Kiểm Định Phương Sai Giữa Loại Hình Làm Việc Và Mức Độ Thường Xuyên Được Nhận Hỗ Trợ Việc Làm

Bảng 3.14: Hoạt động hỗ trợ việc làm


hỗ trợ (%)

1. Hỗ trợ tìm việc làm

2,7

3,28

70,8

2 Thông tin về việc làm

1,66

3,46

34,7

3. Hỗ trợ phương tiện làm việc

1,97

3,49

49,7

4. Hỗ trợ đào tạo nghề

1,27

3,50

13,9

5. Kết nối nguồn lực hỗ trợ việc làm

1,29

3,31

15,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 14

Điểm trung bình mức độ thường xuyên

Điểm trung bình mức độ hiệu quả


Tỷ lệ được nhận


Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 8/2018

Trong năm tiêu chí đánh giá về hỗ trợ việc làm, chủ yếu lao động Khmer trong mẫu nghiên cứu này được “hỗ trợ tìm việc làm” với tỷ lệ khá cao với 70,8% số người trả lời cho rằng mình được nhận hỗ trợ này, xếp thứ hai là “hỗ trợ về phương tiện làm việc” với 49,7% ý kiến trả lời. Trong khi đó, các chỉ báo còn lại đều ở mức dưới trung bình và thấp như “hỗ trợ đào tào nghề” chỉ có 13,9% số lao động Khmer nhập cư trong mẫu nghiên cứu được hỗ trợ. Ở khía cạnh hỗ trợ “thông tin về việc làm” cũng chỉ có hơn một phần ba là được tiếp cận với hỗ trợ quan trọng này (34,7%).

Xét về nguồn lực hỗ trợ được mô tả ở bảng 3.15, có thể nhận thấy vai trò rất quan trọng của hệ thống thân tộc – đồng hương trong hỗ trợ việc làm khi là nguồn hỗ trợ cao nhất của bốn trên năm hình thức hỗ trợ. Trong đó, cao nhất là “Tìm việc làm” với 67,4% và “kết nối nguồn lực việc làm” với 67,9 %.

Bảng 3.13: Nguồn lực hỗ trợ về việc làm


Nguồn lực hỗ trợ

Tìm việc làm

Thông tin Việc làm

Phương tiện làm việc

Đào tạo nghề

Kết nối

nguồn lực việc làm

Gia đình

13,7

25,6

17,3

6,0

15,1

Thân tộc – đồng

67,4

31,2

60,3

6,0

67,9

hương






Đồng nghiệp

16,9

36,0

10,6

8,0

11,3

Nhân viên xã hội

0,8

.

1,7

48,0

1,9

Chủ nhà trọ

0,4

7.2

10,1

28,0

3,8

Khác

0,8

.

.

4.0

.

(*) Tỷ lệ này được tính trên số người được nhận hỗ trợ

Kết quả nghiên cứu định tính cũng khẳng định vai trò quan trọng của thân tộc và đồng hương, câu chuyện của gia đình ông Thạch Đ. đã nói lên được tầm quan trọng của nguồn vốn này trong việc giúp đỡ họ về tìm kiếm việc làm, ổn định nơi ở và hỗ trợ đời sống trong thời gian đầu khi tới họ tới một không gian sống mới. Ông kể:

“Lúc mới lên tui cũng lo lắm, từ dưới lên đây tiền xe, tiền ăn dọc đường hết luôn vào tới nhà trọ còn có 20 chục ngàn. Nhờ quen dòng họ, tui có mấy người em con của bác hai ở dưới quê lên đây trước nên mấy người đó bảo lãnh chỗ quán cho tui mua thiếu rồi tới tháng trả người ta, mua chiếu, mua thùng nước uống. Tui nhớ, hồi đó, ở trong phòng nó nóng lắm vì cái phòng nó bí và lợp tôn mà. Mình quen ở quê, gió lồng lộng tứ bề giờ lên trên này chịu không có nỗi. Mình lớn còn chịu được mấy đứa nhỏ làm sao thấu, nó cứ khóc nheo nhéo suốt ngày, thiệt tình là tui cũng quá nản luôn. Mới lên đâu có việc làm liền, phải một tuần sau, tui mới có việc làm. Ngay khi lãnh tiền là tui quyết định đi mua ngay một cái quạt (cười lớn)! A dôi, mấy đứa nó mừng, tui cũng mừng. Nói thiệt thì mắc cỡ chứ lúc đó, tui cũng rơm rớm nước mắt mà nghĩ mình có thể sống được ở Bình Dương. Nói chung cũng nhờ anh em xin cho đi làm hồ. Tui thì đi làm hồ, còn vợ tui làm Cường Phát. Đứa thứ hai, thứ ba thì đi làm lò phụ cha mẹ được, ba đứa nhỏ ở nhà thì tự giữ nhau. Hồi mới lên cũng cực lắm, đâu có biết đường sá gì đâu, đi làm toàn đi bộ nên chỉ làm được chỗ gần chớ chỗ xa đâu có đi được. Lúc đó, khó khăn lắm mà tới giờ tui cũng biết sao mà vượt qua vì đông con quá, đi làm cũng không yên tâm vì tụi nó ở nhà tự giữ với nhau. Nhằm khi tối nằm ngủ đâu có được do lo đó nằm riết tới sáng rồi đi làm luôn. Nói cho ngay, cũng nhờ mấy người bà con giúp đỡ lúc đầu, chứ không vợ chồng tui cũng không biết làm sao”.

(PVS 5, Nam, 50 tuổi, lao động tự do, Thuận An)

Những nguồn hỗ trợ cho những người mới di cư không chĩ tới từ những người họ hàng, mà cả những người hàng xóm của họ nới quê nhà. Chị Hoàng M. luôn nhớ đến người hàng xóm đã dắt mình lên Bình Dương làm với hàm ý biết ơn “Hồi đó, vợ chồng em dưới quê cũng không có việc làm, lâu lâu đi cấy, đi gặt mướn nên cũng chán lắm. Chị hàng xóm làm ở xưởng gỗ trên Bình Dương về mới rủ em lên làm, em về bàn với chồng rồi theo chị lên làm luôn, nhờ có chị mà hai vợ chồng có việc làm, chứ ở quê không có công chuyện làm, rồi chồng em sanh tật nhậu nhẹt, cãi nhau suốt”.

(PVS 10, Nữ, 30 tuổi, công nhân, Thuận An)

Khi so sánh giữa loại hình việc làm với mức độ thường xuyên được nhận hỗ trợ về việc làm thì kết quả ở bảng 5 cho thấy không có sự khác biệt (giá trị Sig là 0,832) và điểm trung bình đánh giá của công nhân và lao động tự do ở các cơ sở sản xuất nhỏ là khá tương đồng (1,77 và 1,79). Kết quả này cũng phản ánh thực tế ngoài việc tìm việc làm dựa trên mạng lưới thân tộc – đồng hương thì các hoạt động hỗ trợ khác liên quan đến việc làm hầu như lao động Khmer là không được tiếp cận.

Bảng 3. 16: Kiểm định phương sai giữa loại hình làm việc và mức độ thường xuyên được nhận hỗ trợ việc làm

Hỗ trợ việc làm


Kiểm định phương sai

Phương sai bằng nhau

Hệ số F 0,01

Hệ số kiểm định 0,90

Phương sai khác nhau


Kiểm định trung bình

Hệ số t -0,21 -0,21

Bậc tự do 358 357,7

Hệ số kiểm định 0,83 0,83

Trung bình khác biệt -0,01 -0,01

Độ lệch chuẩn khác biệt 0,05 ,057

tổng thể

Khoảng tin cậy của sự khác biệt (95%)

Cận trên -0,12 -0,62

0,10 0,50

Cận dưới


Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 8/2018

Trong các chỉ báo về hỗ trợ việc làm, có đề cập đến tiêu chí về “hỗ trợ đào tạo nghề”. Tuy tỷ lệ được nhận là thấp nhất với 13,9 % lao động Khmer trong mẫu nghiên cứu được nhận nhưng khi đánh giá về mức độ hiệu quả là cao nhất với 3,5 điểm tương ứng với mức “hiệu quả” và trong hoạt động này, tỷ lệ xét trên số người được nhận hỗ trợ thì nguồn lực chính là “cán bộ xã hội” với 48% ý kiến lựa chọn. Đây cũng là tín hiệu đáng khích lệ để nhân rộng và phát huy việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động Khmer nhập cư để họ có thể thích ứng với công việc ở vùng đất mới.

Về mặt chính sách, ngày 02 tháng 11 năm 2017, UBND tỉnh Bình Dương có ban hành kế hoạch 4961/KH-UBND về “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh

Bình Dương” trong đó, người Khmer cũng là đối tượng được ưu tiên. Ở lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm, kế hoạch nêu rò:

a) Rà soát Danh mục nghề đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu và thời gian đào tạo các chương trình giáo dục nghề nghiệp phù hợp với trình độ, văn hóa, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số và đặc điểm của Tỉnh;

b) Tăng cường cung cấp thông tin thị trường lao động, đẩy mạnh và mở rộng công tác tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng cơ chế đào tạo nghề theo đơn đặt hàng và khuyến khích doanh nghiệp đào tạo, sử dụng lao động người dân tộc thiểu số;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ tình hình thực tế và đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã để xem xét, phê duyệt bố trí chức danh kiêm nhiệm theo dòi công tác giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm để thông tin, tư vấn và tổng hợp nhu cầu học nghề, cung cấp thông tin về các khóa đào tạo nghề, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp cũng như quyền lợi và trách nhiệm của người lao động đến người dân tộc thiểu số [4].

Có thể nói, kế hoạch trên là cơ sở để có thể cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ việc làm trong hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội. Mặc dù kế hoạch này là áp dụng chung không phân biệt là người tại chỗ hay nhập cư. Tuy nhiên, thực tiễn ở Bình Dương cho thấy nên có chính sách đặc thù đối với lao động thiểu số nhập cư. Điều này được nêu rò trong báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương ngày 8/8/2018 về “tình hình di cư của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Theo đó, cần phải có chính sách dân tộc đặc thù cho những tỉnh có nhiều lao động thiểu số nhập cư đến sinh sống và làm việc như Bình Dương. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ cho chủ lao động đào tạo nghề cho đối tượng dân di cư là người dân tộc thiểu số [5].

Tóm lại, Trong năm tiêu chí đánh giá về hỗ trợ việc làm, chủ yếu lao động Khmer trong mẫu nghiên cứu này được “hỗ trợ tìm việc làm”, xếp thứ hai là “hỗ trợ về phương tiện làm việc”. Trong khi đó, các chỉ báo còn lại đều ở mức dưới trung bình và thấp như “hỗ trợ đào tạo nghề” chỉ có 13,9% số lao động Khmer nhập cư trong mẫu nghiên cứu được hỗ trợ. Ở khía cạnh hỗ trợ “thông tin về việc làm” cũng chỉ có hơn một phần ba là được tiếp cận với hỗ trợ quan trọng này

(34,7%). Chính vì thế, đối với CTXH, trong các hoạt động hỗ trợ việc làm cần tập trung vào việc kết nối và cung cấp thông tin về việc làm và chính sách về việc làm. Ngoài ra, việc hỗ trợ họ trong việc tiếp cận với các lớp đào tạo nghề với thời gian phù hợp với lịch làm việc cũng là hướng cần phải quan tâm. Nhưng trước hết, nhân viên xã hội phải giúp họ nhận ra những vấn đề và nguy cơ họ sẽ phải đối diện khi không có trình độ tay nghề và học vấn thấp để từ đó giúp họ có động lực để cải thiện bản thân mình.

3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ sinh kế

Từ phân tích ở phần cơ sở lý luận cho thấy ở hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư sẽ có bốn nhóm yếu tố tác động bao gồm: đặc điểm của lao động Khmer nhập cư; đặc điểm của nhân viên xã hội; mạng lưới xã hội và hệ thống chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, kết quả khảo sát trên thực tiễn cho thấy, hầu như những người đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ sinh kế là thuộc về mạng lưới thân tộc và đồng hương cho nên những đặc điểm của nhân viên xã hội như phải biết tiếng Khmer; am hiểu về văn hóa; có sự tôn trọng và hiểu về nhu cầu của người lao động Khmer là dường như không có trên thực tế. Chính vì lẽ đó, chúng tôi không đưa biến số độc lập về đặc điểm của nhân viên xã hội vào phân tích. Thay vào đó, chúng tôi tìm hiểu mối tương quan giữa các đặc điểm nhân khẩu của người trả lời với những mong đợi về đặc điểm của người hỗ trợ là nhân viên xã hội trong tương lai như là một cơ sở để chúng tôi đề xuất giải pháp liên quan đến nhân viên xã hội với tư cách là người hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư.

Bên cạnh đó, trong khả năng, nguồn lực của bản thân cũng như giới hạn về thời gian nghiên cứu, NCS chưa đủ điều kiện để phân tích ảnh hưởng của hệ thống chính sách hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư. Cho nên, đây được coi như một trong những giới hạn của Luận án.

Đối với các nhóm yếu tố còn lại là đặc điểm người lao động Khmer nhập cư và yếu tố về mạng lưới xã hội. Luận án tập trung phân tích ảnh hưởng của hai yếu tố này đến bốn hoạt động hỗ trợ là hỗ trợ việc làm, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ thông tin và hỗ trợ mạng lưới xã hội. Các biến số được chọn vào mô hình phân tích căn cứ vào khả năng giải thích của biến số đó đối với hỗ trợ sinh kế, phù hợp với các giả thuyết nghiên cứu đã được đặt ra.

Trong phân tích hồi quy logistic tác giả sử dụng hệ số tương quan hồi quy B, nếu B có giá trị dương có nghĩa là biến độc lập có tác động thuận chiều với biến phụ thuộc và ngược lại khi B có giá trị âm là tác động nghịch chiều với biến phụ thuộc.

3.4.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hỗ trợ việc làm

Biến phụ thuộc là biến hỗ trợ việc làm, được xây dựng ở dạng nhị phân và nhận 2 giá trị là 0: không nhận hỗ trợ việc làm và 1: có nhận hỗ trợ việc làm. Bên cạnh đó, từ phân tích lý thuyết, cho thấy những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hỗ trợ việc làm bao gồm các đặc điểm cá nhân như tuổi tác, giới tính, học vấn và thời gian ở Bình Dương. Cuối cùng, các biến thuộc về mạng lưới xã hội như số lượng bạn là người đồng hương, số lượng người quen là người Bình Dương, số lượng người quen là đồng nghiệp ở nơi làm việc là những biến độc lập. Kết quả phân tích thể hiện ở bảng 3.17 sau:

Bảng 3. 17: Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ việc làm Các yếu tố ảnh hưởng Hệ số B


Học vấn

Cấp 1 trở xuống 0,157

Cấp 2 trở lên (nhóm đối chứng)

Thời gian ở Bình Dương

Dưới 3 năm 1,82***

Từ 3 đến 5 năm 1,81***

Trên 5 năm (nhóm đối chứng)

Giới tính

Nam -0,257

Nữ (nhóm đối chứng)

Tuổi

Dưới 30 tuổi -0,95

Trên 30 tuổi (nhóm đối chứng)

Số lượng bạn bè là người Bình Dương

Trên 5 người 2,56***

Từ 3 đến 5 người 0,46

Dưới 3 người (nhóm đối chứng) Số lượng bạn là đồng nghiệp Trên 5 người

Từ 3 đến 5 người -0,90

Dưới 3 người (nhóm đối chứng) -2,06**

Số lượng bạn là đồng hương

Trên 5 người 2,55**


Từ 3 đến 5 người

Dưới 3 người (nhóm đối chứng)

0,10

Hằng số

-2,83

Hệ số điều chỉnh R2

47,7

Số quan sát (N)

327

Chú ý: * Mức ý nghĩa * P< 0,05; ** P< 0,01; *** P< 0,001 Nguồn: Số liệu khảo sát đề tài năm 2018

Theo kết quả phân tích, các biến về giới tính, tuổi, học vấn là không có ý nghĩa thống kê trong ảnh hưởng đến việc được nhận hỗ trợ về việc làm. Tuy nhiên, biến về “thời gian ở Bình Dương” là có ảnh hưởng đến hỗ trợ việc làm. Ở thời gian dưới ba năm, ở mức ý nghĩa P = 0,000 và hệ số tương quan B là 1,82 so với 1,8 ở thời gian từ 3 năm đến 5 năm cho thấy thời gian ở càng ngắn thì việc nhận được hỗ trợ về việc làm là càng nhiều.

Kết quả này, cũng khá hợp lý và phù hợp với dữ liệu định tính đã được phân tích ở phần thực trạng về hỗ trợ việc làm. Theo đó, người lao động Khmer thường được hỗ trợ việc làm trong thời gian đầu khi mới lên Bình Dương.

Một yếu tố khác thuộc về mạng lưới xã hội cũng thể hiện rất rò là vai trò của đồng hương. Những người mà có số lượng người quen là đồng hương từ 5 người trở lên thì hệ số B là 2,55. Kết quả này cũng cho thấy vai trò rất quan trọng của mạng lưới xã hội là đồng hương của lao động là người Khmer nhập cư trong việc hỗ trợ việc làm. Anh L. sinh năm 1990, anh học tới lớp 10 thì xin nghỉ vì phải đi làm phụ cha mẹ nuôi anh trai của mình học đại học. Hiện nay, anh đang làm công nhân cho một công ty giày trong khu chế xuất Linh Trung 2, anh lên Bình Dương năm 2007 theo một người bạn học cũ là đồng hương: “hồi đó có đi coi ti vi thì chỉ thấy Bình Dương có xí nghiệp rồi cần có nhiều việc làm, bạn em nó đi về nó cũng nói trên đó dễ kiếm việc lắm, chịu khó là làm được thôi, rồi cũng có mấy người dắt mối đi làm ở trển cũng về quê em quảng cáo dữ lắm, nói lên trên đó là có việc làm liền à, dễ sống. Nghe rồi cũng xuôi tai nên em liên hệ với bạn em là người ở quê nhờ nó dắt lên xin việc giùm” (Trích nhật ký điền dã ngày 20/3/2017).

Tóm lại, trong hỗ trợ việc làm, những người mới đến Bình Dương thường được nhận hỗ trợ nhiều hơn những người có thời gian làm việc từ 3 năm trở lên. Đối với hỗ trợ việc làm, mạng lưới xã hội thân tộc và đồng hương đóng vai trò quan

trọng. Những kết quả này cũng cho thấy, địa phương nơi có người lao động Khmer nhập cư cần quan tâm nhiều hơn đến nhóm người mới đến vì trên thực tế, khi mới di chuyển từ một không gian sống quen thuộc ở quê nhà lên một không gian sống hoàn toàn mới với việc làm mới và môi trường sống mới, họ thực sự cần sự hỗ trợ về nhiều mặt cả tinh thần lẫn vật chất để ổn định cuộc sống. Ngoài ra, khi tiến hành các hoạt động hỗ trợ, các định chế chính thức như các tổ chức, đoàn thể ở nơi làm việc và địa phương có thể kết hợp với mạng lưới thân tộc, đồng hương để nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của lao động Khmer một cách chính xác nhất.

3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ tâm lý

Ở phân tích này, biến phụ thuộc là hỗ trợ tâm lý cũng mang hai giá trị là 0 (không nhận hỗ trợ tâm lý) và 1 (có nhận hỗ trợ tâm ý). Các biến độc lập được đưa vào mô hình là các biến liên quan đến đặc điểm nhân khẩu như tuổi, giới tính, học vấn, thời gian ở Bình Dương và các biến liên quan đến mạng lưới xã hội như số lượng bạn là người đồng hương, số lượng người quen là người Bình Dương, số lượng người quen là đồng nghiệp ở nơi làm việc.

Kết quả phân tích thống kê lần thứ nhất khi đưa tất cả các biến vào mô hình cho thấy các biến thuộc về đặc điểm cá nhân của người lao động Khmer như tuổi, giới tính, học vấn đều không có mối tương quan với biến phụ thuộc. Điều này, không đồng nghĩa là họ không cần hỗ trợ tâm lý mà ngược lại, đây có lẽ là nhu cầu mà bất cứ người lao động Khmer nào cũng cần trong bước đường mưu sinh ở Bình Dương. Tuy nhiên, yếu tố về thời gian ở Bình Dương có tác động quan trọng đến việc nhận hỗ trợ về tâm lý theo chiều hướng thời gian ở Bình Dương càng ngắn thì có khả năng nhận hỗ trợ nhiều hơn (p= 0,000; B= 1,67).

Mặt khác, kết quả phân tích hồi quy Logistic này cũng làm rò thêm mô tả ở phần thực trạng khi tiếp tục cho thấy vai trò rất quan trọng của gia đình và đồng hương trong hỗ trợ về mặt tâm lý. Sự ảnh hưởng tích cực này cũng được thể hiện ở số lượng người quen là đồng hương càng nhiều thì họ càng có nhiều khả năng nhận hỗ trợ về tâm lý (p = 0,00, B = 1,786). Chính việc di dân theo mạng lưới xã hội thân tộc và đồng hương đã hình thành nên tính cố kết và chia sẻ với nhau không chỉ

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí