Đánh Giá Về Thực Trạng Chính Sách Tài Chính Bảo Hiểm Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay

Qua bảng 3.17 trên ta thấy, tỷ lệ số chi trên tổng số thu quỹ hưu trí, tử tuất có xu hướng tăng, giảm tùy từng năm. Về cân đối thu chi quỹ hưu trí và tử tuất luôn là nội dung trọng tâm trong hoạt động tài chính của các chính sách BHXH và là vấn đề quan tâm hàng đầu không phải chỉ ở Việt Nam, mà ngay ở các quốc gia đã có hệ thống BHXH phát triển hàng trăm năm nay. Ở Việt Nam, người lao động và chủ sử dụng lao động, trước hết phải có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ BHXH, phải chịu trách nhiệm cho chính bản thân mình và thế hệ của mình, sau đó mới mong nhận được sự hỗ trợ của các thế hệ kế tiếp dựa trên sự đồng lòng phấn đấu cho sự tăng trưởng phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội. Điều đó được thể hiện rõ rệt nhất khi người nghỉ hưu nhận được phần tiền lương tăng thêm cao hơn phần tiền lương tăng do xử lý yếu tố lạm phát. Bên cạnh đó, nguồn Quỹ BHXH tồn tích được đầu tư tăng trưởng và nguồn quỹ này cũng là một kênh đầu tư tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần trực tiếp vào quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế. Theo kết quả tính toán dự báo quỹ hưu trí và tử tuất vào tháng 01/2016 cho thấy: “Số thu và số chi cân đối vào năm 2030. Từ năm 2031, đã phải sử dụng một phần nguồn Quỹ HT-TT tồn tích để chi trả. Từ năm 2031 trở đi, khoản chi trả sẽ bao gồm số tiền đóng góp BHXH trong năm cộng với phần tiền tồn tích của Quỹ HT-TT và đến năm 2050, quỹ sẽ hết khả năng thanh toán…” [81]. Như vậy là, việc cân đối dài hạn Quỹ HT-TT là hết sức cần thiết đối với hệ thống BHXH, nhất là trong giai đoạn đang điều chỉnh hợp lý quan hệ đóng – hưởng, tuổi nghỉ hưu và tuổi thọ của người Việt Nam hiện nay.

Đồng thời đối với các quỹ ngắn hạn, cũng từ bảng trên ta thấy, số chi trên số thu của quỹ OĐTS đang có xu hướng tăng mạnh mẽ, thậm chí năm 2014 số chi chiếm tới hơn 96%. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài thì quỹ sẽ mất cân đối và theo dự đoán rất có thể phải sử dụng một phần nguồn tiền tồn tích của quỹ OĐ - TS để chi trả chế độ và nguồn quỹ sẽ mất khả năng thanh toán vào năm 2022 (lưu ý rằng dữ liệu tính toán dự báo được thực hiện vào đầu năm 2017 - năm đầu tiên thực hiện Luật BHXH sửa đổi).

- Quỹ TNLĐ-BNN như ở bảng trên ta thấy tỷ lệ chi trên thu khá thấp chưa đến 10%. Như vậy quỹ này sẽ đảm bảo cân đối lâu dài, theo dự báo: “đến năm 2060, vẫn cân đối thu – chi trong năm, còn số dư lớn và đã đề xuất giảm mức đóng cho quỹ này bằng 0,5% và chuyển 0,5% mức đóng vào quỹ và quỹ vẫn đảm bảo cân đối đến năm 2060…” [81], trong đó chưa tính đến chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ-BNN khi trở lại làm việc, hỗ trợ chi phí phục hồi chức năng cho người bị TNLĐ-BNN theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Nhìn từ góc độ tài chính, quá trình huy động và sử dụng các quỹ BHXH bắt buộc như trên cho thấy rõ sự khác biệt về đặc trưng hoạt động của từng quỹ và được phân chia như sau: Quỹ ngắn hạn bao gồm Quỹ ốm đau và thai sản, Quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; còn quỹ dài hạn là quỹ HT-TT.

Đối với quỹ ngắn hạn là quỹ OĐ-TS và quỹ TNLĐ – BNN: Quỹ OĐTS với tỷ lệ chi ngày càng tăng cao so với mức thu thì quỹ này dễ mất khả năng thanh toán vào năm 2022. Còn quỹ TNLĐ – BNN như số liệu ở trên cho thấy sẽ đảm bảo cân đối lâu dài, dự báo đến 2060 vẫn cân đối thu – chi [81]. Vấn đề đặt ra là cần thiết phải cân đối thời gian dài cho các quỹ ngắn hạn này hay không và thời gian cân đối là bao nhiêu năm cho phù hợp? Phân tích dưới góc độ kinh tế, nếu quỹ được cân đối với thời gian dài sẽ tăng cường sự bền vững về tài chính và cũng là cơ sở để mở rộng và nâng cao quyền lợi. Nhưng ở giai đoạn trước mắt, với mức đóng hiện nay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm, giảm lợi nhuận và thậm chí có thể hạn chế sức cạnh tranh. Vì vậy, cần cân nhắc thời gian kéo dài cân đối các quỹ ngắn hạn cho phù hợp để có cơ sở khoa học giảm tỷ lệ đóng mà vẫn đảm bảo việc cân đối quỹ bền vững.

Đối với quỹ dài hạn là quỹ HT – TT: Chính sách như hiện nay mức độ bao phủ của hệ thống BHXH mới chiếm khoảng 80% số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và 20% lực lượng lao động (do tình trạng lao động làm việc tại

khu vực phi chính thức tương đối lớn và một bộ phận doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ thường có xu hướng trốn tránh việc tham gia BHXH).

Bên cạnh đó tuổi nghỉ hưu theo quy định tương đối thấp dẫn đến thời gian đóng BHXH ngắn (bình quân nam đóng 28 năm, nữ đóng 23 năm), nhưng thời gian hưởng lương hưu lại dài (bình quân nam hưởng 22,6 năm, nữ hưởng 27 năm). Như vậy, vấn đề cân đối tài chính dài hạn của quỹ hưu trí, tử tuất sẽ là một nội dung trọng tâm trong hoạt động tài chính của các chính sách BHXH vì như phân tích ở trên đến năm 2050 quỹ sẽ hết khả năng thanh toán [81]. Chính vì vậy cần phải có sự điều chỉnh hợp lý mức đóng – hưởng, tuổi nghỉ hưu trong mối tương quan với tuổi thọ của người Việt Nam hiện nay.

3.3. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.3.1. Kết quả đạt được

Dựa vào những phân tích và đánh giá ở các phần trước, chúng ta thấy chính sách tài chính BHXH Việt Nam thời gian qua đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:

Về chính sách huy động nguồn tài chính BHXH: Chính sách huy động nguồn tài chính BHXH đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, điều này được thể hiện thông qua các quy định pháp lý, số người tham gia và số thu. Cụ thể:

- Các quy định pháp lý về chính sách huy động nguồn tài chính cho quỹ BHXH đã cụ thể hóa các nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động nhằm bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm. Ngoài ra, các quy định pháp lý về chính sách huy động nguồn tài chính khá toàn diện và khẳng định vai trò quan trọng của nhà nước, các bộ ban ngành, đặc biệt là Bộ tài chính. Chính sách huy động nguồn tài chính cho BHXH cũng được hướng dẫn cụ thể trong các quyết định và thông tư trong giai đoạn này đã giúp cho quá trình thực thi trở nên dễ dàng hơn.

- Đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở rộng. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH đã tạo điều kiện cho nhiều người lao động có thể tham gia BHXH, đảm bảo quyền được tham gia BHXH của người dân một cách công bằng. Nếu như trước đổi mới, phạm vi đối tượng tham gia BHXH bắt buộc chỉ bao gồm người lao động trong khu vực Nhà nước, thì sau đổi mới đã từng bước được mở rộng ra các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế khác nhau có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được mở rộng tới người lao động làm việc theo hợp đồng lao động 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không phân biệt quy mô lao động và thành phần kinh tế. Nhờ có đơn vị sử dụng lao động, số lao động tham gia BHXH liên tục tăng qua các năm. Luật BHXH 2014 mới đã quy định thêm loại hình BHXH tự nguyện. Như vậy những người không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc sẽ được tham gia BHXH tự nguyện. Chính sách mở rộng đối tượng tham gia BHXH, loại hình BHXH đã tạo điều kiện cho người lao động có thể tự do di chuyển, lựa chọn nơi làm việc từ đơn vị này đến đơn vị khác thuộc mọi thành phần kinh tế phù hợp với khả năng và nguyện vọng, tạo ra sự bình đẳng giữa những người lao động trong các thành phần kinh tế. Đó là một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động, phát huy và sử dụng triệt để năng lực lao động của từng người lao động, tạo ra nhiều của cải xã hội.

- Số thu quỹ BHXH ngày càng gia tăng và quá trình khai thác thu BHXH đã cơ bản đảm bảo thu đúng, thu đầy đủ, đúng đối tượng, kịp thời và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Thời gian qua BHXH Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách để tổ chức, thực hiện thu BHXH. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công tác thu BHXH thời gian qua luôn đạt được những kết quả tốt đẹp, hàng năm thu BHXH đều vượt mức kế hoạch do Chính phủ giao, năm sau luôn cao hơn so với năm trước.

Tỷ lệ hoàn thành thu BHXH khá cao, khẳng định sự nỗ lực của toàn bộ Ngành BHXH Việt Nam trong việc thực hiện những quy định về thu BHXH.

Bảng 3.18: Tỷ lệ hoàn thành thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2011 - 2017



Năm

Tổng số tiền phải thu BHXH bắt buộc

(tỷ đồng)

Số tiền thu BHXH bắt buộc (tỷ đồng)

Tỷ lệ hoàn thành thu BHXH (%)

2011

64.353

62.009

96%

2012

94.225

89.260

95%

2013

110.997

105.967

95%

2014

137.274

130.546

95%

2015

154.211

148.375

96%

2016

180.989

174.470

96%

2017

203.397

197.450

97%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - 16

Nguồn: Báo cáo thu BHXH các năm 2011 – 2017 của BHXH Việt Nam


Bên cạnh đó, thành công trong chính sách huy động nguồn tài chính BHXH còn đến từ nhận thức của xã hội cả từ phía người quản lý và người dân đang dần được nâng cao. Người dân ngày càng nhận thức được đúng đắn hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong tham gia vào hệ thống an sinh xã hội.

Về chính sách sử dụng nguồn tài chính BHXH: Nhìn chung, trừ một số quy định còn bất cập trên thực tế, đa phần các quy định liên quan đến chi trả cho các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất đều tương đối phù hợp về đối tượng hưởng và mức hưởng.

Trong quá trình thực thi, chính sách sử dụng quỹ BHXH đã có tác động tích cực đến việc ổn định đời sống của người lao động trong quá trình lao động và khi nghỉ hưu, mức hưởng đã cơ bản đảm bảo cuộc sống cho hàng triệu người lao động khi gặp rủi ro không có thu nhập hay khi hết khả năng lao động. Các chế độ chính sách BHXH được thực hiện chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng chế độ. Việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH đảm đảo đúng kỳ, đủ số tiền, tận tay không phiền hà cho người thụ hưởng.

Về chính sách đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH: Các quy định pháp lý về đầu tư quỹ đã được đề cập cụ thể hơn trong các Nghị Định, Quyết Định và Thông tư, bước đầu tạo cơ sở cho quá trình triển khai trên thực tế. Ngoài ra, các

quy định pháp lý qua các giai đoạn có tham khảo và mang tính kế thừa tương đối cụ thể luật pháp của các nước trên thế giới.

Các quy định pháp lý về đầu tư quỹ BHXH hiện nay đã chú trọng vào các tài sản tài chính có độ an toàn cao. Việc sử dụng tiền lãi từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH hiện nay là tương đối hợp lý.

Tài chính của quỹ BHXH đã chuyển dần từ chỗ phụ thuộc vào NSNN (nguồn kinh phí cho việc thực hiện chính sách BHXH do nhà nước đảm bảo) sang hình thành một quỹ BHXH độc lập, nguồn thu là từ đóng góp của các bên tham gia BHXH với mục tiêu tiến dần đến cân đối, độc lập. Quỹ BHXH độc lập với NSNN, được quản lý tập trung, thống nhất, hạch toán độc lập thu, chi, bảo toàn và phát triển theo luật định. Nhờ đó, bước đầu tạo nên sự ổn định tài chính cần thiết để thực hiện các chế độ BHXH đối với NLĐ, không phụ thuộc và ảnh hưởng đến nguồn NSNN.

Về chính sách cân đối quỹ BHXH: Cân đối quỹ BHXH là một yêu cầu quan trọng đã được quy định trong Nghị quyết Đại hội Đảng XII và trong Luật BHXH 2014, đây là cơ sở để các cơ quan bộ, ngành liên quan đảm bảo nguồn tài chính cũng như có hướng sử dụng, quản lý an toàn, đảm bảo cân đối lâu dài. Các quy định để đảm bảo tăng nguồn thu như mở rộng đối tượng tham gia BHXH, các quy định đảm bảo an toàn và tăng trưởng quỹ BHXH đồng thời với các quy định về chi quỹ BHXH tiết kiệm, hiệu quả đã góp phần đảm bảo tính cân đối của quỹ.

Quá trình thực thi và các số liệu ở các phần phân tích trên cho thấy hiện tại các quỹ ngắn và dài hạn vẫn đảm bảo được tính cân đối khi số chi vẫn nhỏ hơn số thu.

3.3.3. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì chính sách tài chính BHXH Việt Nam giai đoạn 2011-2017 có một số hạn chế như sau:

Về chính sách huy động nguồn tài chính BHXH:

Chính sách huy động nguồn tài chính BHXH mặc dù mở rộng được đối tượng tham gia nhưng cần xem xét ưu tiên đối tượng nào trước để mở rộng diện bao phủ, với mức đóng - hưởng hợp lý. Chính sách huy động phải kết hợp với chính sách sử dụng nguồn tài chính BHXH để thiết kế mức đóng - hưởng phù hợp, cần quy định mức đóng tối thiểu - tối đa, không nên quy định đóng ít, đóng ngắn (ít năm) lại hưởng cao và hưởng dài như hiện nay. Cần thiết kế chính sách để mở rộng diện tham gia ở khu vực phi chính thức và đảm bảo mức độ tuân thủ chính sách và quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong khu vực chính thức.

Mặc dù quá trình tổ chức thực thi chính sách huy động nguồn tài chính BHXH đã thu được kết quả khá tốt, mức thu tăng lên về số tuyệt đối qua các năm từ 2011 đến 2017, tuy nhiên những năm qua công tác thực hiện khai thác, huy động nguồn tài chính quỹ BHXH cũng còn những tồn tại nhất định cần sớm được khắc phục đó là:

- Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hàng năm tuy vẫn tăng, song tốc độ tăng bình quân thấp hơn tốc độ tăng số lượng lao động tham gia vào khu vực làm công ăn lương. Tỷ lệ bao phủ của BHXH bắt buộc mới đạt khoảng trên 20% so với lực lượng lao động. Vì vậy, việc phấn đấu đạt 50% lực lượng lao động tham gia BHXH vào năm 2025 còn khoảng cách khá xa. Cụ thể, tính đến cuối năm 2017, tổng đối tượng đang tham gia BHXH là hơn 13 triệu người, chiếm 24,08% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Hiện tượng trốn đóng BHXH còn diễn ra phổ biến ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Số lượng những người tham gia BHXH có tăng lên nhưng tăng không nhiều và không bền vững. Nhiều người đã tham gia BHXH rồi nhưng do trục trặc của nền kinh tế họ phải rút khỏi thị trường lao động và muốn nhận BHXH một lần. Theo con số khảo sát của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, mỗi năm có khoảng 600 nghìn đến 700 nghìn người ra khỏi hệ thống BHXH. Số đối tượng hưởng trợ cấp BHXH một lần ngày càng tăng (năm 2017 số người hưởng BHXH một lần là 695.943 người, tăng 17.2% so với năm 2011) và có xu hướng năm sau đều tăng so với năm trước, tính từ năm 2011 đến nay bình quân mỗi năm có khoảng hơn ½ triệu người hưởng trợ cấp BHXH một lần. Đây là vấn đề

rất đáng quan tâm bởi không phù hợp với bản chất và mục tiêu của BHXH là bảo hiểm dài hạn nhằm bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động khi về già.

Bảng 3.19: Tình hình lao động tham gia BHXH trên tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế giai đoạn 2011 - 2017



Năm

Tổng số lao động tham gia hoạt động KT (nghìn người)

Số lao động tham gia BHXH

(nghìn người)

Mức độ bao phủ của BHXH bắt buộc

BHXH

bắt buộc

BHXH tự nguyện

BHTN

Tổng

2011

50.223

10.075

96

7.968

18.169

20,11%

2012

51.739

10.431

139

8.304

18.881

20,17%

2013

52.526

10.889

170

8.600

19.370

20,18%

2014

53.440

11.451

196

9.213

20.861

21,42%

2015

54.590

12.072

250

9.851

21.834

21,49%

2016

54.875

12.862

241

11.280

24.691

23,44%

2017

56.437

13.591

227

11774

25.592

24,08%

Nguồn: Báo cáo tình hình tham gia BHXH các năm 2011 - 2017


- Mặc dù chính sách huy động nguồn tài chính cho quỹ BHXH đã được thực hiện khá tốt thông qua số thu của quỹ ngày càng tăng qua các năm từ 2011 đến 2017. Tuy nhiên tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH còn xảy ra phổ biến, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ. Hiện nay, tình trạng nợ đóng BHXH còn khá phổ biến trong các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp trong đó có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hàng chục năm nay không đóng tiền BHXH cho NLĐ với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do nhiều doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giải thể, phá sản hoặc ngừng hoạt động nên không có nguồn kinh phí trả lương và đóng BHXH, BHYT cho NLĐ, nhất là doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực xây dựng, thủy lợi và giao thông vận tải. Tuy nhiên, nhiều đơn vị sử dụng lao động cố tình không đóng BHXH cho NLĐ chỉ vì muốn thu lợi nhuận tối đa, không quan tâm đến quyền lợi của NLĐ. Ngoài ra, một bộ phận doanh nghiệp còn khai mức lương thấp để giảm số tiền đóng BHXH.

Để khắc phục những tình trạng trên đây, BHXH Việt Nam cần sớm hoàn thiện chính sách huy động nguồn tài chính quỹ BHXH, đồng thời đưa ra các

Xem tất cả 207 trang.

Ngày đăng: 21/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí