Vai Trò Của Chính Sách Bhyt Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Và An Sinh Xã Hội


Về thông tin:

Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày càng tiến bộ thì nhu cầu tìm hiểu về các thông tin ngày càng cao. Thông tin là cơ sở quan trọng để người dân thấy được những lợi ích của BHYT và giúp người dân đưa ra được các quyết định lựa chọn tham gia bảo hiểm hay không. Nếu công tác tuyên truyền lợi ích bảo hiểm y tế đến người dân không được triển khai đúng mức sẽ dẫn đến kết quả là người dân sẽ không lựa chọn tham gia bảo hiểm y tế vì thiếu thông tin. Vì vậy, cần tập trung đẩy mạnh vận động tuyên truyền về BHYT, trong đó tập trung vào nhóm người nghèo, nhóm lao động di cư, nhóm dân số trẻ; nhóm người dân tộc, v.v... đang sống tại các nông thôn, vùng núi, hay các khu vực kém phát triển.

Giá dịch vụ y tế

Giá dịch vụ y tế không chỉ là giá để người dân chi trả chi phí khám chữa bệnh mà quan trọng hơn là cơ sở để cơ quan BHYT thay mặt cho người dân thanh toán cho bệnh viện. Khi giá dịch vụ tăng lên thì người dân được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng tốt hơn. Người có thẻ BHYT sẽ được lợi hơn vì BHYT thanh toán với mức cao hơn, làm giảm bớt gánh nặng về kinh tế. Tuy nhiên, giá dịch vụ tăng cũng khiến cho người có thu nhập thấp khó tiếp cận các dịch vụ y tế, dẫn đến tỷ lệ bao phủ BHYT giảm.

Tâm lý của người dân

Đại đa phần người dân chưa hiểu biết và nắm được tầm quan trọng của BHYT trong đời sống; luôn quan niệm chỉ khi nào bệnh hoặc người già và trẻ em mới cần mua BHYT, hoặc mua mà không sử dụng thì lãng phí. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa khám dịch vụ và khám BHYT còn có sự chênh lệch khiến người dân vẫn chưa tin tưởng vào chất lượng khám chữa bệnh bằng BHYT; thủ tục mua và thanh toán BHYT; chất lượng thuốc điều trị; thời gian chờ đợi và thái độ phục vụ của nhân viên viên y tế

Nền kinh tế thị trường

Quá trình đổi mới là sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung , quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường và mở rộng hợp tác quốc tế. Quá trình đó càng đổi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

mới càng tạo ra những điều kiện cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên,quá trình đó kéo theo sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc, rõ nhất là sự phân hóa giàu nghèo. Phân hóa xã hội tạo ra nhiều tầng lớp xã hội khác nhau vả bản chất của nó đó là sự phân chia xã hội dựa trên sự bất bình đẳng xã hội. Sự phân hóa có tính hai mặt: một mặt tạo ra sự phát triển sản xuất, mặt khác tạo ra sự bất bình đẳng xã hội giữa người giàu và người nghèo. Một bên, người giàu được hưởng những quyền lợi trong chăm sóc y tế tốt nhất, các thiết bị y tế hiện đại nhất. Một bên người nghèo khả năng tài chính chưa đủ hoặc không đủ để có thể được hưởng những quyền lợi như người giàu trong chăm sóc y tế.

Sự tác động của Nhà nước

Hoàn thiện cơ chế thực hiện chính sách bảo hiểm y tế tại thành phố Hồ Chí Minh đến 2020 - 4

Nhà nước đã xây dựng công cụ BHYT vừa hỗ trợ một phần kinh phí cho các hoạt động y tế, vừa tạo ra nguồn tài chính dồi dào cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đảm bảo quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân. Sự bảo trợ của Nhà nước giúp người dân giảm gánh nặng về kinh tế khi xảy ra ốm đau, bệnh tật.

Nhà nước thúc đẩy phát triển BHYT nhằm thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội nhằm đảm bảo công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân có hiệu quả, đánh giá khả năng còn tiềm ẩn của hệ thống BHYT nhằm đảm bảo đủ nguồn lực cho y tế.

Nhà nước cũng cần đầu tư cho các cơ sở y tế trong việc phát triển khoa học, công nghệ. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có các chính sách nâng cao trách nhiệm, tự chủ, năng động của các cơ sở y tế.

Ngành y là một ngành đăc thù tác động trực tiếp đến sức khỏe thậm chí là sinh mạng của người dân nên Nhà nước cần phải tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo có bài bản, có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó là thường xuyên tổ chức rèn luyện y đức cho cán bộ y tế để thực hiện sứ mệnh của ngành y đối với nhân dân, đối với đất nước. Ngoài ra, Nhà nước tạo ra đội ngũ quản lý tại các cơ sở y tế thay mặt Nhà nước kiểm tra, giám sát nhằm chống tham nhũng thì việc thực hiện chính sách BHYT mới đạt hiệu quả và đạt lòng dân.

Thông qua BHYT, nhằm cải thiện sự tiếp cận dịch vụ y tế đối với một số nhóm dân cư, chẳng hạn như BHYT cho người nghèo hoặc người cận nghèo, đảm


bảo việc sử dụng các dịch vụ y tế, phù hợp với đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chất lượng khám chữa bệnh BHYT

Chất lượng khám chữa bệnh cũng là một trong những yếu tố tác động mạnh đến BHYT. Một quốc gia với hệ thống cơ sở y tế có chất lượng khám chữa bệnh tốt luôn được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ, từ đó tạo sự tin tưởng cho nhân dân tham gia vào BHYT với mục đích là chăm sóc sức khỏe và tránh rủi rỏ tài chính khi bệnh tật. Trái lại, quốc gia có chất lượng khám chữa bệnh kém, hệ thống cơ sở y tế rời rạc sẽ dẫn đến sự thất bại trong việc phát triển BHYT.


1.1.6 Khái niệm chính sách BHYT‌

Chính sách BHYT là chính sách xã hội do Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện. Chính sách BHYT tập hợp các chủ trương và hành động của Nhà nước trên phương diện chăm sóc sức khỏe, hướng tới các mục tiêu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân.

Chính sách BHYT có những đặc điểm như sau:

Chính sách BHYT liên quan trực tiếp đến người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan, ban ngành tham gia thực hiện BHYT và các cơ sở khám chữa bệnh;

Nội dung và phạm vi điều chỉnh của chính sách BHYT phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ;

Chính sách BHYT là sự giao thoa giữa tài chính và y tế do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức để thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT khi không may bị ốm dau,

Chính sách BHYT mang tính xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận, hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả trong khám chữa bệnh.


1.1.7 Vai trò của chính sách BHYT trong phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội‌

Tác động đến sự phát triển con người: BHYT góp phần ổn định nâng cao sức khỏe, hạn chế các rủi ro về tài chính; giúp người dân có động lực tạo ra của cải vật chất và tinh thần; nâng cao khả năng sản xuất của các cá nhân và xã hôi. Chính sách càng tốt thì càng khiến người dân cảm thấy an tâm hơn.

An sinh xã hội: BHYT là một bộ phận của chính sách an sinh xã hội trên cơ sở tăng tính công bằng trong công tác chăm sóc sức khỏe giữa các tầng lớp như người giàu – người nghèo; người có thu nhập cao – người có thu nhập thấp;

Xã hội hóa công tác y tế: quỹ BHYT hỗ trợ một phần kinh phí trong chăm sóc y tế, góp phần vào việc giúp các người dân trong xã hội có thể tiếp cận các loại hình dịch vụ y tế.

Chính sách BHYT có vai trò đối với xã hội hóa công tác y tế. Nguồn thu từ quỹ BHYT sẽ đảm nhiệm một phần kinh tế y tế. BHYT đóng vai trò tích cực trong hệ thống chính sách y tế Việt Nam, tạo cơ hội gia tăng tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân thông qua hệ thống phát triển dịch vụ y tế Nhà nước và tư nhân, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận BHYT.

Như vậy, chính sách BHYT là một phần trong chính sách an sinh xã hội, góp phần vào việc ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội, ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Do đó, thu hút sự tham gia BHYT của người dân là mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi phù hợp với tiến trình đổi mới phát triển của đất nước (Nguyễn Thị Huyền; 2011).‌


1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế và cơ chế thực hiện chính sách BHYT.

1.2.1 Cơ chế.

Theo Viện ngôn ngữ học (2010) thì “cơ chế là cách thức mà theo đó một quá trình được thực hiện”. Như vậy, cơ chế là một khái niệm dùng để chi quy luật vận hành của một hệ thống; cơ chế dùng để chỉ sự tương tác giữa các yếu tố kết thành hệ thống và nhờ đó mà hệ thống có thể hoạt động.


Theo Nguyễn Thanh Tuyền (2015) thì cơ chế là một cấu trúc kinh tế - xã hội mà trong đó tồn tại quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng, cấu trúc bộ máy nhà nước với các tầng lớp nhân dân, và được xác lập bởi một phương thức sản xuất tương ứng (lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất) thuộc Nhà nước đương quyền.

Trong cơ chế có thể phân biện thành cơ chế vận dụng và cơ chế quản lý:

Cơ chế vận dụng

Cơ chế vận dụng quy luật khách quan là tổng thể những điều kiện, hình thức, phương pháp thông qua đó con người vận dụng các quy luật kinh tế vào hoạt động kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Cơ chế quản lý

Cơ chế quản lý là chỉ phương thức mà qua đó nhà nước tác động vào nền kinh tế để định hướng nền kinh tế vận động đến các mục tiêu đã định. Nhà nước không tác động trực tiếp nền kinh tế mà thông qua cơ chế quản lý.


1.2.2 Cơ chế thực hiện chính sách bảo hiểm y tế

Căn cứ vào định nghĩa cơ chế ở phần 1.2.1 thì cơ chế thực hiện chính sách BHYT là chỉ cách thức, phương thức để triển khai và thực hiện chính sách BHYT đến từng đơn vị hành chính, nhằm đạt được mục đích Nhà nước đề ra khi thực hiện chính sách BHYT.

Cụ thể, cơ chế thực hiện chính sách bảo hiểm y tế bao gồm các luật, văn bản pháp luật, quyết định được ban hành bởi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm quy định các phương thức hoạt động, phương thức triển khai công tác thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên toàn Việt Nam. Đồng thời, còn bao gồm các phương thức tổ chức, điều hành của các cơ quan ban ngành trực tiếp quản lý và thực hiện chính sách bảo hiểm y tế được phân chia theo quản lý chiều dọc và sự hợp tác giữa các cơ quan, ban ngành theo chiều ngang.

Như vậy, cơ chế thực hiện chính sách bảo hiểm y tế chịu sự tác động từ bản chất nhà nước cầm quyền hay là thể chế, các chính sách, luật định hay văn bản pháp luật và một số tác động khác từ cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước.


1.2.3 Các yếu tố tác động đến cơ chế thực hiện chính sách BHYT‌

Bản chất Nhà nước Việt Nam

Bản chất của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện cụ thể bản chất của nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Là nhà nước của dân, do dân và vì dân (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2011). Điều 2 hiến pháp 1992 quy định “Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức”.

Nhà nước ta mang tính dân tộc và nhân dân sâu sắc. Tính nhân dân và quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là cơ bản, xuyên suốt cả quá trình hình thành tồn tại và phát triển cũng như trong mọi hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện qua các đặc điểm sau:

Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do dân làm chủ. Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thiết lập nên các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương bằng quyền bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân. Ngoài ra, nhân dân có quyền tham gia đóng góp ý kiến vào các dự án chính sách, pháp luật, v.v...

Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức thể hiện và thực hiện ý chí quyền lực cua nhân dân, là công cụ bảo đảm thực hiện thống nhất quản lý các mặt đời sống xã hội.

Bản chất của Nhà nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện thiện chí đối ngoại, muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.

Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất ác dân tộc cùng sinh sống trên cùng đất nước, thực hiện sự tương trợ, đoàn kết giữa các dân tộc. (Hiến pháp, 1946).


Vì vậy, chính sách BHYT ra đời đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước, của dân, do dân; đảm bảo quyền lợi của dân.

Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Trong quá trình sản xuất có hai mối quan hệ gồm con người và tự nhiên. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên và trình độ chinh phục tự nhiên của con người (Nguyễn Văn Luân và cộng sự, 2005).

Lực lượng sản xuất trong y tế bao gồm tư liệu sản xuất (các kiến thức y học, các hệ thống trang thiết bị y tế, v.v...) và người lao động (hệ thống y bác sĩ, cán bộ quản lý y tế, v.v...). Sự phát triển của các lực lượng sản xuất là sự phát triển của các yếu tố hợp thành lực lượng sản xuất như trình như hệ thống dịch vụ y tế được nâng cấp; đội ngũ cán bộ y tế vừa có trình độ chuyên môn, vừa có trình độ quản lý y tế; sự ra đời của nhiều thuốc đặc trị; v.v... là những nhân tố góp phần hình thành lên sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Quan hệ sản xuất

Cơ chế thực hiện chính sách BHYT hướng tới mục đích chăm lo, bảo vệ sức khỏe của người dân, qua đó thể hiện được những quan hệ kinh tế - tổ chức trong chăm sóc sức khỏe và biểu hiện được được mối quan hệ giữa người và người, buộc các tổ chức BHYT phải thực hiện theo mục tiêu chung mà chính sách ban hành ra.

Chính sách Bảo hiểm y tế

Đây là mối quan hệ hữu cơ bắt nguồn từ sự tác động của bản chất nhà nước. Bản chất nhà nước là căn cứ để nguyên tắc hình thành chính sách BHYT và chính sách BHYT giữ vai trò tác động trực tiếp đến sự vận hành của cơ chế thực hiện. Như vậy, cơ chế thực hiện chính sách BHYT và chính sách BHYT có mối quan hệ tương hỗ.

Trong quá trình vận động, sự tác động giữa cơ chế thực hiện chính sách BHYT và chính sách BHYT luôn luôn diễn ra và sự tác động này là động lực góp phần hoàn thiện cho hệ thống chính sách BHYT mang đặc trưng của bản chất Nhà nước Việt Nam.


1.2.4 Vai trò của cơ chế thực hiện chính sách BHYT‌

Thứ nhất, thông qua quá trình thiết lập các mục tiêu của chính sách y tế, phân chia một cách rõ ràng cụ thể các hoạt động trong công tác thực hiện bảo hiểm và cung cấp các dịch vụ được bảo hiểm.

Thứ hai, thúc đẩy chính sách BHYT và các hoạt động BHYT có hiệu quả nhằm tạo ra một cơ chế huy động nguồn lực sẵn có để phục vụ mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Thứ ba, thúc đẩy phát triển chính sách bảo hiểm y tế nhằm thực hiện các mục tiêu về an sinh xã hội như quan tâm tới khả năng của quốc gia trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân có hiệu quả, đáng giá khả năng còn tiềm ẩn của hệ thống BHYT nhằm đảm bảo đủ nguồn lực cho y tế.

Tóm lại, vai trò cơ chế thực hiện chính sách BHYT là giúp chính sách bảo hiểm y tế được triển khai một cách toàn diện vừa hỗ trợ một phần kinh phí cho các hoạt động y tế thông qua ngân sách nhà nước, vừa tạo ra nguồn tài chính dồi dào cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ việc huy động tài chính từ trong nhân dân và tổ chức sản xuất và kinh doanh nhằm mục tiêu thực hiện công bằng và hiệu quả trong sự nghiệp y tế.


1.3 Sơ lược lịch sử hình thành Bảo hiểm y tế.‌‌

1.3.1 Lịch sử hình thành Bảo hiểm y tế

Lịch sử của bảo hiểm y tế bắt nguồn từ lịch sử bảo hiểm xã hội. Với ý tưởng phát triển một dân tộc hùng cường về tinh thần và thể chất thông qua sự chính sách về an sinh xã hội, cố thủ tướng nước Đức, Von Bismarck đã đưa ra mô hình an sinh xã hội đầu tiên trên thế giới vào năm 1883, trong đó có mô hình bảo hiểm y tế cho cộng đồng dân Đức mà ngày nay còn gọi là mô hình Bismarck:

Mô hình Bismarck có những điểm nội bật sau:

Toàn bộ dịch vụ y tế và các hãng bảo hiểm y tế đều do tư nhân đảm nhiệm, với luật lệ và giá cả dựa trên cơ sở phi lợi nhuận. Tuy nhiên, các

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí