI.

Ngoài ra, còn gần 70 dự án và tiểu dự án khác. Tất cả các dự án này cùng với 10 dự án lớn nói trên hợp thành ma trận phát triển cho EWEC. Sau đây là điểm qua kết quả của những dự án nói trên:

+ Thứ nhất, về hạ tầng cơ sở, các công trình nòng cốt cho hành lang đã, đang và sẽ được hoàn thiện. Tuyến đường dài 1.450 km đã được hoàn thành vào cuối năm 2006, kể cả cảng biển cuối ở phía Đông Đà Nẵng. Tài chính cũng đã được đảm bảo cho toàn hành lang giao thông, ngoại trừ một phần ở Myanma. Một tuyến đường cao tốc dài 140 km từ đường hầm Hải Vân mới hoàn thành tại Đà Nẵng tới Cam Lộ ở tỉnh Quảng Trị (song song với đường quốc lộ số 1) đã được đề xuất để tạo điều kiện cho việc lưu thông tới các cảng biển Việt Nam. Các dự án cải tạo đường số 9 từ Savannakhet tới Seno, và xây dựng các tuyến đường nhánh sẽ đảm bảo việc tiếp cận thị trường và các dịch vụ xã hội cho các khu vực nông thôn gần đó. Việc phát triển cảng Savannakhet để cùng sử dụng và khai thác với Thái Lan, nâng cấp sân bay Phú Bài (tỉnh Thửa Thiên – Huế, Việt Nam) đã được chính phủ các nước Lào

và Việt Nam đề xuất. Cảng Mawlamyine (Myanma) sẽ là cảng cuối ở phía

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022