Hơn nữa, trong tương lai sẽ có nhiều khu công nghiệp được xây dựng ở nơi đây, nếu các doanh nghiệp này không có biện pháp xử lý chất thảy hiệu quả thì một viễn cảnh người dân sống trong cảnh ô nhiễm như hiện nay ở các thành phố lớn là khó tránh khỏi.
4.7. Ý kiến của hộ bị thu hồi đất
Trong số các hộ điều tra hầu hết cho rằng chính sách đền bù của Nhà nước là chưa thoả đáng, giá đền bù quá thấp so với thị trường. Một số hộ cho biết ngay khi Nhà nước giải toả và đền bù cho hộ xong thì có nhiều lô đất gần đó được bán ra thị trường với giá gấp đôi, tạo sự bất bình trong người dân. Hơn nữa những người không chấp hành chủ trương thu hồi đất thi lại được cấp đất ở tại chổ gây bất bình đối với người dân.
Theo các hộ điều tra thì chính sách thu hồi đất cho việc phát triển khu công nghiệp, khu đô thị của Nhà nước đối với những đối tượng sống nhờ vào cây cao su này là không hợp lý. Nhiều hộ khẳng định Nhà nước đang làm cho họ ngày càng “nghèo đi” do không có được việc làm ổn định và nhàn nhã như trước, vì vậy mà thu nhập của họ cũng thấp hơn trước rất nhiều. Họ cho rằng mặc dầu sống trong nhà đẹp hơn, rộng hơn, đường xá thoải mái hơn nhưng họ đang nghèo hơn qua từng ngày do phải chi cho quá nhiều thứ mà thu nhập không có, làm cho cuộc sống của họ khó khăn hơn rất nhiều so với trước kia khi còn cao su.
Một ý kiến khác của hộ bị thu hồi đất là nên đât nền đổi đất nền không phải bù thêm tiền. Vì thực tế điều tra thì người dân không được đổi nền nhà mình để lấy nền trong khu dân cư mà phải trả thêm 45 triệu/ nền. Người dân được đền bù thấp mà lại phải trả thêm phí đất nền thì rõ ràng là không công bằng cho họ.
Khi đất đai bị thu hồi nhiều đối tượng là thanh niên đi vào các nhà máy, xí nghiệp hoặc kiếm việc làm ở nơi khác, nhưng đối với phụ nữ và những người ở độ tuổi trung niên thì mất đất canh tác, mất cây cao su là đồng nghĩa với thất nghiệp. Vì thế, để giải quyết số lượng lao động nữ và những người trung niên ở địa phương, đề nghị huyện có hướng đào tạo nghề phù hợp với tầng lớp người trên để giúp họ có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định đời sống.
4.8. Đề xuất giải pháp chính sách
4.8.1. Các giải pháp cơ bản để giải quyết việc làm cho các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa
Khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế nhỏ và vừa; phát triển các làng nghề để thu hút nguồn vốn của các gia đình nông dân được đền bù khi thu hồi đất vào đầu tư tổ chức sản xuất, thu hút lao động, ổn định lâu dài đời sống của hộ, tránh tình trạng phổ biến hiện nay là người dân bị thu hồi đất nhận được ít tiền đền bù giải phóng mặt bằng sẽ xây nhà, mua sắm xe máy và đồ dùng đắt tiền. Các tiện nghi đó rất cần cho cuộc sống, song không có việc làm, không có nguồn thu nhập thường xuyên thì họ sẽ trở thành tầng lớp dân nghèo "ở nhà tầng, đi xe máy".
Như vậy, khuyến khích người dân bị thu hồi đất trồng cao su đầu tư vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ là giải pháp cơ bản về việc làm và ổn định đời sống lâu dài cho nông dân.
Bằng việc đổi mới cơ chế quản lý và hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định trách nhiệm của các chủ dự án các khu đô thị, khu công nghiệp phải có trách nhiệm sử dụng lao động nông nghiệp bị mất việc làm do thu hồi đất nông nghiệp gây ra. Các dự án phải có trách nhiệm thu hút lao động nông nghiệp mất việc làm do thu hồi đất vào các vị trí trong cơ quan, doanh nghiệp không đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phải hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để họ có thể tiếp cận với yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, doanh nghiệp. Có chính sách khuyến khích về vật chất, tinh thần đối với các cơ quan, doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động trên địa bàn.
Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp không có việc làm khi bị thu hồi đất nông nghiệp, nhất là lao động còn trẻ dưới 35 tuổi, để họ tiếp cận được với các ngành nghề, chuyên môn, nghiệp nghiệp vụ do các cơ quan, doanh nghiệp yêu cầu. Đào tạo các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống dân cư, để các tổ chức kinh tế cá thể, tiểu chủ có thể tự sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và ổn định đời sống.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, vốn vay với lãi suất ưu đãi và thị trường sản phẩm để các hộ bị thu hồi đất có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, tự giải quyết việc làm
Lao động phổ thông trên địa bàn Huyện thường là lao động có trình độ thấp, công việc làm không ổn định, lương thấp. Khi được bố trí vào các khu tái định cư thì không thể làm công việc cũ vì điều kiện đi lại khó khăn, chi phí đi lại quá cao nhưng lại không có khả năng kiếm việc ở nơi khác. Vì vậy đối với những lao động này cần có những biện pháp cụ thể lâu dài như : tổ chức hướng nghiệp, mở những lớp đào tạo nghề vừa học nghề vừa học văn hoá tại chỗ nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của các nhà tuyển dụng trên địa bàn. Còn những lao động không có trình độ, qua độ tuổi vừa học vừa làm thì có thể thương lượng với các cơ sở lao động nhận họ vào làm những công việc ít đòi hỏi trình độ như : bảo vệ, giữ xe, tạp vụ … và học hỏi thêm ngay tại các cơ sở này. Tuy nhiên, không thể một lúc có thể giải quyết hết số lao động này vì vậy cần có những định hướng xa hơn như mở trường đào tạo nghề và có những hỗ trợ về giáo dục để tạo nên đội ngũ lao động kế thừa có trình độ.
Nhà nước cũng cần quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc tuyển dụng lao động nông nghiệp, tham gia chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp... Nhưng điều quan trọng hơn cả là phải sớm có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách đồng bộ, tránh chồng chéo, vì hầu hết quy hoạch đã được phê duyệt trước khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực và chưa được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Một giải pháp nữa là thay đổi nhận thức của người nông dân về việc làm, thu nhập. Sở dĩ cần có sự thay đổi này là vì, hiện nay quan niệm của người nông dân về việc làm rất máy móc, tính hiệu quả của công việc chưa được quan tâm đúng mức. Họ chưa hiểu rằng, việc làm không đơn thuần là tạo ra các sản phẩm hiện vật thiết yếu phục vụ trực tiếp các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ, mà việc làm phải được lượng hoá thành thu nhập về mặt giá trị, phải được tính toán trên cơ sở hiệu quả kinh tế có hoạch toán đầu vào, đầu ra và lấy nhu cầu xã hội làm đối tượng hướng tới, nghĩa là người nông dân phải thấy được việc làm của họ là nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội đang được phản ánh thông qua thị
trường và thông qua việc làm đó, họ có được thu nhập chính đáng và xứng đáng đối với phần công sức họ đã bỏ ra.
Để cải thiện nếp nghĩ của người nông dân, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao trình độ dân trí thông qua các phương tiện truyền thông, các chương trình phổ cập giáo dục quốc gia, cần thiết phải tổ chức thường xuyên, liên tục các chương trình tập huấn cả về kỹ thuật sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, đồng thời với những chương trình tư vấn các mô hình, phương thức phát triển kinh tế và hỗ trợ các khoá đào tạo kỹ năng, kiến thức kinh tế ứng dụng cơ bản.
4.8.2. Hướng dẫn cách chi tiêu tiền đền bù
Một bộ phận khá lớn dân cư sau khi nhận được số tiền khá lớn từ đền bù giải toả đã không định hướng sử dụng nguồn vốn có được một cách hợp lý tạo nên sự lãng phí và chỉ trong một thời gian ngắn thì tiền đền bù cũng cạn sạch mà vẫn không có một việc làm tốt, có nguy cơ phát sinh những tệ nạn mới “nhàn cư bất khả thiện” là gánh nặng cho xã hội. Như vậy, Huyện cần có những hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng vốn, đặc biệt là hướng dẫn đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc cách thức gửi tiết kiệm sao cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể nhằm ổn định đời sống về lâu dài.
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Mặc dầu quá trình thu hồi đất của bà con nông dân trồng cao su đã được tiến hành 5 năm qua nhưng đời sống người dân vùng bị thu hồi đất đa phần vẫn còn rất bấp bênh. Vấn đề việc làm, thu nhập đang là vấn đề nan giải của người dân nơi đây. Hầu hết thu nhập của các hộ điều tra đều giảm so với trước kia ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như chi tiêu hiện tại của hộ. Bên cạnh đó, chính sách đền bù tái định cư của Nhà nước còn nhiều bất cập, hiện tượng quy hoạch treo vẫn còn tồn tại trong khi rất nhiều hộ nông dân đang sống trong tình trạng thất nghiệp, chưa có nhiều chính sách hướng nghiệp cũng như hỗ trợ việc làm cho người dân bị thu hồi đất từ chính phủ và các doanh nghiệp.
5.2. Kiến nghị
Hiện nay đời sống của những người dân có cao su rất sung túc, họ luôn có mức thu nhập tương đối cao và ổn định, trước khi thực hiện đề tài này tôi luôn luôn băng khoăn một câu hỏi “liệu chính sách thu hồi đất của Nhà nước đối với các hộ trồng cao su để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thi có thật sự đem lại cuộc sống tôt hơn cho người dân?”, thực tế cho thấy hầu hết người dân trồng cao bị thu hồi đất thì mức sống và thu nhập giảm đáng kể so với trước kia. Các cấp quản lý Nhà nước cần tránh tình trạng chạy theo phong trào xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mà chưa cân nhắc đến hiệu quả; hoặc phát triển công nghiệp, dịch vụ bằng mọi cách mà chưa chú ý đúng mức đến tác động đối với người dân.
Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp tràn lan là khá phổ biến. Quá trình quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như thẩm định các
phương án sử dụng đất và xây dựng phương án bồi thường chưa thực sự khoa học, thiếu sự tham gia đầy đủ của các ngành, các tổ chức có liên quan hoặc đại diện cho quyền lợi của người dân.
Thời gian triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây bất lợi đến tâm lý cũng như việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất. Các yếu tố trượt giá hầu như chưa được tính đến trong định giá đền bù cho người dân.
Một kiến nghị khác rất thiết thực là đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước là người đại diện thì việc thu hồi đất phải do cơ quan nhà nước thực hiện với giá đền bù thoả đáng. Hiện nay, hầu như huyện giao việc thu hồi đất cho các chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp hưởng lợi rất lớn, bỏ qua khá nhiều quyền lợi của người dân. Gắn với việc thu hồi là trách nhiệm tổ chức tái định cư. Hiện nay nhà nước chỉ có trách nhiệm hỗ trợ việc này là không hợp lý. Cách hiểu về tái định cư cũng chưa đầy đủ, chỉ mới cho rằng là đảm bảo nhà ở, đất ở trong khi đáng ra còn là vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống và gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động. Nhà nước cần xây dựng quỹ tái định cư để phục vụ việc đền bù, giải toả hình thành từ nguồn thu về đất.
Bên cạnh đó, việc hướng dẫn định hướng sử dụng vốn từ đền bù cũng là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức, tránh tình trạng tiêu pha lãng phí gây thất nghiệp và nghèo đói kéo dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ: Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về việc thi hành luật đất đai - Công báo.
2. Chính phủ: Nghị định 197/ 2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - Công báo.
3. Đại học Kinh tế quốc dân: “Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia”.
4. Đào Thị Hồng Long, 2000. Đô thị hóa và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận 9 Thành Phố Hồ Chí Minh, luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm
5. Đỗ Nguyễn Yến Nhi, 2006. Nghiên cứu đời sống của các hộ bị thu hồi đất - Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2001 – 2005. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm.
6. Địa chỉ trang web báo Thanh Niên Việt Nam : www.thanhnien.com.vn
7. GS.TS. Trần Văn Chử, 2007. “ Quan điểm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp”
8. Htpt://www.vneconomy.com.vn
9. Lệ Hằng: Đời sống, việc làm cho những hộ dân bị thu hồi đất: Bài toán khó! – Báo Hà Nội Mới ngày 7 tháng 3/2008.
10. Niên giám thống kê huyện Tân Uyên
11. Kết quả điều tra của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội tại 5 Quận, Huyện bị thu hồi đất năm 2007
12. Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội của Huyện Tân Uyên giai đoạn 2006-2020
13. TS Phạm Sỹ Liên, PCT Tổng hội xây dựng Việt Nam. Chính sách thu hồi đất: “Cần những thay đổi lớn” – Việt Báo ngày 28 tháng 9 năm 2008.
BẢNG ĐIỀU TRA
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TRỒNG CAO SU TẠI HUYỆN TÂN UYÊN
I) NHỮNG THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên người được phỏng vấn:…………………………………………… Họ và tên chủ hộ:……………………………………………………………. Địa chỉ:………………………………………………………………………. Giới tính:……….. Tuổi:…….... Trình độ văn hóa: ……… Dân tộc:………. Tình hình chung của hộ: Có hộ khẩu Chưa có
Quam hệ với chủ hộ:
Quan hệ với chủ hộ | Tuổi | Trình độ học vấn | Nghề nghiệp | ||
trước đây | Hiện nay | ||||
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Đời Sống Các Hộ Trồng Cao Su Được Điều Tra
- Ảnh Hưởng Của Việc Thu Hồi Đất Đến Đời Sống Những Hộ Mất Đất, Mất Cao Su
- Chi Tiêu Của Các Hộ Gia Đình Theo Sự Ưu Tiên Hàng Đầu
- Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống người dân trồng cao su tại huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương - 10
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
1. Gia đình ông (bà) có bị thu hồi đất không: a. Có b. Không
2. Thông tin về đất đai: