nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đề cao đúng mức trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Hai nước chưa có đường bay trực tiếp cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hợp tác thương mại.
Thứ tư, hàng rào thuế quan của Ấn Độ vẫn ở mức cao trên thế giới. Qua nhiều lần điều chỉnh, sửa đổi, thuế hải quan Ấn Độ vẫn rất phức tạp với 20 mức thuế suất (182, 160, 150, 105, 100, 85, 75, 70, 65, 45, 40, 35, 30, 25, 15,
10, 5, 3 và 0%). Trong lĩnh vực nông nghiệp, mức thuế trung bình 42% của Ấn Độ cao gấp 7 lần so với mức thuế đánh vào các sản phẩm phi nông sản và là mức cao nhất thế giới. Các sản phẩm nhập khẩu miễn thuế theo MFN chỉ chiếm 7,8% trong tổng các sản phẩm nhập khẩu năm 2005 của Ấn Độ.
Thứ năm, việc xuất khẩu chủ yếu dựa vào nông sản thô ít qua chế biến và nguyên liệu khai thác từ tài nguyên thiên nhiên có rất nhiều nhược điểm:
- Đây là những mặt hàng chịu nhiều tác động của thị trường thế giới nên giá cả rất bấp bênh, lúc lên lúc xuống. Khó đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu vì việc sản xuất và xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đất đai, thời tiết, khí hậu, nước, dịch sâu bệnh...
- Việc xuất khẩu thô chẳng những giá bán thấp, mà còn tạo thế bất lợi trong đàm phán vì xuất khẩu thô hàng nhanh giảm chất lượng, khó đa dạng về mẫu mã, chủng loại, khó tạo thương hiệu riêng cho hàng xuất khẩu. Ngoài ra không cho phép sử dụng lợi thế lao động của Việt Nam.
- Nông sản khó bảo quản và vận chuyển so với hàng công nghiệp, tỷ lệ hao hụt sản phẩm lớn, hiệu quả kinh doanh thấp.
Thứ sáu, các hiệp hội ngành hàng chưa thể hiện đúng vai trò của mình trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ
Có thể bạn quan tâm!
- Khối Lượng Và Trị Giá Xuất Khẩu Mặt Hàng Hạt Tiêu Của Việt Nam Sang Ấn Độ Giai Đoạn 2001-2008
- Tỷ Trọng Mặt Hàng Nhập Khẩu Chủ Yếu Của Việt Nam Từ Ấn Độ Giai Đoạn 2001-2008
- Khối Lượng Và Trị Giá Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Từ Ấn Độ Giai Đoạn 2001-2008
- Tiếp Tục Đổi Mới, Hoàn Thiện Chính Sách, Biện Pháp Khuyến Khích, Hỗ Trợ Các Doanh Nghiệp Thuộc Mọi Thành Phần Kinh Tế Tham Gia Sản Xuất, Xuất Khẩu
- Sử Dụng Có Hiệu Quả Hoạt Động Marketing Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp Nhằm Tăng Cường Khả Năng Xuất Khẩu Hàng Hoá Và Khả Năng Cạnh Tranh Của Hàng
- Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ - 13
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Cơ hội
3.1.1.1. Sự ra đời Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ
ASEAN và Ấn Độ đã ký hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện vào tháng 10-2003 và đã đạt thoả thuận về Hiệp định mậu dịch tự do vào năm 2008 sau 3 năm đàm phán. Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ sẽ được ký kết và có hiệu lực trong thời gian tới. Khi Hiệp định này có hiệu lực sẽ mang lại hàng tỷ USD giao dịch giữa ASEAN và Ấn Độ, sẽ đưa ASEAN tiến lên một bước trong chiến lược hợp tác thương mại với tất cả các đối tác thương mại chủ chốt của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, qua đó sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ thâm nhập và khai thác thị trường của nhau thuận lợi và hiệu quả hơn, từ đó mở thêm cơ hội xuất khẩu và gia tăng quy mô xuất khẩu, góp phần đưa quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ lên một tầm cao mới.
3.1.1.2. Ấn Độ và Việt Nam có thị trường tiêu dùng đang phát triển mạnh
Với dân số trên 1 tỷ người (1/6 dân số thế giới và gấp hai lần dân số các nước Đông Nam Á), Ấn Độ thực sự là một thị trường tiêu thụ rộng lớn và rất giàu tiềm năng. Có thể nói, với một nền sản xuất phát triển, các dịch vụ mở rộng, chi tiêu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu khoảng 300 triệu người ngày càng lớn. Bên cạnh đó, khu vực nông nghiệp, nông thôn Ấn Độ cũng là thị trường lớn nhất cho các hàng hoá tiêu dùng giá rẻ và trung bình kể cả hàng tiêu dùng lâu bền.
Việt Nam cũng là thị trường nhiều tiềm năng với số dân trên 80 triệu người, với nền kinh tế có nhịp độ tăng trưởng cao liên tục trong những năm qua. Việt Nam còn là thị trường có dân số trẻ và có sức mua ngày một tăng cao. Việt Nam cũng có chính sách đổi mới, hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chính vì thế, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ có nhiều triển vọng tốt đẹp.
3.1.1.3. Trình độ phát triển khoa học – kỹ thuật
Kinh tế Việt Nam và kinh tế Ấn Độ có thể tiếp cận với nhau trên một số lĩnh vực. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu dầu và các sản phẩm hoá dầu, nông sản, giày dép, quần áo, vải dệt mà Ấn Độ là thị trường rộng lớn, hấp dẫn. Mặt khác, hàng nhập khẩu chính của Việt Nam là máy móc công nghiệp và phương tiện vận chuyển trong khi Ấn Độ có nền công nghiệp cơ khí cao có thể sản xuất và cung cấp máy móc thiết bị cho tất cả các ngành công nghiệp cơ bản trong nước nên Việt Nam có thể nhập máy móc công nghiệp từ Ấn Độ để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam luôn đánh giá cao tiềm năng kinh tế Ấn Độ, tranh thủ thế mạnh của Ấn Độ trên các lĩnh vực công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp chế biến, một số ngành kỹ thuật cao như năng lượng nguyên tử, công nghệ sinh học, điện tử, phần mềm máy tính...
3.1.2. Những thách thức, trở ngại
3.1.2.1. Thách thức đến từ các đối thủ cạnh tranh châu Á
a) Trung Quốc
Thách thức trước hết phải kể đến là sự cạnh tranh của Trung Quốc. Hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc có ưu thế hơn hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam do trình độ công nghệ của Trung Quốc tiên tiến hơn, mẫu mã, hình thức sản phẩm đa dạng hơn, giá thành lại rẻ. Nhiều mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam cũng là hàng xuất khẩu truyền thống của Trung Quốc nên sự cạnh tranh lại càng khốc liệt hơn.
Bên cạnh đó, Trung Quốc và Ấn Độ đã có Hiệp định ưu đãi thuế quan nên hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc lại càng có lợi thế hơn trên thị trường Ấn Độ do được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi hơn so với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc lại là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ nên các doanh nghiệp Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam.
b) Các nước thành viên ASEAN khác
Mối quan hệ tốt đẹp giữa ASEAN và Ấn Độ mang lại nhiều cơ hội không chỉ riêng với Việt Nam mà còn cho tất cả các nước thành viên ASEAN. Nhất là khi Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ có hiệu lực, sẽ mở rộng cơ hội hơn nữa cho hàng hoá của các nước ASEAN thâm nhập thị trường Ấn Độ. Đây cũng là một thách thức lớn với Việt Nam do những ưu đãi về thuế quan Việt Nam được hưởng trong khuôn khổ FTA thì các nước thành viên ASEAN còn lại cũng được đối xử tương tự. Điều này đòi hỏi những nỗ lực lớn của Nhà nước và các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra những ưu thế riêng của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam so với hàng hoá xuất khẩu của các nước ASEAN khác.
3.1.2.2. Xu hướng gia tăng các hàng rào phi thuế quan
Ấn Độ cũng tận dụng tối đa chính sách bảo hộ trong khuôn khổ của WTO, áp dụng Hiệp định định giá Hải quan của GATT từ năm 1988 đối với hàng hoá nhập khẩu từ tất cả các nước trong đó có Việt Nam. Các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như may mặc, thủ công mỹ nghệ, điện tử thì Ấn Độ cũng là nước xuất khẩu và dùng chính sách bảo hộ mạnh mẽ cho các mặt hàng đó. Nền kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu nên Ấn Độ sẽ càng gia tăng việc gây sức ép lên hàng hoá nhập khẩu thông qua các hàng rào phi thuế quan đặc biệt là sử
dụng các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời như thuế chống bán phá giá để bảo hộ các nhà sản xuất trong nước.
3.1.2.3. Những thách thức khác
Thứ nhất, sự yếu kém và không đồng bộ trong cơ sở hậu cần cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam: từ các ngành sản xuất sản phẩm đầu vào cho doanh nghiệp xuất khẩu đến các công ty vận tải, bảo quản đóng gói; cơ sở hạ tầng (đường giao thông, bến bãi, kho hàng, dịch vụ cảng biển khó tiếp cận và ít hiệu quả, giá điện cho sản xuất công nghiệp cao, cước vận chuyển đắt...) làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ hai, đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực về vốn rất hạn chế nên gặp khó khăn không nhỏ trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng chất lượng hàng hoá và hạ giá thành.
Thứ ba, thách thức lớn nhất đối với sản phẩm Việt Nam khi xâm nhập vào thị trường Ấn Độ là sức cạnh tranh ở đa số mặt hàng còn thấp: giá cả cao do phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập ngoại; chất lượng sản phẩm chưa cao, thiếu ổn định, mẫu mã, bao bì chưa đẹp bằng sản phẩm của đối tác mạnh có cùng loại sản phẩm giống Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan, Mexico, Braxin...
Thứ tư, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam còn thiếu nhân lực có trình độ cao, tinh thông nghiệp vụ ngoại thương, giỏi ngoại ngữ.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ đã phát triển nhanh trong thời gian qua và thông qua đó có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế cũng như tiến trình cải cách kinh tế của Việt Nam. Mặc dù quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng tiềm năng, triển vọng phát triển còn rất lớn. Bên cạnh những cơ hội, thuận lợi, quan hệ này phải đối mặt với nhiều thử thách, do đó, để biến tiềm năng thành
hiện thực cần có sự nỗ lực lớn của cả hai bên, của cả giới doanh nghiệp và Chính phủ.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ
Để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung vào hai nhóm giải pháp chính là giải pháp vĩ mô về phía Nhà nước và giải pháp vi mô về phía doanh nghiệp. Các giải pháp này tập trung vào việc cải thiện môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ và định hướng nhập khẩu và giảm nhập siêu từ Ấn Độ.
3.2.1. Giải pháp vĩ mô
3.2.1.1. Các giải pháp về thể chế
Nhà nước mà đại diện là các Bộ, các ngành và các cơ quan ngang Bộ cần tạo mọi điều kiện thuận lợi và môi trường kinh doanh thông thoáng để các doanh nghiệp có thể phát huy hết khả năng của mình trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Ấn Độ.
a) Cần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho kinh doanh đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam
- Pháp luật cho kinh doanh của nước ta tuy đã có những bước phát triển quan trọng nhưng còn nhiều nhược điểm như: chưa đầy đủ, có một số quy định chưa thông thoáng hoặc chưa rõ ràng, có thể diễn giải khác nhau hoặc còn mâu thuẫn gây khó khăn cho việc thực hiện. Vì vậy để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, pháp luật trong kinh doanh ở nước ta phải bảo đảm chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời phải chủ động đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế theo hướng tự do hoá thương mại nói chung, tự do hoá ngoại thương nói riêng nhằm tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, xoá bỏ các lực cản đối với hoạt động xuất khẩu.
- Việt Nam và Ấn Độ cần sớm đàm phán ký kết một Hiệp định ưu đãi Thuế quan cho nhau, tương tự như Ấn Độ đã ký với Trung Quốc và Singapore. Trong đàm phán giảm thuế, Việt Nam cần tập trung vào các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu như: than đá, dầu thô, nông sản, mỹ nghệ, linh kiện điện tử và điện tử, giày dép... Không nên đề cập các nhóm hàng, mặt hàng Việt Nam chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất được nhưng có sức cạnh tranh thấp, nước bạn có thể chấp nhận về giá cả nhưng không thể chấp nhận được về chất lượng.
- Cần nghiên cứu biện pháp giảm bớt chi phí vận chuyển, nhất là chi phí đường biển giữa Việt Nam và Ấn Độ, sớm đàm phán mở đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và Ấn Độ tạo điều kiện cho phát triển thương mại giữa hai nước. Bên cạnh đó, chủ động nghiên cứu các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ WTO để có thể vận dụng hiệu quả ngay khi xảy ra tranh chấp liên quan đến quyền lợi của quốc gia, của các doanh nghiệp Việt Nam.
b) Hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá theo hướng đơn giản hơn thông thoáng hơn, phù hợp với cơ chế thị trường
- Hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu theo hướng nâng cao vai trò chủ động của doanh nghiệp và trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, ngành (trước hết là Bộ Công Thương) trong việc tổ chức và hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập thị trường Ấn Độ, bảo vệ và mở rộng thị phần hiện có.
- Đẩy nhanh quá trình ra quyết định chính sách, thông qua cơ chế tăng cường mối liên hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp, cũng như giữa các Bộ, ngành với nhau.
- Hoàn thiện chính sách mặt hàng xuất khẩu theo hai hướng cơ bản: cần phân loại các nhóm mặt hàng theo tiêu thức khả năng cạnh tranh để định hướng cho các doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng kinh doanh xuất khẩu phù hợp với năng lực của mình và có giải pháp hỗ trợ cho từng nhóm doanh
nghiệp. Chính sách mặt hàng xuất khẩu phải dựa trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc hiệu quả quốc gia trong xuất khẩu, thống nhất giữa mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế với sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy, cần khuyến khích các doanh nghiệp tạo ra những mặt hàng xuất khẩu mới đạt giá trị gia tăng cao. Xác định những mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả nhất, loại bỏ sớm những mặt hàng kém lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Giảm việc xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao sang thị trường Ấn Độ. Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu trực tiếp, giảm gia công; sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước nhằm tăng hiệu quả kinh tế và tính chủ động trong kinh doanh.
- Hoàn thiện chính sách thuế phù hợp và ổn định trong nhiều năm, trước hết là thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng; xây dựng quy chế miễn thuế, giảm thuế phù hợp với quy định của WTO.
c) Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tự do hành nghề xuất khẩu theo giấy phép và giấy đăng ký kinh doanh.
- Song song với quá trình chuyển dần quyền lực hành chính trong quản lý Nhà nước về xuất khẩu từ các cơ quan nhà nước trung ương về các địa phương như đăng ký kinh doanh xuất khẩu, xét duyệt kế hoạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phân bổ hạn ngạch xuất khẩu cho các địa phương... Cần khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước ở cả trung ương và địa phương trong kiểm tra, thanh tra thương mại gây phiền hà, khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ.
- Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường áp dụng quy trình quản lý chất lượng công việc và chất lượng cung cấp dịch vụ công, nhằm thường