Tình Hình Kinh Tế Xã Hội Việt Nam Hiện Nay Và Định Hướng Phát Triển Của Bhxh Việt Nam Tới Năm 2025, Tầm Nhìn 2030

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM


4.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BHXH VIỆT NAM TỚI NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

4.1.1. Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn thách thức và đã đạt những kết quả quan trọng: quy mô và tiềm lực kinh tế đã được nâng lên; kinh tế vĩ mô đã bắt đầu ổn định, lạm phát được kiểm soát; tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 đến nay liên tục tăng. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế bước đầu đạt kết quả tích cực; an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, đời sống nhân dân được cải thiện; chính trị - xã hội ổn định; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả; vị thế, uy tín quốc tế tiếp tục được nâng cao, tạo đà cho sự phát triển kinh tế trong những năm tới.

Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường; xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai, bạo loạn, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh mạng, chiến tranh cục bộ,…tiếp tục diễn ra gay gắt; Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm và còn nhiều biến động; Biến động của giá cả thế giới, sự bất ổn về tài chính – tiền tệ và nguy cơ chiến tranh thương mại tiếp tục gây ra những hiệu ứng bất lợi đối với nền kinh tế thế giới; Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai,…có nhiều diễn biến phức tạp.

Nghị quyết của Đại hội XII (năm 2016), Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới là: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ

trong GDP khoảng 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP; bội chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4% GDP. Năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%; năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm; tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1,0 - 1,5%/năm. Tỉ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38

- 40%” [18].


Để thực hiện được mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế Việt Nam như đã nêu trên, Nghị quyết của Đại hội XII đã chỉ rõ cần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát huy mọi nguồn lực và động lực để phát triển đất nước nhanh, bền vững. Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới,…

Ngoài ra, với việc cộng đồng kinh tế ASEAN (viết tắt: AEC) chính thức được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015 nền kinh tế Việt Nam sẽ chứng kiến rất nhiều thay đổi. Khi đó 10 nền kinh tế trong ASEAN phải mở cửa ở mức độ rất cao cho các nhà sản xuất, những người bán và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Lúc này, thuế suất sẽ rút dần từ 5-0% trong dài hạn và với Việt Nam trong năm 2018 phải giảm thuế xuống mức thấp nhất để hòa hợp với AEC. Khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh và những doanh nghiệp Việt Nam yếu thế bắt buộc phải có những điều chỉnh để tạo thế cân bằng với các Tập đoàn nước ngoài [82].

Bên cạnh những thách đặt ra, AEC cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn trong việc mở

rộng thị trường với 600 triệu dân, không những thế còn có cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn là những đối tác của ASEAN, vì ASEAN có một số hiệp định thương mại tự do với các đối tác như Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác thông qua các thỏa thuận Thương mại tự do (FTAs) riêng rẽ. Khi AEC thành lập, Việt Nam có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Theo đó, tiếp cận thị trường của Việt Nam sẽ được cải thiện bởi môi trường thương mại hiệu quả, minh bạch và dễ dự đoán, cùng với việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm thiểu chi phí cho các giao dịch thương mại quốc tế sẽ góp phần tạo dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tuy vậy, Việt Nam sẽ có rất nhiều các nguy cơ và thách thức trong thời gian sắp tới như:

Một là, xu hướng già hoá dân số và những biến động về nhân khẩu học ở Việt Nam

Hiện nay, dân số Việt Nam đang “già” đi rất nhanh với tốc độ chưa từng có trong lịch sử, nhanh nhất ở châu Á. Thời gian quá độ từ “già hóa dân số” sang “dân số già” của Việt Nam chỉ khoảng 18 - 20 năm, ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đi trước như: Pháp 115 năm, Thụy Điển 85 năm, Hoa Kỳ 70 năm, Nhật Bản 26 năm,... Tuổi thọ cao là thành tựu của ngành y tế - dân số và kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội và nhiều mặt. Nhưng đồng thời, cũng đặt ra những thách thức to lớn đòi hỏi phải có những phương thức tiếp cận mới trong chăm sóc sức khỏe, tuổi nghỉ hưu, lương hưu, thay đổi sự tương tác trong xã hội và mối qua hệ liên thế hệ. Theo số liệu của Bộ Y tế, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam chiếm 10,5% dân số cả nước. Điều đáng nói là tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đã tăng cao nhưng số năm sống khỏe mạnh lại khá thấp. Chỉ có khoảng 5% người cao tuổi của cả nước có sức khỏe tốt, còn lại 95% không khỏe mạnh và mang trong mình nhiều thứ bệnh như: tăng huyết áp, viêm khớp, bệnh phổi - phế quản tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, sa sút trí tuệ [83].

Bảng 4.1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam (giai đoạn 2000 – 2017)


Năm

Số người (đvt: nghìn người)

Tỷ lệ (% tổng dân số)

Tổng

15-24

25-49

50+

15-24

25-49

50+

2000

38.545,5

8.289,1

25.474,1

4.782,2

21,5

66,1

12,4

2001

39.615,8

8.757,7

26.216,7

4.641,4

22,1

66,2

11,7

2002

40.716,0

8.776,8

26.783,9

5.155,3

21,6

65,7

12,7

2003

41.846,7

9.361,8

26.598,3

5.886,6

22,4

63,5

14,1

2004

43.008,9

9.060,6

27.236,0

6.712,3

21,1

63,3

15,6

2005

44.904,5

9.168,0

28.432,5

7.304,0

20,4

63,3

16,3

2006

46.238,7

9.727,4

29.447,7

7.063,6

21,0

63,7

15,3

2007

47.160,3

8.561,8

29.392,1

9.206,4

18,2

62,3

19,5

2008

48.209,6

8.734,3

29.973,4

9.501,9

18,1

62,2

19,7

2009

49.322,0

9.184,7

30.285,1

9.852,2

18,6

61,4

20,0

2010

50.392,9

9.245,4

30.939,2

10.208,3

18,3

61,4

20,3

2011

51.398,4

8.465,2

31.503,4

11.429,8

16,5

61,3

22,2

2012

52.348,0

7.887,8

32.014,5

12.445,7

15,1

61,1

23,8

2013

53.245,6

7.916,1

31.904,5

13.425,0

14,9

59,9

25,2

2014

53.748,0

7.585,2

32.081,0

14.081,8

14,1

59,7

26,2

2015

53.984,2

8.012,4

31.970,3

14.001,5

14,8

59,3

25,9

2016

54.527,2

8.212,3

32.213,2

14.101,7

15,1

59,1

25,8

2017

54.931,5

8.457,4

32.318,8

14.155,3

15,40

58,83

25,77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - 18

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ website của Tổng cục thống kê, năm 2018

Theo dự báo của Liên hiệp quốc (năm 2014) mô tả về biến động dân số Việt Nam theo cơ cấu tuổi giai đoạn 2020-2050 thì tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng mạnh từ năm 2020 và đạt mức 26,1% tổng dân số năm 2050.

Bảng 4.2: Dự báo dân số Việt Nam theo cơ cấu tuổi (đvt: Triệu người)


Nhóm dân số

2020

2025

2030

2035

2040

2045

2050

Trẻ em (0-14)

23,4

21,9

20,4

19,2

18,3

17,7

17,2

Tuổi lao động (15-59)

65,6

64,7

63,8

62,5

60,9

59,0

56,7

Cao tuổi (trên 60)

11

13,4

15,8

18,3

20,8

23,3

26,1

Nguồn: Liên hiệp quốc (2014)

Về quan điểm phát triển thì già hoá dân số là một thành tự đáng kể của một đất nước bởi tuổi thọ của con người ngày càng tăng chứng tỏ sự phát triển

y tế và các điều kiện sống của con người ngày càng được đảm bảo, an toàn hơn. Tuy nhiên, khi một quốc gia mà tỷ lệ người cao tuổi tăng, tỷ lệ người lao động không tăng hoặc giảm đi trong khi nguồn thu của quỹ phúc lợi xã hội hầu như không biến đổi thì quỹ này phải dành một khoản tiền ngày càng tăng cho các chương trình phúc lợi xã hội. Quỹ BHXH nói chung, trong đó có bảo hiểm hưu trí nói riêng sẽ là quỹ chịu ảnh hưởng mạnh của xu hướng này. Vì vậy, trong những năm trước mắt, việc đảm bảo cân đối, ổn định và phát triển cho quỹ BHXH là hết sức cấp thiết.

Hai là, tác động của biến đổi khí hậu và môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế

Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam được cập nhật theo lộ trình đã được xác định trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu thì diễn biến thời tiết ở Việt Nam sẽ theo hướng ngày càng khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình tăng lên, có thể tăng lên khoảng 1,7oC vào giữa thế kỉ và 2,4oC vào cuối thế kỷ 21 so với trung bình thời kỳ 1986 – 2005. Mức tăng nhiệt độ dao động từ 1,3 đến 2,4oC ở các vùng khí hậu khác nhau. Lượng mưa mùa khô ở một số vùng có xu thế giảm. Việc lượng mưa giảm trong mùa khô sẽ dẫn tới tình trạng hạn hán diễn ra với cường độ mạnh hơn ở nhiều nơi. Đồng thời, lượng mưa giảm kết hợp với nước biển dâng cũng làm cho tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn tới diễn ra ngày càng gay gắt hơn [84].

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong trung và dài hạn. Đặc biệt, ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai tại các đô thị, khu dân cư lớn, các làng nghề đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực về tài nguyên, môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội, nhưng trong đó tài nguyên nước, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế – sức khoẻ và vùng ven biển sẽ chịu tác động mạnh nhất. Dự báo trung bình giai đoạn 2016 – 2020, thiên tai và ô nhiễm môi trường có thể làm giảm GDP khoảng 0,6%/năm [85].

Thực tế đó đòi hỏi phải có chính sách phù hợp nhằm thích ứng, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững trong dài hạn thông qua tái cơ cấu lại các ngành kinh tế nhằm hạn chế bớt những ngành phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo, giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế thấp. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Tăng cường giám sát xả thải, bảo đảm đúng quy định về công nghệ và bảo vệ môi trường đối với các dự án phát triển công nghiệp. Ngoài ra, tăng tỷ lệ chi NSNN cho hoạt động sự nghiệp môi trường, đặc biệt cần đầu tư cho công tác thu thập số liệu và xây dựng mô hình đánh giá, cảnh báo tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đến nền kinh tế.

Ba là, những mặt trái của xu hướng toàn cầu hoá

Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đơn thuần là sự hội nhập về kinh tế, mang lại các lợi ích cho các quốc gia tham gia mà còn tác động mạnh đến các chính sách xã hội, văn hoá nói chung. Các chính sách về ASXH, trong đó có chính sách về BHXH cũng không nằm ngoài quy luật chi phối đó, thậm chí còn bị tác động mạnh hơn của quá trình hội nhập.

Thông qua WTO các nước phát triển không sẵn lòng tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển, với các điều kiện cao về lao động, vệ sinh môi trường đã làm rào cản đối với các nước đang phát triển tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Hơn nữa, các nước đang phát triển để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa thường khai thác xuất khẩu các tài nguyên khoáng sản sơ chế, giá các mặt hàng này ngày càng cao, càng xuất khẩu nhiều các nước đang phát triển càng thiệt thòi về lợi ích kinh tế. Các hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển thường có hàm lượng công nghệ thấp, giá thành rẻ và thường phải nhập thiết bị công nghệ giá cao nên dẫn đến thâm hụt ngoại thương cao. Trong quá trình đón nhận vốn viện trợ, đầu tư hợp tác, các nước đang phát triển do thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện và không quản lý được tham nhũng, các dự án đầu tư kém hiệu quả dẫn đến nợ nước ngoài càng gia tăng. Vì vậy, Chính phủ các nước đang phát triển như Việt

Nam buộc phải cải cách, điều chỉnh chính sách ASXH. Các ưu đãi về chế độ hưu trí, bảo vệ sức khoẻ, lợi ích gia đình hoặc các lợi ích ASXH cần hạn chế cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Hiện nay, số người thất nghiệp trong quý I năm 2018 là 1,1 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp chung của toàn quốc quý I năm 2018 ước là 2,01%. Số thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) thất nghiệp trong quý I năm 2018 ước khoảng 547 nghìn người, chiếm 49,4% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2018 ước là 1,48%, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị ước là 0,55%, ở khu vực nông thôn ước là 1,94% [80]. Sự suy giảm về kinh tế, việc làm giảm sút kéo theo đó là số người thất nghiệp tăng thêm. Điều này cho thấy những quy luật kinh tế (tăng trưởng kinh tế - thất nghiệp) của thế giới và Việt Nam có những nét tương đồng và càng khẳng định Việt Nam không thể đứng ngoài ảnh hưởng của những diễn biến tiêu cực của kinh tế thế giới. Khi người lao động bị thất nghiệp, bị mất việc làm thì Chính phủ phải có những giải pháp để hỗ trợ từ các quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và từ các quỹ xã hội khác trong hệ thống ASXH. Điều này đã góp phần làm tăng thêm gánh nặng chi trả cho các quỹ BHXH hiện nay.

4.1.2. Định hướng phát triển bảo hiểm xã hội Việt Nam tới năm 2025 và tầm nhìn 2030

Theo quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 20/1/2016 của Thủ tướng chính phủ và nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ngày 23/5/2018 thì BHXH Việt Nam cần đạt được các mục tiêu sau đây để hoàn thành chiến lược hội nhập quốc tế của ngành BHXH đến năm 2025, tầm nhìn 2030:

- Tiếp tục phát triển ngành BHXH Việt Nam theo hướng hiện đại, đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phát huy tối đa nguồn lực và điều kiện thuận lợi của hội nhập quốc tế góp phần xây dựng hệ thống ASXH tại Việt Nam bền vững, hiệu quả, hiện đại; xây dựng chính sách, tổ chức thực

thi chính sách về BHXH, bảo hiểm y tế phù hợp với các chuẩn mực, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

- Giai đoạn đến năm 2025: Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 85%;

- Giai đoạn đến năm 2030: Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 90%;

- Quản lý, sử dụng đúng quy định và có hiệu quả quỹ BHXH, quỹ bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm quỹ BHXH cân đối trong dài hạn, quỹ bảo hiểm y tế cân đối hàng năm;

- Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và quản lý đối tượng, đảm bảo chậm nhất đến năm 2020 phải hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan trong toàn ngành; mỗi công dân tham gia BHXH, bảo hiểm y tế được cấp một số định danh và thống nhất với số định danh công dân do Nhà nước quy định để phục vụ và quản lý quá trình thu, giải quyết chính sách, chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế một cách chính xác và thuận tiện;

- Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy ngành BHXH Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để tổ chức thực hiện, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của chính sách BHXH, bảo hiểm y tế;

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2024